Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chúng ta phải làm tròn bổn phận của chúng ta

06/05/201313:45(Xem: 8682)
Chúng ta phải làm tròn bổn phận của chúng ta

Chết Trong An Bình - Loving And Dying

Chúng ta phải làm tròn bổn phận của chúng ta

Tỳ Kheo Visuddhacara- Thích Tâm Quang dịch

Nguồn: Tỳ Kheo Visuddhacara - Thích Tâm Quang dịch



Trước đây tôi đã nói khi tôi nhìn thấy một người bệnh, người sắp chết và người chết, hai quyết tâm phát sinh trong tâm tôi. Một là có thể chịu đựng sự đau đớn và cái chết với một nụ cười, có thể giữ được chánh niệm và tự tại cho đến lúc cuối cùng. Bây giờ tôi muốn nói đến quyết tâm thứ hai. Vâng, khi nhìn thấy con người và thực ra tất cả chúng sinh đang sống, đều phải chịu đau khổ nhiều như vậy, tôi cảm thấy ít nhất chúng ta có thể làm được, trong khi chúng ta còn sống, là đóng góp làm nhẹ bớt khổ đau chung quanh chúng ta.

Nhiều người đang phục vụ nhân loại theo nhiều cách thức phi thường. Mẹ Theresa, chẳng hạn, đã dành cả cuộc đời để săn sóc những người thiếu thốn và cơ cực. Nhiều người và tổ chức đã dấn thân vào làm những công tác xã hội cho người bệnh, người tàn tật, người chết đói, người già, những người sắp chết và nhiều người khác. Tất cả những đạo sư tôn giáo vĩ đại đều kêu gọi các đệ tử hãy nhân từ. Jesus Christ nói: "Hãy thương yêu người láng giềng như chính thân mình" Và Ngài tán dương những người cho người đói ăn, cho người khát uống, cho quần áo người trần trụi, cho chỗ ở kẻ bần hàn, thăm viếng người bệnh và người bị giam cầm. Ngài nói rằng: "Vì các ngươi đã làm thế cho một trong những người anh em của ta, tức là các ngươi đã làm cho chính ta". Có một câu tương tự trong Kinh Koran chỗ nhà Tiên Tri Mohamed nói Thượng Ðế có thể nói trong Ngày Phán Xét:" Ta đói mà các ngươi không cho ta ăn. Ta bị bệnh mà các ngươi không đến thăm. Và khi được hỏi bởi một người hoang mang không hiểu như thế là thế nào, Thượng Ðế trả lời "Như một người xin bánh mà ngươi không cho. Như một người bệnh mà ngươi không đến thăm".

Trong Ðạo Phật, mặc dầu chúng ta không tin vào Ðấng Thượng Ðế Sáng Tạo, chúng ta tin vào điều thiện và hô hào không giết hại cả đến một con vật hay côn trùng. Chúng ta tin vào Nghiệp luật- đó là thiện đem lại thiện, ác đem lại ác. Cho nên chúng ta bao giờ cũng phải bám chặt vào điều thiện: tránh không giết hại, trộm cắp, lừa đảo, tà dâm, dối trá, uống rượu và các chất say. Chúng ta tự rèn luyện để tiến đến chỗ chúng ta làm điều thiện vì lợi ích làm điều thiện và không phải vì sợ hãi địa ngục hay mong muốn được phần thưởng. Chúng ta làm điều thiện vì chúng ta thích làm điều thiện và tự nhiên ngả về điều thiện. Nói một cách khác chúng ta không thể tránh được làm việc thiện. Ðiều thiện với chúng ta là một.

