Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cư Sĩ... Ly Tăng

08/12/201003:57(Xem: 4905)
Cư Sĩ... Ly Tăng

CƯ SĨ ...LY TĂNG
Minh Thạnh

cusi-lytang“Tăng ly chúng tăng tàn”, còn chúng tại gia ly chúng xuất gia thì ra sao? Thế nào là “cư sĩ ly tăng”? Đâu là nguyên nhân và đâu là cách giải quyết vấn đề?

“Tăng ly chúng” là một vấn đề đã được bàn luận nhiều.

Từ vấn đề trên, chúng tôi nghĩ đến một hiện tượng cũng rất đáng được quan tâm, mà hình như, chưa được đặt thành vấn đề để mổ xẻ: “cư sĩ ly tăng”.

“Tăng ly chúng tăng tàn”, còn chúng tại gia ly chúng xuất gia thì ra sao? Thế nào là “cư sĩ ly tăng”? Đâu là nguyên nhân và đâu là cách giải quyết vấn đề?

1. Chủ trương từ phía một số cư sĩ

Ở Việt Nam, vấn đề cư sĩ tu hành mà không cần đến tăng chúng, hay cũng có thể nói là loại trừ tăng chúng, đã là một vấn đề lớn.

Từ những năm 1930 – 1940, ở miền Tây Nam bộ, đã khởi phát một giáo phái,vẫn xưng danh là Phật giáo, nhưng phương pháp tu hành chỉ đơn thuần là tu tại gia, không có tăng đoàn. Đôi khi, hơi cực đoan, tăng sĩ Phật giáo còn là đối tượng để phê phán.

Tiếp sau đó lại xuất hiện một giáo phái, cũng xưng là Phật giáo, tu phápmôn “Tịnh độ”, vẫn dựng chùa, đúc tượng, in kinh, nhưng phủ nhận tăng bảo. Chùa không có thầy. Cư sĩ tự chủ lễ, nhận cúng dường, thay thế côngviệc của tăng sĩ.

Ở Quận 5, Sài Gòn, từ trước 1975 đã có những đoàn thể cư sĩ Phật giáo người Hoa, cũng xây chùa, đúc tượng, tự tổ chức cúng tế, hộ niệm, hoàn toàn không có tăng sĩ.

Nhiều nơi ở khắp miền Nam có một dạng chùa được mệnh danh là chùa “Bạch y”, do cư sĩ xây dựng sở hữu, không có tăng chúng. Hiện nay, dạng chùa “bạch y” vẫn còn, dù có khi không treo bảng chùa, nhưng vẫn có các khóa lễ hàng ngày và vẫn tổ chức các hoạt động từ thiện.

Qua một số tài liệu, chúng tôi được biết ở một số nước Phật giáo, cũng có hiện tượng “cư sĩ ly… tăng” như vậy, mà đáng nói nhất là Nhật Bản. Ở Nhật có một số tổ chức Phật giáo chỉ toàn là cư sĩ. Họ cũng xây chùa, đúc tượng, cúng tế, hộ niệm và tiến xa hơn, tổ chức biên soạn, trước tácsách nghiên cứu Phật học, tổ chức truyền bá Phật giáo, tổ chức diễn giảng, trường Phật học, thậm chí cả hoạt động chính trị dưới danh xưng một tổ chức Phật giáo.

Một vị Pháp sư Việt Nam có kiểm lại danh mục sách Phật học của Nhật đượcdịch ra tiếng Việt, thì thấy rằng một phần đáng kể đều do cư sĩ Phật giáo Nhật Bản biên soạn. Nếu so với các tác giả sách Phật học Việt Nam, chủ yếu đều do các vị hòa thượng, thượng tọa biên soạn, thì sách Phật học Nhật Bản, tuy có, nhưng là hiếm tác giả tăng sĩ.

Ở Nhật Bản, Hàn Quốc…, việc hộ niệm trong dịp lễ hiếu, một phần lớn do cư sĩ đảm nhiệm, và họ tổ chức như một dịch vụ có thu phí.

Hoạt động tu học, tế lễ, hoằng pháp không có tăng sĩ như vừa trình bày ởtrên rõ ràng là do quan điểm của một số cư sĩ Phật giáo hơn là sự thiếuvắng đội ngũ tăng sĩ.

Đây là xu hướng người cư sĩ thay thế vai trò của tăng sĩ, từ đó tách rời khỏi giới tăng sĩ.

