Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hành Trình 10 Năm Ăn Ngày 1 Bữa, Trì Tụng Chú Đại Bi Và Tìm Cầu Học Thiền Vipassana Của Sư Cô Thích Nữ Giới Bảo

21/11/202218:58(Xem: 3299)
Hành Trình 10 Năm Ăn Ngày 1 Bữa, Trì Tụng Chú Đại Bi Và Tìm Cầu Học Thiền Vipassana Của Sư Cô Thích Nữ Giới Bảo


Duc The Ton-9

HÀNH  TRÌNH 10 NĂM ĂN NGÀY 1 BỮA, TRÌ TỤNG CHÚ ĐẠI BI
VÀ TÌM CẦU HỌC THIỀN VIPASSANA CỦA SƯ CÔ THÍCH NỮ GIỚI BẢO


Thích Nữ Giới Bảo (tự thuật)


Diễn đọc: Phật tử Diệu Danh





Kính thưa quý độc giả, một số học trò muốn được nghe lại câu chuyện tu học của mình nên hôm nay ngồi ôn lại một số hình ảnh của những năm tháng tìm cầu học đạo. Trong phần này, người viết chia sẽ kinh nghiệm tu học và một chặn đường dài của sự tôi luyện thân và tâm trong 10 năm kể từ năm 2004-2014.
 

Năm 2004, sau khi tốt nghiệp trung cấp Phật học tại Đà Nẵng, bản thân phát nguyện ăn ngày 1 bữa (chỉ dùng đúng Ngọ 12h trưa, trước và sau Ngọ sẽ không dùng bất kỳ thức ăn gì). Lúc đó, không ngoài tâm nguyện “Trên tìm cầu tu học Giáo Pháp giải thoát và trong tâm luôn hướng nghĩ đến sự giác ngộ của muôn loài” do vậy mà bản thân phát nguyện ăn ngày 1 buổi và chuyên tâm trì tụng Chú Đại Bi tiếng Phạn.

Đối với bản thân ăn ngày 1 bữa không thấy một khó khăn nào phát sanh. Nhưng đối với hoàn cảnh lúc đó cũng phải đối diện với khá nhiều sự thử thách. Vì mọi người đều lo cho sức khoẻ và ảnh hưởng đến việc học nên đều khuyên nhắc. Có một lần,  vì lo cho sức khoẻ và lo ảnh hưởng đến việc học của chúng con nên Sư Diệu Trạm trụ trì chùa Phổ Hiền đã dẫn lên chùa Từ Hiếu, T.p Huế để thưa thỉnh với Sư Ông Làng Mai (Sư Ông và chúng Làng Mai về thăm và tổ chức các khoá tu tại Việt Nam), về việc ăn ngày 1 buổi của bản thân. Lúc đó, tâm rất kiên định dù như thế nào vẫn không thay đổi nguyện lực của mình. May thay, Sư Ông đang chuẩn bị cho giờ Pháp Thoại nên Sư Diệu Trạm đưa về lại Chùa Phổ Hiền, T.p Huế.

