Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Trần Nhân Tông Muôn Sự Nước Trôi Nước, Trăm Năm Lòng Nói Lòng

08/09/201123:48(Xem: 1901)
Trần Nhân Tông Muôn Sự Nước Trôi Nước, Trăm Năm Lòng Nói Lòng
TRẦN NHÂN TÔNG
MUÔN SỰ NƯỚC TRÔI NƯỚC, TRĂM NĂM LÒNG NÓI LÒNG

Nguyễn Thế Đăng

Muôn sự nước trôi nước, trăm năm lòng nói lòng. (vạn sự thủy lưu thủy, bách niên tâm ngữ tâm) là hai câu thơ trong bài thơ năm chữ tám câu Đăng Bảo Đài Sơncủa Trần Nhân Tông.

Chúng ta đi vào hai câu thơ này để thấu cảm “tâm sự” của ông: “Một mùa xuân mà tâm sự ở trong trăm đóa hoa”, (Nhất xuân tâm sự bách hoa trung _ bài Xuân Vãn).

1. Cái nhìn thời gian và lịch sử: vạn sự nước trôi nước.

    Ai cũng biết Trần Nhân Tông ở trên đỉnh cao nhất của ngọn triều lịch sử đời Trần. Ông đã đánh thắng quân Nguyên Mông trong hai lần sau cùng, lần thứ hai và lần thứ ba, hai lần khó khăn nhất, vì quân Nguyên Mông đã rút kinh nghiệm thất bại lần đầu và cử Thoát Hoan, con của đại hãn thứ năm là Hốt Tất Liệt và những tướng của chiến trường Á Âu qua đánh Đại Việt. Đế chế Mông Cổ là đế chế hùng mạnh và rộng lớn nhất thời đó, kéo dài từ Á sang Âu và cả Trung Đông. Thế nên Trần Nhân Tông là nhân vật lịch sử của thế giới.

    Lịch sử, đó là cảm xúc đời lớn nhất của ông. Khi trở lại Thăng Long trong lần chiến thắng sau cùng , thấy những con ngựa đá lấm bùn, ông thốt lên hai câu thơ đầy hứng khởi, cả đời lẫn đạo, về đất nước:

    Xã tắc hai phen phiền ngựa đá
    Non sông nghìn thuở vững âu vàng.

    Khi làm bài thơ Đăng Bảo Đài Sơn, đất nước đã qua chiến tranh, ông đã nhường ngôi vua cho Trần Anh Tông, lên làm Thái thượng hoàng. Ông đã là một người lính già của những chiến trận oanh liệt ngày xưa:

    Người lính già đầu bạc
    Kể mãi chuyện Nguyên Phong.

    Đứng ở đỉnh cao của ngọn triều lịch sử, ông đã nhìn những biến cố lịch sử như thế nào ?

    Muôn sự nước trôi nước

    Những biến cố của lịch sử, dù có vinh quang cỡ nào, rồi cũng trôi qua, bởi vì lịch sử là sự trôi qua, như một dòng sông nhấp nhô những con sóng không hế quay trở lại. Những ngọn triều lịch sử, dù có đỉnh cao cỡ nào, dù có vinh quang cỡ nào, cũng phải “muôn sự nước trôi”.

    Nhưng ông không phải là một người tầm thường của cuộc đời sanh tử. Ông là một “người lính già” đặc biệt, một “người lính già” bất tử, vì ông cũng đồng thời là một thiền sư, vì ông đã ngộ đạo với Thượng sĩ Huệ Trung trước đó. Ông là một người “vô sự” trong khi đang tạo nên lịch sử. Thế nên, nếu là một người tầm thường của sanh tử như chúng ta, chúng ta sẽ than thở, tiếc nuối lịch sử: ‘ôi, thời oanh liệt nay còn đâu!’, ‘muôn sự nước trôi rồi!’

    Cái nhìn về thời gian, về lịch sử của ông vượt khỏi đời thường, rất siêu xuất, rất đạo Phật, để ông không phải là một tù nhân của lịch sử, dù ông đã tạo ra nó, mà là một người vượt lên lịch sử:

    Muôn sự nước trôi nước

    “Muôn sự nước trôi”, muôn sự là nước trôi thì hẵn rồi.Làm người ai chẳng thấy thế, ai chẳng chịu như thế.Nhưng cái nhìn của ông rất khác, “muôn sự nước trôi nước”.Muôn sự là nước trôi, và trôi để trở lại thành nước.Lịch sử là những hiện tượng.Những hiện tượng ấy trôi qua, tan chìm, biến mất để trở lại thành bản thể vô hình vô hướng của chúng. Lịch sử là những con sóng, khởi lên, dâng cao nhất rồi đi xuống, tan trở lại thành nước.

