Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cơ học Lượng tử Xuất phát từ Triết học Phật giáo?

07/12/202122:49(Xem: 4292)
Cơ học Lượng tử Xuất phát từ Triết học Phật giáo?

buddha

Cơ học Lượng tử Xuất phát từ Triết học Phật giáo?
(Does quantum mechanics favor Buddhist philosophy?)

Triết học Phật giáo và Cơ học Lượng tử luôn có sự hỗ tương cho nhau.

 

* Sự kỳ lạ của Cơ học Lượng tử đến mức thách thức các nhà khoa học và triết học tìm hiểu một số nhận thức sâu sắc hơn về bản chất của thực tế. * Một nỗ lực để tìm cách diễn giải Copenhagen, và một số người tin rằng cách lý giải này dựa vào Thế giới quan Phật giáo. * Mặc dù tôi là một Phật tử nhưng tôi phản bác quan điểm vật lý học chứng minh Thế giới quan Phật giáo.

 

Cuốn sách đầu tiên tôi đọc về Cơ học Lượng tử không phải là sách giáo khoa. Thay vào đó là tác phẩm "Đạo của Vật lý" (The Tao of Physics, 物理學之道) của tác giả Fritjof Capra, được xuất bản lần đầu năm 1974. Kể từ đó đến nay, khoảng trên một triệu cuốn sách này đã đến tay độc giả với trên mười thứ tiếng khác nhau. Một cuốn sách bán chạy nhất vào những thập niên 1975, tuyên bố rằng những khám phá trong Cơ học Lượng tử đã có sự hỗ tương cho nhau giữa Thế giới quan Phật giáo cổ đại. Tôi đọc tác phẩm "Đạo của Vật lý" được xuất bản lần thứ nhất; và trong đó, tác giả Fritjof Capra, vị giáo sư ngành vật lý tại các đại học và các viện nghiên cứu tiếng tăm tại Mỹ và Anh đã đưa ra những miêu tả tuyệt đẹp về cả Khoa học Lượng tử và Triết học Phật giáo.

 

Tôi đã phải trả giá từng . . . từng phần riêng biệt.

 

Bốn mươi năm sau, tôi vừa là một hành giả Phật giáo (đặc biệt thực nghiệm thiền định) vừa là một nhà vật lý với niềm quan tâm sâu sắc đến các cơ sở lượng tử. Nhưng tôi chưa bao giờ tin vào tuyên bố rằng những khám phá trong Cơ học Lượng tử đã có sự hỗ tương cho nhau giữa Thế giới quan Phật giáo cổ đại, và hôm nay tôi muốn suy ngẫm về mối liên kết sai lầm đó, có lẽ là một cách tốt hơn để tư duy giữa Phật giáo và Vật lý.

 

Phật giáo có thuận theo tự nhiên từ Cơ học Lượng tử không?

 

Cuốn sách của tác giả Fritjof Capra, vị giáo sư ngành vật lý tại các đại học và các viện nghiên cứu tiếng tăm tại Mỹ và Anh là một phần của làn sóng quan tâm đến cái gọi là "triết học phương Đông" và khoa học vật lý lượng tử. Ngoài ra, còn có tác phẩm "Điệu Vũ Của Các Thầy Vật-Lý" (The Dancing of Wu-Li Masters) của Tiểu thuyết gia Gary Zukav. Chẳng bao lâu nó đã trở thành một yếu tố chính của Mumbo-Jumbo thời đại mới để gắn "Lượng tử" trước bất cứ thứ gì đang được tung ra: Chữa bệnh lượng tử, Tâm linh lượng tử, làm sạch ruột kết lượng tử. Trong khi đầu tiên sự thúc đẩy của Giáo sư Vật lý Fritjof Capra và Tiểu thuyết gia Gary Zukav đều thực sự thể hiện sự quan tâm đến việc làm thế nào những điều kỳ lạ nổi tiếng của Cơ học Lượng tử phủ lên lãnh thổ mới (đối với những sinh viên phương Tây này) của triết học Phật giáo, mọi thứ nhanh chóng vượt ra khỏi tầm kiểm soát. Ví như vụ nghiêm trọng nhất về vòng xoáy đi xuống là Quyền Năng Vô Hạn (What the BLEEP Do We Know 2004). Đây là một bộ phim kết hợp phỏng vấn theo phong cách tài liệu, hoạt hình đồ họa máy tính, và một câu chuyện thừa nhận sự kết nối tâm linh giữa vật lý lượng tử và ý thức.