Năm 2005, cơ duyên may mắn đậu vào trường Đại Học Phật Giáo tại Huế. Khi vào đại học phải chuyển sang ở nội trú, Sư Bà Diệu Lý (Sư Phụ) gửi ra Chùa Diệu Đức-Huế, ở đây đại chúng rất đông (200 vị). Nội quy nghiêm khắc, công phu bái sám luôn phải đúng thời khoá. Bản thân luôn nghiêm chỉnh tuân theo nội quy và thời khoá tu học của đại chúng. Ngoài thời gian đó, hầu như lúc nào cũng ở trên chánh điện và tại đơn để hành trì chú Đại Bi tiếng Phạn. Thần lực chú Đại Bi rất lớn, trong lúc trì Đại Bi bản thân cố gắng thể nhập vào thể tánh Chân Như nên công lực của Chú Đại Bi càng được phát huy. Qua một thời gian hành trì, bản thân cảm nhận được sự chuyển biến bên trong tâm thức mạnh; những tâm vội vàng, trạo cử và nóng giận được giảm thiểu rất nhiều, tâm Từ và Bi phát khởi lớn, luôn hướng nguyện đến sự giải thoát cho tất cả muôn loài.  Và tâm trí cũng được khai ngộ một phần giáo Pháp của Đức Thế Tôn. 
Cũng như mọi ngày, bản thân vẫn tu học và hành trì miên mật. Một hôm, vào lúc giữa khuya miệng đang lẩm nhẩm trì chú Đại Bi, nghe tiếng đoàn người bên ngoài la hét để cùng nhau kéo một vật gì đó có thể rất nặng. Trong tâm khởi lên ý nguyện; mong cho mọi người sớm kéo đẩy vật đó một cách nhẹ nhàng. Sau vài ba phút, nghe tiếng mọi người cười reo đã hoàn thành, trong lòng mình cũng nghe nhẹ nhõm. Lúc đó, gặp ai mình cũng muốn hướng họ trở về với con đường hạnh phúc này và dùng tất cả tâm lực, sức lực để thực hiện. Sau kỳ thi học kỳ, cùng đi với một sư Chị ra ngoài làng quê An Lỗ, T.p Huế thăm bà con ngoài đó. Vừa đến nhà của một gia đình Phật tử, thấy có một Chị khoảng chừng 45 tuổi đi không được 3 tháng nay vì bị té ngã. Với tình thương lớn, khi thấy Chị bị đau và đi đứng khó khăn. Không ngăn được dòng chảy của tình thương và muốn giúp chị. Lúc gọi Chị lại trò chuyện và hứa sẽ giúp Chị trong vòng vài hôm sẽ đi laị được. Lúc đó, đối trước Tam Bảo bản thân chỉ nương nhờ tha lực và chú tâm trì tụng chú Đại Bi vào ly nước, sau đó đưa Chị uống. Khoảng 3 lần như vậy, Chị đi lại bình thường và đạp xe đạp đến nơi để cảm ơn. Và bắt đầu Chị đã hướng đến Phật Pháp với niềm tin sâu sắc. Ở đây, bản thân chỉ muốn chia sẽ, khi tâm chúng ta có tình thương rộng lớn thì sẽ có thể xoa dịu được nhiều nỗi đau và sự khó khăn của nhau. 


Năm 2006, được giấy báo đậu Đại Học của trường Phật Giáo Yangon, Myanmar: International Theravada Buddhist Missionary University. Mỗi năm trường chiêu sinh 1 lần, 1 lần chỉ tuyển chọn 5 sinh viên. Đặc biệt trường Phật giáo này, các kỳ thi tuyển sinh được tổ chức khắp nơi trên thế giới, tu sĩ và cư sĩ đều được tham gia và xuất học bổng như nhau. Khi được chọn vào trường thì tất cả sinh viên được chu cấp mọi thứ, gọi là học bổng toàn phần. Khoá thi của năm 2006, tại Việt Nam có tổng cộng 45 tăng ni và cư sĩ  đăng ký dự thi nhưng chọn 5 sinh viên đạt điểm tiêu chuẩn của trường. Bản thân quyết định sang Myanmar du học. Giai đoạn đó làm giấy tờ thủ tục rất nhiêu khuê và chưa hình dung được tấm hộ chiếu làm như thế nào. Cũng nhờ sự động viên của Ba Mẹ, hai Ông Bà luôn sát cánh để yểm trợ mọi khó khăn. 