    “Nước trôi nước”: ngay khi nước đang trôi thì vẫn là nước đấy thôi. Ngay khi là sóng nó vẫn là nước đấy thôi.Ngay khi là thời gian, nó vẫn là cái không phải thời gian, cái không có thời gian.Kinh Lăng Giànói: “Nơi tất cả sự vật, sát na là phi sát na”. Ngay khi đang sanh nó vẫn vô sanh đấy thôi.Ngay khi là thời gian, nó vẫn là cái không phải thời gian, cái không có thời gian, cái vĩnh cữu vô sanh đấy thôi.

    Chúng ta có thể nói đây là cái nhìn “Chân Như duyên khởi”, hay “duyên khởi từ tánh Không nên tất cả pháp Không”…..Nhưng với ông, đã vượt khỏi những ý niệm mà thấy trực tiếp sự giải thoát của thời gian, của lịch sử:

    Muôn sự nước trôi nước.

    Ông là người làm ra lịch sử, đồng thời cũng giải thoát khỏi lịch sử. Ở Việt Nam và cả thế giới, đã có mấy người được như thế ?

    Khi nói câu trên, tưởng là tôn vinh ông, nhưng tôi mới thấy mình ngu muội. Ông đứng ngoài lịch sử, thế thì nói ông đứng trên đỉnh cao nhất của lịch sử Việt Nam hay ở đáy thấp nhất của lịch sử Việt Nam thì có nghĩa gì? Nói có mấy người được như thế hay tất cả đều được như thế hay hoàn toàn không có ai đã và sẽ được như thế thì có nghĩa gì?

    2. Sống trong vĩnh cửu: trăm năm lòng nói lòng.

      Với người bình thường như chúng ta, thơ ca là để nói lên lòng mình: những buồn vui, những chí khí, những được mất, những ước mơ, những nuối tiếc….. Ông thì khác, bởi vì lòng ông thì khác. Lòng ông là tất cả đời sống trước mắt: “Ở đời vui đạo hãy tùy duyên; đói thì ăn, hề, mệt ngủ yên”.

      Lòng ông là tấm gương sáng: “Thân Bồ đề, lòng gương sáng”(Cư trần lạc đạo phú _Hội thứ 9). Vì lòng gương sáng nên sự vật gì ở trong đó cũng là lòng: “Cây bách là lòng” (Hội thứ 9).

      Lòng ông là “lòng của trời đất”, thiên địa chi tâm, một từ ngữ của kinh Dịch mà chúng ta có thể dùng như một tham khảo để hiểu lòng ông.

      Hơn nữa, lòng ông là Phật, là Như Lai, là Chân Như: “Chỉn Bụt là lòng” (Hội thứ 3). Trong lòng Chân Như đó, tất cả các pháp, tất cả mọi sự vật đều là Chân Như, là tánh Không. Như lời nói sau cùng của ông:

      Tất cả pháp chẳng sanh
      Tất cả pháp chẳng diệt
      Nếu thấy hiểu như vậy
      Chư Phật thường hiện tiền.
      Làm gì có chuyện đến đi?

      Lòng ông không phải là một sự vật cụ thể giới hạn ở đâu đó trong không gian và thời gian.Lòng ông không phải là lòng của một đức vua, của một chiến sĩ linh thiêng, không phải của một bậc minh quân, thậm chí không phải của một thiền sư.Lòng ông là tất cả mọi vật, tất cả đời sống, tất cả hiện hữu. Và tất cả hiện hữu này là hiện hữu của Chân Như. Lòng ông là một mùa xuân mà tâm sự ở trong tất cả mọi đóa hoa: “Nhất xuân tâm sự bách hoa trung”.