 

Đầu tiên phát hành tại các rạp vào năm 2004, What the BLEEP Do We Know đã trở thành một trong những bộ phim tài liệu thành công nhất mọi thời đại. Bây giờ phân phối tại hơn 30 quốc gia, nó đã thu phục được khán giả với sự pha trộn của 1 bộ phim đầy kịch tính, tài liệu, hoạt hình, và phim hài, trong khi pha trộn các kiến thức về vật lý lượng tử, tâm linh, thần kinh học và tư tưởng tiến hóa. Thực sự điều đó đầy vô nghĩa đến nỗi tôi ném hộp bắp rang của mình vào màn hình trong khi xem.

 

Như vậy, vấn đề mà chúng ta có thể gọi là "Phật giáo lượng tử" là gì?

 

Hãy bắt đầu của mọi thứ khía cạnh vật lý. Vật lý lượng tử là lý thuyết xử lý những thứ rất nhỏ như nguyên tử, proton và quark. Thực sự kỳ lạ bởi vật lý ở quy mô cực nhỏ này mà chúng ta đã học ở quy mô con người hơn. Điều kỳ lạ quan trọng nhất đối với quan hệ Phật giáo là "Vấn đề đo lường". Giống như cơ học cổ điển được điều chỉnh bởi các phương trình Newton, Cơ học Lượng tử có các phương trình Schrodinger miêu tả cách hệ thống lượng tử phát triển. Nhưng đây là phần kỳ lạ: Sau khi hệ thống được quan sát, các phương trình Schrodinger không còn được áp dụng nữa. Phép đo lường được ưu tiên hơn phương trình. Tại sao một hệ thống vật lý cần quan tâm đến việc nó được quan sát? Không ai biết, và mọi người đã tranh cải về "Vấn đề đo lường" kể từ khi Cơ học Lượng tử lần đầu tiên được hình thành.

 

Những lập luận nêu trên đã được kết tinh thành danh từ Diễn giải lượng tử. Mặc dù các nhà vật lý biết chính xác cách áp dụng các quy tắc của Cơ học Lượng tử để thiết kế những thứ như la-de và máy tính, nhưng họ không đồng ý về ý nghĩa của các phương trình theo nghĩa triết học. Họ không biết cách diễn giải chúng.

 

Đây là nơi mà Phật giáo xuất hiện. Có một cách Diễn giải về Cơ học Lượng tử rất phù hợp với các quan điểm triết học Phật giáo. Giáo sư Vật lý Fritjof Capra và những người khác lưu ý rằng, cách giải thích Copenhagen, được phát triển bởi nhiều nhà sáng lập khoa học nguyên tử, đã coi Cơ học Lượng tử mang lại cho chúng ta một cái gì đó khác với bức tranh khách quan về nguyên tử như những quả bóng nhỏ tồn tại trong chính chúng. Thay vào đó, Cơ học Lượng tử thể hiện một kiểu vướng mắc giữa của người quan sát và người bị quan sát. Đối với những người theo cách giải thích Copenhagen, Cơ học Lượng tử là Nhận thức luận hơn là Bản thể học. Đây là việc khám phá kiến thức về cách thế giới hoạt động thay vì cố gắng xác định một quan điểm "đúng". Nói cách khác, cách giải thích Copenhagen cho rằng, không có cái nhìn Thiên nhãn hoàn toàn khách quan về vũ trụ.

