Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thuyết Nhân Quả

10/08/201100:13(Xem: 3672)
Thuyết Nhân Quả


phat thuyet phap

THUYẾT NHÂN QUẢ

Thích Thông Huệ

Thuyết nhân quả của nhà Phật, nói đủ là nhân-duyên và quả là một triết lý mang tính khoa học, qui luật tự nhiên của vũ trụ, không mang tính chất hình thức của sự thưởng phạt từ một đấng quyền năng nào. Hiểu vậy, trong cuộc sống, chúng ta vui vẻ đón nhận những khổ đau bất thường xảy đến với mình như một kết quả do chính mình tạo nhân từ trước. Từ đó suy nghiệm ra, lý nhân quả chi phối cả vũ trụ nhân sinh. Nếu tin sâu nhân quả, chúng ta sẽ được thăng hoa trên đời sống tâm linh, trở nên hiền thiện đạo đức. Ngược lại, nếu không tin nhân quả, cuộc sống chúng ta trở nên liều lĩnh và càn bừa, bất chấp hậu quả.

Nói về lĩnh vực khoa học, từ nhân đến quả là sự chuyển biến tự nhiên. Đức Phật khám phá lý nhân quả cũng chính là khám phá lý khoa học tự nhiên để áp dụng tu hành, đạt đến lý tưởng siêu nhiên. Cho nên, Đạo Phật vừa mang tính khoa học tự nhiên, vừa là khoa học siêu nhiên như nhà bác học Einstein đã nói: “Đạo Phật là khoa học vừa mang tính tự nhiên vừa siêu nhiên”.

Vũ trụ nhân sinh luôn chuyển biến vận hành trong mọi thời khắc. Có thể nói, bản thân chúng ta, hoạt động tâm lý và tất cả các pháp đang chuyển biến liên tục, không dừng trụ dầu chỉ một sát na. Quá khứ, hiện tại và vị lai luôn chuyển biến theo chiều hướng nhân quả. Nhân quả cũng tức là vô thường, là chiều thời gian chuyển biến liên tục trong tự thân của vật thể và trong hoạt động tâm lý. Vũ trụ nhân sinh chuyển biến vận hành theo một quy luật chung, đó là luật nhân quả. Nó vận hành một cách âm thầm, chỉ những người nào đầy đủ quán trí sẽ thấy rằng quy luật chi phối cả đời sống vật chất, vật lý, sinh lý và tâm lý.

Đức Phật khám phá lý nhân quả, vô thường, duyên sinh, cuối cùng đạt đến chỗ siêu nhiên, tức phi thiện phi ác, là cảnh giới của người giải thoát. Đến với Đạo Phật, học hiểu đạo lý để chuyển hóa bản thân, bớt những đắm nhiễm, đam mê vật chất. Khoa học ngày càng tân tiến, khám phá những quy luật của tự nhiên để tạo ra sản phẩm cung ứng cho lòng tham vô bờ của con người. Còn Đạo Phật cũng khám phá về nhân quả, vô thường, duyên sinh nhưng giúp con người hiểu đạo lý, sống biết cách đối nhân xử thế, làm đẹp bản thân, gia đình và xã hội. Cho nên, đến với Đạo Phật là đến với đời sống tâm linh. Khi chúng ta có chánh kiến về nhân quả, chắc chắn đời sống chúng ta sẽ được thăng hoa. Nghĩ, nói và làm có lợi cho mình, cho người, không nghĩ điều quấy, nói lời xấu và làm việc ác.