Ðức Phật chỉ thị các đệ tử của Ngài phải nhân từ và quan tâm đến người khác. Ngài nói một chút cố gắng cũng có giá trị khi cho. Cả đến ném một vài mẩu bánh xuống nước cho cá ăn cũng được tán dương bởi Ðức Phật. Một lần, mấy nhà sư không săn sóc một nhà tu bệnh, Ðức Phật đích thân tắm rửa cho vị sư bệnh này và khuyên bảo các vị kia: "Ai săn sóc người bệnh chính là săn sóc ta". Ðức Phật kêu gọi các vì vua hãy trị vì với lòng từ bi. Ngài khuyên các nhà vua nên loại trừ nghèo đói vì đó là một trong những yếu tố góp phần vào sự cướp bóc và các tội khác. Là một người yêu hòa bình, Ngài đã từng ngăn cản được khi hai quốc gia đang sắp sửa lâm vào vòng chiến vì tranh chấp một dòng sông. Ðức Phật hỏi họ: "Cái nào quan trọng hơn – nước hay máu của con người sẽ chảy vì chiến tranh?" Hai bên lâm chiến thấy sự tranh chấp điên rồ của họ đã rút lui không đánh nhau.

Một trong những vị vua nhân từ nhất chịu ảnh hưởng trước những lời Phật dạy là Asoka, trị vì Ấn Ðộ vào thế kỷ thứ Ba trước Công Nguyên, khoảng 200 năm sau khi Ðức Phật nhập diệt. Nổi tiếng về lòng nhân đạo, sự rộng lượng và lòng tốt cửa Ngài trảiđến cả con vật. Ngài được nổi tiếng vì đã lo liệu bác sĩ cho cả người lẫn súc vật. Ngài đã xây công viên, trạm nghỉ ngơi cho khách bộ hành và nhà tế bần cho những người nghèo và người bệnh. Mặc dầu là một Phật tử thuần thành, Ngài cho dân ngài hoàn toàn tự do trong việc thờ phượng và ủng hộ các giáo phái khác. Trong một sắc lệnh nổi tiếng khắc trên đá, Ngài nói Ngài "Chúc mừng những người của tất cả những tôn giáo sống ở mọi nơi trong vương quốc của Ngài ... vinh danh người của tất cả các tôn giáo, thành viên của những dòng tu và cư sĩ, bằng tặng vật và những biểu hiện quý trọng khác". Ngài muốn tất cả các tôn giáo đều được kính trọng vì "bằng cách kính trọng tôn giáo là nâng cao niềm tin của chính tôn giáo mình và đồng thời phục vụ niềm tin của những người khác... Cho nên chỉ có hòa thuận không thôi là đáng khát khao ... (Và Ngài, Asoka) mong muốn người của tất cả các tôn giáo khác hiểu biết học thuyết của nhau và tìm được học thuyết lành mạnh..."

Asoka coi vai trò của Ngài như một người cha nhân từ và coi dân như con khi nói rằng Ngài muốn họ được mọi loại thịnh vượng và hạnh phúc. Ðức Phật nếu có thể chứng kiến triều đại của Hoàng Ðế Asoka, thì Ngài sẽ hết sức vui mừng khi thấy giáo lý của Ngài đã được tôn trọng triệt để một cách chuyên cần bởi vị hoàng đế vĩ đại này. H.G. Wells trong cuốn "Outline of History" (Lịch Sử Ðại Cương) có nói, trong số các vị hoàng đế đã đến và ra đi trên thế giới, "tên của Hoàng đế Asoka sáng chói, sáng chói hầu như một tinh tú không có ai ngang hàng". Chắc chắn tất cả những chính phủ sẽ thành công khi nghiên cứu và áp dụng cách giải quyết nhân đạo của Hoàng Ðế Asoka trong việc trị vì.

Cũng vậy, nếu chúng ta đi theo những lời Ðức Phật dạy, thì chúng ta cũng giống như Asoka, làm việc theo đường lối của chúng ta để giảm bớt khổ đau và trải rộng hòa bình và hạnh phúc. Chính Ðức Phật đã là tấm gương tốt đẹp nhất cho chúng ta soi, Ngài đã dành cả cuộc đời để chỉ cho con người lối thoát khỏi khổ đau. Vâng, Ðức Phật không những quan tâm đến việc làm nhẹ bớt khổđau, mà Ngài còn quan tâm đến việc loại bỏ nó hoàn toàn. Cho nên sau khi giác ngộ, Ngài đã bỏ cả 45 năm cuộc đời còn lại dạy cho con người con đường loại bỏ khổ đau. Ngài dạy con đường chánh niệm.