 

Hoặc ít nhất, Phật giáo là phiên bản của họ được biết đến nhiều ở phương Tây, cũng tập trung vào Nhận thức luận và tách rời ý tưởng về một quan điểm hoàn toàn khách quan về kinh nghiệm. Đối với nhiều vị triết gia Phật học, thế giới và trải nghiệm của chúng ta về nó là không thể tách rời (ít nhất là theo miêu tả và diễn giải). Không có thuộc tính thiết yếu, siêu việt thời gian, và mọi thứ phát sinh phụ thuộc lẫn nhau.

 

Tại sao Phật giáo Cơ học Lượng tử không hoạt động?

 

Vậy là vấn đề là liên kết Cơ học Lượng tử và quan điểm Phật giáo này là gì? Vấn đề không phải là ở khía cạnh Phật giáo. Phật giáo đã tồn tại gần 26 thế kỷ, và tự nó đã duy trì và phát triển hoàn hảo. Bạn có thể chọn tham gia với đạo Phật như một triết lý hoặc một thực hành nếu cảm thấy phù hợp với bạn. Nếu không, điều đó vẫn tốt. Nhưng chắc chắn Phật giáo không cần vật lý hỗ tương.

 

Thay vào đó, vấn đề là chỉ ra cách giải thích Copenhagen của Cơ học Lượng tử và tuyên bố, "Đây là những gì Vật lý học thuyết minh". Có một danh mục dài các cách diễn giải của Cơ học Lượng tử: giải thích nhiều về thế giới, trong vật lý lý thuyết, các thí điểm lý thuyết sóng, lý thuyết thiết lập mục tiêu, quan hệ cơ học lượng tử và quy tắc Bayes lượng tử (my current favorite). Một trong những số này sẽ không phát hiện bất kỳ điểm tương đồng nào với triết học Phật giáo. Dựa trên thực tế, những người đồng thuận bởi cách cách giải thích khác này sẽ có lý do chính đáng để đối đầu với những tuyên bố của Phật giáo về mối quan hệ giữa tri thức và thế giới. Quan trọng nhất, cho đến khi một phương pháp thử nghiệm để phân biệt giữa các cách diễn giải, thực sự không ai biết cách giải thích thế nào cho chính xác.

 

Vì vậy, sai lầm cơ bản của Phật giáo Lượng tử là thành kiến. Những người đồng thuận nó ưu tiên một cách diễn giải Cơ học Lượng tử hơn tất cả những cách khác bởi họ yêu thích. Bởi họ yêu mến thích Phật giáo. Bản thân tôi cũng kính quý đạo Phật (tôi đã trong im lặng và nhìn vào bức tường với thời gian ba thập kỷ), nhưng điều này không có nghĩa là tôi cho rằng "hiển thị" Cơ học Lượng tử là sự thật.

 

Đối thoại giữa Phật giáo và Vật lý học

 

Liệu rằng có một mối quan hệ, một cuộc đối thoại giữa Phật và Vật lý học không? Điều này hoàn toàn có thể, và đây là dịp tôi nghĩ rằng có những lộ trình mới đang mở ra. Vật lý, cho dù chúng ta có biết về nó hay không, đã bão hòa với các ý tưởng, khái niệm và thể hiện sự kế thừa từ các truyền thống triết học bắt đầu từ người Hy Lạp.  Sau đó, những thứ này được trộn lẫn với các truyền thống của người (Do Thái giáo, Cơ Đốc giáo và Hồi giáo, Abraham) và kế đến được định hình bởi thời kỳ Phục hưng. Truyền thống triết học cổ đại trong vật lý này tạo thành một cuộc đối thoại liên tục về bản chất của nguyên nhân và kết quả. bản sắc và sự chuyển biến bởi thời gian và không gian. Khi các nhà vật lý học làm việc tại cơ sở thuộc các lãnh vực của họ đã cố gắng tưởng tượng ra những con đường mới và sẽ rút ra một cách tự nhiên từ truyền thống này rằng nó có thể là một cách có ý thức hoặc vô ý thức.

