Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vị Trí Nghệ Thuật Kiến Trúc Phật Giáo Trung Quốc (phần 3 hết)

02/10/201020:42(Xem: 3436)
Vị Trí Nghệ Thuật Kiến Trúc Phật Giáo Trung Quốc (phần 3 hết)
chua_trung_quoc

Vị Trí Nghệ Thuật Kiến Trúc Phật Giáo Trung Quốc (Phần 3-Hết)

Ý Nghĩa Thẩm Mỹ và Giá Trị Phẩm Vị của Nghệ Thuật Kiến Trúc Phật Giáo Trung Quốc

Thích Tâm Mãn

Giáo nghĩa uyên thâm của Phật Giáo có ảnh hưởng sâu rộng đến nền tư tưởng tôn giáo của Trung Quốc. 2000 năm nay Phật Giáo hoằng truyền tại Trung Quốc từ việc phiên dịch kinh điển từ Phạm văn thành văn Trung Quốc số trên ngàn bộ xây dựng chùa chiền trên một vạn ngôi, trong đó Phật tự là nơi thể hiện văn hóa của Phật Giáo đồng thời cũng là nơi giới thiệu giáonghĩa của Phật đà và những phương pháp tu tập của Phật Giáo, đây là cơ sở chính trong việc hoằng giáo của Tăng lữ Phật Giáo với công cuộc phổ cập Phật Giáo đến dân gian.

Trong đó nghệ thuật kiến trúc và tư tưởng truyền thống văn hóa Trung Quốc, đặc biệt triết học cổ đại Trung Quốc, điêu khắc, thư pháp và các loại tạo hình nghệ thuật khác được hổ tương thẩm thấu hòa hợp thành một di sản nghệ thuật Phật Giáo cụ bị văn hóa truyền thống Trung Quốc có ý nghĩa thẩm mỹ và nghệ thuật cao siêu. Hình tượng nghệ thuật kiến trúc Phật Giáo thể hiện nội hàm văn hóa và lịch sử phát triển của Phật Giáo Trung Quốc.

Nghệ thuật kiến trúc Phật Giáo Trung Quốc là sự thể hiện công năng, hình thức của Phật Giáo ra bên ngoài, phục vụ cho công việc tuyên truyền giáo nghĩa, ý niệm của Đạo Phật, xuyên qua ý thức và sùng bái, sự trừu tượng của ý thức được thể hiện quahình thể của nghệ thuật kiến trúc, cụ thể và dễ làm cho người sùng kínhPhật Giáo tiếp xúc với giáo nghĩa của Đức Phật. Phật Giáo từ các vật thể kiến trúc thể hiện cảnh giới cực lạc để đối lập với cảnh giới khổ hải của nhân sinh. Hình tượng của Đức Phật được miêu tả một cách tôn kính thể hiện tính cách tôn nghiêm oai hùng dựa theo kinh điển của Phật Giáo để hình tượng hóa, hướng dẫn cho người học Phật qua hình tượng nghệthuật cũng như kiến trúc cảm thọ được nội hàm của Phật Giáo, dần tiến tới lĩnh ngộ chơn đế của Phật Giáo.

Chúng ta có thể nhận thấy từ sự tìm những địa điểm các ngôi chùa Phật Giáo Trung Quốc, sự sùng thượng về thanh tịnh, tinh khiết, siêu thoát trần duyên, tịnh hóa ý thức. Từ bố cục kiến trúc của ngôi chùa ta có thể trực ngộ Phật Giáo truy cầu sự quân bình và thống nhất, trang nghiêm trân trọng, trật tự của một Phật quốc thanh tịnh. Từ điện đường lầu các, quan sát thể nghiệm được quả vị tu hành của Phật Giáo, thông qua những phương thúc tu hành, công năng tutập để đạt đến quả vị tu tập cuối cùng là Niết Bàn tịch tịnh.