Ðức Phật thấy chỉ bằng cách giải quyết triệt để mới có thể loại bỏ được khổ đau. Mặc dù săn sóc người bệnh, chữa lành bệnh tật, cung cấp thực phẩm và các trợ giúp vật chất cho người túng thiếu là một phần thiết yếu trong việc đối phó với khổ đau, Ðức Phật muốn tham gia nhiều hơn là chỉ có những triệu chứng: Ngài muốn tìm cách chữa lành hoàn toàn chứng bệnh khổ đau. Cho nên Ngài đã thiền định toàn bộ câu hỏi đời sống và cái chết. Và Ngài thấy muốn giải quyết vấn đề từ gốc rễ, chúng ta cần phải xem xét lại toàn bộ tâm. Khổ đau thực chất là tinh thần. Khi có đau đớn thể chất, người ta thường phản ứng bằng buồn rầu, sợ hãi và ngã lòng. Nhưng người tu thiền, Ðức Phật dạy, có thể chịu đựng cái đau thể chất mà không có khổ đau tinh thần. Nói một cách khác, người ta không phản ứng bằng buồn rầu, lo lắng, thất vọng, ác cảm, giận hờn vân vân... Thay vì, người ta có thể phản ứng bằng bình tĩnh và thanh thản. Người ta có thể vui và thậm chí an ủi và khuyến khích người khác!

Cho nên Ðức Phật thấy vấn đề thực chất là tinh thần. Nếu chúng ta có thể giải thoát tâm chúng ta khỏi tham, sân và si (thuộc bản chất đời sống) Ðức Phật dạy chúng ta hoàn toàn có thể vượt qua được và loại bỏ khổ đau tinh thần, như lo lắng và bồn chồn, phiền muộn và than khóc. Về khổ đau thể chất, chúng ta phải thừa nhận không thể tránh khỏi chừng nào mà chúng ta có cái thân này. Tất cả chúng ta đều biết không ai có thể tránh khỏi tuổi già, bệnh và chết. Nhưng Ðức Phật dạy một khi thanh lọc được tâm ra khỏi tất cả những ô nhiễm của tham, sân vân vân thì cái đau thể chất không làm chúng ta sợ hãi nữa. Ta trở nên không lay chuyển. Không có gì có thể làm ta lo ngại nữa, cả đến cái đau cực độ mà những bệnh như ung thư có thể mang lại. Tâm ta vẫn có thể giữ luôn luôn trầm tĩnh. Bởi vậy khi đệ tử của Ðức Phật, Anurudhha, một lần được hỏi làm sao ông có thể giữ bình tĩnh khi ông bệnh nặng, Ngài trả lời đó là vì ông đã có thể làm chủ được tâm ông do tu tập chánh niệm như đã được dạy bởi Ðức Phật.

Cũng để kết luận, Ðức Phật dạy đối với một người hoàn hảo đã bỏ được tham sân si, không còn tái sanh nữa. Khi người ấy chết, đó là kiếp cuối cùng. Người ấy đã đạt được trạng thái Niết Bàn – sự an lạc hoàn hảo. Không phải tái sanh người ấy không bao giờ còn bị tuổi già, bệnh và chết. Ðức Phật nói, chỉ điều đó là chấm dứt khổ đau.

LÀM NHẸ BỚT KHỔ ÐAU



Trong khi phấn đấu để chấm dứt hoàn toàn khổ đau, chúng ta nên, trên con đường tu tập, giúp làm nhẹ bớt khổ đau bằng bất cứ cách nào chúng ta có thể. Vâng, rõ ràng không thiếu gì khổ đau trên thế giới. Nhiều người khổ đau theo nhiều cách khác nhau. Nếu chúng ta đọc báo, chúng ta thấy khổ đau khắp nơi. Người ta tranh chấp, đánh nhau, giết chóc, cướp bóc, nói dối, lừa đảo và gây khổ đau lẫn nhau bằng nhiều cách. Do vô minh chúng làm hại lẫn nhau. Xa hơn nữa, thiên tai, tai nạn, rủi ro, chết đói, bệnh tật khắp nơi. Và bệnh tật tuổi già, và cái chết luôn bám sát chúng ta ở từng bước.