 

Những gì triết học cổ điển của Ấn Độ và châu Á (một thuật ngữ tốt hơn nhiều so với "Triết học phương Đông") đưa ra là một mối quan hệ đối tác mới đang được thảo luận. Các cuộc thảo luận về triết học trong thế giới Phật giáo đã xảy ra hàng thiên niên kỷ, đã đặt ra những câu hỏi tương tự như những câu thắc mắc xảy ra ở Địa Trung Hải, Trung Đông và Châu Âu. Nhưng cuộc đối thoại giữa những Phật tử có một loạt các mối quan tâm, và trọng điểm rất khác nhau. Bằng cách này, có lẽ sự tương tác giữa vật lý học và quan điểm Phật giáo có thể đưa ra một loạt ý tưởng, và quan điểm cần khảo sát khi tư duy về các vấn đề cơ bản trong vật lý học.


Barry Kerzin
Thượng Tọa Barry Kerzin tham gia nghiên cứu thiền định.



 

Thực sự, những đối thoại như thế này tôi rất hào hứng bởi lẽ không phải là vấn đề đưa cả hai lại gần nhau để "chứng minh một điều là đúng", mà thay vào đó, đây là việc mở rộng các khả năng khi tư duy về thế giới mà trong đó có vị trí của chúng ta. Vào các ngày 16-18 tháng 4 năm 2021, tôi sẽ tham gia một hội thảo khoa học ở Berkeler, tiểu bang California, Hoa Kỳ với chủ đề "Buddhism, Physics, and Philosophy Redux" (Triết học Phật giáo, Vật lý học và Redux). Được tổ chức bởi Cư sĩ Robert Sharf, giáo sư nghiên cứu Phật giáo thuộc khoa Văn hóa và Ngôn ngữ Đông phương thuộc trường đại học Berkeley, Hoa Kỳ, đây sẽ hứa hẹn một Niềm vui lớn!

 

Hội thảo khoa học ở Berkeler, tiểu bang California, Hoa Kỳ với chủ đề "Triết học Phật giáo, Vật lý học và Redux" (Buddhism, Physics, and Philosophy Redux), được diễn ra các ngày 16-18 tháng 4 năm 2021 tại, Hoa Kỳ:

 

Vào đầu thế kỷ 20, khi xuất hiện các vấn đề triết học cùng với sự ra đời của Cơ học Lượng tử vẫn còn rất nhiều với chúng ta. Như các Vấn đề đo lường, sự vướng mắc và tính bất định vị, Lưỡng tính sóng–hạt, v.v., buộc chúng ta phải đặt câu hỏi: các công việc của QM có đề cập đến một thế giới thực, độc lập với tâm trí hay chỉ là một phương tiện dự đoán những gì xuất hiện khi chúng ta đi tìm? Các khái niệm như "Hàm sóng", "Hạt giống", "Môi trường", "Thời gian", v.v., đều có quy chiếu những thứ tồn tại trong và của bản thân chúng, hay chúng chỉ là những cấu trúc trên danh nghĩa hoặc thực dụng? Trong thế kỷ qua, nhiều người đã viết về những câu hỏi này, nhưng vẫn chưa có gì giống như sự đồng thuận về các vấn đề.