Mộ cổ thần chung, thể hiện lối sống tỉnhthức của Đạo Phật, giải trừ phiền não nhân sinh. Xá Lợi là tiêu chí tượng trưng của Niết Bàn và sự tu chứng quả vị của Đạo Phật, cho nên thông qua tầng tầng lớp lớp vươn cao của tháp Xá Lợi, trên bảo tòa liên hoa tháp sát kim quang xán lạn, khiến cho người học Phật khi đối diện trước tháp phải cung kính cuối đầu, khởi niệm lễ bái quán niệm công đức của chư Phật mà phát tâm tu hành. Không những như thế, cho đến hình thứccủa tháp cũng tượng trưng cho sự xiển dương giáo lý Đạo Phật, tháp vuông 4 góc tượng trưng cho Tứ Thánh Đế, Lục Độ, Bát Chánh Đạo, Thập NhịNhân Duyên.v.v… tháp hình tròn biểu thị cho viên mãn, viên thông, viên dung của Phật Giáo.

Trong kết cấu kiến trúc của Phật Giáo bao gồm cả thế giới và vũ trụ quan, chư Phật Bồ Tát, la Hán, chư Long Thiên và các vị thần Hộ Pháp, tổ hợp phức hợp này tạo thành một thế giớithần kỳ, một trận đồ dung nạp khái quát, khái niệm pháp giới, vũ trụ quan của Phật Giáo, thế giới quan này thể hiện thiện ác phân minh, phướchọa rõ ràng, trừ ma giáng phước và những chức trách phổ độ chúng sanh cùng những pháp lực tôn giáo làm cho tổ hợp không gian kiến trúc của ngôi chùa thể hiện đầy đủ tính cách thần bí linh thiêng, thoát tục siêu phàm vốn có của kiến trúc tôn giáo.Ví dụ Trung Quốc Phật Giáo Tứ Đại Danh Sơn, gồm những quần thể kiến trúc tự viện, phụng thờ riêng biệt riêng biệt 4 vị Bồ Tát tượng trưng cho tinh thần cốt lõi của Đại Thừa Phật Giáo: “Trí, Hạnh, Bi, Nguyện”. Bốn vị Bồ Tát được phụng thờ: Ngũ Đài Sơn-Văn Thù Bồ Tát, Nga Mi Sơn- Phổ Hiền Bồ Tát, Phổ Đà Sơn-Quan ThếÂm Bồ Tát, Cửu Hoa Sơn-Địa Tạng Bồ Tát.

Một số tự viện là tổ đình của một tông phái hoặc là đại diện cho một hệ tư tưởng của Phật Giáo như: Triết GiangThiên Đài Quốc Thanh Tự-Tổ Đình Thiên Đài Tông; Giang Tô Nam Kinh Thê Hà Tự-Tổ Đình Tam Luận Tông; Thiểm Tây Tây An Từ Ân Tự-Tổ Đình Pháp Tướng Duy Thức Tông; Sơn Tây Đại Đồng Hoa Nghiêm Tự-Tổ Đình Hoa Nghiêm Tông; Tây An Chung Nam Sơn Tịnh Nghiệp Tự-Tổ Đình Luật Tông; Thiểm Tây Tây An Đại Hưng Thiện Tự-Tổ Đình mật Tông; Thiểm Tây Tây An Hương Tích Tự-Tổ Đình Tịnh Độ Tông; Hà Nam Tung Sơn Thiếu Lâm Tự-Tổ Đình Thiền Tông; Đây là những chốn tổ của 8 tông phái lớn của Phật Giáo Trung Quốc,những ngôi tự viện này có phong cách kiến trúc, bố cục bài trí kiến trúc đều thể hiện tư tưởng quan niệm của tông phái mình, sự kết hợp hài hòa giữa địa vực phong cách kiến trúc dân gian địa phương và hình chế kiến trúc Phật Giáo.

Phật tự Trung Quốc, Phật tháp Trung Quốchình chế được diễn hóa theo phong cách kiến trúc Trung Quốc. Kinh Tràng, bia đá, tượng Phật và bích họa của Phật Giáo Trung Quốc trãi qua quá trình hòa nhập, phát triển đã tạo cho mình một phong cách riêng biệt, và có thể đại diện cho phong cách của từng thời đại nghệ thuật vănhóa Phật Giáo, cũng như sự phát triển của Phật Giáo trong nền văn hóa tư tưởng nghệ thuật truyền thống cổ đại Trung Quốc. Nói khoa trương một chút kiến trúc Phật Giáo mỗi tòa là một hình tượng xinh động về nghệ thuật, là bảo tàng quí giá nghệ thuật kiến trúc Trung Quốc.