Được mọi người chia sẽ, Myanmar là một đất nước Phật giáo và đặc biệt các dòng thiền Vipassana và Samatha vẫn còn được bảo tồn nguyên chất. Đây cũng là một trong những nguyên do chính yếu để tham dự khoá thi tuyển sinh của Trường. Lúc đó, tiếng Anh mình chưa được khá nên theo học chương trình đại học cũng khó khăn bởi rào cản của ngôn ngữ. Kỳ đầu của năm thứ nhất, thành tích học tập chỉ trung bình. Bắt đầu sang kỳ thứ 2 trở đi đến cuối năm ra trường đạt được thành tích xuất sắc. Bản thân cũng đã nổ lực nhiều vừa theo kịp bài vở vừa không bỏ thời khoá tu tập nên có lúc một ngày chỉ ngủ 3 đến 4 giờ đồng hồ. Có những đêm học bài xong tiếp tục hành trì đến 2h khuya. 5h sáng thức dậy tiếp tục học bài và đến trường. Do ăn ngày 1 buổi nên mình không mất nhiều thời gian cho việc ăn uống trong ngày. Thời gian này, bản thân muốn tìm hiểu đến Thiền. Cuối tuần và các kỳ nghỉ dài mình đều sắp xếp vào các trường thiền để tu học về các pháp môn của mỗi trường thiền. Ban đầu mình vào trường thiền Pa auk trong rừng sâu, trường thiền này tu tập theo thiền Samatha (thiền định). Ở đây, nhiều người nước ngoài đến tu học có cả những vị tu sĩ và cư sĩ cùng tu tập với nhau. Mọi người tu tập thật chăm chỉ, các thiền sinh rất tinh tấn. Mỗi thời khoá hành thiền, có nhiều vị thiền sinh ngồi từ 4 đến 6 tiếng tuỳ theo mỗi hành giả. Nhưng đa phần mọi người tu tập nghiêm túc và miên mật. Có nhiều vị ở lại trường thiền từ 10 - 15 năm. Thật kính ngưỡng. 



thich nu gioi bao
Tác giả, Thích Nữ Giới Bảo tại Miến Điện





Tiếp tục cuộc hành trình tìm cầu học Pháp. Bản thân đã tìm hiểu dòng thiền chuyên về Vipassana đó là trường thiền Panditarama trong rừng sâu và trường thiền Sew ohmin. Ở đây, chuyên tu tập về Niệm Tâm, 1 trong 4 đề mục của Thiền Tứ Niệm Xứ. Mình rất thích hợp với phương pháp này. Vì từ trước đến nay, mình luôn thể nhập Thể Tánh (Tánh Không hay còn gọi là Bát Nhã tánh) cũng thuộc về tâm. Nên mình theo đuổi dòng thiền Vipassana đến bây giờ. Và mới đây, nhờ vào các buổi giảng về đề tài Tứ Niệm Xứ nên bản thân đã nghiên cứu kỹ và sâu hơn. Bất chợt, trong Pháp mình đã thấy Pháp, một lần nữa đã ngộ được giáo lý của Đức Thế Tôn qua bài kinh Tứ Niệm Xứ. 


Sẽ còn những hành trình tiếp theo của sự tu học người viết sẽ tiếp tục chia sẽ đến với độc giả.


sc gioi bao (1)

LẤY TỊNH CHẾ ĐỘNG

Và TỪ ĐỘNG TRỞ VỀ TỊNH 



Thích Nữ Giới Bảo (tự thuật)



Hôm nay 27/11/2022, như thường lệ mỗi chủ nhật mọi người cùng về dưới mái Chùa Việt Nam- Kanagawa thân thương để tu học và sinh hoạt.

Trước khi vào buổi lễ, nhìn xuống thiếu một vài học trò không lên chánh điện hành trì. Trong tâm có khởi lên vài câu hỏi; sao đến giờ rồi mà các con còn ở dưới? Công việc thì để sau thời khoá tu tập rồi tiếp tục. Chuyện Sanh tử là việc trọng đại nhất của đời người. Có tu tập thì mới biết con đường để đi ở kiếp này và kiếp kế tiếp được rõ hơn. Việc hành trì thật sự quan trọng lắm.

Nhưng lúc bắt đầu hướng dẫn mọi người hành thiền, bản thân đã nhiếp tâm vào hơi thở và ghi nhận tất cả mọi câu hỏi của mình đang có mặt. Không chạy theo những câu hỏi đó nữa và tiếp tục trụ tâm vào hơi thở. Chỉ sau vài cái hít vào và thở ra, tâm đã trở về với hơi thở thật nhẹ nhàng. Rồi tiếp tục thở đều và lan toả năng lượng bình an đến mọi người: “Hít vào, con nguyện đem năng lượng bình an này hướng đến tất cả. Thở ra, con nguyện cho muôn loài được an vui và giải thoát…” Đại chúng cùng toả năng lượng bình an và thanh tịnh cho nhau. Nương vào hơi thở và sự im lặng thánh thiện của đại chúng đã chế ngự được vọng tâm suy nghĩ của mỗi hành giả “Lấy tịnh chế động” là ở chỗ này. Lấy sự yên tĩnh của hơi thở để chế ngự cái vọng niệm lang thang bên trong của chúng ta.