 

Thật kỳ lạ, từ nhiều thế kỷ trước, câu hỏi triết học tương tự đã được xuất hiện trong tư tưởng Phật học, khi các nhà triết học Phật giáo đấu tranh để làm sáng tỏ mối quan hệ giữa cách thế giới quan xuất hiện như thế nào, cũng như thực trạng của các lý thuyết của chúng ta về thực tại khi phân tích. Ví dụ, các triết lý đạo Phật về “thuyết duyên khởi” (pratītyasamutpāda, (tiếng Phạn: प्रतीत्यसमुत्पाद; tiếng Nam Phạn: पटिच्चसमुप्पाद) và "cấu tạo sai biệt" (vikalpa) nêu lên các vấn đề có cấu trúc tương tự với các vấn đề đặt ra bởi Vấn đề đo lường và sóng Lưỡng tính sóng hạt, cách tiếp cận Con đường Trung đạo của Phật giáo song song đối với các vấn đề, ở nhiều khía cạnh, sự cạnh tranh các các công việc của QM.


Những nổ lực đầu tiên vào những thập niên 1970 là để bắt đầu một cuộc đối thoại giữa Phật giáo và Vật lý lý thuyết, dù rằng thời điểm lúc bấy giờ đã bị chỉ trích rất nhiều. Vấn đề là một phần những người tham gia vào những cuộc đối thoại ban đầu, dù am hiểu về các công việc của QM nhưng thường thiếu sự đánh giá tinh tế về triết học Châu Á và Phật giáo.

 

Hội thảo Khoa học này đã quy tụ một nhóm nhỏ các nhà Vật lý học, triết gia và học giả Phật giáo để xem liệu việc khởi động lại cuộc đối thoại có khả thi và hiệu quả hay không.

 

Thích Vân Phong biên dịch

(Nguồn: Big Think)