Vâng, thế giới này đầy khổ đau. Tại sao chúng ta lại còn thêm vào nữa? Thay vì phải chăng chúng ta nên cố gắng làm nhẹ khổđau? Dù chúng ta không làm được nhiều, chúng ta vẫn có thể làm được ít. Mỗi một cố gắng nhỏ nhoi cũng đáng kể. Có người nói:Không ai mắc sai lầm lớn hơn là không làm gì dù chỉ làm một chút. Mỗi người chúng ta đều có thể làm được việc gì đó, theo khuynh hướng và khả năng của mình. Ðể khởi sự chúng ta có thể bắt đầu tử tế hơn. Chẳng hạn chúng ta có thể ngăn chặn nóng giận của chúng ta. Mỗi khi chúng ta nóng giận chúng ta gây nên đau đớn cho chính chúng ta và người khác. Nhưng nếu chúng ta có thể nén được giận của chúng ta và trau dồi khoan dung và kiên nhẫn, thương yêu và từ bi, chúng ta có thể trở nên người tử tế hơn, và đó có thể là một thành công để giúp gieo rắc sự vui vẻ và hạnh phúc .

Nói một cách khác chúng ta phải bắt đầu bằng cách tẩy sạch tâm ta khỏi những chất chứa bất thiện và tiêu cực của tham sân và si. Tương ứng với khả năng kiềm chế các trạng thái bất thiện của ta, tình thương yêu và từ bi sẽ phát triển nơi chúng ta. Chúng ta có thể tử tế hơn trong quan hệ với những người kề cận và chung quanh chúng ta. Chúng ta có thể cố gắng nói năng một cách đáng yêu và nhẹ nhàng hơn, và tránh lời nói thô tục và cục cằn. Chúng ta có thể trở nên ân cần và quan tâm đến người khác nhiều hơn. Nếu chúng ta chỉ quan tâm đến phúc lợi riêng của chúng ta thì chúng ta không thể thương yêu hữu hiệu. Muốn thương yêu tốt đẹp, chúng ta không nên coi trọng phúc lợi của mình mà phải chú ý đến phúc lợi của người khác. Cho nên chúng ta phải hỏi chính mình. Chúng ta có thương yêu đủ không? Chúng ta có quan tâm đủ không? Nếu không chúng ta không thể hành động để làm nhẹ bớt khổ đau. Chính vì không có thương yêu và từ bi thực sự mà chúng ta có thể hành động.

Một thiền sư từng nói rằng nếu bạn muốn biết bạn đã thực sự yêu thương, bạn nên gần người thân yêu của bạn một ngày, và nhẹ nhàng nắm lấy tay nàng trong tay bạn. Hãy nhìn thẳng vào mắt nàng và hỏi nàng: "Em thân yêu, anh có yêu em đúng mức không? Anh có yêu em đủ không? Anh có làm em hạnh phúc không? Nếu là không, xin em cho biết thiếu cái gì để anh có thể thay đổi và yêu em nhiều hơn?" Nếu bạn hỏi nàng dịu dàng với tình yêu chân thật và quan tâm, thì nàng có thể khóc. Sư trưởng nói, đó là dấu hiệu tốt. Vì nó có nghĩa là bạn đã chạm đến đúng vào tình cảm của nàng. Và rồi ở đấy có thể có sự trao đổi tâm tình giữa bạn và nàng.

Và vì vậy nàng có thể nói với bạn giữa những tiếng thổn thức sao bạn đã không có ý tứ gì rất nhiều lần. Chẳng hạn nàng có thể nói: "Anh không còn mở cửa xe cho em nữa. Anh thường mở cửa xe cho em khi lần đầu anh theo đuổi em và cả đến năm đầu lấy nhau. Anh cũng cẩn thận xem em ngồi ngay ngắn chưa rồi anh mới nhẹ nhàng đóng cửa xe. Bây giờ anh không làm như thế nữa. Anh vào xe trước và cho ngay máy chạy. Em phải tự mở cửa và vào xe thật nhanh. Nếu không anh có thể chạy xe đi trước khi em kịp đóng cửa! Em muốn khóc khi anh sử xự như thế. Cái gì đã xẩy ra cho con người lịch sự và có ý tứ mà em đã lấy?"

