Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chỉ là chiêm bao

06/01/201111:08(Xem: 5220)
Chỉ là chiêm bao
tulipvang_1CHỈ LÀ CHIÊM BAO
Vĩnh Hảo

Mấy ngày Tết đã qua. Những lăng xăng rộn ràng của báo chí, hội chợ và sạp hoa đã lắng dịu, nhường chỗ cho những sinh hoạt bình thường, thật bình thường. Nhưng ngàn hoa nội cỏ hãy còn tươi thắm rực rỡ dưới nắng xuân ấm áp. Và đâu đó, trong khi hoa hãy còn trên cành thì vẫn liên tục diễn ra những xung đột, xâu xé nhau, giữa những lý tưởng, chính nghĩa, quan điểm, lập trường chính trị hay tôn giáo. Những dị-đồng sinh ra bè phái và thành kiến. Những thắng-bại sinh ra kiêu hãnh và đố kỵ. Những được-mất sinh ra đắc chí và thù hận. Nhỏ nhoi sinh ra tầm thường. Tầm thường sinh ra cay đắng và tàn hại nhau. Bom nổ vung vãi những xác người trong sự đổ vụn của gạch ngói. Khói lửa ngút trời dường như chưa đủ để bày tỏ mối hờn căm và sự hăng say chém giết… Và đâu đó, trên những tờ báo và những diễn đàn ngôn luận liên mạng, người ta tranh cãi, tung ném vào nhau những ngôn từ và ý tưởng nhơ bẩn, thấp kém, ngoa ngụy, man trá để cố tình dìm chết danh dự kẻ khác, chứng minh ‘chính nghĩa’ của mình và phe phái của mình…

Nhân loại ở thế kỷ 21 tự hào với nền văn minh khoa học kỹ thuật, nhưng thực tế nhãn tiền chỉ cho thấy thế giới hôm nay là cả một hành tinh ngập tràn thống hận, cuồng tín, cố chấp, và đầy tính khủng bố. Người ta thích đe dọa nhau, hãm hại nhau hơn là sự vỗ về ban phát hạnh phúc. Nhà văn hóa đánh mất phẩm cách văn hóa. Nhà chính trị chỉ biết đặc quyền và đặc lợi cá nhân phe đảng. Người hô hào cho dân chủ tự do thì ôm chặt quan điểm độc đoán và thế đứng độc quyền độc tôn của mình. Nhà tôn giáo thì lại bỏ quên vai trò lãnh đạo tinh thần để vui say với quang vinh hào nhoáng của những thành tựu chính trị thế tục…

Một thế giới như thế, càng lúc càng bộc lộ rõ tính chất đảo điên và huyễn ảo mà kinh Phật thường nhắc đến. Nhưng con người, ngay cả những người con Phật chúng ta, vẫn thường không nhìn nhận bản chất không thực ấy của cuộc đời, hoặc biết nhưng cố tình lãng quên, bám chặt vào chính cái huyễn ảo ấy để tồn tại, nuôi lớn những phiền não, và tiếp tục gieo rắc khổ đau, oán kết cho mình, cho người, cho cuộc trầm luân dằng dặc qua-lại, đi-về trong biển lớn sinh tử.
“Tất cả các pháp hữu vi đều như chiêm bao mộng mị, như trò huyễn thuật, như bọt nước trôi, như bóng lồng sương, như hạt sương sớm, như ánh chớp ban chiều…”

Lời của kinh Kim Cương đọc lên mỗi ngày, nghe như tiếng thơ ru êm những lần khổ nạn, nghe như sấm nổ vang trời giữa đêm dài mờ mịt u mê. Lời kinh cứu lấy ai những đêm lang thang tìm nơi ẩn trú. Lời kinh cứu lấy ai trong những ngày dài nơi lao tù khổ nhục. Lời kinh cứu lấy ai trong cơn đói khát, vật vờ trên biển nước mênh mông. Lời kinh cứu lấy ai khi đời gán cho gánh nặng oan ức và những lời nguyền nghiệt ngã. Lời kinh cứu lấy ai trong những cơn tủi nhục, khốn cùng, bế tắc, không còn lối nào để đi… Những oan kết, oan nghiệt, oan ức, oan khiên, tích lũy từ nhiều đời và nhiều người, như sức nặng của núi lớn đè lên phận người bé nhỏ, nếu không nhờ câu kinh thơ mộng và thượng thừa kia thì làm sao có thể vươn mình đứng dậy!

