Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Sự tích cây nêu ngày tết

13/10/201015:04(Xem: 5380)
Sự tích cây nêu ngày tết

Cay neu ngay tet (2)

SỰ TÍCH CÂY NÊU NGÀY TẾT
Nguyễn Đổng Chi (1)


Ngày ấy, không biết từ bao giờ và cũng không biết bằng cách gì, Quỷ chiếm đoạt tất cả đất nước. Người chỉ ăn nhờ ở đậu và làm rẽ ruộng đất của Quỷ. Quỷ đối với Người ngày càng quá tay. Chúng nó dần dần tăng số phải nộp lên gấp đôi và mỗi năm mỗi nhích lên một ít. Cuối cùng chúng nó bắt Người phải nộp theo một thể lệ đặc biệt do chúng nó nghĩ ra là "ăn ngọn cho gốc". Người không chịu. Chúng nó lấy áp lực bắt Người phải theo. Vì thế năm ấy sau vụ gặt, Người chỉ còn trơ ra những rạ là rạ. Cảnh tượng xương bọc da thê thảm diễn ra khắp mọi nơi. Bên cạnh bọn Quỷ reo cười đắc ý, Người cơ hồ muốn chết tuyệt.

Phật từ phương Tây lại có ý định giúp Người chống lại sự bóc lột tàn nhẫn của Quỷ. Sau mùa đó, Phật bảo Người đừng trồng lúa mà cào đất thành luống trồng khoai lang. Người cứ y lời làm đúng như Phật dặn. Quỷ không ngờ Người đã bắt đầu có mưu kế mới chống lại mình nên cứ nêu đúng thể lệ như mùa trước: "Ăn ngọn cho gốc".

Mùa thu hoạch ấy, Quỷ rất hậm hực nhìn thấy những gánh khoai núc nỉu chạy về nhà Người đổ thành từng đống lù lù, còn nhà mình chỉ toàn những dây và lá khoai là những thứ không nhá nổi. Nhưng ác nỗi thể lệ đã quy định, chúng nó đành cứng họng không thể chối cãi vào đâu được.

Sang mùa khác, Quỷ thay thể lệ mới là "ăn gốc cho ngọn". Phật bảo người lại chuyển sang trồng lúa. Kết quả Quỷ lại hỏng ăn. Những hạt lúa vàng theo Người về nhà, còn rạ phó mặc cho bọn Quỷ. Quỷ tức lộn ruột nên mùa sau chúng nó tuyên bố "ăn cả gốc lẫn ngọn". Lần này Quỷ nghĩ: "Cho chúng mày muốn trồng gì thì trồng, đằng nào cũng không lọt khỏi tay chúng tao". Nhưng Phật đã bàn với Người thay đổi giống mới. Phật trao cho Người giống cây ngô để gieo khắp nơi mọi chỗ.

Năm ấy một lần nữa, Người sung sướng trông thấy công lao của mình không uổng. Trong nhà Người thóc ăn chưa hết thì từng gánh ngô đã tiến về chứa từng cót đầy ăm ắp. Về phần Quỷ lại bị một vố cay chua tức uất hàng mấy ngày liền. Cuối cùng Quỷ nhất định bắt Người phải trả lại tất cả ruộng đất không cho làm rẽ nữa. Trong bụng chúng nó nghĩ: "Thà không được cái gì cả còn hơn là để cho chúng nó ăn một mình".

Phật bảo Người điều đình với Quỷ cho tậu một miếng đất vừa bằng bóng một chiếc áo cà sa. Nghĩa là Người sẽ trồng một cây tre trên có mắc chiếc áo cà sa, hễ bóng che bao nhiêu diện tích ở mặt đất là đất sở hữu của Người ở đó. Ban đầu Quỷ không thuận, nhưng sau chúng nó suy tính thấy đất tậu thì ít mà giá rất hời bèn nhận lời: "Ồ! Bằng một chiếc áo cà sa có là bao nhiêu". Chúng nó nghĩ thế. Hai bên làm tờ giao ước: ngoài bóng che là đất của Quỷ, trong bóng che là của Người.

Khi Người trồng xong cây tre, Phật đứng trên ngọn, tung áo cà sa bay tỏa ra thành một miếng vải tròn. Rồi Phật hóa phép làm cho cây tre cao vút mãi lên, đến tận trời. Tự nhiên trời đất trở nên âm u: bóng của áo cà sa dần dần che kín khắp cả mặt đất. Bọn Quỷ không ngờ có sự phi thường như thế; mỗi lần bóng áo lấn dần vào đất chúng, chúng phải dắt nhau lùi mãi, lùi mãi. Cuối cùng Quỷ không có đất nữa phải chạy ra biển Đông. Vì thế người ta mới gọi là Quỷ Đông.