Và nàng có thể tiếp tục: "Anh đã không nắm tay em nữa khi qua đường. Anh đi trước và muốn em phải theo anh. Rồi khi chúng ta vào nhà hàng. Anh không mở cửa và mời em vào trước. Anh không kéo ghế cho em ngồi. Anh không hỏi em thích ăn gì mà tựđộng đặt các món ăn anh thích. Anh không mua những bộ áo đẹp cho em nữa. Anh không mua tặng phẩm gì cho cha mẹ em, ngay cả đến những dịp lễ hội. Và mặc dầu anh có thể nhớ đến việc cho em quà vào ngày sinh nhật, nhưng anh không kèm theo thiệp sinh nhật với những lời tình cảm đẹp đẽ. Nói tóm lại, anh đã không làm những việc nhỏ bé dễ thương mà anh thường làm cho em khi anh theo đuổi em và cưới em. Nếu em biết anh sẽ thay đổi như thế này, có lẽ em đã suy nghĩ lại về việc lấy anh. Em băn khoăn không biết thực sự anh còn yêu em hay quan tâm đến em nữa không?" Và nàng có thể tiếp tục một mạch nêu lên một bản danh sách về những bất hạnh của nàng. Nàng có thể thổn thức to hơn và bạn có thể ngạc nhiên vì bạn không biết nàng đã giữ trong lòng tất cả những thứ đó, nàng đã không nhận ra tất cả những sự việc nho nhỏ dễ thương mà bạn thường làm cho nàng, và nàng đã không hiểu sự bầy tỏ quan tâm và thương yêu tuy nhỏ bé nhưng quan trọng của bạn.

Ðương nhiên, rất có thể bạn cũng có những phiền muộn chính đáng. Cho nên đây là dịp tốt để bạn thổ lộ, nhưng bằng một cách thật dịu dàng. "Ồ, anh xin lỗi về cách sử xự vô tâm và không ý tứ của anh, em thân yêu. Tin anh đi, anh thật tình. Xin tha lỗi cho anh. Từ nay trở đi anh sẽ làm lại cho em. Anh hứa anh sẽ không cẩu thả trong tương lai. Anh sẽ trông nom em thật tốt. Anh sẽ bắt đầu làm trở lại những việc nho nhỏ mà anh đã lơ là làm cho em. Anh không nhận ra được là em đã quá nhớ những thứ đó.

"Nhưng em thân yêu, xin đừng giận dỗi với điều mà anh sắp nói. Vì anh có nhiều lầm lỗi, em cũng nên biết có một số điều em thường làm cho anh mà em chưa bao giờ làm. Chẳng hạn anh thích ăn đùi gà chiên theo lối sambal belacan mà em thường nấu cho anh. Nhưng bây giờ em không còn nấu món ấy nữa, không kể đến những thứ súp cà chua và những món khác. Em biết không, người già nói về cách đi vào lòng con người là qua bao tử hãy còn rất thích đáng.

"Ngày xưa em thường đánh thức anh dạy với một nụ cười và một cái hôn nhẹ nhàng trên má nhưng nay em đâu còn làm như thế nữa. Ðôi khi em còn dạy trễ nên anh phải tự làm để ăn sáng hay ăn tại văn phòng. Em đã thường đợi cửa khi anh đi làm về và hỏi anh ngày ấy ra sao. Em thực tình muốn biết và em tỏ ta rất có tình cảm và an ủi khi anh có chuyện không vui. Nhưng dạo này dường như em không quan tâm đến việc anh sống ra sao nữa, liệu anh có ngày làm vui vẻ hay vất vả không. Em bận xem truyền hình, la các con, hay ở các nơi sửa sang sắc đẹp hay làm cái này cái nọ. Khi anh gọi, "Hello, em thân yêu, anh đã vế", đôi lúc em gắt và nói những thứ đó không thật khả ái, vân vân và vân vân..."