Sau nửa tiếng hành thiền. Chư Tôn Đức tiếp tục hướng dẫn đại chúng tụng kinh Từ Bi Thuỷ Sám, đến đoạn:

“Đừng cho rằng trong đời này ta không gây tội, mà không ân cần cần Sám hối, vì trong Kinh nói: "Kẻ phàm phu mỗi khi động chân cất bước là đã có tội". Lại trong những đời quá khứ đã gây nên nhiều điều ác nghiệp, không thể kể xiết, nó thường theo ta như bóng theo hình. Nếu không, Sám hối thì tội ác càng ngày càng sâu. Sám hối các nghiệp chướng phiền não, vì những phiền não ấy đều do ý gây ra. Và khi ý nghiệp phát khởi, thì thân nghiệp, khẩu nghiệp, theo đó phát động. Ý nghiệp có tham lam, có giận dữ, có ngu muội. Bởi ngu muội mới sanh tà kiến mà gây lắm việc ác. Vì vậy Kinh nói: "Ba nghiệp tham, sân, si làm cho chúng sanh đọa lạc trong ba đường: địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, chịu khổ vô cùng. Nếu được làm người cũng phải chịu những ác báo phiền não: nghèo nàn, túng thiếu, côi cút, lại thêm tánh nết hung hăng, càn bướng, ngu độn, không biết phải quấy".
Ý nghiệp đã gây nhiều ác quả như thế, nên ngày nay chúng con dốc lòng đem hết thân mạng nương về chư Phật, cầu xin Sám hối.”

Tụng đến đây, tâm con thật chấn động và tỉnh người. Vì do mê muội không biết những lỗi lầm đã từng gây ra từ tâm tham giận và si mê. Nay con chí thành đảnh lễ sám hối và phát nguyện sẽ luôn sống trong tỉnh thức và tuệ giác. Lúc này đây, nương nhờ lời kinh tiếng mõ con đã thức tỉnh và trở về với tâm sâu lắng. “Từ động trở về tịnh” là ở ý này, nhờ lời đọc tụng kinh của đại chúng, hiểu rõ thâm sâu ý Phật dạy nên tâm đã được soi thấu và tĩnh lặng.

Nương nơi sự hướng dẫn của chư Tôn Đức chúng ta sẽ rõ được bản đồ của sự hành trì. Một thời tu tập cùng đại chúng mình sẽ nhận biết bao nhiêu là lợi lạc.

Công phu tu tập sẽ có nhiều phương pháp nhưng thiết nghĩ; không đi ngoài hai phạm trù này: nương tịnh mà chế động và nương động để chế tịnh. Dùng sự tĩnh lặng của thiền quán mà hướng tâm đến chánh niệm và định tâm. Và dùng những âm thanh của lời kinh kệ và mật chú sẽ soi thấy rõ tâm mình một cách rõ ràng làm cho tâm trở nên thông suốt mọi vấn đề.

Nguyện đem công đức này hướng về khắp tất cả, luôn đi trên con đường bình an và hạnh phúc này.




su co gioi bao 3


BUÔNG ĐI CHÍNH LÀ ĐƯỢC TẤT CẢ

Thích Nữ Giới Bảo



 

Trong cuộc sống có những thứ lưu giữ lại để làm nền tảng cho sự phấn đấu. Nhưng có những thứ lưu giữ lại khiến tâm trạng của chúng ta càng thêm lo lắng, buồn phiền hoặc rơi vào trạng thái tâm bị khủng hoảng. Để đạt được sự quân bình trong cuộc sống, chúng ta nên cân bằng tâm thức từ sự buông bỏ. Những thứ làm mình buồn phiền, lo âu, sợ hãi, ganh ghét… thì nên buông bỏ. Buông hết những thứ đó chúng ta sẽ nhận được điều tốt đẹp hơn; đó là một tâm hồn tự do và hạnh phúc. Người hiểu biết là người luôn biết tái tạo cho chính mình những năng lượng tươi mát và thảnh thơi. Hãy buông những điều không vui đi để tâm mình sẽ nhẹ nhàng và bình thản trở lại.