Cay neu ngay tet (1)

Tiếc vì đất đai hoa màu đều thuộc về tay Người, Quỷ rất hậm hực, cố chiêu tập binh mã vào cướp lại. Lần này Người phải chiến đấu với Quỷ rất gay go vì quân đội của Quỷ có đủ một bầy ác thú như voi ngựa, chó ngao, bạch xà, hắc hổ... rất hung dữ. Phật cầm gậy tầm xích đánh giúp Người làm cho quân của Quỷ không tiến lên được.

Sau mấy trận bất lợi, Quỷ bèn cho quân đi dò xem Phật sợ gì. Phật cho chúng biết là sợ hoa quả, oản chuối và cơm nắm, trứng luộc. Đối lại Phật cũng dò hỏi và biết quân của Quỷ chỉ sợ độc có mấy thứ: máu chó, lá dứa, tỏi và vôi bột.

Lần giáp chiến sau đó, quân của Quỷ đem không biết cơ man nào là hoa quả đến ném Phật. Phật bảo Người nhặt làm lương ăn rồi đem máu chó vẩy khắp mọi nơi. Quân của Quỷ thấy máu chó sợ hoảng hồn bỏ chạy.

Lần thứ hai quân của Quỷ lại đem oản chuối vào ném quân Phật. Phật bảo Người nhặt làm lương ăn rồi giã tỏi phun vào quân địch. Quân của Quỷ không chịu được mùi tỏi nên cũng cắm đầu chạy biệt tích.

Lần thứ ba, quân của Quỷ lại đem cơm nắm, trứng luộc vào ném quân Phật. Người tha hồ ăn và theo lời Phật dùng vôi bột vung vào Quỷ. Người lại lấy lá dứa quất vào chúng. Quỷ chạy không kịp, lại bị Phật bắt đày ra biển Đông. Ngày Quỷ già, Quỷ trẻ, Quỷ đực, Quỷ cái cuốn gói ra đi, bộ dạng của chúng vô cùng thiểu não. Chúng rập đầu sát đất cố xin Phật thương tình cho phép một năm được vài ba ngày vào đất liền thăm phần mộ của tổ tiên cha ông ngày trước. Phật thấy chúng khóc váng cả lên mới thương hại, hứa cho.

Vì thế, hàng năm cứ dến ngày Tết Nguyên đán là ngày Quỷ vào thăm đất liền thì người ta theo tục cũ trồng nêu để cho Quỷ không dám bén mảng vào chỗ người đang ở. Trên nêu có khánh đất mỗi khi gió rung thì có tiếng động phát ra để luôn luôn nhắc bọn quỷ nghe mà tránh. Cũng trên đó có buộc một bó lá dứa hoặc cành đa mỏ hái để cho Quỷ sợ. Ngoài ra, người ta còn vẽ hình cung tên hướng mũi nhọn về phía đông và rắc vôi bột xuống đất vào những ngày Tết để cấm cửa Quỷ (2).

Có câu tục ngữ:

Cành đa lá dứa treo kiêu (cao),

Vôi bột rắc ngõ chớ trêu mọi nhà,

Quỷ vào thì Quỷ lại ra,

Cánh đa lá dứa thì ta cứa mồm (3).

Ngày xưa người ta còn tin rằng những lúc cần đuổi quỷ như có dịch tễ chẳng hạn, thì treo một nắm lá dứa ở trước ngõ hay vẩy máu chó khắp mọi nơi cho quỷ khỏi quấy. Đàn bà thường buộc tỏi vào giải yếm là cũng có mục đích gần như vậy.