2. Việc tiếp nhận sự truyền bá Phật giáo không thông qua tăng đoàn


Đó là hiện tượng khá phổ biến ở các nước Âu Mỹ.

Phật giáo đến các nước ở khu vực này không phải chỉ bằng hoạt động truyền bá của các tăng sĩ từ châu Á, mà bằng sách vở và báo chí Phật học, ngày nay có thể thêm cả internet. Đức Phật đến với họ không phải với tư cách một vị giáo chủ một tôn giáo và Phật pháp đến với họ như là một triết thuyết, hơn là một hệ thống giáo lý. Họ tu tập thiền học như tập yoga.

Những phương pháp tu hành Phật giáo đối với một số lượng không nhỏ cư sĩphương Tây được quan niệm như những bài tập rèn luyện thâm tâm nhằm hướng tới sự an lạc.

Trong mối quan hệ đối với Phật giáo, họ không có tình cảm tôn giáo thực thụ như tín đồ Phật giáo ở những nước có tăng đoàn đông đảo. Những cư sĩphương Tây có thể lập hội, cùng nhau phiên dịch trước tác kinh sách Phật giáo, tổ chức hoằng pháp, nhưng không xây chùa, thỉnh tăng, xây dựng Phật giáo như là một tôn giáo.

Ở dạng cư sĩ này, người tăng sĩ vắng bóng trong hoạt động tu học của họ như là một điều đương nhiên, vì khởi thủy đã là như vậy. Nó hoàn toàn khác với quan điểm có xu hướng loại trừ vai trò người tăng sĩ ở những nước có truyền thống Phật giáo lâu đời.

Nhiều sách vở, tài liệu, hội thảo Phật học ghi nhận những đóng góp khôngphải nhỏ của nhiều vị cư sĩ ở các nước phương Tây. Những đóng góp của họ là hết sức quý giá, rất có ý nghĩa và đáng được ghi nhận.

Nhưng việc miêu tả những hoạt động của các cư sĩ trí thức Phật giáo dường như là diện mạo của toàn thể hoạt động Phật giáo ở một số nước Âu Mỹ dường như chưa được xem như một vấn đề.

Chúng tôi xem đây là vấn đề và nó cũng đáng làm cho chúng ta quan tâm như đối với xu hướng loại trừ vai trò của tăng bảo ở một số nước Phật giáo phương Đông. Điều đã diễn ra ở phương Tây cũng đã có mặt ở Châu Á, và ngay tại Việt Nam.

Bên cạnh những tập thể cư sĩ Phật giáo lập chùa, đúc tượng, hành lễ không cần tăng sĩ, cũng đã có những cư sĩ đến với Phật giáo qua những tác phẩm Phật học, thay vì từ truyền thống gia đình. Rồi họ chỉ đến những nhà sách Phật giao thay vì đến chùa tu trong các chúng. Đối với những cư sĩ Phật giáo như thế, tất nhiên vai trò của tăng sĩ cũng không tồn tại trong họ. Có chăng đi nữa là chỉ qua những quyển sách mà chư tônhòa thượng, thượng tọa… là tác giả.

3. Hiện tượng một số “đạo” mới ở phương Tây có dùng một số khái niệm Phật học

Những người theo đạo này cũng xưng là cư sĩ (tu tại gia), cũng nói đến thiền quán, Tịnh độ, Phật, Bồ tát…, nhưng đã đi đến mức không nhận mình là người theo đạo gì đó, mà giáo chủ là một người đời. Họ có thể ăn chay, niệm Phật, nhưng lại tỏ ra “dị ứng” với tu sĩ Phật giáo.

Đến đây, vai trò tăng sĩ từ chỗ không cần thiết đã chuyển biến đến chỗ đối lập với số “cư sĩ” vẫn còn ăn chay, niệm Phật, ngồi thiền kia. Họ không chỉ muốn loại trừ chư tăng mà còn muốn cạnh tranh với chư tăng trong việc hành đạo.

4. “Cư sĩ ly tăng” hay “tăng ly cư sĩ”?


Việc “cư sĩ tăng ly” đã là một xu hướng rõ ràng về phía cư sĩ. Nhưng thực trạng “cư sĩ ly tăng” cần phải được tìm hiểu nguyên nhân một cách toàn diện.