 

Chúng ta không nên ngộ nhận rằng sự buông bỏ là trạng thái nhu nhược, yếu đuối và thất bại. Ngược lại người biết buông bỏ hợp thời và đúng phương thức sẽ tạo cho chúng ta một tâm hồn thoải mái, thông suốt và mạnh mẽ. Đối với những chuyện đau buồn ở quá khứ, chúng ta không nên kéo dài tâm trạng của sự dằng xé và ray rứt mãi trong lòng. Đối với những vật hoặc hoàn cảnh hay thậm chí một người thân thương không còn ở bên cạnh chúng ta nữa thì cũng nên chấp nhận để buông bỏ. Những việc vượt quá khả năng hữu hạn của chúng ta thì hãy học cách bằng lòng và không tham cầu. Từ sự buông bỏ đó nó lại mở cho ta nhiều hướng đi và nhiều mục đích cao đẹp hơn.

 

Giữa đời sống thực tại, có nhiều người vì quá mong cầu, lưu luyến và bám chặt vào một đối tượng nào đó và chính những thứ đó đã xiết chặt lấy thân và tâm của họ. Nó chiếm ngự hết khối óc và tinh thần của họ khiến bản thân trở nên mệt mỏi và đau khổ. Lý do là trong tâm ta có một rào cản của sự tham cầu và ảo tưởng và chính rào cản đó làm cho sự lưu thông về tư tưởng của chúng ta bị nghẽn đọng lại. Sự sáng suốt, lòng thương yêu và sự hiểu biết đều có ở trong ta, nhưng tại vì ta có một cái rào cản ở trong tâm, khiến cho tuệ giác đó, tình thương đó, hiểu biết đó không biểu hiện ra được.

 

Trong chuyến về thăm Việt Nam vừa rồi, bản thân người viết đã chứng kiến một tình huống rất đáng thương. Một người bạn thời tiểu học, trong cuộc sống hôn nhân của cô ấy đang trên bờ vực thẳm nhưng vì quá yêu thương chồng muốn níu giữ cuộc hôn nhân này. Ngược lại, người chồng luôn hờ hững và lạnh nhạt với cô ấy. Một sáng mai thức dậy, người bạn phát hiện trên bàn khách có một tờ giấy ly hôn của chồng để lại. Người bạn đã ngất xỉu, tay chân run rẩy. Khi tỉnh dậy cô ấy lấy dao rạch vài đường ở cẳng chân mặc cho máu chảy dài, cô ấy có ý định tự tử. Người bạn đã gọi điện cho mình đến nhà. Bạn đã kể lại cho mình nghe về những nỗi buồn trong cuộc sống, về những áp lực căng thẳng trong gia đình. Chồng của cô ấy dạo này thường tỏ thái độ lạnh nhạt và cũng thường nghe nhiều thông tin về chồng mình có người thứ 3 bên ngoài. Cô ấy không tin, bình thường chồng của bạn chỉ biết công việc vì là giám đốc của 1 công ty lớn phải quản lý hàng trăm công nhân. Vẫn chu cấp kinh tế đầy đủ cho gia đình và thi thoảng có đưa cả gia đình đi chơi. Bạn đã rất yên tâm và không tin lời đồn đãi về chồng mình có bạn gái. Hôm đó, vô tình cô ấy đi công việc và ghé vào công ty thì thấy cảnh chồng và bạn gái đang vui đùa với nhau. Cô ấy đã làm ầm lên tại công ty, sau đó người chồng về nhà và đã quyết định viết đơn ly hôn. Người bạn buồn quá nên làm chuyện dại dột như vậy. Mà không riêng gì bạn, trong thời buổi này, rất nhiều người lâm vào tình cảnh như bạn ấy. Những năm gần đây, tỷ lệ người tự tử tăng rất nhanh có thể nói đến là Nhật Bản và Hàn Quốc. Và nguyên nhân tự sát là sự mất quân bình về tâm lý, đời sống gia đình đổ vỡ và sự tranh đấu trong các thị trường kinh tế…

