Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Huyền thoại về Cầu Thủ Huồng ở Đồng Nai

04/03/201920:24(Xem: 3268)
Huyền thoại về Cầu Thủ Huồng ở Đồng Nai

Ngoài địa danh cầu Thủ Huồng, ở Đồng Nai còn có những địa danh khác như chùa Thủ Huồng, rạch Thủ Huồng đều gắn liền sự tích một nhân vật có thật tên Thủ Huồng đã được ghi trong sử sách.

 

Điều thú vị là địa danh Nhà Bè ở Sài Gòn cũng do ông Thủ Huồng “khai sinh” nên.
 



cau thu huong 1
Cầu Thủ Huồng, bắt qua rạch Thủ Huồng trên sông Đồng Nai

 

Vị quan xây cầu, chùa, dựng nhà cho dân

Thủ Huồng tên thật Võ Hữu Hoằng. Theo sách Biên Hòa sử lược của Lương Văn Lựu thì quê quán của ông Thủ Huồng là ở Cù Lao Phố (do những di  tích liên quan đến ông hiện còn ở vùng đất Biên Hòa).  

Sách Ngàn năm bia miệng của tác giả Huỳnh Ngọc Trảng (NXB Văn hóa Thông tin Long An, 1984) lại ghi ông Thủ Huồng là người Gia Định, vì ở đất Gia Định còn lưu truyền câu ca dao: “Ai ơi có đến Nhà Bè/ Nhớ ơn nước ngọt, bè tre Thủ Huồng”. Dù ông mang tên Võ Hữu Hoằng nhưng dân chúng đọc “trại” Hữu thành Thủ, Hoằng thành Huồng nên tên thật bị đổi thành Võ Thủ Huồng, gọi tắt là Thủ Huồng.

Xung quanh nhân vật Võ Thủ Huồng bao trùm nhiều câu chuyện đầy huyền thoại kỳ bí: Ngày xưa, vào thế kỷ 18, ở Cù Lao Phố có một người tên là Võ Hữu Hoằng. Ông làm chức quan thơ lại trong bộ máy cai trị của nhà nước phong kiến đương thời. Trong 20 năm làm việc chốn nha môn công quyền, ông đã thâu tóm vơ vét được nhiều tiền của. 

Vợ mất sớm lại không con cái mà tiền bạc thì quá thừa thải, Thủ Huồng xin thôi chức quan về nhà ở ẩn. Thủ Huồng rất yêu thương người vợ sớm mãn phần, cho nên khi nghe người mách rằng ở chợ Mãnh Ma, là nơi người sống và người chết có thể gặp nhau, ông quyết đi tìm vợ. Vợ chồng được hội ngộ mừng mừng tủi tủi, sau đó Thủ Huồng ngỏ ý muốn xuống âm phủ chơi cho biết một lần và được vợ đồng ý. Ở cõi âm, ông tận mắt nhìn thấy những cực hình dành cho những kẻ phạm nhiều tội ác khi còn sống. Và ông cũng đã tận mắt nhìn thấy một cái gông to, mà chúa cai ngục cho biết là để dành cho ông...

Khi quay trở lại dương trần, Thủ Huồng  thấm thía thuyết lý luân hồi và quả báo nên mới đem toàn bộ tài sản dùng vào việc bố thí, xây dựng những công trình phúc lợi cho dân như xây cầu, nạo vét kênh rạch, xây dựng chùa chiền, đặc biệt là làm nhà để giúp dân nghèo dừng chờ nước triều ở ngã ba sông.
 
Sau đó ít lâu, ông Thủ Huồng lại đi thăm vợ và được vợ đưa xuống cõi âm lần nữa thì thấy cái gông dành cho ông đã nhỏ lại rất nhiều và sau đó cái gông tự tiêu tan. Trở lại cõi tạm, ông tiếp tục làm nhiều việc thiện, việc nghĩa giúp đời hơn nữa cho đến khi ông mất.