Chúng tôi nghĩ rằng, cũng đã có hiện tượng “tăng ly cư sĩ”.

“Tăng ly cư sĩ” vì trước hết đã phổ biến trong lịch sử phát triển của Phật giáo hiện tượng “tăng ly tăng”. Sự phân chia trong nội bộ tăng đoànPhật giáo tất yếu có tác động đến sự phân hóa giữa tăng sĩ và cư sĩ. Các cận sự nam, cận sự nữ (một tên gọi khác của cư sĩ nam nữ) sẽ không còn “cận” với nhóm tăng sĩ mà vị tăng sĩ bổn sư của họ đã ly khai. Mầm mống việc “ly” bắt đầu từ đây, mà có thể đã từ nhiều ngàn năm trước.

Thứ đến, một bộ phận tăng sĩ đã không thực hiện được vai trò “chúng trung tôn”, vai trò lãnh đạo tứ chúng của mình. Họ không duy trì được sựhưng thịnh của Phật giáo, hay chỉ muốn “độc thiện kỳ thân”, chỉ đặt nặng mục tiêu an lạc, giải thoát cho riêng mình.

Tự tu khép kín chính tức là tăng ly chúng. Không đảm đương nổi rường cột Phật giáo cũng là làm “cư sĩ ly tăng”.

Tất nhiên, trong quá trình “ly” một cách tiêu cực này có cả quá trình “tăng ly chúng tăng tàn”. “Tăng ly chúng” là bước một để “cư sĩ ly tăng”. “Tăng tàn” thì còn làm cho “cư sĩ ly tăng” nhanh hơn nữa, vì đã “tàn” rồi, thì đâu phải là chỗ nương tựa!

Ở Việt Nam, giai đoạn mà xu hướng “cư sĩ ly tăng” lên cao (những năm 30 –40 thế kỷ XX) chính là giai đoạn mà Phật giáo Việt Nam đi đến mức độ suy tàn cực độ, dẫn đến sự khởi động bước đầu của quá trình chấn hưng Phật giáo mà kết quả chỉ có được ở những thập niên sau.

Ở đây có vấn đề “cư sĩ ly tăng” vì cư sĩ mất lòng tin vào tăng..

Quan điểm xem nhẹ hoạt động hoằng pháp mà chỉ đặt nặng vào hoạt động tu học chi phối Phật giáo không chỉ ở Việt Nam mà toàn châu Á một thời giandài cũng đã là nguyên nhân dẫn đến một đạo Phật không có tăng bảo ở phương Tây.

Trong thực tế, các nhà sư châu Á đến phương Tây hoằng pháp hay những người phương Tây đến châu Á rồi phát hiện ra những giá trị của đạo Phật để sau đó truyền bá ở phương Tây? Chỉ khi những sự kiện lịch sử buộc cácnhà sư châu Á phải đến phương Tây, thì khi đó, mới thấy vai trò của người tăng sĩ.

Tất nhiên, trong một hoàn cảnh như vậy, thì đó là một vai trò bị động (chúng ta thử nêu ra câu hỏi, nếu không có sự kiện Tây Tạng 1959 thì liệu Phật giáo Tây Tạng có góp phần vào hoạt động hoằng pháp như đã thấyở phương Tây hay không, hay các vị sư Tây Tạng vẫn ẩn mình trên những đỉnh núi cao, cách biệt với thế giới).

Khi mà lịch sừ giao phó trách nhiệm cho người cư sĩ, thì tất nhiên họ buộc phải hoạt động độc lập (như một số cư sĩ trí thức phương Tây dẫn đến tình trạng không thể tránh khỏi là “cư sĩ ly tăng” (vì không có tăng).

Sự thụ động của giới tăng sĩ, không giữ được vai trò hạt nhân tập hợp quanh mình những người tu Phật, cũng góp phần hình thành những thứ đạo ăn chay, niệm Phật, nhưng tu xuất hồn, “vô vi”, do những người xa lạ vớiđạo Phật lãnh đạo.

Tâm ngã mạn, kiêu căng, tự mãn, bệnh vốn dĩ có ở số đông những cư sĩ tu Phật cũng dẫn đến tình trạng “cư sĩ ly tăng”. Ắt họ nghĩ rằng chỉ cần chút hiểu biết Phật học, họ vẫn có thể chủ lễ, thuyết pháp rồi cả tu giải thoát mà không cần đến quan hệ với chư tăng, hay cố gắng tinh tấn xuất gia thọ đại giới.