 

Sự phân vân mất định hướng của bạn. Đối trước tình cảnh đau khổ đó, người bạn đã tư vấn mình làm sao để vượt qua được nỗi kinh hoàng này. Mình trả lời; bạn nên học cách chấp nhận và hãy thả lỏng cơ thể, để tâm hồn bạn lắng dịu trong từng hơi thở vào và ra. Đối với người chồng không còn tình cảm với bạn nữa thì hãy dừng níu kéo để cả hai được bình yên và nhẹ lòng. Còn đối với những việc không thể làm được, đừng tự trách bản thân mà hãy để nó lắng đọng trong quá khứ. Bắt đầu với cuộc sống mới với thời điểm hiện tại. Và hãy hướng tâm của bạn liên tục đến sự buông xả. Khi tâm của bạn luôn hướng đến đối tượng của sự buông xả thì sự vọng tâm phiền não không kéo bạn chìm sâu trong sự khổ đau nữa. Bên trong của mình sẽ được cân bằng và an vui hơn. Khi tâm của bạn chìm đắm vào người mình yêu thương, nó sẽ dễ bị kích động và tổn thương khi người đó không còn ở bên cạnh. Hầu như trong mỗi chúng ta đều biểu lộ như nhau khi xúc cảnh như vậy. Trong hành trình tìm kiếm hạnh phúc, chúng ta thường tưởng nhầm sự bám víu của tâm với hạnh phúc thực sự. Nhưng nếu cứ mãi đắm chìm trong sự bám víu đó, thì chúng ta sẽ không bao giờ có cơ hội để trải nghiệm sự bình an nội tại và những niềm hạnh phúc lớn hơn nữa. “BUÔNG ĐI CHÍNH LÀ ĐƯỢC TẤT CẢ” bạn muốn được tất cả thì phải buông, việc gì làm mình đau khổ và tổn thương thì nên buông. Buông được những thứ đó rồi thì tâm hồn của mình sẽ được thanh thản, nhẹ nhàng hơn cuộc sống sẽ không bị ràng buộc bởi những lo âu, sợ hãi hay tinh thần bị rối loạn…. Và bạn sẽ hiểu rõ được sự thật về bản chất của cuộc đời là khổ như Đức Thế Tôn thường dạy; xa rời người mình thương là khổ (ái biệt ly khổ), đau khổ về điều mình mong muốn không được như ý (cầu bất đắc khổ), sự thật về lý nhân duyên và vô thường trong cuộc sống… từ đó bạn sẽ hướng đến con đường tuệ giác và tình thương mà Đức Phật đã từng chỉ dạy.

 

Một con đường đang mở cho bạn phía trước, nào bạn tôi ơi hãy mạnh mẽ buông bỏ nhé! Nếu bạn sắp xếp được thì nên thường xuyên tham dự các khoá tu thiền Vipassana ở các trung tâm Thiền viện tổ chức. Các khoá thiền Vipassana này là liều thuốc hữu hiệu để chữa trị những căn bệnh về tâm rất thiết thực và bổ ích. Người bạn đã bắt đầu tìm hiểu về phương pháp thiền và cũng đang thực tập hằng ngày.

 

Buông xả không phải là trạng thái bàng quan, lãnh đạm hay không quan tâm đến mọi thứ xung quanh, mà nó đơn giản chỉ là sự không thiên vị, không đặt nặng bất kỳ điều gì. Theo ngôn ngữ Pali, buông xả được dịch là upekkha  nghĩa là “xem qua” và “không bám vào đối tượng” chỉ cho đức tính buông xả hay sự quân bình của tâm. Với trạng thái tâm này, khi đối diện với ngoại cảnh; đó là một hình ảnh, một hoàn cảnh hay một nhân vật nào đó, bạn sẽ không loại bỏ những gì mình không ưu thích (sân) và bám víu, phát cuồng vì những gì mình ưu thích (tham). Tâm sẽ luôn quân bình và bằng lòng với tất cả những gì đang xãy ra. Khi tâm được cân bằng, thì chúng ta sẽ buông bỏ được những phạm trù của từng cặp đối xứng: vui buồn, mừng giận, ưu ghét, hơn thua, được mất, vinh nhục. Chúng ta nên hiểu rằng; cái quan trọng nhất là làm cho tâm mình thảnh thơi, ngoài ra không có pháp môn tu học nào mầu nhiệm hơn thế nữa.