Nghệ thuật kiến trúc Phật Giáo Trung Quốc khắc sâu và phản ánh tư tưởng văn hóa truyền thống cổ đại Trung Quốc. thời cổ đại Trung Quốc tư tưởng Nho gia có địa vị chủ đạo về tư tưởng, tinh thần của xã hội phong kiến Trung Quốc. Sau khi Phật Giáo truyền nhập vào Trung Quốc với giáo nghĩa nhân quả báo ứng, sanh tử luânhồi và đề ra một phương pháp lễ Phật tu hành, khắc phục dục vọng, tích thiện tích đức, nương nhờ những công đức này mà thoát ly khổ nạn, đạt đáo quả vị Phật thừa, đây là con đường thăng hoa của nhân sanh và thực hiện nhân cách của sinh mạng.

Ngũ giới, Thập Thiện cùng với chủ trươngthưởng thiện phạt ác, những giá trị tinh thần này được phổ biến cùng khắp xã hội cổ đại Trung Quốc. Một số nghĩa lý của Phật Giáo có sự tươngthông với tư tưởng Nho gia. Nghệ thuật kiến trúc Phật Giáo phản ánh rõ ràng những đặc trưng về truyền thống tư tưởng văn hóa cổ đại Trung Quốc,đều do văn hóa Phật Giáo và lễ chế của Nho gia tương dung, rõ ràng nhấtTrung Quốc Phật tự là sự chuyển hóa từ thể chế quan thự phong kiến, và đẳng cấp theo quan niệm tư tưởng của lễ chế Nho gia. Đây là đặc trưng điển hình của kiến trúc Hán truyền Phật Giáo.

Kiến trúc Hán truyền Phật Giáo có ảnh hưởng rất lớn tại Trung Quốc, từ bố cục của kiến trúc cho đến hình thể của kiến trúc tự viện, kết cấu nội ngoại trang trí đều có sự ảnh hưởng sâu đậm của lễ chế Nho gia, trong quan niệm và chế độ “lễ vi thiên hạ chi tự” sự can thiệp mạnh mẽ về luân lý và qui phạm chính trị.

Đồng thời do sự ảnh hưởng của quan niệm âm dương vũ trụ và triết học nhân sinh, sùng thượng đối xứng, quân bình,ổn định tâm lý thẩm mỹ này hoàn toàn chi phối việc chọn nơi làm chùa cũng như hình chế của tự viện, cường điệu lý niệm “ thiên nhân hợp”, “biện phương chánh vị”,làm cho kiến trúc của Phật Giáo dung nhập vào hoàn cảnh của tự nhiên, mặt bằng kiến trúc thường xử dụng hình vuông lấy tâm điểm đặt để kiến trúc theo thứ tự và đối xứng cấu thành một quần thể kiến trúc trang nghiêm trật tự và khí thế.

Từ những hình chế của kiến trúc tự viện như quy mô , số lượng, to nhỏ, cao thấp, sâu rộng, giá đỡ và những số tầng của bảo tháp, những đồ hình trang trí trên nóc chùa.v.v… đều có những quy phạm nghiêm khắc hạn chế và qui định của lễ chế phong kiến. Kiến trúc Phật Giáo được sử dụng con số kiết tường đặc trưng của thể chếphong kiến Trung Quốc như số 9 hoặc là 99 và các hình tượng tượng trưngtôn quí cát tường của kiến trúc cung điện Trung Quốc.

Bất cứ là chùa xây dựng trên núi hoặc làm ở dưới đồng bằng, nơi thờ tự Đức Phật cũng như hoạt động các nghi thức tôn giáo là kiến trúc chính trong quần thể kiến trúc của Phật Giáo được chú trọng đặc biệt trong việc kiến tạo cũng như loại hình kiến trúcvà trang trí kiến trúc, vị trí kiến trúc thể hiện rõ ràng sự tôn quí cũng như quan trọng của kiến trúc này.

