Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Viết tiếp bài "Xây chùa để làm gì?"

13/08/201218:41(Xem: 4908)
Viết tiếp bài "Xây chùa để làm gì?"

VIẾT TIẾP BÀI "XÂY CHÙA ĐỂ LÀM GÌ?"
Minh Thạnh

cusi_jpg_693604861Có học giả tiên đoán đến năm 2050 Phật giáo chỉ còn chùa hoang, bảo tàng. Theo tôi như thế còn may! Sợ rằng chùa sẽ bị xóa sạch, lấy đất, lấy kiến trúc dùng vào việc khác.

Tôi từ lâu cũng có cùng suy nghĩ như tác giả Nguyễn Hữu Đức, nhưng còn ngần ngại chưa viết thành bài, vì câu chuyện có liên quan đến so sánh tôn giáo, còn tôi thì chủ trương chỉ đề cập khi việc có liên hệ đến tôn giáo mình, tức là khi có cải đạo mà thôi.

Tuy nhiên, như trong bài “Xây chùa để làm gì?”, có so sánh với tôn giáo khác, thì cũng để nói lên những vấn đề của chính đạo Phật. Thực ra, đó cũng chỉ nói chuyện bên trong đạo Phật mình. Việc so sánh cũng chỉ là để làm nổi rõ hơn những vấn đề của chính trong đạo Phật mà thôi. Hơn nữa, chúng ta cũng chỉ nêu sự kiện hiện tượng, không nhận xét về các tôn giáo khác.

Câu chuyện mà tác giả Nguyễn Hữu Đức nêu ra để bạn đọc suy ngẫm cũng tương tự câu chuyện mà tôi muốn kể với quý bạn đọc. Còn vấn đề mà tác giả Nguyễn Hữu Đức đặt ra trong bài viết “Xây chùa để làm gì?” cũng chính là vấn đề mà chúng tôi muốn thảo luận mở rộng, để cùng tiến đến việc định hình giải pháp.

Nhà tôi ở quận 3, TPHCM, thường đi về trên đường Bà Huyện Thanh Quan. Trên đường này có 2 cơ sở tôn giáo khá lớn. Phía đạo Ca tô La Mã có Đền Đức Mẹ hằng cứu giúp, còn gọi là Nhà thờ Chúa Cứu thế (góc Kỳ Đồng). Phía Phật giáo có chùa Xá Lợi, một trong những ngôi chùa loại lớn nhất ở TPHCM.

Trong khi chùa Xá Lợi thì không khí yên lặng, trầm mặc, luôn luôn vắng vẻ, sân chùa thỉnh thoảng có 5,7 người vãn cảnh, thì Đền Đức Mẹ hằng cứu giúp luôn đông người. Ngày chủ nhật thì thánh lễ cử hành liên tục từ sáng đến chiều, đoạn đường trước cửa nhà thờ luôn kẹt xe, người làm lễ đứng trọn cả sân, tràn ra cả lòng lề đường, dù tất cả xe đều được để dưới hầm, xây dựng rất quy mô, hiện đại.

Các ý kiến phản hồi cho rằng không thể so sánh số người hành lễ của 2 tôn giáo, vì 2 bên có quan điểm khác nhau. Điều đó, có thể đúng với Thánh lễ chủ nhật, ngày mà các con chiên theo truyền thống và luật lệ của tôn giáo họ, bắt buộc phải đi lễ. Còn những ngày thường thì lại là chuyện khác. Tín đồ của họ đi lễ là tự nguyện, vì nhu cầu tâm linh, tôn giáo, không vì sự bắt buộc nào cả. Điều này cũng giống như việc “tối ngày nào thì nhà thờ cũng sáng rực đèn người đến cầu kinh”, như tác giả Nguyễn Hữu Đức đã nói.

Ở Đền Đức mẹ Hằng cứu giúp, Q3, TPHCM ngoài số người đến làm lễ hàng ngày còn có nhiều người đến cầu nguyện ở hang đá Đức Mẹ, từ sáng sớm đến khuya (cửa tòa đền đã đóng, nhưng trong đêm, cửa khuôn viên vẫn mở để người vào cầu nguyện trước hang đá). Dường như là 24/24, nếu tín đồ gặp vấn đề gì thì đều có thể đến cầu nguyện như thế.