Có thể nói, phương pháp giáo dục phổ thông của Đạo Phật được tìm thấy ở đạo lý nhân quả. Khi chúng ta làm một việc sái quấy, có hại cho người khác, có khi trốn được tòa án ở thế gian nhưng không trốn chạy được chính lương tâm của mình. Mình chính là gương nghiệp in bóng trước đài, là quan tòa xử án công minh cho những hành vi tội lỗi nơi bản thân. Giáo dục về nhân quả giúp mình sửa đổi cái hư dở nơi lương tâm chúng ta chứ không phải giúp mình trốn chạy trước pháp luật bên ngoài. Nhân quả nhà Phật chú trọng đến động cơ luận hơn là kết quả luận, phòng cháy chứ không chờ chữa cháy. Giáo dục của Đạo Phật là giáo dục từ ban đầu khi khởi tâm niệm bất thiện, trước khi xảy ra điều tệ hại, khuyên mọi người ăn hiền ở lành, hiểu biết nhân quả, tội phước, thì tự nhiên trở thành người tốt. Vì vậy, người nào hiểu được nhân quả thì đời sống người đó được bình yên. Một người ác có thể trở thành người hiền, một người xấu xa hèn hạ có thể trở thành một người tốt. Từ đó từng bước cải hóa trở thành bậc Hiền, bậc Thánh.

Đối với nhà Thiền, khi niệm thiện niệm ác đều quét sạch, trực giác phát sinh, con người sống trong trạng thái phi thiện phi ác, nhưng việc thiện ác trên thế gian vẫn quán xuyến, không lầm. Đó là người đang ở trong trạng thái thiền định, có đời sống không niệm khởi.

Đức Phật dạy, trên cuộc đời này có bốn hạng người:

Hạng người thứ nhất, từ tối vào nơi tối.

Hạng người thứ hai, từ tối đi ra sáng.

Hạng người thứ ba, từ nơi sáng đi vào tối.

Hạng người thứ tư, từ nơi sáng đi đến sáng.

Thế nào gọi là từ tối đến tối? Nghĩa là người đó sanh trong một gia đình nghèo khổ, kém văn hóa, không có đạo đức, lại không học hiểu đạo lý, với ý nghĩ ác, miệng nói ác, thân làm ác, nên gọi là từ tối mà đến tối.

Hạng người thứ hai, từ tối đến sáng, nghĩa là người này sanh trong một gia đình nghèo khổ, không có văn hóa, không có đạo đức, nhưng tự thân người đó nỗ lực tu hành, ý nghĩ điều lành, miệng nói điều lành, thân làm việc lành, ngày càng thăng hoa trên đời sống đạo đức, nên gọi là người từ tối mà đến sáng.

Hạng người thứ ba, từ nơi sáng đi vào tối, nghĩa là họ sanh trong một gia đình khá giả, có văn hóa, có đạo đức, nhưng bản thân lại nghĩ điều ác, miệng nói ác, thân làm ác, không biết đến đạo lý, nên gọi là từ sáng đi đến tối.

Hạng người thứ tư, từ sáng đi đến sáng, nghĩa là người này được sanh ra trong một gia đình khá giả, có đạo đức, văn hóa, lại biết tu học, ý nghĩ điều lành, miệng nói lành, thân làm lành. Đây là hạng người hữu phước, gọi là từ sáng đến sáng.

Tất cả chúng ta sống trong cuộc đời này đều do nghiệp quả biểu hiện từ những kiếp trước. Mọi hậu quả chúng ta đang mang đều chính do bản thân chúng ta tạo tác. Các pháp chuyển biến từ trạng thái này sang trạng thái khác, tâm lý chuyển biến từ trạng thái này đến trạng thái khác, thì nghiệp cũng chuyển biến từ trạng thái này đến trạng thái khác, không có cái gì đứng yên một chỗ. Vì vậy, nghiệp có thể chuyển, từ người ác có thể thành người hiền, từ người hiền nếu không tu cũng có thể trở thành người ác.