Quan niệm và luân lý truyền thống cổ đại Trung Quốc cho rằng trong quần thể kiến trúc, Điệncó địa vị thần thánh và được tôn sùng cao nhất, duy chỉ có nhà vua thương nghị triều chính cử hành các đại lễ của quốc gia, lễ tế thiên địathần linh và liệt vị tổ tông tiên đế mới đủ tư cách được gọi là Điện, nơi cung phụng Phật tượng, lễ Phật, tụng Kinh được đặc cách tôn xưng là Điện.

Đại đa số các tự viện Phật Giáo ngoài Đại Hùng Bảo Điện ra còn có Bồ Tát điện, Thiên Vương điện, La Hán đường,hai bên sơn môn còn có lầu chuông trống nghiễm nhiên đây là lễ chế kiếntrúc của Cung ĐiệnQuan Thựmà Phật Giáo được hoàn toàn sử dụng trong công trình kiến trúc tôn giáo mình.

Tự viện Trung Quốc chiếu theo sự hoằng truyền và ảnh hưởng của chùa, cũng như cấp độ trọng thị của nhà vua mà qui hoạch theo những đẳng cấp đã được qui định. Đẳng cấp và địa vị cao nhất là hoàng gia công đức tự, thứ đến là sắc kiến quốc tự, mỗi địa phương gồm có tự viện của kinh đô, của châu, quận, huyện.v.v…

Những ngôi chùa có đẳng cấp thấp nhất như am viện, lan nhã trong núi rừng, Phật tự địa vị càng cao thì qui mô càng lớn, viện thất càng nhiều, đại điện giá đỡ số tầng lớp được nâng cao, nghệ thuật kiến trúc cũng như trang trí thể hiện rõ ràng sự tôn quíhoa lệ. Các vị vua thường sắc phong khâm định chức vị trụ trì các ngôi quốc tự, ban tứ tự hiệu cho các ngôi chùa cũng như đề thơ lập bia để phổcáo trong thiên hạ.

Chúng ta từ việc này có thể cảm thọ được tư tưởng văn hóa truyền thống Trung Quốc ảnh hưởng sâu sắc đến nền Nghệ Thuật Kiến Trúc Phật Giáo Trung Quốc. (Hết)