***
facebook
youtube
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/09/2010(Xem: 5738)
Đối tượng của nhận thức không phải là cái cụ thể, mà là cái trừu tượng. Một sự thể, nếu không được biểu thị bằng những thuộc tính, không thể hiện hữu như một đối tượng.
29/09/2010(Xem: 8468)
Tác-phẩm của Trần-Thái-Tông còn lưu truyền đến nay chỉ gồm có Bộ-Khóa-Hư-Lục và hai bài thơ sót lại của quyển Trần-Thái-Tông ngự-tập đã thất-lạc.
28/09/2010(Xem: 5986)
Sinh trưởng tại miền Đông Tây-Tạng vào năm 1936, Trưởng Lão Đại Sư Garchen Rinpoche thuộc giòng Drikung Kagyu là hoá thân của một vị đại thành tựu giả tên Siddha Gar vào thế kỷ 13 -- đệ tử tâm truyền của ngài Kyobpa Jigten Sumgon, vị Tổ lừng danh của giòng phái Drikung Kagyu của Phật Giáo Tây Tạng. Trong thời đại Cổ Ấn, Đại Sư Garchen Rinpoche chính là hoá thân của đại thành tựu giả Thánh Thiên (Aryadeva), vị đệ tử đản sanh từ bông sen của ngài Long Thọ Bồ Tát. Vào thế kỷ thứ 7, Đại Sư Garchen Rinopche là Lonpo Gar tức vị khâm sai đại thần của Pháp vương Songsten Gampo, vị vua lừng danh trong lịch sử Tây-Tạng
28/09/2010(Xem: 5108)
Vũ trụ bao la rộng lớn với vô vàn những hình thù khác nhau, nhưng kỳ diệu thay, tất cả chúng đều được hình thành nên từ đơn vị vật chất cơ bản là nguyên tử.
27/09/2010(Xem: 4080)
“Sự vô thường, tuổi già và bệnh tật không bao giờ hứa hẹn với chúng ta. Chúng có thể đến bất cứ lúc nào mà không một lời báo trước. Bởi vì cuộc sống là vô thường, nên chúng ta không biết chắc rằng chúng ta có còn sống ở sát-na kế tiếp hay không. Nếu một tai nạn xảy đến, chúng ta sẽ biến mất khỏi thế giới này ngay tức khắc. Mạng sống của chúng ta ví như hạt sương đọng lại trên đầu ngọn cỏ trong buổi sáng mùa xuân. Nó sẽ bị tan biến ngay khi ánh mặt trời ló dạng. Những ý niệm của chúng ta thay đổi rất nhanh trong từng sát-na. Thời gian rất ngắn ngủi. Nó chỉ kéo dài trong một sát-na (kṣaṇa), giống như hơi thở. Nếu chúng ta thở vào mà không thở ra, chúng ta sẽ chết”. Đấy là bài học học đầu tiên mà tôi học được từ thầy của mình cách đây 39 năm, vào cái ngày đầu tiên sau khi tôi trở thành một chú tiểu.
23/09/2010(Xem: 4923)
Duyên khởi có nghĩa là hết thảy hiện tượng đều do nhân duyên mà phát sinh, liên quan mật thiết với nhau, nương vào nhau mà tồn tại. Nói theo thuật ngữ Phật giáo thời “tất cả pháp là vô thường, vạn vật vô ngã, hết thảy đều không”. “Không” có nghĩa là “vô tự tính”, không có yếu tính quyết định. Với lời tuyên thuyết của Bồ tát Long Thọ: “Các pháp do duyên khởi nên ta nói là Không” (Trung luận, XXIV.18), đa số học giả sử dụng Không và Duyên khởi như đồng nghĩa.
22/09/2010(Xem: 5896)
Giáo Pháp Tứ Y trong đạo Phật là giáo lý nói về 4 phương phápthực tập sự nương tựa (y cứ) dẫn đến giác ngộ, giải thoát. Bốn phươngpháp thực tập sự nương tựa này không phải là một hành vi gì cao siêu,hoặc phải “tu luyện” lâu xa, mà chỉ là những hành vi rất thường nhật như đói ăn, khát uống… nhưng nó cũng là một trong những thiện pháp nuôi lớn phúc đức và trí tuệ cho mỗi con người, đem đến sự an lạc thântâm, cũng từ đó cảm hoá được quần chúng ở mọi lúc, mọi nơi... Phải biết gạn đục, khơi trong. Đừng lẫn lộn giữa Pháp và người giảng Pháp, bởi “Pháp” chính là Đạo: giảng Pháp là giảng Đạo. Ta nghe Pháp để “thấy” đạo...
18/09/2010(Xem: 3729)
Khi mỗi cá nhân có cái nhìn chánh tri kiến trong vấn đề giới tính, ắt hẳn họ sẽ xây dựng một gia đình tốt đẹp. Mỗi gia đình đều có một đời sống như vậy sẽ góp phần thiết lập đời sống hạnh phúc cho toàn xã hội, cho mỗi quốc gia dân tộc.
11/09/2010(Xem: 3298)
Phác họa “Chân Như duyên khởi” Chân Như duyên khởi là một “học thuyết” có mặt trong hầu hết các tông phái Đại thừa như Không tông (Trung Quán, Trung Đạo), Duy Thức tông, Hoa Nghiêm tông, Thiên Thai tông, Mật tông… Sở dĩ chúng ta dùng chữ “học thuyết”, như một lý thuyết triết học, vì khi chỉ nghiên cứu trên bình diện tư tưởng và khái niệm - và đó là việc chúng ta đang làm - thì nó là một học thuyết (chân lý tương đối, tục đế). Còn ngày nào chúng ta thật sự thể nghiệm được Chân Như thì đó không còn là một học thuyết, một ngón tay chỉ mặt trăng, mà đó chính là chân lý tuyệt đối, chân đế, là chính mặt trăng.
10/09/2010(Xem: 49538)
Một cuộc đời một vầng nhật nguyệt (quyển 3) Vào thời không có đức Phật Chánh Đẳng Giác ra đời, tại vùng Allakappa bị dịch bệnh hoành hành, lây lan từ người này sang người khác, nhà này sang nhà khác làm cho rất nhiều người chết, đói kém xảy ra khắp nơi. Những người còn mạnh khỏe, chưa bị lây nhiễm
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567