Nhân quả thể hiện qua ba phạm trù thời gian, gọi là hiện báo, sanh báo và hậu báo. Hiện báo là kết quả trổ ngay trong hiện kiếp, có thể ngay tức khắc, hoặc một ngày, một tháng, một năm, nhiều năm…trong một đời này. Sanh báo là kết quả trổ ở kiếp sau khi vừa thọ nhận một thân mới. Vì vậy, có những người tạo việc lành bây giờ mà vẫn gặp điều không tốt vì nhơn ác đã tạo từ kiếp trước. Hậu báo là khi mình tạo việc lành hay việc dữ ở kiếp này, quả không trổ liền ở kiếp này hay kiếp tiếp theo mà nhiều kiếp về sau mới trổ, vì duyên chưa đủ. Y cứ về lý nhân quả mà nói ba thời, ba khía cạnh của nhân quả.

Nhà Phật có nói: “Phàm làm việc gì phải nghĩ đến kết quả của nó”. Con người chúng ta làm việc đôi khi do bản năng, tính háo thắng hoặc thiếu suy nghĩ mà không lường trước những hậu quả của nó. Phần lớn những sự thất bại trong công việc đều do những yếu tố chủ quan trên mà ra. Vì vậy, áp dụng đạo lý nhân quả vào các công việc xã hội, chúng ta sẽ có được những thành công trong lao động. Người hiểu luật nhân quả sẽ không cho phép mình suy nghĩ, nói năng và làm việc xấu. Nếu mọi người ai cũng được vậy thì đất nước sẽ văn minh, xã hội có văn hoá, gia đình sẽ hạnh phúc. Vì thế, giáo dục con người biết suy nghĩ tốt, làm việc lành là một nhiệm vụ cao cả và thiết yếu.

Những ai có niềm tin xác tín về nhân quả, thiện ác, dĩ nhiên khi suy nghĩ, nói năng hay hành động gì đều phải có thái độ thận trọng. Một tách nước trà lỡ đổ xuống đất, muốn lấy lên lại không dễ. Một ý nghĩ, lời nói, hành động xấu ác buông ra lỡ lầm, mang lại một hậu quả ghê gớm khôn lường. Một bài kệ nói về nhân quả như sau:

“Dục tri tiền thế nhân
Kim sanh thọ giả thị
Dục tri lai thế quả
Kim sanh tác giả thị.”

Tạm dịch:

“Muốn biết nhân đời trước
Xem thọ nhận đời này
Muốn biết quả đời sau
Xem tạo tác đời này.”

Cái thọ dụng trong cuộc sống này, chánh báo và y báo của mình, xem thử mình mang thân như thế nào, con người có hạnh phúc hay không, nghèo hay giàu, ngu hay trí… cứ nghiệm lại mà biết rằng nhân đời trước mình tạo là nhân gì. Nho giáo có câu:“Nhất ẩm nhất trác, giai do tiền định”.Một cái ăn, một cái uống, một cái mặc cũng đều do tạo nhơn lành hay dữ ở kiếp trước. Muốn biết kết quả kiếp sau ra sao, nơi kiếp này hãy suy xét sự tạo tác của thân - khẩu - ý của mình ra sao. Nếu chúng ta có chánh kiến về nhân quả sẽ có thể biết được quá khứ, hiện tại, vị lai của mình và người như thế nào, từ đó quyết chí tiến tu để mỗi ngày được thăng hoa hơn trên lộ trình tu tập.

Qua thuyết nhân quả của Đạo Phật cho chúng ta thấy có sự tái sanh, luân hồi, có quả báo khổ vui trong các kiếp sống. Các vị Đạt Lai Lạt Ma bên Tây Tạng đã nói đến thuyết tái sinh, đi tìm hậu thân và các cõi sống. Thân ngũ uẩn của chúng ta đều do nghiệp lực mỗi người vẽ ra mà có sự sai biệt về hình dáng, tính cách, hoàn cảnh. Cho nên, mình là Thượng đế của chính mình, tự tạo ra hoàn cảnh chánh báo và y báo cho chính mình. Người hiểu đạo lý, niềm tin này làm cho họ tự ý thức dè dặt, thận trọng trong mọi ý nghĩ, lời nói, việc làm của mình, chuyên tu ba nghiệp cho được thanh tịnh, ngõ hầu chuyển hóa bản thân, gia đình và xã hội đều dứt ác hành thiện.