 

Với ý nghĩa “Buông đi chính là được tất cả” này tương đồng với tinh thần Kim Cương của nhà Phật “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm”; tâm không bám víu vào bất kỳ một đối tượng nào thì sẽ sanh ra một cái tâm kỳ diệu của sự bình an và tự do đúng nghĩa.

 










Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/10/2021(Xem: 20710)
303. Thiền Sư Trí Bảo (? - 1190) (Đời thứ 10, dòng Vô Ngôn Thông)Đời thứ 10, Thiền Phái Vô Ngôn Thông (Vào thời Vua Lý Anh Tông & Lý Cao Tông) Đây là Thời Pháp Thoại thứ 303 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Năm 28/10/2021 (23/09/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfUXUxU65FtOjrehu9zMMw Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/ https://www.facebook.com/quangducwebsite Tu Viện Quảng Đức 85-105 Lynch Road Fawkner, VIC 30
26/10/2021(Xem: 15961)
302. Thiền Sư Tịnh Lực (1112 - 1175) Đời thứ 10, Thiền Phái Vô Ngôn Thông (Vào thời Vua Lý Anh Tông) Đây là Thời Pháp Thoại thứ 301 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Ba 26/10/2021 (21/09/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfUXUxU65FtOjrehu9zMMw Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/ https://www.facebook.com/quangducwebsite
23/10/2021(Xem: 17136)
Thiền Sư Trường Nguyên (1110 - 1165) Đời thứ 10, Thiền Phái Vô Ngôn Thông (Vào thời Vua Lý Anh Tông) Đây là Thời Pháp Thoại thứ 301 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Bảy, 23/10/2021 (18/09/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfUXUxU65FtOjrehu9zMMw Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/ https://www.facebook.com/quangducwebsite Tu Viện Quảng Đức 85-105 Lynch Road Fawkner, VIC 3060 Australia Tel: 03. 9357 3544; 0481 1
21/10/2021(Xem: 18618)
Thiền Sư Tín Học (? - 1190) Đời thứ 10, Thiền Phái Vô Ngôn Thông (Vào thời Vua Lý Cao Tông) Đây là Thời Pháp Thoại thứ 299 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Năm, 21/10/2021 (16/09/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfUXUxU65FtOjrehu9zMMw Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/ https://www.facebook.com/quangducwebsite Tu Viện Quảng Đức 85-105 Lynch Road Fawkner, VIC 3060 Australia Tel: 03. 9357 3544; 0481 169 631 Webs
19/10/2021(Xem: 17738)
Sư phụ giải thích: Ý nghĩa đạo hiệu của Thiền sư Đại Xả, là sự buông bỏ vĩ đại, Xả là một hạnh trong Tứ Vô Lượng Tâm: Từ, Bi, Hỷ, Xả. Người tu là buông bỏ những gì mà người thế gian đang tìm cầu, tranh giành và nắm giữ. Buông xuống được mới có an lạc. Đại xả là nền tảng đưa đến giải thoát và giác ngộ. Thiền sư Đại Xả là hành giả thọ trì Kinh Hoa Nghiêm và Thần Chú của Bồ Tát Phổ Hiền. Sư phụ đã phone hỏi thăm Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Huyền Tôn, Ngài cũng là một hành giả tu trì Mật Tông, HT đã cung cấp ngay bài tâm chú của Phổ Hiền Bồ Tát như sau: “ Án bạt đề lễ, bạt đề lễ, tô bạt đề lễ, bạt đà ra, bạt trí, trãn đà ra, tì ma lễ tóa ha” Sư phụ cũng kể thêm rằng, hiện tại Hòa Thượng Huyền Tôn mỗi ngày khi dùng thuốc Ngài đều thọ trì Thần chú này 21 biến vào thuốc, vào nước trước khi uống, năm nay HT đã 93 niên kỷ nhưng Ngài vẫn khỏe mạnh với nước da trắng hồng hào tươi tắn. Sư Phụ hỏi bí quyết gì để HT có được sức khỏe thượng thừa như thế, HT đã tiết lộ thêm rằng, mỗi ngày khi