Thời gian sau này, Đạo Quang (1782-1850), hoàng đế thứ 8 của nhà Thanh (Trung Quốc) lúc mới lên ngôi (1820) có cho sứ sang Việt Nam hỏi lai lịch về một người ở Gia Định. Số là khi mới sanh, trong lòng bàn tay vua đã có mấy chữ "Đại Nam, Gia Định, Thủ Hoằng". Khi sứ tâu lại mọi chuyện, nhà vua mới gửi cúng chùa Thủ Huồng một bộ tượng Phật Tam Thế bằng gỗ trầm hương, hiện tượng Phật này vẫn còn ở ngôi chùa Chúc Thọ (tên cũ là chùa Thủ Huồng) tại ấp Nhị Hòa, xã Hiệp Hòa, TP Biên Hòa.

Từ những giai thoại kỳ lạ trên mà dân gian sau này đúc kết ra những bài học nhân quả sâu sắc: Nhờ thành thật hối lỗi, một kẻ sâu dân mọt nước như Thủ Huồng dám đem hết tài sản cống hiến vào công tác từ thiện chẳng những làm tiêu tan cái gông đang chờ ông ở cõi âm, mà còn được đi đầu thai làm vua.
 



cau thu huong 2
Di tích ba khúc gỗ cây Sao để làm chân cầu Thủ Huồng ngày xưa nay vẫn cò

cau thu huong 3

Tấm bia đá dân dựng để ghi công đức người phụ nữ bỏ tiền ra xây dựng mới cầu Thủ Huồng vào năm 1910
cau thu huong 4



Người dân đi qua lại hàng ngày trên cây cầu Thủ Huồng 


cau thu huong 5

Cây cầu đá, dù có tuổi thọ hàng trăm năm nhưng vẫn còn vững chắc theo thời gian 

 

Cầu Thủ Huồng - di tích còn lại của trăm năm

Sách Gia Định thành thông chí (Trịnh Hoài Đức biên soạn, Lý Việt Dũng dịch và chú giải, NXB Đồng Nai 2006) chép: “Thuở ấy, dân cư còn thưa thớt, ghe đò hẹp nhỏ, hành khách thổi cơm, đun trà rất khổ, vì vậy có người phú hộ là Võ Thủ Hoằng kết tre lại làm bè, trên che lợp phòng ốc, sắm đủ bếp núc, gạo, củi và đồ ăn để dưới bè cho hành khách tùy ý dùng mà không bắt phải trả tiền. Sau đó khách buôn cũng kết bè nổi bán đồ ăn nhiều đến 20, 30 chiếc, nhóm thành chợ trên sông, nên mới gọi xứ ấy là Nhà Bè... Cầu Thủ Huồng giữa Tân Vạn và chợ Đồn (Biên Hòa) tương truyền do Võ Thủ Huồng xây dựng đến nay vẫn còn...”.

Theo ông Nguyễn Trí Lợi (70 tuổi), nhà ở khu phố 4, phường Bửu Hòa (TP Biên Hòa) sống gần chân cầu Thủ Huồng nói rằng thật ra cây cầu ngày xưa cho ông Thủ Huồng làm chỉ là một cây cầu ván, chân cầu là những khúc gỗ to, quý và chắc được đóng sâu xuống đáy sông. Bằng chứng là mỗi khi nước cạn, chân ba khúc gỗ cây sao làm cầu nằm sát mé sông đã lộ thiên.


Đến năm 1910, cây cầu ván đã xuống cấp nên có một phụ nữ tên Hai Ngời mới bỏ tiền ra xây dựng một cây cầu bằng đá theo nguyên bản và vị trí của cầu ván Thủ Huồng xưa. Cây cầu đá trụ vững từ đó cho mãi đến tận đến ngày hôm nay, ngót nghét đã hơn 100 năm. Ghi nhận việc thiện nguyện của bà Hai Ngời nên nhân dân mới dựng một tấm bia đá tạc công đức ở chân đầu cầu. Qua thời gian, tấm bia cũng đã phai mờ hàng chữ khắc trên đá.

Theo quan sát của chúng tôi, cây cầu đá hình dáng theo kiểu hơi cong cong được xây dựng bằng chất liệu gạch, đá, bê tông cốt thép có chiều dài 10 m, chiều ngang cầu chưa tới 1 m, chỉ dành cho một chiều xe lưu thông mà thôi, còn xe đầu bên kia phải đứng đợi.  Ba trụ cầu cao 4 m, đường kính 3 m là những khối bê tông rất kiên cố.