5. Hậu quả của việc “cư sĩ ly tăng”

Như trên đã nói, những đóng góp độc lập của cư sĩ đối với việc phát triển Phật giáo là rất có giá trị.

Nhưng tình trạng “cư sĩ ly tăng” tất yếu sẽ dẫn đến một đạo Phật méo mó, biến dạng.

Ở mức độ ít tiêu cực hơn, Phật giáo không còn là một tôn giáo. Những “cưsĩ” Âu Mỹ xem đức Phật như một nhà tư tưởng và họ thực hành đạo Phật như một kiểu luyện tập để có được an lạc. Họ nhìn chùa chiền và tăng đoàn như những người đứng bên ngoài, có thiện cảm, gần gũi, nhưng không phối thuộc.

Đáng ngại hơn là những ngôi chùa không có sư, những đoàn thể Phật giáo không có chùa, những buổi hành lễ không có chư tôn đức chủ trì. Một đạo Phật khuyết dần một trong ba ngôi tôn quý!

Và trầm trọng là những thứ đạo gì gì đó, những người theo đạo tự nhận đãlà những nhà tu, vẫn ăn chay, niệm Phật nhưng… đối kháng với Phật giáo.

Đã đến lúc nên coi “cư sĩ ly tăng” là một vấn đề, tiếp tục công cuộc chấn hưng Phật giáo ở một cấp độ mới, hướng về hình mẫu tứ chúng mà đức Phật đã nói rõ trong kinh điển và tự mình xây dựng.

Môi trường “tứ chúng đồng tu” với một mối quan hệ bền vững phù hợp với giáo pháp mới là một môi trường tu thật sự, mới thật là “hạnh phúc” như lời kinh Pháp cú.

Minh Thạnh (Phật Tử Việt Nam)

PHẢN HỒI CỦA ĐỘC GỈA

Minh thànhvào lúc 04/12/2010 10:35Cư sỹ ly Tăng đây là một vấn đề lớn. Mặc dù cư sỹ làm được nhiều việc xong vẫn cần phải có chư tăng hướng dẫn, hành đạo chứ.Theo tôi cũng lên có hướng dẫn về vấn đề này để đảm bảo tất cả các hoạt động tu tập, hành đạo, hoằng pháp đúng hướng. Hơn nữa tăng đoàn, tăng bảo là một trong ba ngôi tôn quý của tất cả chúng sinh, hướng dẫn, dẫn dắt chúng sinh và làm cho phật pháp trường tồn.?. Cư sỹ không thể thay thế tăng được.

TruongAnvào lúc 04/12/2010 16:27phattuvietnam đăng những bài có tính chất tham luận thế này nên cần dẫn chứng mới giá trị.

Trí Nguyênvào lúc 04/12/2010 21:37Thiết nghĩ về vài trò của cư sĩ, ngày nay chúng ta cần có những vị cư sĩ như A Dục Vương ngày xưa thì Phật giáo mới có thể hưng thịnh.

Nguyễn Thị Thanh Bìnhvào lúc 05/12/2010 14:32Phật, Pháp, Tăng là Tam bảo. Bộ ba cao quý của Đạo Phật. Phật là đấng tối cao, là ánh sáng soi đường. Pháp là lời Phật dạy để mọi người tu tập, hành trì. Để tìm hiểu, nghiên cứu, học tập thấu hiểu rõ lời Phật dạy, các cư sĩ cầncó các Tăng. Tăng là người xuất gia, chú tâm tu học và giúp giới cư sĩ ngày càng hiểu sâu hơn và kỹ hơn về giáo lý Phật.Thế nhưng, ngày nay nhiều cư sĩ, phật tử tại gia đến chùalại không còn được nghe lời thuyết pháp hay những buổi pháp thoại giữa tu sĩ và cư sĩ. Rất nhiều chùa chú trọng phần lễ tức là cái hình thức bên ngoài. Ngày rằm, mùng Một nhiều phật tử, cư sĩ cố gắng sắp xếp việc nhà, việc làm ăn để đếnchùa để lễ Phật, nghe giảng kinh. Quý thầy lại chú trọng đọckinh nhiều hơn nói pháp. Phật tử quỳ mỏi cả gối, tê cả chân chờ các thầy tụng một bài kinh dài mà chẳng hiểu ý nghĩa bài kinh đó nói gì. Sau đó là một bữa cơm chay và ra về. Sự việc cứ lắp đi lặp lại như vậy liệu các tác động gì "chúng ly tăng " không? Sự hiện hữu của tăng phải thể hiện là sự cần thiết cho chúng thì sự hiện hữu đó mới có giá trị.Nếu đến chùa không được tăng hướng dẫn tu học, tăng chỉ biết tu cho mìnhthì việc "chúng ly tăng" trước hết là bởi vì "tăng ly chúng". Kính mong, quý thầy hãy giúp cư sĩ tu học nhiều hơn.