Và như vậy cả hai trao đổi tâm tình. Truyền thông rất quan trong trong quan hệ. Có phải không? Quan hệ sẽ tan vỡ khi không có truyền thông, và cả hai phía đều giữ phiền muộn trong lòng, nuôi dưỡng chúng trong tâm. Nhưng khi có sự truyền thông, sẽ có sự thông cảm. Cởi mở trong lòng cả hai phía sẽ đưa đến thông cảm và thương yêu. Nếu hai người quan tâm đủ và coi trọng quan hệ của họ thì họ sẽ trò chuyện tâm sự. và áp dụng các biện pháp sửa chữa khi cần. Bằng cách ấy, quan hệ sẽ trở nên mạnh mẽ và đẹp đẽ với mỗi ngày qua.

Mỗi một người chúng ta cần phải đóng góp bằng cách riêng của mình, bằng bất cứ đường lối nào mà ta biết ra sao. Trong trường hợp của tôi, là một nhà sư, tôi có thể đóng góp bằng cách chia sẻ chút ít kiến thức về Phật Pháp mà tôi biết, một chút hiểu biết mà tôi có. Tôi có thể khuyến khích người ta tu tập thiền định và hướng dẫn họ một chút trên con đường này. Tôi có thể kêu gọi người ta hãy thương yêu và quan tâm, ân cần và nhẫn nại vân vân... Ðương nhiên chúng ta không hoàn toàn, có những lúc chính chúng ta thất bại không góp phần được. Nói thì thật là dễ nhưng thực hành điều ta thuyết giảng thì thật là khó, điều đó rất đúng. Cho nên tôi phải là người đầu tiên thừa nhận những thiếu sót của tôi và chấp nhận sửa chữa. Trong khi phán xét tôi hay những người khác, tôi cầu mong người ta xem xét giảm nhẹ những yếu tố như ý tốt. Chúng tôi có ý tốt và không có ý làm hại. Nhưng vì những nhược điểm, không khéo léo, không kiên nhẫn, không độ lượng, kiêu ngạo vân vân... chúng ta có thể làm người khác đau đớn mặc dù chúng tôi muốn làm tốt. Nhưng nếu là một người cao thượng, người đó có thể hiểu và tha thứ. Khả năng tha thứ là một đức tính tuyệt vời, cho nên có câu nói, lầm lỗi là con người; tha thứ là siêu phàm, đã được đặt ra.

Hãy tận dụng cơ hội để cho và chính bạn sẽ biết cách tốt nhất để đóng góp. Tất cả chúng ta có những kỹ năng, tài ba và năng khiếu khác nhau, điều kiện và hoàn cảnh cũng khác. Cho nên mỗi chúng ta chỉ có thể đóng góp theo đường lối riêng của mình, tùy theo hoàn cảnh và khuynh hướng. Ðiều quan trọng là cố gắng; chúng ta làm theo khả năng. Như chúng ta đã nói, mỗi chút cũng đáng kể và khi thời gian qua đi, chúng ta sẽ thấy thực tế chúng ta đã làm được một chút gì phải lẽ. Và đó là nguyên nhân cho chúng ta hoan hỉ. Ðương nhiên nó không có nghĩa là chúng ta cứ nghỉ ngơi trên vòng hoa chiến thắng. Còn nhiều việc phải làm. Nên chúng ta phải tinh tấn; chúng ta phải tiếp tục tấn tới.

---*---

Người ấy sống tràn đầy tâm từ ở phương thứ nhất, cũng như vậy ở phương thứ hai cũng như vậy ở phương thứ ba, cũng như vậy ở phương thứ tư, đúng vậy ở bên trên, bên dưới, chung quanh người ấy sống tràn đầy tâm từ cả thế giới, ở khắp nơi, theo mọi cách, tâm từ ấy sâu xa trải rộng, mênh mông, không thù hằn, không ác ý.