Người dân hằng ngày vẫn lưu thông qua lại cây cầu Thủ Huồng, luôn nhắc nhở con cháu người đời sau không quên công đức tiền nhân xây cầu để hiểu hơn về những bài học nhân nghĩa ở đời.

 

cau thu huong 6
Cầu Thủ Huồng, di tích trăm năm còn sót lại rất cần cơ quan chức năng ngành văn hóa tỉnh Đồng Nai bảo tồn và phát huy những giá trị lịch sử.




Thủ Huồng
Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Thủ Huồng tên thật Võ Hữu Hoằng (? - ?), theo chuyện kể thì ông là người châu Đại Phố (tức Cù lao Phố), huyện Phước Chính, phủ Phước Long, nước Đại Nam (nay là Biên Hòa, Việt Nam).Theo Đại Nam nhất thống chí, ông có tên Võ Hữu Hoằng. Nhưng dân chúng đọc trại Hữu thành Thủ, Hoằng thành Huồng, nên tên thật bị biến thành Võ Thủ Huồng, gọi tắt là Thủ Huồng, có nơi ghi là Thủ Huồn, Thủ Hoằng, Võ Thủ Hoằng [1].

Chuyện Võ Hữu Hoằng sơ lược như sau:

Ngày xưa, khoảng năm 1755, ở châu Đại Phố có một người tên là Võ Hữu Hoằng. Ông xuất thân làm thơ lại. Trong hai mươi năm làm việc trong nha môn, ông đã thu tóm được nhiều tiền của. Sau khi vợ mất sớm lại không con, mà tiền bạc thì quá thừa thải, Thủ Huồng xin thôi việc về nhà.

Thủ Huồng (có sách ghi là Thủ Huồn) rất yêu vợ, cho nên khi nghe người mách rằng ở chợ Mãnh Ma (Quảng Yên) là chỗ người sống và người chết có thể gặp nhau, ông quyết đi tìm vợ. Gặp nhau, trong lúc trò chuyện, Thủ Huồng ngỏ ý muốn xuống âm phủ chơi và được vợ đồng ý. Ở cõi âm, ông tận mắt nhìn thấy những cực hình dành cho những kẻ phạm nhiều tội ác khi còn sống. Và ông cũng đã nhìn thấy một cái gông to, mà cai ngục cho biết là để dành cho ông...

Khi trở lại cõi dương, Thủ Huồng đem toàn bộ tài sản dùng vào việc bố thí, xây dựng những công trình phúc lợi, đặc biệt là làm nhà để giúp dân nghèo dừng chờ nước triều ở ngã ba sông.

Sách Gia Định thành thông chí chép:

Thuở ấy, dân cư còn thưa thớt, ghe đò hẹp nhỏ, hành khách thổi cơm, đun trà rất khổ, vì vậy có người phú hộ ở tổng Tân Chánh là Võ Thủ Hoằng kết tre lại làm bè, trên che lợp phòng ốc, sắm đủ bếp núc, gạo, củi, và đồ ăn để dưới bè cho hành khách tùy ý dùng mà không bắt phải trả tiền. Sau đó khách buôn cũng kết bè nổi bán đồ ăn nhiều đến 20, 30 chiếc, nhóm thành chợ trên sông, nên mới gọi xứ ấy là Nhà Bè. Sau này đường thủy, đường bộ lưu thông, dân cư đông đúc, người qua lại đều dùng ghe nhà nên đò dọc phải dẹp bỏ...Vì kỵ húy tên vua Hoằng Lịch (Càn Long) nhà Đại Thanh nên phải đọc trại đi là Võ Thủ Huồng. Cầu Thủ Huồng giữa Tân Vạn và chợ Đồn (Biên Hòa) tương truyền do Võ Thủ Huồng xây dựng đến nay vẫn còn[2].
Sau, Thủ Huồng được vợ đưa xuống cõi âm lần nữa, và thấy cái gông ngày cũ đã nhỏ lại rất nhiều. Từ đó, ông tiếp tục làm việc thiện, việc nghĩa cho đến khi mất [3]. Khá lâu sau, có ông vua nhà Thanh (Trung Quốc) tên là Đạo Quang (1782-1850) lúc mới lên ngôi (1820) có cho sứ sang Việt Nam hỏi lai lịch một người ở Gia Định. Số là khi mới sanh, trong lòng bàn tay vua đã có mấy chữ "Đại Nam, Gia Định, Thủ Hoằng". Khi rõ chuyện, nhà vua có gửi cúng chùa Chúc Thọ (chùa Thủ Huồng) ở Biên Hòa một bộ tượng Phật Tam Thế bằng gỗ trầm hương. Do việc này, mà có người bảo rằng: Nhờ thành thật hối lỗi, Thủ Huồng chẳng những làm tiêu tan cái gông đang chờ ông ở cõi âm, mà còn được đi đầu thai làm vua ở Trung Quốc.