td8

td24

Ngũ Đài Sơn-Văn Thù Bồ Tát

td17

Nga Mi Sơn-Phổ hiền Bồ Tát

td20

Cửu Hoa Sơn-Địa Tạng Bồ Tát

td26

Phổ Đà Sơn-Quán Thế Âm Bồ Tát

td2

Thiểm Tây-Tây An-Đại Hưng Thiện Tự-Tổ Đình Mật tông

td12

Thiểm Tây-Tây An-Hương Tích Tự-Tổ Đình Tịnh Độ Tông

td11

Thiểm Tây-Tây An-Tịnh Nghiệp Tự- Tổ Đình Luật Tông

td23

Giang Tô-Thê Hà Tự-Tổ Đình Tam Luận Tông

td19

Hà Nam-Tung Sơn Thiếu Lâm Tự-Tổ Đình Thiền Tông

td5

Thiểm Tây-Tây An-Hoa Nghiêm Tự-Tổ Đình Hoa Nghiêm Tông

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/07/2013(Xem: 3962)
Video: Mô hình kiến trúc Chùa cổ Việt Nam
27/07/2013(Xem: 5660)
Video: Mô hình kiến trúc Chùa Một Cột
27/07/2013(Xem: 3704)
Video: Mô hình kiến trúc Chùa Tây Phương
20/06/2013(Xem: 8776)
Phật giáo bắt rễ đến đâu là thâm nhập ngay vào mọi sinh hoạt của quần chúng nhân dân. Phật giáo Việt Nam là một tiêu biểu rõ nét: trong suốt hai ngàn năm gắn bó với đất nước và dân tộc, những ngôi chùa là những chứng tích lịch sử, tư tưởng, văn hóa, nghệ thuật, in dấu những sinh hoạt của người Việt Nam qua các thời đại.
11/04/2013(Xem: 3821)
Ở quê tôi, đa phần các làng đều có chùa và đình. Ngày xưa lúc còn bé, tôi và những đứa trẻ trong làng hay đến chùa và đình vào những dịp lễ để vui đùa và ăn ké theo người lớn. Những hình ảnh về các sinh hoạt lễ hội của chùa và đình vẫn còn in đậm trong ký ức tôi cho đến ngày nay.
10/04/2013(Xem: 19110)
Cũng như triều đại nhà Ðinh (968-980) trước đó, triều đại Lê Ðại-Hành (980-1005) (1) là một triều đại vẻ vang trong lịch sử dựng nước của nước ta, nhưng sự nghiệp ấy quá ngắn ngủi vì sự phá nát của vua Lê Long-Ðĩnh (1005-1009) (2), cho nên bắt buộc phải có một sự đổi thay. Phú cường và an cư lạc nghiệp là những nhu cầu thiết yếu của quốc gia dân tộc, và đó đã là động cơ thúc đẩy Lí Công-Uẩn (3) lên nắm chính quyền (1010-1028) để phục hưng quốc gia, bảo vệ tinh thần đạo đức của dân tộc.
10/04/2013(Xem: 5645)
Ngày xưa, một nhà nho tên là Lê Quát, học trò của Chu Văn An, đã từng thắc mắc về đạo Phật rằng: “Đạo Phật chỉ đem điều họa phúc mà lay động lòng người, sao mà sâu xa bền chắc đến như vậy. Trong từ kinh thành, ngoài đến thôn phủ, đường cùng ngõ hẻm, không hiểu mà theo, không thề mà tin, hễ nơi nào có người ở là nơi ấy có chùa Phật. Bỏ đi thì làm lại, hư đi thì sửa lại”. Nếu hiểu đúng thì không phải chỉ có hai chữ họa phúc mà động lòng người được. Kinh nói họa phúc là cốt nói hành động thiện ác, bởi vì hành động thiện gây ra phúc, hành động ác gây ra họa.
10/04/2013(Xem: 12794)
Chùa Từ Đàm được khai sáng vào khoảng năm 1690, tức vào cuối thế kỷ thứ XVII, đến nay đã trên 300 năm vào thời Trịnh – Nguyễn phân tranh. Ngài Minh Hoằng -Tử Dung – một vị thiền sư Trung Hoa sang Thuận Hóa thời bấy giờ sáng lập chùa này. Đầu tiên, ngài đặt tên là Ấn Tông Tự – ấn tông nghĩa là “dĩ tâm ấn vi tông”, tức lấy sự truyền tâm làm tông chỉ. Năm 1703, chúa Nguyễn Phúc Chu sắc phong cho chùa là Sắc Tứ Ấn Tông Tự. Đến thời Thiệu Trị, vua đặt thêm một tên khác là “Từ Đàm Tự”. Từ đàm là đám mây lành, có ý tượng trưng cho đức Phật, cho hình ảnh ngôi chùa Việt Nam như đám mây lành che mát cho chúng sanh.
09/04/2013(Xem: 16986)
Borobudur là một bảo tháp hùng vĩ và lớn nhất của PG thế giới và được xem là một trong 70 kỳ quan của thế giới được Tổ chức Unesco ghi nhận là một Thánh tích quan trọng và đã tài trợ để trùng tu vào năm 1973.
26/09/2010(Xem: 3121)
Phật Giáo là một tôn giáo ngoại lai không có nguồn gốc từ Trung Quốc, kiến trúc Phật Giáo cũng không được sinh ra từ nền kiến trúc cổ đại Trung Quốc. Phật Giáo từ Ấn Độ truyền vào Trung Quốc và phát triển ở vùng đất có nền văn minh cổ xưa này, dựa vào tư tưởng văn hóa truyền thống của Trung Quốc kết hợp thành một tôn giáo ngoại lai có sự kết hợp giữa giáo nghĩa Phật Giáo và truyền thống văn hóa Trung Quốc. Điều dễ nhận thấy nhất là nghệ thuật kiến trúc Phật Giáo Trung Quốc không phải là phiên bản của kiến trúc Phật Giáo Ấn Độ, nghệ thuật kiến trúc Phật Giáo là sự kết tinh của văn hóa Phật Giáo và truyền thống văn hóa tư tưởng Trung Quốc.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567