16/10/2021(Xem: 18256)
NAM PHƯƠNG ĐỐN NGỘ Đây là Thời Pháp Thoại thứ 298 của TT Nguyên Tạng từ 11:30am, Thứ Bảy, 16/10/2021 (11/09/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng: - 11:30am (giờ Melbourne, Australia) - 08:30pm (giờ New York, USA) - 05:30pm (giờ Cali, USA) - 08:30pm (giờ Montreal, Canada) - 02:30am (giờ Paris, France) - 07:30am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfUXUxU65FtOjrehu9zMMw Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/
14/10/2021(Xem: 17131)
Kính bạch Sư Phụ, hôm nay Thứ Năm, 14/10/2021 (06/09/Tân Sửu), chúng con được học về Thiền Sư Tịnh Không (1091 - 1170) , đời thứ 10, Thiền Phái Vô Ngôn Thông. Sư phụ dựa theo tài liệu gốc Thiền Sư Việt Nam do HT Thích Thanh Từ biên soạn và ấn hành tại VN vào năm 1972. Pháp thoại hôm nay là bài giảng thứ 297 của Sư Phụ bắt đầu từ mùa cách ly do bệnh đại dịch covid 19 (đầu tháng 5-2020). Thiền sư vốn người Phúc Châu (Trung Quốc), họ Ngô, quê ở Phúc Xuyên. Ban đầu đến viện Sùng Phước trong bản châu xuất gia và thọ giới Cụ túc. Năm ba mươi tuổi, Sư đi hành cước phương Nam đến chùa Khai Quốc, phủ Thiên Đức dừng lại trụ trì. Khoảng năm sáu năm chuyên tu hạnh đầu-đà, ngày chỉ dùng một ít đậu, một ít mè, ngồi hoài không ngủ. Mỗi khi Sư nhập định đến nhiều ngày mới xuất. Đàn thí bốn phương đem lễ vật cúng dường chất cao như núi. Những kẻ gian đến rình mò, Sư trông thấy bảo: “Tự do lấy đi.” Sư Phụ giải thích: - Sư Tịnh Không vốn người Phúc Châu, Trung Quốc, không đượ
12/10/2021(Xem: 19000)
Thiền Sư Giác Hải (1023-1138) Đời thứ 10, Thiền Phái Vô Ngôn Thông (Vào thời Vua Lý Nhân Tông và Vua Lý Thần Tông) Đây là Thời Pháp Thoại thứ 296 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Ba, 12/10/2021 (07/09/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfUXUxU65FtOjrehu9zMMw Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/ https://www.facebook.com/quangducwebsite
09/10/2021(Xem: 22152)
BẮC PHÁI TIỆM TU Đây là Thời Pháp Thoại thứ 295 của TT Nguyên Tạng từ 11:30AM, Thứ Bảy, 09/10/2021 (04/09/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng: - 11:30am (giờ Melbourne, Australia) - 08:30pm (giờ New York, USA) - 05:30pm (giờ Cali, USA) - 08:30pm (giờ Montreal, Canada) - 02:30am (giờ Paris, France) - 07:30am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfUXUxU65FtOjrehu9zMMw Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/
07/10/2021(Xem: 16910)
Quốc Sư Viên Thông (1080 - 1151, đời 18 Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi (Thời Vua Lý Anh Tông) Đây là Thời Pháp Thoại thứ 294 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Ba, 05/10/2021 (29/08/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 01:45pm (giờ Cali, USA) - 04:45pm (giờ Montreal, Canada) - 11:45pm (giờ Paris, France) - 03:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfUXUxU65FtOjrehu9zMMw Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/ https://www.facebook.com/quangducwebsite Tu Viện Quảng Đức 85-105 Lynch Road Fawkner, VIC 3060 Australia Tel: 03. 9357 3544; 0481 169 631 Websit
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567