Bên cạnh số người hành lễ và cầu nguyện hàng ngày (không phải vì luật lệ tôn giáo bắt buộc), còn có một số đông thanh niên đến sinh hoạt mục vụ ở tòa nhà rất lớn có nhiều phòng phía sau. Họ đến tập hát Thánh ca, học giáo lý chuẩn bị nhập đạo, vào thư viện, nhà sách. Không khí dãy nhà này giống như ở Nhà văn hóa thanh niên TPHCM. Nếu căn cứ vào số xe để dưới hầm xe, thì số người trung bình có mặt vào chiều tối hằng ngày ở Đền Đức Mẹ hằng cứu giúp nhiều hơn số người đến Nhà Văn hóa Thanh niên TPHCM (tìm hiểu ngẫu nhiên trong 3 lần).

Gần đấy, trong quận 3, dường như cùng phường, chỉ một đỗi đi bộ, là Trung tâm Đắc Lộcủa Dòng Tên. Ở đây có nhà nguyện, nhưng chức năng chính là phục vụ sinh hoạt tôn giáo. Số người ra vào hàng ngày không ít hơn so với chủ nhật bao nhiêu.

Các ngày thường, trong sân Đền Đức Mẹ hằng cứu giúp có nhiều vòng tròn sinh hoạt ngoài trời của thanh niên và thiếu nhi, trông có vẻ như một trường học, đông đúc và náo nhiệt.

Không riêng gì chùa Xá Lợi, đến những ngôi chùa lớn khác ở TPHCM như Vĩnh Nghiêm, Ấn Quang…, chúng ta cũng hiếm thấy việc tập trung sinh hoạt đông đảo, đa dạng nhiều hình nhiều vẻ như thế. Còn buồn hơn nữa, là những đám tang ở nhà tang lễ tại chùa Vĩnh Nghiêm, chùa Ấn Quang.

Sẽ có ý kiến dẫn chứng chùa Hoằng Pháp. Đúng là có chùa Hoằng Pháp nhưng mới chỉ có một chùa Hoằng Pháp cách trung tâm thành phố gần 30km. Còn chùa Xá Lợi, trung tâm quận 3, gần bên Đền Đức Mẹ hằng cứu giúp, thì cửa đóng then cài vắng vẻ.

Tại sao như thế? Theo chúng tôi vấn đề là ở tư duy hoạt động tôn giáo. Vấn đề chính của Phật giáo nằm ở chỗ đổi mới tư duy hoạt động tôn giáo. Đây chỉ là một cách nói khác của hoạt động chấn hưng Phật giáo.

Trong ba nội dung “Đừng biến ngôi chùa thành…”, trong bài “Xây chùa để làm gì?”, theo tôi, đáng chú ý nhất là lời kêu gọi “Đừng biến ngôi chùa thành cái miếu thờ và bảo tàng Phật giáo”.

Dù sao, ở những hình thức khác, chùa vẫn còn tín đồ, vẫn còn sinh khí. Tín đồ còn thì chấn hưng Phật giáo vẫn còn cơ hội, muốn đổi mới tư duy hoạt động tôn giáo thì vẫn còn có con người để vận động đổi mới.

Còn khi chùa thành miếu, thành bảo tàng, thì đèn tàn, nhang lạnh, mọi việc đã trễ tràng. Việc tồn tại của nhà chùa chỉ còn ở chỗ cầu may. May thì người ta bảo tồn, bảo tàng cho tươm tất. Không may thì rồi cũng tàn phá, hoang phế theo thời gian.

Thành miếu, thành bảo tàng vì chùa từ bỏ chức năng hoằng pháp của mình, chỉ còn giữ lại chức năng tế tự. Chùa Xá Lợi hay chùa quê của tác giả Nguyễn Hữu Đức khi đó cũng đều có chung cái cảnh vài chục cụ già tham gia khóa lễ. Số người đó không đông dần lên mà sẽ giảm dần, giảm dần… Vì có gì đâu để thu hút thanh niên thiếu niên đến? Thắp cây hương ngày rằm mùng một thì chỉ vài phút là đi thôi.