------------

(1) "Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam" - Nguyễn Đổng Chi - NXB KHXH - Hà Nội 1972
(2) Toàn truyện theo lời kể của người Hà Tĩnh. Đồng bào Mường ở châu Đà Bắc (Hòa Bình) cũng có truyện Sự tích cây nêu tương tự như trên nhưng kể có phần sơ lược.
(3) Theo lời kể của người Sơn Tây.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/03/2013(Xem: 4563)
Đối với nhiều nước Á Châu, thời gian : năm tháng ngày giờ được tính dựa theo chu kỳ của vận hành mặt trăng được gọi là âm lịch, cứ hễ đến Rằm (giữa tháng) thì trăng tròn, đầu và cuối tháng thì trăng khuyết, từ đầu đến giữa tháng trăng to lên dần và từ giữa đến cuối tháng trăng nhỏ dần. Thực ra thì trăng bao giờ vẫn là trăng, không có tròn khuyết, to nhỏ, sáng hay tối,… âu đó chỉ là giới hạn trong tầm nhìn, trong chướng ngại, trong tiếp xúc giữa con người và mặt trăng mà thôi. Ngày, giờ, tháng, nămấy được tính theo 12 con giáp, đó là 12 con vật tiêu biểu được chọn. Theo thời gian, có điều kiện chúng ta sẽ bàn về 12 con vật này. Nay nhân dịp đầu Xuân Quý Tỵ, thông qua trong chuyện thần thoại, các nguồn từ văn chương, trong kinh sách, trong cuộc sống,…, xin trình bày về những đặc điểm của Rắn, quan niệm của nhân loại xưa nay về Rắn.
06/02/2013(Xem: 4070)
Trong nhân gian, người đời coi ngày mồng một Tết là ngày quan trọng của đầu năm, còn nhà Phật xem đây là ngày đánh dấu sự có mặt của một vị Phật đương lai, đó là Bồ tát Di Lặc, nên mừng xuân năm mới chính là mừng Xuân Di Lặc.
29/01/2013(Xem: 4051)
Không biết tết có tự lúc nào, mỗi khi xuân về tết đến, lòng tôi chợt nao nao… dư âm tiếng gà xuân đâu đây vẫn còn văng vẳng bên tai như ru tôi vào giấc mộng an bình. Nhớ những ngày cuối năm, khi làn gió đông se thắt, hai cây mai cong queo trước sân nhà tôi kết nụ, lúc này mọi người trong làng đều tất bật sửa sang nhà cửa, đầu đường rộn ràng những câu chào hỏi và chuyên trò về việc làm ăn và cưới hỏi vào năm mới. Chợ Côi và chợ Đưới bày bán đủ thứ đồ tết, đặc biệt hoa Cúc và hoa Vạn thọ vàng rực cả chợ từ sáng đến chiều. Quanh làng, đâu đâu cũng thấy tràn ngập niềm thôi thúc vì xuân.
31/12/2012(Xem: 3900)
Tu đạo, chúng ta chớ nên tu đi tu lại mà vẫn cứ luẩn quẩn trong vòng danh lợi, vẫn còn phân chia nhân ngã, bàn luận thị phi, hoặc mưu cầu quyền lực - bởi như thế là hoàn toàn sai lầm! Đón mừng năm mới, chúng ta hãy lập thệ. nguyện rộng lớn - cương quyết "sửa sai, hướng thiện". Muốn sửa đổi tâm tánh để trở thành con người mới, chúng ta phải làm thế nào? Chúng ta cần phải:
03/10/2012(Xem: 3639)
Kính thương khắp chốn cùng nơi Chúc cho muôn họ hết rơi lệ sầu! Chư canh thao thức đêm thâu Phật tâm khơi dậy, trao nhau ấm lòng! Tử sinh mấy độ chưa xong Thiện duyên gieo rắc mới mong mãn nguyền Tín Hành vững giữ, tu Hiền
22/09/2012(Xem: 3602)
Vui Xuân lễ Phật trì Kinh Tri ân Tam Bảo độ mình bình an Nhớ ơn Cha Mẹ vô vàn Thầy lành, huynh đệ họ hàng gần xa Tân Niên nguyện gắng thăng hoa
05/09/2012(Xem: 3655)
Noel/Tân Niên bá tánh nức nô Vui chơi nhóm họp tha hồ uống ăn Món ngon vật lạ chặt băm Chúng sanh kêu chết hàng năm hãi hùng Con chiên, con nướng nấu bung Than ôi nghiệp báo vô chung luân hồi!
01/06/2012(Xem: 4034)
Hằng năm cứ mỗi độ thu về, hoa cúc được thấy khắp các siêu thị, giống các loại hoa cúc vàng ở miền Nam, thường được ương trong những chậu nhỏ, bày bán khắp các chợ cho đến cuối năm. Tôi vốn sẵn mê hoa, không dằn lòng được, cũng bưng về vài chậu; mỗi ngày đều dành đôi phút tưới vun, chăm bón, dần dà hoa cúc trở thành thân thiết gần gũi. Mỗi sáng, nhìn những nụ hoa rực rỡ,
02/03/2012(Xem: 3806)
files.php?file=023___XUAN___Noi_Ve_Cau_An_Cau_Sieu__R__2_313560152Cầu an là mong muốn có được đời sống an vui hạnh phúc, không bệnh tật, khổ não, ít rủi ro, bất trắc… “An” ở mỗi con người phải là thân an, (khỏe mạnh, sống lâu, không bệnh tật, không tai nạn, rủi ro…), tâm an (trạng thái tinh thần thanh thản, thoải mái, không lo âu phiền muộn, không sợ hãi, khủng hoảng, không căng thẳng bức bối…), hoàn cảnh an (gia đình ấm no hạnh phúc, điều kiện sống, hoàn cảnh sống tốt, các mối quan hệ tốt đẹp, gặp nhiều thuận duyên trong cuộc sống…).
26/01/2012(Xem: 4305)
Với người con Phật vào những ngày đầu xuân ta thường có thói quen đến chùa lễ Phật, hái lộc, gặp Thầy. Khi đến cổng chùa ta sẽ dễ dàng bắt gặp câu Phật ngôn “Mừng Xuân Di Lặc”...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567