Khổ đau, oán hận kết thành những ấn tượng nặng nề gieo vào đất tâm. Ấn tượng phả hơi thở nóng bừng vào đời sống, và đôi khi ảo hiện trong những giấc mộng mịt mùng, để rồi chính ta, trong đêm dài u u minh minh, đã phải một mình đối đầu với trùng trùng ách nạn, và ngay cả phải đối diện với thần chết. Trong ảo thời và ảo cảnh ấy, tất cả đều như thật. Không ai có thể can thiệp hay cứu giúp. Chỉ có ta, đơn thân lẻ bóng, mặt đối mặt với nguy nan, bất trắc, đớn đau và thống khổ. Lối thoát duy nhất trong lúc ấy là tự đánh thức mình ra khỏi cơn mộng hãi hùng. Thức dậy, thức dậy mau, đây chỉ là giấc mộng, không phải là sự thực! Giật mình tỉnh giấc rồi, chẳng thấy đâu là điều hiểm nguy ách nạn, chẳng thấy ai là kẻ làm mình hoảng sợ hay oán ghét. Nỗi vui mừng thoát nạn thoát khổ cũng chỉ một thoáng khởi lên, rồi qua đi; vì trên thực tế, cũng chẳng có gì phải vui mừng với khổ nạn không thực và sự thoát nạn không thực.

Hạnh phúc cũng đến và đi trong thể điệu mơ màng chiêm bao như thế. Chúng rất thực, và cũng rất ảo. Đắm mình trong khổ đau huyễn hóa hay trong hạnh phúc mộng ảo, đều là thể cách mê mờ rất buồn cười của chúng ta khi đi qua cuộc đời này.

“Thế gian ly sinh diệt
Do như hư không hoa
Trí bất đắc hữu vô
Nhi hưng đại bi tâm.” (kinh Lăng Già)

Thực chất của thế gian, vốn vượt khỏi hiện tượng của sinh-diệt, còn-mất; bởi vì tướng sinh-diệt, còn-mất cũng chỉ là hoa đốm giữa hư không.

Quán sát thâm sâu về bản chất của thế gian như vậy bằng trí tuệ giác ngộ siêu việt lên trên có-không và tất cả các tướng đối đãi, từ đó, phát khởi lòng thương vô hạn đối với chúng sinh, với cuộc đời.

Nếu trí không vượt ngoài có-không, thì lòng thương và mọi hoạt dụng nhằm cứu khổ ban vui, tranh đấu cho nhân quyền, vận động cho dân chủ, tu nhân tích đức, tu đạo, hành đạo, hoằng pháp, giáo dục, từ thiện xã hội… đều chỉ là những trò chơi ma thuật của trường mộng vô minh.

Nắng lên cao. Hoa cỏ nghiêng mình theo gió sớm. Gió từ phương đông làm lung lay những nhánh bạch đàn ở vườn trước và khua rộn tiếng phong linh ở vườn sau. Dấu hiệu của mùa xuân sắp qua đi. Xuân đến, hoa nở; xuân đi, hoa sẽ tàn. Vận hành tự nhiên ấy là vận hành của sinh-diệt, của biến thiên vô thường, mà cũng là minh chứng cho sự hiện hữu một dòng tiếp nối luân lưu bất tận của thế gian. Tiếp nối của những đối đãi, nhị nguyên. Sinh và diệt. Có và không. Dơ và sạch. Tăng và giảm. Đoạn và thường. Sinh-tử và niết-bàn. Khổ đau và hạnh phúc. Dòng tiếp nối luân lưu bất tận ấy, nói một cách tiếp cận hơn, dòng sông đời ấy, dù rằng cưu mang tất cả những hương thơm hay mùi thối, sen thơm hay rác rưởi, lục bình hay gỗ mục… vẫn chỉ là sự chảy trôi của một giấc chiêm bao.

Midway City, ngày 01 tháng 3 năm 2007.