Phải tìm cách thu hút được người đến chùa. Có người đến thì mới có hoằng pháp.

Nếu câu chuyện thứ nhất của tôi tương tự với câu chuyện của tác giả Nguyễn Hữu Đức, thì câu chuyện thứ hai khác hẳn. Tuy khác, nhưng cùng vấn đề “Xây chùa để làm gì?”

Quý một thầy trụ trì ở một chùa tỉnh ven TPHCM, tôi mua đất sát chùa lập vườn, cảnh chùa có vườn dừa ven sông uốn khúc rất đẹp. Tôi đề nghị thầy lập thành một nơi tu tập dã ngoại, cho thanh thiếu niên thành phố đến thư giãn đồng thời học đạo vào thứ bảy, chủ nhật, ngày lễ.

Chùa như thế là để hoằng pháp, tập trung vào đối tượng giới trẻ thành phốcần không khí sân vườn sông nước.

Tôi chưa xây nhà xong thì chùa đổi trụ trì. Vị ni mới về quan niệm chùa một cách khác. Bà cho xây một dãy nhà chứa 20 quan tài, nói là để bố thí. Vì vậy, có câu vè:

Ai về Bến Lức quê em,
Ghé chùa Linh Phước mà xem quan tài.
Quan tài xếp một hàng dài,
Đến hai mươi cái ở ngay cổng chùa.
Quan tài không bán không mua,
Chỉ chờ người chết thầy chùa tụng kinh.”

Như vậy, câu hỏi “Xây chùa để làm gì?” có 2 câu trả lời hoàn toàn khác nhau.

Khác nhau đến như vậy thì tôi cũng không đi chùa đó nổi nữa, mà ở bên cạnh cũng không dám, vì nhà chùa để quan tài sát lối đi chung. Âm khí trùng trùng. Tuy không tin ma quỷ, nhưng đêm nghe tiếng quan tài khua động vì chuột làm ổ bên trong, tôi không bụng dạ nào để thư giãn, đành bỏ nhà mà về thành phố ở.

Lâu lâu, dịp lễ đi ngang thấy sân chùa không có chiếc xe nào, mà chỉ có vài lão bà chèo ghe đến lễ.

Xây chùa để làm gì?”, câu hỏi thật nhiều ý nghĩa, nay tôi nghĩ lại với nỗi xốn xang. Nhớ hồi nào còn bàn với thầy trụ trì bên kia đường sẽ là bãi ô tô, xe máy cho học sinh, sinh viên từ Sài Gòn xuống ở chùa trọn ngày tu tập. Nay thì đối tượng đi chùa chỉ là những bà lão chèo ghe (thế hệ của hơn nửa thế kỷ trước). Thay đổi mục tiêu (làm gì?) thì thay đổi luôn đối tượng (ai đến chùa?).

Nghe đâu con em vùng quê đó lên Sài Gòn lao động, có người làm cho chủ Hàn Quốc, theo đạo Tin Lành, về quê tích cực vận động cải đạo.

Vấn đề không phải là khó khăn khách quan, mà chính là ở cái đầu của những nhà hoạt động tôn giáo. Phật giáo không phải là không có những mô hình thành công, mà tác giả Nguyễn Hữu Đức đã kể ra, như chùa Bằng, chùa Sùng Phúc, chùa Diên Quang, chùa Hoa Nghiêm, chùa Từ Tân…

Đã có những hiện tượng đối chiếu, so sánh rõ ràng như chùa Xá Lợi/Đền Đức mẹ hàng cứu giúp, ai thấy đều phải giật mình. Thế nhưng, khi chưa khơi dậy được tinh thần chấn hưng Phật giáo thì việc chùa thành miếu, thành bảo tàng là điều trước mắt. Thực ra, nhiều chùa đã thành từ đường nghĩa địa, cơ sở mai táng…

Có học giả tiên đoán đến năm 2050 Phật giáo chỉ còn chùa hoang, bảo tàng. Theo tôi như thế còn may! Sợ rằng chùa sẽ bị xóa sạch, lấy đất, lấy kiến trúc dùng vào việc khác, mà không được cái cảnh để hoang mà yên đó. Còn bảo tàng, thì chỉ còn vài pho tượng như ở các bảo tàng ở Pakistan, một xứ trước kia theo Phật giáo.