Di tích
Ngày nay, ở Cù lao Phố còn có một ngôi chùa liên quan đến Thủ Huồng. Chùa này ban đầu có tên là chùa Chúc Đảo, sau đổi là Chúc Thọ (vì chữ "Đảo" tự dạng giống chữ "Thọ" mà lại có ý nghĩa hơn) tọa lạc ở số 542A2, xã Hiệp Hòa, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Chùa được dựng vào thế kỷ 19, còn có tên là chùa Thủ Huồng, do tích ông Thủ Huồng sau khi được người vợ quá cố dẫn đi thăm âm phủ, đã thấy tội ác của mình nên đã bán cả gia sản để làm phước, xây chùa. Chùa đã được trùng tu nhiều lần. Chùa còn bảo tồn ba pho tượng Phật cổ bằng gỗ và bộ tượng A-la-hán cao 0,74m bằng đất nung ở thế kỷ 19.

Con rạch chạy ngang qua đường Tân Vạn vòng qua quốc lộ 1A đi Sài Gòn, do Thủ Huồng sai vét nên gọi là rạch Thủ Huồng. Chiếc cầu đá trên đường gần sông Đồng Nai đi Tân Vạn cũng gọi cầu Thủ Huồng, vì nhờ ông mới có. Còn chỗ ngã ba sông Đồng Nai và sông Sài Gòn, nơi mà Thủ Huồng cho kết bè nổi để cho khách thương hồ có nơi ăn nghỉ đợi chờ con nước, sau biến thành chợ trên sông. Do đó cái tên bến Nhà Bè, sông Nhà Bè, huyện Nhà Bè...chính là để ghi dấu "cái nhà bè" trên khúc sông vừa kể.

Trong văn học
Ở Biên Hòa còn lưu truyền câu ca nhắc đến sự tích này:

Ai ơi có đến Nhà Bè,
Nhớ ơn nước ngọt, bè tre Thủ Huồng.
Mô tả lại sự hình thành, thịnh suy của Nhà Bè, trong Nam Kỳ phong tục nhơn vật diễn ca, có đoạn thơ:

Nhà Bè, sông gọi Phước Long
Truy nguyên sự tích tiếng dùng không sai.
Thuở xưa đường bộ chưa khai,
Đem ghe kết lại cho dài mà đi.
Nước lớn thả lên một khi,
Nước ròng thả xuống vậy thì cũng xong.
Cực gì ghe hẹp ngoài trong,
Khi cơm khi nước khó lòng nấu ăn.
Phú hộ là ông Thủ Hoằng,
Thương người khổ não lăng xăng tư bề.
Bó tre lên cất nhà bè,
Sắp đồ thập vật ê hề làm ơn.
Để mà tế cấp hành nhơn,
Chẳng thèm tính thiệt so hơn lằng xằng.
Dân bèn bắt chước Thủ Hoằng,
Nhà bè sắm sửa giăng giăng chất đều.
Nhóm lên chợ nước dập dều.
Nay còn để tiếng tục kêu Nhà Bè.
Đến sau giặc giã bộn bề,
Nhà bè phá hết chẳng hề còn chi.
Lá dừa nước trong Nam Kỳ,
Nhà bè tứ phía, vậy thì đầy sông...[4]

Nhà giáo Nguyễn Tài Năng ở Phong Dinh (nay là Cần Thơ), trước 1975, có thơ:

Luân hồi nhân quả trả vay luôn,
Đáng kể làm gương có Thủ Huồng.
Cho nợ nhiều lời, Diêm chúa giận,
Hốt tiền kém nghĩa, thế nhân buồn.
Bắc cầu, sửa lộ, ơn ngàn ức,
Vét rạch, xây chùa, đức vạn muôn.
Còn có Đạo Quang, Tam-Thế-Phật,
Làm giàu chánh đáng, mới vuông tròn.[5].