Là người Phật tử chân chính, phải có sự tin tưởng tuyệt đối về lý nhân quả vì là một lẽ thật. Chúng ta có thể kiểm nghiệm ở nơi hiện tượng hữu sanh hữu diệt theo chiều nhân quả, từ đó áp dụng tu tập cho bản thân mình và mọi người, chuyển đổi những hư dở, xấu ác nơi mình, góp phần vào đời sống gia đình và xã hội được bình an, phúc lạc. Tin nhân quả, chúng ta tự ý thức dè dặt từng bước đi trong cuộc sống này, chính bản thân mình sống có ý nghĩa. Và, chúng ta đem cái ý nghĩa đó làm những việc hữu ích cho mọi người. Giáo dục con người biết tin nhân quả thì bản thân họ được an vui, gia đình họ được hạnh phúc và xã hội được ổn định trật tự, làm nền tảng xây dựng đất nước giàu mạnh, văn minh.

Mùa Vu lan Báo hiếu - Phật lịch 2555 (2011)
Thiền Viện Trúc Lâm Viên Ngộ
Phan Rang - Ninh Thuận

Người gửi bài: Tuệ Thiền
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/09/2010(Xem: 5793)
Đối tượng của nhận thức không phải là cái cụ thể, mà là cái trừu tượng. Một sự thể, nếu không được biểu thị bằng những thuộc tính, không thể hiện hữu như một đối tượng.
29/09/2010(Xem: 8658)
Tác-phẩm của Trần-Thái-Tông còn lưu truyền đến nay chỉ gồm có Bộ-Khóa-Hư-Lục và hai bài thơ sót lại của quyển Trần-Thái-Tông ngự-tập đã thất-lạc.
28/09/2010(Xem: 6058)
Sinh trưởng tại miền Đông Tây-Tạng vào năm 1936, Trưởng Lão Đại Sư Garchen Rinpoche thuộc giòng Drikung Kagyu là hoá thân của một vị đại thành tựu giả tên Siddha Gar vào thế kỷ 13 -- đệ tử tâm truyền của ngài Kyobpa Jigten Sumgon, vị Tổ lừng danh của giòng phái Drikung Kagyu của Phật Giáo Tây Tạng. Trong thời đại Cổ Ấn, Đại Sư Garchen Rinpoche chính là hoá thân của đại thành tựu giả Thánh Thiên (Aryadeva), vị đệ tử đản sanh từ bông sen của ngài Long Thọ Bồ Tát. Vào thế kỷ thứ 7, Đại Sư Garchen Rinopche là Lonpo Gar tức vị khâm sai đại thần của Pháp vương Songsten Gampo, vị vua lừng danh trong lịch sử Tây-Tạng
28/09/2010(Xem: 5170)
Vũ trụ bao la rộng lớn với vô vàn những hình thù khác nhau, nhưng kỳ diệu thay, tất cả chúng đều được hình thành nên từ đơn vị vật chất cơ bản là nguyên tử.
27/09/2010(Xem: 4124)
“Sự vô thường, tuổi già và bệnh tật không bao giờ hứa hẹn với chúng ta. Chúng có thể đến bất cứ lúc nào mà không một lời báo trước. Bởi vì cuộc sống là vô thường, nên chúng ta không biết chắc rằng chúng ta có còn sống ở sát-na kế tiếp hay không. Nếu một tai nạn xảy đến, chúng ta sẽ biến mất khỏi thế giới này ngay tức khắc. Mạng sống của chúng ta ví như hạt sương đọng lại trên đầu ngọn cỏ trong buổi sáng mùa xuân. Nó sẽ bị tan biến ngay khi ánh mặt trời ló dạng. Những ý niệm của chúng ta thay đổi rất nhanh trong từng sát-na. Thời gian rất ngắn ngủi. Nó chỉ kéo dài trong một sát-na (kṣaṇa), giống như hơi thở. Nếu chúng ta thở vào mà không thở ra, chúng ta sẽ chết”. Đấy là bài học học đầu tiên mà tôi học được từ thầy của mình cách đây 39 năm, vào cái ngày đầu tiên sau khi tôi trở thành một chú tiểu.