Thời gian không đợi chúng ta. Trong bài “Xây chùa để làm gì?”, tác giả Nguyễn Hữu Đức có kể câu chuyện “sư bà nói rằng, năm nay kinh tế khó khăn, dân ít tiền, ngày rằm mùng một người dân ít đến chùa hơn”. Lẽ nào tín tâm của người Phật tử bấp bênh theo sự trồi sụt của kinh tế như vậy sao?

Người đến chùa thưa vắng, niềm tin sai lạc vào Phật bảo, hoạt động hoằng pháp yếu kém, tín tâm Phật tử bấp bênh…, tất cả những điều đó thúc giục chúng ta chấn hưng Phật giáo.


Minh Thạnh
(Phật Tử Việt Nam)


Bài liên quan: ● XÂY CHÙA ĐỂ LÀM GÌ?Nguyễn Hữu Đức



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/10/2010(Xem: 4598)
Giới chuyên môn Tây Phương dùng chữ APOCRYPHA – KINH ĐIỂN NGỤY TẠO để gọi văn học Phật giáo phát triển ở nhiều khu vực Á châu giả mạo những văn bản Phật giáo có gốc từ Ấn độ. Mớ bong bong của ngụy thư có nhiều nét chung, nhưng chúng không bao giờ thống nhất bằng cùng một kiểu mẫu (style) văn học hay cùng một nội dung.
13/10/2010(Xem: 5118)
Chiến tranh đi liền với sát sanh. Chiến tranh đồng nghĩa với tội ác. Sát sanh là nhân, chiến tranh là quả và ngược lại. Hai yếu tố này hỗ trợ cho nhau để tạo nên chia lìa, đau đớn, khủng hoảng, tan tóc, đau thương cho cuộc đời. Khi nào còn chiến tranh, nghĩa là con người còn phải gánh chịu đau khổ, giết hại, thù hằn, đấu tố. Chiến tranh sẽ không bao giờ chấm dứt nếu con người còn tâm địa giết hại thú vật không thương tiếc, giẫm lên mạng sống của muôn vật, không biết quý trọng mạng sống của đồng loại! Nhân trả lời một nghi vấn của một Phật tử: “Tổng thống Bush có phạm tội sát sanh hay không khi đem quân đi đánh Afghanistan hay không?” Người viết xin trình bày sơ bộ các cách phán đoán tội của một người phạm tội sát sanh cũng như các cấp độ của sát sanh và vài vấn đề liên hệ đến chiến tranh để bổ sung cho câu trả lời trên.
02/10/2010(Xem: 4677)
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA NÓI VỀ CHÚA GIÊSU Nguyên tác: LE DALAI LAMA PARLE DE JÉSUS Éditions Brepols, Paris. 1996 Người dịch : VĨNH AN nhà XUẤT BẢN: THIỆN TRI THỨC, 2003 Một Viễn Cảnh Phật Giáo Về Những Lời Dạy của Đức Giêsu
02/10/2010(Xem: 5098)
Trong bài tham luận ngắn này, người viết giới thiệu khái quát về truyền thống khất thực như một pháp tu trong Phật giáo, thông qua đó phân tích hiện tượng khất thực phi pháp của những kẻ ăn xin giả dạng người tu, làm hoen ố truyền thống tâm linh của Phật giáo. Bên cạnh đó, người viết xin đề xuất phương án ngăn chận tệ nạn này. Đồng thời, đề nghị giải pháp ngăn chận tình trạng “khách không mời mà đến” làm mất đi ý nghĩa thiêng liêng của các ngày kỷ niệm tổ sư khai sáng các chùa và các lễ cúng dường trai tăng nói chung.
30/09/2010(Xem: 5979)
Hân hạnh gửi đến quý vị một vài ý nghĩa phiến diện về những điều đè nặng tâm trí tôi trong suốt thời gian ở tù. Nhưng điều trước tiên tôi muốn bày tỏ ở đây là sự tri ân của tôi đối với đồng bào hải ngoại, với sự cộng tác của quốc tế, đã can thiệp một cách có hiệu quả khiến cho bản án tử hình dành cho tôi trở thành bản cáo trạng dành cho những người tự cho có quyền xét xử tôi và phán xét những người đã hành động theo lương tâm.