Và năm 1995, Chuyện Thủ Huồng, một lần nữa lại được nhắc trong bài nhàn đàm Sợ địa ngục của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Nhà văn viết, trích:

Thuở nhỏ, tôi thường được nghe mẹ tôi kể cho nghe cảnh địa ngục trong các chuyện Phạm Công Cúc Hoa, Bồ tát Mục Kiền Liên hoặc chỉ cho xem cảnh giới Thập Điện Diêm Vương trên vách các ngôi chùa và trên tranh dân gian...
Tôi không biết mẹ tôi có tin như vậy không, nhưng chính bà đã xây dựng được cho tôi niềm tin rằng địa ngục có thật, và tôi rất sợ địa ngục.
Lớn lên, những ý tưởng về địa ngục dần dần chuyển biến trong tôi thành niềm tin vào "thiên lý", giúp tôi tránh được điều ác; mà nếu chỉ sợ tòa án hoặc công an thì có thể tôi vẫn cứ làm, bởi chắc chắn rằng ngoài tôi ra không ai bắt quả tang được việc làm kín nhẹm của tôi (như ăn hối lộ chẳng hạn). Thế nghĩa là nỗi sợ địa ngục đã ẩn sâu vào bản ngã, sẽ tạo được điều kỳ diệu gọi là "lương tâm".
Sau khi kể lại chuyện Thủ Huồng như trên, nhà văn viết tiếp:

...Những nhà bè nay không còn, nhưng cái tên Nhà Bè còn mãi trên bản đồ Thành phố Hồ Chí Minh. Chuyện cũ lưu truyền không rõ hư thực đến đâu. Tôi chỉ quan tâm một điều, rằng cái gì đã phát động một kẻ sâu dân mọt nước như Thủ Huồng dám đem hết tài sản cống hiến vào sự nghiệp từ thiện lớn lao như vậy, nếu đó không phải là nỗi sợ địa ngục?[6]
Chú thích

Thủ Huồng làm nha môn suốt hai mươi năm, nhờ vơ vét đục khoét trở thành triệu phú, bèn xin nghỉ việc sống thong dong trên đống của phù vân ăn suốt đời không hết. Một hôm ông ta tìm đến chợ Mãnh Ma ở Phan Rang để tìm gặp người vợ yêu đã chết từ 10 năm trước. Thủ Huồng được vợ đưa đi thăm âm phủ, nhìn tận mắt những cực hình dành cho những kẻ phạm nhiều tội ác khi còn sống. Đến một kho đựng nhiều gông cùm, Thủ Huồng nhìn thấy một cái gông to, hỏi dành cho ai. Cai ngục giở sổ đọc "Võ Thủ Hoằng huyện Phước Chánh, phủ Gia Định, Đaị Nam". Tội trạng ghi rõ: "lúc làm nha môn gây ra không biết bao nhiêu việc oan ức, bất công để cướp đoạt của dân. Năm Â't Sửu, hắn sửa "Ngộ Sát" thành Cố Sát làm hai mẹ con họ Nhàn bị chết oan, để người anh họ chiếm lấy gia tài; việc này Thủ Hoằng nhân 10 nén vàng, 10 nén bạc và 100 quan tiền. Cũng năm đó, Thủ Hoằng làm cho ông Ngô Laị ở thôn Bình Ca bị hai năm tội đồ để đoạt lấy 12 mẫu ruộng...". Tự biết tất cả đều đúng, Thủ Huồn thát kinh, quyết tâm trở về ăn năn để giải bớt ác nghiệp sau khi chết. Thủ Huồng đem toàn bộ tài sản dùng vào việc bố thí, xây dựng những công trình phúc lợi cho dân, nay vẫn còn ở địa phương. Chùa Thủ Huồng, rạch Thủ Huồng, cầu đá xã Bửu Hoà... đặc biệt là làm nhà để giúp dân nghèo dừng chờ nước triều ở ngã ba sông. Sách Đại Nam nhất thống chí chép việc này: "Lúc ấy dân cư thửa thớt lại xa xôi. ĐÒ xa thuyền nhỏ, hành khách thường khổ sở về chuyện ăn uống. Có người nhà giàu ở tổng Tân chánh là Võ Thủ Hoằng bó tre làm bè, dựng nhà, sắm đủ đồ dùng nấu nướng để hành khách tự ý lấy dùng, ko phải trả tiền. Sau đó người buôn bán cũng đóng bè, bán thức ăn, nhiều đến hai ba cục bè. Họp thành chợ sông, vì thế chỗ này gọi là Nhà Bè. Những nhà bè nay không còn, nhưng cái tên Nhà Bè còn mãi trên bản đồ Saigon. Chuyện cũ lưu truyền không rõ hư thực đến đâu. Tôi chỉ quan tâm một điều, rằng cái gì đã phát động một kẻ sâu dân mọt nước như Thủ Huồng dám đem hết tài sản cống hiến vào sự nghiệp từ thiện lớn lao như vậy, nếu đó không phải là nỗi sợ địa ngục?