Ðức Phật

Hiểu biết mọi thứ là tha thứ mọi thứ
Và lúc ấy sẽ có có tình thương yêu


Vô danh

---*---

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/03/2020(Xem: 5845)
Con người được sanh ra từ đâu là một nghi vấn vô cùng nan giải cho tất cả mọi giới và mãi cho đến thế kỷ 21 này vấn đề con người vẫn còn phức tạp chưa được ai minh chứng cụ thể. Có nhiều học thuyết đã lý giải vấn đề con người nhưng rất tiếc họ chưa có kinh nghiệm thông suốt chiều sâu cho nên vẫn còn nằm trong hý luận của lý luận mà chưa khả dĩ đem lại được một chút thỏa mãn nào của nghi vấn; còn đối với các Tôn Giáo phần đông quan niệm quá cổ điển thiển cận mê tín mà ở đây chúng ta không cần phải bàn đến.
06/03/2020(Xem: 5881)
Nhà khoa học cao tuổi nhất Úc, Giáo sư David Goodall, đã qua đời bình yên ở Thụy Sĩ theo đúng nguyện vọng của ông. Vị Giáo sư 104 tuổi là người Úc đầu tiên thực hiện việc chết tự nguyện bằng cách chích thuốc. Ông đã có một cuộc sống viên mãn, và cách ông chọn cái chết cho mình đã một lần nữa đưa câu chuyện đầy tranh cãi - chết tự nguyện - trở lại các mặt báo trên toàn thế giới.
04/03/2020(Xem: 38395)
Lễ Dâng Y Kathina & Cúng Dường Phẩm Vật chư Tăng tại Bồ Đề Đạo Tràng India, Nhân Lễ tưởng niệm ngày đức Phật (thái tử Siddartha Gautam) xuất gia, được sự trợ duyên của chư Phật tử và quí thiện hữu hảo tâm, chúng tôi đã thực hiện một buổi Dâng Y Kathina và cúng dường phẩm vật đến chư Tăng thuộc 3 truyền thống Mật tông Kim cương thừa (金剛乘, vajrayāna), truyền thống chư Tăng Nguyên Thủy các nước Theravada và chư Tăng Ni truyền thống Đại Thừa (Mahayana) tại Bồ Đề Đạo Tràng.
23/01/2020(Xem: 8019)
Lịch Hoằng Pháp và các khóa tu của Th Tánh Tuệ 2020: Xin thông báo cùng chư Tôn đức, Pháp hữu và qúy Phật Tử lịch trình Hoằng Pháp và sinh hoạt tu học với sự chia sẻ của Th Tánh Tụê trong tháng 5, 6, 7, 8, 9, 10 11, 12- 2020 Tháng 3 ngày 8 2020 Lễ vía Bồ tát Quan Âm (19/2AL) Chùa Vạn Phước 7909 New Salem St Mira Mesa, San Diego, CA 92126 Liên lạc: (858)-201-8726 Do TT. Thích Huệ Phúc hướng dẫn Tháng 4 : Một tháng tiền An cư Kiết hạ Tháng 5- ngày 10-2020 Đại Lễ Phật Đản chùa Phật Bảo Chicago 1495 Prospect Ave Des Plaines, Illinois 60018 Phone (847) 827-4599 Tháng 5- ngày 15 & 16 -2020 Khóa tu một ngày & Đại Lễ Phật Đản Chùa Liên Hoa Minesota (6333 Hwy 14 E, Rochester, MN 55904) Tháng 5- ngày 23 thứ 7 -2020 Khóa tu một ngày tại Đạo tràng Kiều Đàm Di Fountain Valley 9057 La Crescenta Ave, Fountain Valley CA 92708. Liên lạc (714) 363-8029, (714) 697-9627.
17/12/2019(Xem: 6993)
Đầu tháng 11, Laurent Simons, 9 tuổi, hoàn thành chương trình Kỹ thuật điện tại Đại học Công nghệ Eindhoven và sẽ là người trẻ nhất thế giới tốt nghiệp đại học. Sinh năm 2010 tại thành phố Ostend, Bỉ, Laurent theo bố mẹ đến Hà Lan sinh sống. Cậu bé bắt đầu học trung học từ năm 6 tuổi và, trở thành thành viên một dự án nghiên cứu tại Trung tâm Y tế Học thuật (thành phố Amsterdam, Hà Lan).