23/09/2010(Xem: 4981)
Duyên khởi có nghĩa là hết thảy hiện tượng đều do nhân duyên mà phát sinh, liên quan mật thiết với nhau, nương vào nhau mà tồn tại. Nói theo thuật ngữ Phật giáo thời “tất cả pháp là vô thường, vạn vật vô ngã, hết thảy đều không”. “Không” có nghĩa là “vô tự tính”, không có yếu tính quyết định. Với lời tuyên thuyết của Bồ tát Long Thọ: “Các pháp do duyên khởi nên ta nói là Không” (Trung luận, XXIV.18), đa số học giả sử dụng Không và Duyên khởi như đồng nghĩa.
22/09/2010(Xem: 6007)
Giáo Pháp Tứ Y trong đạo Phật là giáo lý nói về 4 phương phápthực tập sự nương tựa (y cứ) dẫn đến giác ngộ, giải thoát. Bốn phươngpháp thực tập sự nương tựa này không phải là một hành vi gì cao siêu,hoặc phải “tu luyện” lâu xa, mà chỉ là những hành vi rất thường nhật như đói ăn, khát uống… nhưng nó cũng là một trong những thiện pháp nuôi lớn phúc đức và trí tuệ cho mỗi con người, đem đến sự an lạc thântâm, cũng từ đó cảm hoá được quần chúng ở mọi lúc, mọi nơi... Phải biết gạn đục, khơi trong. Đừng lẫn lộn giữa Pháp và người giảng Pháp, bởi “Pháp” chính là Đạo: giảng Pháp là giảng Đạo. Ta nghe Pháp để “thấy” đạo...
18/09/2010(Xem: 3790)
Khi mỗi cá nhân có cái nhìn chánh tri kiến trong vấn đề giới tính, ắt hẳn họ sẽ xây dựng một gia đình tốt đẹp. Mỗi gia đình đều có một đời sống như vậy sẽ góp phần thiết lập đời sống hạnh phúc cho toàn xã hội, cho mỗi quốc gia dân tộc.
11/09/2010(Xem: 3333)
Phác họa “Chân Như duyên khởi” Chân Như duyên khởi là một “học thuyết” có mặt trong hầu hết các tông phái Đại thừa như Không tông (Trung Quán, Trung Đạo), Duy Thức tông, Hoa Nghiêm tông, Thiên Thai tông, Mật tông… Sở dĩ chúng ta dùng chữ “học thuyết”, như một lý thuyết triết học, vì khi chỉ nghiên cứu trên bình diện tư tưởng và khái niệm - và đó là việc chúng ta đang làm - thì nó là một học thuyết (chân lý tương đối, tục đế). Còn ngày nào chúng ta thật sự thể nghiệm được Chân Như thì đó không còn là một học thuyết, một ngón tay chỉ mặt trăng, mà đó chính là chân lý tuyệt đối, chân đế, là chính mặt trăng.
10/09/2010(Xem: 50629)
Một cuộc đời một vầng nhật nguyệt (quyển 3) Vào thời không có đức Phật Chánh Đẳng Giác ra đời, tại vùng Allakappa bị dịch bệnh hoành hành, lây lan từ người này sang người khác, nhà này sang nhà khác làm cho rất nhiều người chết, đói kém xảy ra khắp nơi. Những người còn mạnh khỏe, chưa bị lây nhiễm
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567