Sự Tích Nhà Bè
Ngày xưa ở Gia Định có một người tên là Thủ Hoằng, dân chúng thường gọi là Thủ Huồng, xuất thân làm thơ lại. Trong hai mươi năm luồn lọt trong các nha, ty, hắn đã làm cho biết bao gia đình tan nát, biết bao người oan uổng. Nhờ đó hắn vơ vét biết bao tiền của. Vợ chết sớm lại không con, nên tiền bạc của hắn không biết tiêu đâu cho hết. Khi thấy cuộc sống quá thừa thãi, hắn bèn thôi việc về nhà sống đời trưởng giả.

Một hôm có người mách cho Thủ Huồng biết chợ Mãnh Ma ở Quảng Yên là chỗ người sống và người chết có thể gặp nhau vào nửa đêm ngày mùng một tháng Sáu hằng năm. Thủ Huồng rất yêu vợ. Vợ đã chết ngoài mười năm nhưng hắn không lúc nào quên. Hắn quyết đi tìm vợ nên giao nhà cửa lại cho bà con coi dùm, rồi lên đường ra Quảng Yên.

Khi gặp vợ, Thủ Huồng không dám hỏi vì thấy vợ ăn mặc rất đài các. Sau cùng, người đàn bà ấy cũng nhận ra được chồng. Thủ Huồng mừng quá vội dắt vợ ra một chỗ, kể cho vợ nghe cảnh sống của mình từ lúc âm dương cách biệt. Rồi hắn hỏi: “Mình lâu nay làm gì?” Đáp: “Tôi làm vú nuôi trong cung vua.”

Thủ Huồng muốn theo vợ xuống âm phủ chơi. Vợ đồng ý. Thủ Huồng cùng vợ đi qua mấy dặm đường tối mịt. Chả mấy chốc đã tới cõi âm. Hắn rùng mình khi lọt qua bao nhiêu cổng trước lúc vào trong Diêm Đình. Ở mỗi cổng đều có một tên quỷ gác, mặt mày gớm ghiếc dữ tợn. Nhờ có vợ nên chỗ nào cũng lọt qua được.

Đến gian nhà bếp, vợ hắn bảo: “Đây là nhà bếp, đằng kia là nhà ngục, trước mặt là cung hoàng hậu, chỗ tôi túc trực hàng ngày. Qua khỏi chỗ này là cung vua. Cứ ẩn tạm trong buồng vắng này vì không thể lên trên kia được.” Chiều hôm đó, người vợ đi hầu hoàng hậu về trao cho Thủ Huồng một tờ lịnh được phép đi xem mọi nơi, trừ cung vua và cung hoàng hậu.

Hắn dạo quanh đây đó, đến nhà ngục. Tiếng kêu khóc, tiếng thét la ở trong ngục vang dội làm cho hắn bồn chồn. Qua mấy nơi quỉ sứ mổ bụng, móc mắt, cắt tay hắn thấy nơi đây quả là nơi trả báo những tội lỗi của con người ở trần thế, đúng như lời đồn. Sau cái bàn xẻo thịt là một kho gông. Trong đó có một cái gông vừa to vừa dài.