      Lòng ông là “Ba cõi duy chỉ là Tâm, muôn pháp duy chỉ là thức”. Lòng ông là Nhất Tâm: “Ba cõi duy chỉ là Nhất Tâm” (Kinh Hoa Nghiêm, phẩm Thập Địa). Ba cõi duy chỉ là Nhất Tâm biểu lộ Nhất Tâm:

      Trăm năm lòng nói lòng

      Hành động nói ấy cũng là vĩnh cửu, trăm năm, ngàn năm, vạn năm, tỷ năm…. Sự việc nói ấy đã nói, đang nói và sẽ nói.Mãi mãi.Với đạo Phật, cái vĩnh cửu là cái vô sanh.Cho nên vĩnh viễn nói cũng có nghĩa là vĩnh viễn không nói, không nói một lời nào.

      Sự việc nói ấy hiện giờ đang nói. Và cái hiện giờ đang nói ấy chúng ta tạm gọi là cái vĩnh cửu: vĩnh viễn đang nói. Nói là sự hài hòa đầu tiên và cuối cùng. Vĩnh cửu hài hòa với vĩnh cửu, vĩnh cửu đang nói với, nói về, nói lên vĩnh cửu qua mọi sự việc thế gian:

      Trăm năm lòng nói lòng.

      Cho nên, dù đang đứng, đang đi, đang ngồi hay đang làm, chúng ta thấy mọi sự vẫn đang nói, đang nói với, nói về, nói lên, nói qua nhau, đám mây nói với bầu trời, cỏ cây nói với đất đá, cây cau nói với bờ rào, em bé nói với mùa xuân…..lúc ấy chúng ta đang đi vào lòng Trần Nhân Tông đồng thời cũng là lòng của chính chúng ta. Và chúng ta thấy mình chẳng tách lìa Trần Nhân Tông một mảy ly, chúng ta đang sống, đang nghe, đang nhìn, đang nói như mọi sự đang sống, đang nghe, đang nhìn, đang nói trong sự hài hòa vĩnh cửu. Như lòng Trần Nhân Tông đang nói qua tất cả, dẫu cho trăm năm, ngàn năm, tỷ năm…..Lòng Trần Nhân Tông, hay cái vĩnh cửu vô sanh, hay Chân Như, hay tánh Không….đang nói qua mọi sự chúng ta thấy nghe, hay biết:

      Trăm năm lòng nói lòng.
      Gửi ý kiến của bạn
      Tắt
      Telex
      VNI
      Tên của bạn
      Email của bạn
      29/04/2019(Xem: 4712)
      Những ý tưởng trong một bài viết ngót 30 năm trước bỗng hiện về trong giấc mơ đêm qua, cùng với hình ảnh người bạn từng chung bước trên chặng đường tranh đấu cho nhân quyền, khi thuyền nhân trong các trại tỵ nạn đang bị cưỡng bức trả về Việt Nam. Người bạn đó là cố nhạc sỹ Việt Dzũng. Sao giấc mơ lại tới trong thời điểm cuối tháng tư? Với tôi, không phải là tình cờ, vì chính bài viết này lại là một, trong những bài mà Việt Dzũng đã chia sẻ rằng “Xúc động lắm! Những rung cảm này thật quá! Thầm lặng mà lại rõ nét qúa! Chị cho Dzũng gom những bài viết khác của chị lại, in thành sách nhé!” .
      28/03/2019(Xem: 6186)
      Phạm Lam Anh là con gái duy nhất của danh thần Phạm Hữu Kính. Bà tên là Phạm Thị Khuê, tự Lam Anh, hiệu Ngâm Si, sinh vào khoảng nửa đầu thế kỷ XVIII, người làng Mông Nghệ, tổng Mông Lĩnh, huyện Diên Khánh, tỉnh Quảng Nam. Huyện Diên Khánh thuộc phủ Điện Bàn có hai tổng là Uất Lũy và Mông Lĩnh, thời Chúa Nguyễn, làng Mông Nghệ nằm trong tổng Mông Lĩnh của huyện Diên Khánh (Phủ Biên Tạp lục của Lê Quý Đôn, trang 82). Năm 1823 huyện Diên Khánh đổi tên thành huyện Diên Phước.
      24/02/2019(Xem: 7604)
      Có một lời dạy của Đức Phật đã ngấm vào dòng chảy của tâm thức dân tộc mình… Đó là ý thức về vô thường, về khổ. Bởi vậy, thơ Việt Nam kể chuyện buồn nhiều hơn vui, lo lắng nhiều hơn an bình, gập ghềnh nhiều hơn bằng phẳng… Ngay từ trang đầu Truyện Kiều, nhà thơ Nguyễn Du (1766–1820) đã viết: …Trải qua một cuộc bể dâu. Những điều trông thấy mà đau đớn lòng
      10/12/2018(Xem: 6972)
      “Năm tháng vẫn như nụ cười trong mộng” là một câu thơ của Thầy Tuệ Sỹ mà tôi cứ đọc đi đọc lại mãi trên những chuyến phiêu bạt, giang hồ khắp đó đây. Ngày đi, tháng đi, năm đi và đời mình cũng đang chuyển dịch đi qua. Đi trên nhịp bước sương lồng sông núi lặng: “Đi để nhớ những chiều pha tóc trắng. Mắt lưng chừng trông giọt máu phiêu lưu.”* Phiêu lưu, phiêu lãng ngàn phương, theo cách điệu tiêu dao du chơi giữa vô thường:
      10/10/2018(Xem: 4231)
      Trời đã vào thu rồi mà nắng vẫn còn ấm, những đợt nắng trong veo như mật ong rải ánh vàng long lanh trên ngàn cây nội cỏ. Tôi lại nhớ những ngày thu ở Huế, dù chỉ là mùa thu mà trời đầy mưa bụi bay bay và gió lạnh run rẩy khi đạp xe qua cầu Tràng Tiền thời đi học. Nỗi nhớ như sợi tơ trời lãng đãng, vật vờ bay lượn giữa hư vô chợt sà xuống vướng mắc nơi góc vườn kỷ niệm.
      09/10/2018(Xem: 2670)
      “Không. Dứt khoát là không. Mấy đứa con của tôi không cần chữ nghĩa mà vẫn sống khoẻ mạnh, khôn lanh chẳng thua kém con nhà ai trong xóm này!”
      13/09/2018(Xem: 9081)
      Đột nhiên tôi nhớ lại câu nói của một người đã nói với tôi: “Khi chưa tu học, núi là núi, sông là sông; tu học đến một giai đoạn nào đó, núi chẳng là núi, sông chẳng còn là sông; đến khi giác ngộ, núi lại là núi, sông lại là sông!”. Không biết mình đã đến giai đoạn nào nhưng hôm nay, trong tôi chợt vang lên vài câu hát “…Một hôm ngựa bỗng thấy thanh bình, thảm cỏ tình yêu dưới chân mình…”. Rồi tôi nhớ tới ông ngoại, một người mà tôi gắn bó rất thân thiết từ ngày thơ ấu.
      16/08/2018(Xem: 9187)
      Trước khi bàn đến Số Mệnh thì có lẽ chúng ta nên tìm hiểu rõ riêng từng chữ, Số là gì và Mệnh là gì ? Chữ Số, đứng riêng một mình, nó có thể hiểu hai nghĩa. Nghĩa thứ nhất giản dị là con số, hay chữ số, dấu hiệu được đặt ra để biểu thị cho cái lượng, cái gì có thể tính, đếm, đo, cân. Các con số này có thể cộng trừ nhân chia với nhau. Nghĩa là con số có thể thêm, bớt, tăng, giảm. Con số còn có thể là chẳn lẻ, dư thừa, số dương, số âm, con số nguyên hay phân số, nghịch hay đảo, số thực hay phóng đại, số trung bình hay số vô tỉ…
      13/08/2018(Xem: 9270)
      Tiết tháng bảy mưa dầm sùi sụt Toát hơi may lạnh buốt xương khô Não người thay buổi chiều thu Ngàn lau nhuốm bạc lá ngô rụng vàng…
      12/08/2018(Xem: 8422)
      Ngày trôi, tháng trôi, đời trôi. Rồi đây cỏ cây úa tàn. Thời gian lướt trên màu tóc. Nhạt nhòa phấn son phù du. Hỡi người có nghe Thời gian lướt đi. Vô cùng lặng lẽ. Để ta đừng hay. Nào ngờ một mai sáng kia. Thức giấc ta nghe hai tiếng Thời Gian !
      facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
      Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
      nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

      May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
      Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
      may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
      the Land of Ultimate Bliss.

      Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
      Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
      Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
      Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
      Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
      Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
      Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
      quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
      KHÁCH VIẾNG THĂM
      110,220,567