28/11/2019(Xem: 5033)
Đài Truyền Hình số 7 của Melbourne, Úc Châu vừa đưa tin buồn một phụ nữ người Anh sống ở Perth, Tây Úc đã tự kết liễu đời mình sau khi bạn trai qua đời trong một vụ tai nạn giao thông. Cô Alice Robinson, 26 tuổi và bạn trai Jason Francis, 29 tuổi, đến Perth sống và làm việc vào năm 2018 từ Shropshire, UK và 2 bạn đang chuẩn bị kết hôn thì bi kịch xảy ra. Vào ngày 22 tháng 12 năm ngoái, Francis, một cầu thủ bóng đá bán chuyên nghiệp, đang đi bộ về nhà sau một ngày đi chơi với bạn bè từ câu lạc bộ bóng bầu dục của mình thì anh ta bị một tài xế giao hàng Dominos Pizza đụng phải. Trước đó anh đã gởi cho bạn gái một tin nhắn nói rằng mình sẽ về nhà "trong vài phút nữa", trước khi anh ta bị tai nạn. Một cuộc điều tra cho biết người bạn Alice quá đau lòng và quẫn trí khi chạy vào bệnh viện nhận xác bạn trai. Bác sĩ, y tá khuyên cô ra ngoài hít thở không khí một lát rồi vào lại, nhưng cô gái đã lặng lẽ bước đi nhưng người vô hồn, vì quá đau đớn, sau đó cô lái xe đi và nhắn tin vào số phone củ
26/11/2019(Xem: 8078)
Giáo dục, phạm vi rộng, có nghĩa truyền thừa kinh nghiệm, hiểu biết, kiến thức chuyên môn, kiến thức tổng quát… Mỗi chuyên ngành có những đặc tính cần truyền thụ cho lớp kế thừa, đó là giáo dục chuyên môn. Trong nhà Phật, việc giáo dục chú hướng vào nhận thức bản thể, hiểu biết về thân tâm, nắm rõ luật nhân quả, cải tạo nhân cách và làm chủ cảm xúc,làm chủ tâm hành, có nghĩa hành giả cần làm chủ sanh tử trong cõi tử sanh.
29/06/2019(Xem: 6931)
"Nhân sinh": đời người, cuộc sống con người "Quan": cái nhìn, quan niệm "Nhân sinh Quan" nghĩa là "cái nhìn" hay "quan niệm" về đời sống của con người. A) Con người từ đâu mà có? Phật giáo giải đáp câu hỏi ngàn đời nầy bằng giáo thuyếtThập nhị Nhân duyên, tức là chuỗi 12 nhân duyên dây chuyền sau đây: 1) Vô minh: Do một niệm bất giác mà phát sinh mê lầm, chấp ngã chấp pháp, do đó mà khởi ra Phiền não - nên cũng gọi là Hoặc. Chúng ta không thể tìm ra điểm khởi đầu của sự Vô minhđã khởi đầu cho sự hiện hữu của chúng sinh và vạn vật, hữu tình cũng như vô tình.
15/06/2019(Xem: 5751)
Đức Phật dạy rõ có nhân quả luân hồi nghiệp báo, thế nhưng có không ít kẻ vô minh không tin về điều nầy nên đã đặt ra rất nhiều câu hỏi tưởng chừng như có lý. Ví dụ như họ hỏi rằng: Hỏi: Nếu quả thực ai đó có phước chết rồi sanh lên cõi trời, tại sao họ không hiện về báo tin mừng cho thân nhân biết để thân nhân họ vui mừng?
09/05/2019(Xem: 6209)
Tỷ phú Đan Mạch đau buồn tiễn đưa 3 con thiệt mạng vì vụ đánh bom ở Sri Lanka, Ngày 4/5 (giờ địa phương), ông Povlsen đã cùng gia đình tiễn biệt 3 người con Alfred, Alma và Agnes, những nạn nhân vô tội đã qua đời vì chuỗi đánh bom liên hoàn diễn ra ngày 21/4, vốn khiến 253 người chết tại Sri Lanka.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567