chanh kien vào lúc 06/12/2010 09:31thoi phat tai the ngai da tuyen bo hang cu si phat tu phai nuong theo ba ngoi bao phat phap tang , the ma ngay nay lai co mot so nguoi phat tu muon danh nghia la de tu cua phat lai luon luon luc nao cung muon minh hon 1 vi xuat gia , dung ra thanh lap dao trang , che ra nhung nghi thuc co the noi la THAP CAM de roi bay ve lung tung va quyen gop TIEN BAC nhung gia dinh ko biet gi den phat phap , CON TU XUNG LA DETU , LA HUYNH DE CUA NHUNG VI TON TUC CO UY TINH NHAT HIEN NAY NUA . day la mot VAN NAN can phai duoc dep bo .

vào lúc 06/12/2010 22:44đã đến lúc cư sĩ thay thế dần vị trí của chư Tăng để hoằng dương chính pháp
chúng ta nên nhớ lại 7 điềm mộng của A Nan
thay thế ở đây không có nghĩa là loại trừ mà làm thay vì chánh pháp sắp diệt tận
làm thay có nghĩa là chuẩn bị cho một cuộc biến thiên lịch sử dù không muốn vẫn sẽ diễn ra vì đó là quy luật khách quan
theo kinh Phật thuyết kinh pháp diệt tận có nói:trong đời ngũ trược ác thế ma quỷ biến thành sa môn ( tăng) xuyên tạc phá hoại giáo pháp của taưa thích cà sa sặc sở uống rượu ăn thịt .... ác ma tỳ khưu không có đạođức dâm loạn dơ bẩn không cách biệt nam nữ v.v.v.làm cho chánh đạo suy yếu còn sa môn chân chính sẽ bị xem như đất phân và không còn ai tin chn1h pháp sẽ suy tàn như vây cư sĩ không lo tu học đàng hoàng để đứng ra phục hưng giáo pháp hay sao?

vì vật theo tôi cư sĩ thời hiện nay phảii giỏi như Tâm Minh Lê Đình Thám, Chánh Trí Mai Thọ Truyền Thiều Chửu Nguyễn Hữu Kha....để đảm đương vai trò của Chư tăng khi cần thiết nhưng tâm phải tuyệt đối khiêm hạ quyy Tăng trọn vẹn

Tăng nói cho đủ là tăng già tiếng phạn sangha là một đoàn thể tứ chúng bao gồm Tỳ kheo tỳ kheo ni ưu bà tắc ưu bà di có thọ giới luật tu hành theo giáo pháp của phật , đoàn thể đó thanh tịnh chứ không phải Tăng là một ông Thầy hay cá nhân một ông sư

không nên phủ nhận vai trò của các tôn giáo hệ phái Phật giáo như Bửu sơn kỳ hương Tứ ân hiếu nghĩa PGHH Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam bởi lẽ trong giai đoạn lịch sử như thế đã hình thành nên những cuộc chấn hưng như thế vì nếu Phật pháp hưng thịnh thì việc gì phẩi chấn hưng ?
cho nên nếu Tăng chúng ko lo tu hoc cho đàng hoàng làm chổ nương tưa choTrời người thì Cư sĩ sẽ tấn lên chấn chỉnh tôi nghĩ cư sĩ có quyền làm như thế
vì tâm niệm của học không bao giờ muốn chánh pháp suy tàn

hiện nay cư sĩ đang hoạt động âm ỉ rất mạnh có đến 185 Ban hộ niệm toàn quốc hộ niệm bằng phương pháp niệm Phật tiếp dẫn vãng sanh điều này rất ít chư tăng làm được
thiết nghĩ cư sĩ ngoài vai trò hộ pháp cúng kính tụng niệm thì cần phái đóng góp một số Phật sự tùy theo kả năng của mình cho phép kể cả giảng kinh thuyết pháp hãy nhớ Huệ Năng ngộ đạo lúc còn là cư sĩ
Phật đâu có quy định giác ngộ phải là Tăng