CÙNG TÁC GỈA

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/01/2014(Xem: 7166)
Đàn ngựa dũng mãnh chạy đua cùng thời gian, hàng dừa, ruộng lúa và hàng nghìn loại hoa đã tụ hội về đường hoa Nguyễn Huệ để sẵn sàng đón du khách thưởng lãm vào 19h ngày 28 tháng Chạp.
28/01/2014(Xem: 5463)
Trên những đoạn đường đi qua, biết bao thăng trầm nghiệt ngã, vì đua chen danh-lợi, chức quyền, vì đảo điên hơn thua địa vị, cuộc sống con người trở nên nặng nề mệt mỏi. Không ai trong chúng ta không mong ước có được những phút giây bình lặng, những tháng ngày yên ả, để lắng nghe làn gió thoảng của đất trời, tiếng nước chảy rì rào từ nguồn suối mát tâm linh thực sự.
28/01/2014(Xem: 5799)
Mỗi mùa Xuân đến, mọi người đều in thiệp chúc Tết nhau. Trong nhà chùa nói chung, nhất là Phật giáo Bắc tông, hầu hết đều chúc nhau một mùa Xuân Di-lặc. Như vậy đức Phật Di-lặc có liên hệ gì đến mùa Xuân, mà chúng ta cầu chúc nhau như thế. Có nhiều người cho rằng ngày mồng một Tết là ngày vía đản sanh của đức Di-lặc. Tôi chưa biết đó là ngày đản sanh của Hóa thân nào, vào thời đại nào.
27/01/2014(Xem: 9058)
Hoa vàng, Sen nở Tịnh Độ là đây Nụ cười tươi mở Di Lặc cười hay.
27/01/2014(Xem: 4745)
Lời nguyện cầu đầu năm 2014 Kính lạy Trời Cha - đức Bụt Vô Lượng Thọ, Vô Lượng Quang, A Di Đà. Kính lạy Đất Mẹ - Bồ Tát Thanh Lương Đại Địa, Kính lạy chư vị Tổ tiên tâm linh và huyết thống của chúng con, Trong giờ phút linh thiêng khởi sự cho Năm Mới, chúng con tập hợp lại đây như một gia đình tâm linh để cùng dâng lên Trời Cha, Đất Mẹ, chư vị tổ tiên lòng biết ơn và nguyện ước sâu sắc của chúng con. Chúng con ý thức rằng Trời Cha, Đất Mẹ và chư vị đang có mặt trong chúng con, là nơi nương tựa vững chãi cho tất cả chúng con.
27/01/2014(Xem: 11557)
CÓ MỘT MÙA XUÂN Dòng thời gian Biết đâu là ước hẹn Dấu chân xưa còn vết mộng cô phương Gió bạt đỉnh ngàn mây trời tiễn biệt Mùa xuân nào rụng xuống gót phong sương !
27/01/2014(Xem: 10615)
Mai Nở Hiên Trăng Nửa đêm gió thoảng hiên chùa Hồ như.. trời đất gọi mùa xuân sang Nhà sư bước khỏi thiền sàng Lặng nhìn mấy giọt trăng vàng nhẹ buông.
27/01/2014(Xem: 6774)
Mùa xuân là mùa biểu tượng của sự hạnh phúc, an lạc. Các nhà đạo đức cho rằng, để có hạnh phúc thật sự thì phải sống đạo đức. Kinh Trường A-hàm - Chuyển luân vương tu hành, Đức Phật còn nói cụ thể hơn nữa: “Các người phải siêng năng tu tập các điều thiện, nhờ tu tập điều thiện mà được mạng sống lâu dài, nhan sắc thắm tươi, sống yên ổn, vui vẻ, của cải dồi dào, uy tín đầy đủ”. Đối với người con Phật, tu tập điều thiện chính là giữ giới. Đối với người tại gia là giữ 5 giới, với người xuất gia là giữ 10 giới, 250 giới hay hơn nữa. Nói chung, 5 giới là căn bản, là mức đạo đức tối thiểu cho một con người, xứng đáng là con người có nhân cách. Năm giới Phật giáo là các chuẩn mực đạo đức cho loài người, được các nhà đạo đức học, triết học, xã hội học trên thế giới công nhận.
27/01/2014(Xem: 7660)
Dưa hấu khắc hình ngựa giá bạc triệu ở Sài Gòn Các chợ hoa quả ở TP. Saigon Tết này xuất hiện những quả dưa hấu có họa tiết ngựa đẹp mắt.
27/01/2014(Xem: 5404)
Có một vị sư từng đưa ra ý tưởng mở khóa tu “ngày ba mươi tết”, để xem Phật tử có thật tu trong bận rộn. Đó cũng là thông điệp “ba mươi tết của cuộc đời”, chúng ta sẽ phải bỏ lại mọi thứ dẫu quý giá vô ngần lật qua một trang đời khác. Cái lý cao tột trong Tịnh tông là chúng sanh có thiết nguyện cầu sanh về Cực lạc quốc?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567