08/09/2010(Xem: 4380)
Cánh cửa của thế kỷ 20 sắp khép lại, tất cả chúng ta đều nhận thấy rằng thế giới đã trở nên nhỏ hơn, loài người trên hành tinh đã trở thành một cộng đồng lớn, các liên minh về chính trị và quân sự đã tạo ra những khối đa quốc gia, làn sóng của thương mại và công nghiệp thế giới đã cho ra nền kinh tế toàn cầu, những phương tiện thông tin của thế giới đã loại bỏ những chướng ngại về ngôn ngữ và chủng tộc...
06/09/2010(Xem: 3892)
Hiện tượng này do sư cô Thích Chiếu Huệ khởi xướng và ngày càng lan rộng, nhận định về hiện tượng này và tìm hiểu nguyên nhân mà nó phát sinh cần có cái nhìn toàn diện về xã hội và Phật giáo Đài Loan. 1) Xã hội phát triển theo xu hướng nam nữ bình quyền. Đài Loan đã trở thành một trong bốn con rồng Châu Á và đã chịu ảnh hưởng sâu sắc của những tư tưởng phát triển từ phương tây, do đó trong xã hội ngày nay quyền bình đẳng luôn được phụ nữ Đài Loan vận động và tranh đấu. Phong trào nữ quyền ở Đài Loan đã đạt được những thành tựu nhất định. Nữ giới dần có địa vị cao trong mọi lĩnh vực của xã hội. Quan điểm "nam nữ bình quyền" đã được tuyệt đại đa số quần chúng ủng hộ và nó cũng tác động vào sau cánh cổng chùa đến tầng lớp ni giới của Đài Loan.
04/09/2010(Xem: 9807)
Tôi được một vị Tăng sinh ở Saigon mời góp ý kiến về Bát Kính Pháp khoảng hai tuần trước, nhưng vì khá bận rộn với những công việc tại đây (vừa lo thi cử cho việc trường lớp xong thì lại có duyên sự Phật sự 10 ngày tại Minnesota) nên đã khất hẹn với vị ấy là: khi nào tranh thủ được thời gian thì tôi sẽ xem xét vấn đề kỹ hơn để bàn cùng quý vị. Lúc ấy tôi nghĩ rằng: những vị Tăng sinh này sẽ tìm được câu trả lời cho những nghi vấn liên quan đến Bát Kính Pháp nhanh chóng thôi, vì ở Việt Nam hiện có rất nhiều chư Tôn Đức chuyên nghiên cứu, hiểu sâu sắc và hành trì Luật tạng miên mật, các vị dễ dàng đến đảnh lễ thưa hỏi.
04/09/2010(Xem: 3803)
Vì họ nghĩ rằng, Bát kỉnh pháp là điều khoản bất công với Ni giới, nếu chấp nhận sự có mặt của Bát kỉnh pháp trong hệ thống kinh luật, tức là chấp nhận đức Phật không có từ bi, thiếu tuệ giác và chúng ta tự đào thải mình. Rồi qua một số lý luận không có cơ sở khoa học vững chắc, họ suy đoán rằng các điều khoản trong Bát kỉnh pháp được hình thành là do sự mâu thuẫn giữa Tăng Ni trong một giai đoạn lịch sử nào đó, nên các bậc tiền nhân đã áp đặt ra để đè đầu cỡi cổ mấy cô Ni, chứ điều đó không phải do Phật nói. Cho nên, để thích hợp với xã hội toàn cầu hóa ngày nay, chúng ta phải mạnh dạng xóa bỏ điều này.
30/08/2010(Xem: 3328)
Đất nước hiện nay cần phải phát triển kinh tế để dân giàu nước mạnh. Muốn vậy, người dân Việt phải tăng gia sản xuất tất cả các ngành nghề, cần phải cạnh tranh trong tất cả các lãnh vực kinh tế. Chăn nuôi gia súc, nuôi cá, nuôi tôm là các ngành không thể thiếu để cung ứng thị trường nội địa và xuất khẩu để thu ngoại tệ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567