hiện nay Học viện PGVN tại TPHCM đã mạnh dạn đào tạo lớp Cử Nhân Phật Học cho Cư sĩ được học chung với Tăng sĩ đây là một bước tiến rất đáng kể của Giáo hội PGVN
còn nhớ cụ Tâm Minh Lê đình Thám cư sĩ mà giảng dạy cho biết bao thế hệ Tăng ni danh tiếng trước khi lên lớp cụ đều xá lạy chư Tăng rồi mới bướclên bục giảng, thời nay có được bao nhiêu vị như thế?

Ban Hoằng Pháp của GHPGVN đã quan tâm đến cư sĩ khi mạnh dạn đào tạo Hoằng Pháp viên chủ ýếu là lực lượng cư sĩ
điều đáng nói là đừng để cho cư sĩ tự phát tùy tiện hành đạo mà ko có tăng hướng dẫn, mạnh dạn cho phép cư sĩ làm việc đạo bằng cách đào tạo hướng dẫn bồi dưỡng đúng mức thì cư sĩ đi đúng hướng mà thôi.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/11/2018(Xem: 7782)
Đối với tình trạng không mấy tốt đẹp cho tinh thần và sức lực chống Cộng, không được hòa hợp trong những ngày gần đây trên nước Úc. Phải chăng do BCH CĐNVTD NSW tự xóa bỏ ngày hẹn tái họp vào thứ năm kế tiếp với Ban Điều Hành GHPGVNTN HN UDL-TTL? Cái tự quyết riêng đó của BCH CĐNVTD NSW, làm thiếu tính lưỡng toàn nên không hòa hợp xác định sự Tưởng Niệm.
30/09/2018(Xem: 6802)
1/ Việc kết thúc tất cả các vai trò tại công ty Sen Việt đến thời điểm này vẫn còn những thông tin rằng lúc ra đi cô đã ôm tiền của công ty đi “du hí” và để lại khoản nợ cho công ty? - Dạ, chị có thấy ai “gây nợ, ôm tiền, chạy trốn” nhưng chính là người đứng ra yêu cầu luật sư giải quyết mọi vấn đề không ạ?( mĩm cười nhẹ nhàng) - Giai đoạn tôi ra đi, tiền bạc thì đầu tư hết vào văn phòng mới ở Phổ Quang, chất xám xây dựng các chương trình &phim ảnh bao năm tạo ra đều để lại Sen Việt hoạt động. Toàn bộ máy móc, trang thiết bị và kể cả xe Ôtô là phương tiện di chuyển..tôi cũng đã để lại hết. Trong mọi vấn đề, tôi chọn cách buông đẹp để trả cho những điều không đẹp!
28/09/2018(Xem: 5556)
Trong cuộc vận động chính giới liên bang tại Tòa Nhà Quốc Hội ở Thủ đô Canberra hồi cuối tháng 9 vừa qua, Hòa Thượng Thích Bảo Lạc, Hội Chủ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại Úc Đại Lợi-Tân Tây Lan (Giáo Hội) đã kêu gọi chính phủ và nhân dân Úc Châu yểm trợ nỗ lực tranh đấu ôn hòa của xã hội dân sự tại Việt Nam, đồng thời hợp tác chặt chẽ với cộng đồng người Việt ở nước ngoài, đồng hành cùng đồng bào trong nước trong sứ mạng phát huy tự do dân chủ nhân quyền, bảo vệ độc lập và sự toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc Việt Nam thân yêu.
15/09/2018(Xem: 4256)
V/V: Phát biểu về vđ nhân quyền và tự do tôn giáo tại VN của HT Thích Bảo Lạc, Hội chủ GHPGVNTN Hải Ngoại tại UĐL – TTL trong cuộc họp báo của CĐNVTD liên bang Úc Châu tại Canberra ngày 19/9/18 Hầu bổ túc thêm cho tuyên cáo chung của Cộng Đồng Việt Nam và các vị lãnh đạo tinh thần tôn giáo, tôi xin phép có vài lời sau đây, nhân danh GHPGVNTN Hải Ngoại tại UĐL-TTL: Nhận định rằng: 1. Sự kiện giáo hội mẹ của chúng tôi là Giao Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất (GHPGVNTN) là một tổ chức tôn giáo hoàn toàn khác biệt với Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (GHPGVN) do nhà cầm quyền CSVN thành lập như một trong những ngoại vi của đảng. Hậu quả là như một thành phần của GHPGVNTN chúng tôi tranh đấu cho nhân quyền trong Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền năm 1948 của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc. 2. Chúng tôi tin tưởng sâu sắc rằng Điều 18 của bản tuyên ngôn nêu trên vô cùng trọng yếu cho nhân loại và nhất là dòng sinh mệnh của dân tộc Việt Nam. Điều 18 ghi:
15/09/2018(Xem: 3700)
VĂN HÓA...CHỌT ! ​Sáng cuối tuần gọi điện thoại cho một người bạn thân gốc Huế nhưng không có tiếng trả lời. Đến lượt thứ ba mới có tiếng trả lời uể oải bên kia: Không có ai bắt máy hết. Cả nhà ai cũng đương mắc… “chọt” rồi ôn ơi!
13/09/2018(Xem: 7349)
Chiếc Áo Tràng Màu Lam của Người Cư Sĩ Phật Tử, Nhân đọc bài « Chiếc Áo Hoại Sắc » của tác giả Thích Giác Tuệ Hiếu trên trang nguoiphattu.com – Một bài viết rất sát tính thời sự và tình trạng biến tướng trong cách mặc trang phục đi chùa của cư sĩ Phật tử hiện nay. Người viết có hơi chút thắc mắc không biết tác giả có phải là một vị xuất gia vì tên danh xưng nghe lạ quá, nhưng có chữ Thích đứng đầu thiết nghĩ chắc là một vị xuất gia ? Có thắc mắc như vậy vì từ thưở bé học đạo cho đến bây giờ chỉ thường nghe pháp danh các vị xuất gia chỉ có ba từ, đứng đầu là Thích. Ngay như tên hiệu của chùa cũng vậy, một vài chùa đã có xuất hiện hàng chữ dài lạ lẫm thay vì Tự - Chùa hay Tổ Đình, tạo ra cảm giác ngơ ngác cho người đọc, nhất là những ai ít khi tìm hiểu về danh xưng trong Phật giáo. ( Ảnh A)
27/08/2018(Xem: 3655)
Làm sao có thể sống hạnh phúc trong thế giời đầy ngã chấp như hiện nay? Để được như vậy, chúng ta bớt chấp. Khi chúng ta bớt chấp, chúng ta bới phiền muộn, bớt đau khổ. Khi chúng ta không còn chấp, thì chúng ta được tự tại, giải thoát, lúc đó niết bàn ‘hiện ra’. Vấn đề không chấp thủ rất phức tạp từ thô đến vi tế và thậm chí đến mức độ vi tế thì không từ ngữ nào có thể diễn đạt được. Vì thế, bài luận chỉ tập trung việc không chấp thủ ở mức độ tương đối bằng cách làm sáng tỏ luận cứ tự tại giữa ‘có’ và ‘không’ trong thế giới hiện hữu này.
24/08/2018(Xem: 9836)
Luật Sư Lưu Tường Quang và Linh Mục Peter Hoàng nói chuyện về Nhân Quyền tại Quốc Hội tiểu bang Victoria, Melbourne, Úc châu trưa ngày 23/08/2018 . TT Thích Nguyên Tạng trả lời phỏng vấn sau buổi nói chuyện
22/08/2018(Xem: 3908)
Chia Sẻ trên Facebook Trang Nhà Quảng Đức
12/08/2018(Xem: 4751)
Năm tượng Phật chùa Hương Tích, Santa Ana, bị chém lìa tay, Chiều Thứ Năm, 9 Tháng Tám, một số tượng Phật trong sân chùa Hương Tích, Santa Ana, bị chém lìa tay, để lại cảnh đau lòng cho nhiều Phật tử. Nói với phóng viên nhật báo Người Việt vào trưa 10 Tháng Tám, Phương Trượng Thích Nhật Minh nhỏ nhẹ cho biết: “Chùa không biết ai làm chuyện này cả.” Ông kể, khi tưới cây trong sân chùa sáng Thứ Năm, ông không hề thấy gì cả, có lẽ do sơ sót. Nhưng đến chiều thì ông phát hiện cả năm tượng cùng bị phá rồi.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567