Thủ Huồng lân la hỏi người cai ngục: “Thứ gông này để làm gì?” Đáp: “Để chờ một thằng ác nghiệt trên trần gian xuống đây. Bao nhiêu cái gông đều có chủ cả. Cứ xem gông to hay nhỏ thì biết tội ác của nó.”

Thủ Huồng lại hỏi: “Thế cái gông này là của ai vậy?” Cai ngục giở cuốn sổ dày tra tên và chỉ vào hàng chữ đọc: “Võ Thủ Hoằng, tục danh là Thủ Huồng, nguyên quán tại Đại Nam quốc, Gia Định tỉnh, Phúc Chính huyện…” Nghe nói tên mình, Thủ Huồng giật mình, mặt xám ngắt.

Lát sau hắn lấy được bình tĩnh, hỏi tiếp: “Hắn ở trần gian có tội gì?” Cai ngục nhìn vào sổ nói: “Khi làm thơ lại hắn bẻ mặt ra trái, làm bao nhiêu việc oan khốc, đến nỗi tội ác hắn chép kín cả mấy trang giấy đây. Năm Ất Sửu, hắn sửa hai chữ ngộ sát thành cố sát làm cho mẹ con Thị Nhãn bị chết, để cho người anh họ chiếm đoạt gia tài. Việc này Thủ Huồng được mười nén vàng, mười nén bạc, một trăm quan tiền. Cũng trong năm đó hắn làm ông Ngô Lại ở thôn Bình Ca bị hai năm tội đồ chỉ vì trong nhà có cái áo vải vàng, để đoạt không của ông ta mười hai mẫu ruộng.”

Thủ Huồng sợ tái mặt, không ngờ nhứt nhứt mỗi việc, từ nhỏ đến lớn của mình trên thế gian dưới này đều rõ mồn một. Thủ Huồng hỏi sang chuyện khác: “Thế vợ hắn có đeo gông không ông?” Đáp: “Ồ, ai làm nấy chịu chớ. Vợ hắn nghe đâu là người tốt đã xuống đây rồi.” Thủ Huồng lại hỏi: “Như hắn muốn hối cải có được không?” Cai ngục đáp: “Đã vay thì phải trả. Nếu hắn muốn thì phải đem những thứ của cải đã cướp được bố thí cho hết đi.”

Từ biệt cai ngục với những nơi tra khảo tội nhơn khủng khiếp, Thủ Huồng không còn bụng dạ nào để đi xem nơi khác nữa. Vợ nghe chồng đòi về bèn đưa ra khỏi Diêm Đình và tiễn đến cuối đoạn đường tối tăm mù mịt. Lúc chia tay hắn bảo vợ: “Tôi về trang trải công nợ, có lẽ ba năm nữa, tôi xuống. Mình nhớ lên đón tôi nghe!”

Về đến Gia Định, Thủ Huồng mạnh tay bố thí. Hắn tập họp người nghèo khó trong vùng lại phát cho họ tiền, lúa. Hắn đem ruộng đất của mình hiến cho làng, cho chùa, chia cho họ hàng thôn xóm. Hắn mời hầu hết sư sãi các chùa quanh vùng tới nhà mình cúng cơm tốn kém kể tiền vạn. Cứ như thế, ba năm Thủ Huồng tính ra đã phát tán được ba phần tư cơ nghiệp. Nhớ lời hẹn hắn khăn gói lên đường ra Bắc, đến chợ Mãnh Ma. Hắn lại được vợ đưa xuống cõi âm lần nữa. Lần này mục đích chính của Thủ Huồng là đến chỗ cũ xem lại cái gông.

Tại nhà ngục, Thủ Huồng thấy quang cảnh như cũ, duy chỗ kho để gông thì có ít nhiều thay đổi. Bên cạnh những cái gông còn nguyên hình xưa, có những cái gông bé nay lại lớn lên. Đặc biệt cái gông dành cho chính hắn teo lại nhiều. Thủ Huồng lân la hỏi cai ngục: “Cái gông để nơi đây, trước kia tôi nhớ hình như to lắm thì phải?” Đáp: “Đúng đấy! Có lẽ gần đây trên dương thế, thằng cha ấy biết chuộc lỗi, nên nó nhỏ lại. Nếu hắn cố gắng nữa thì rồi sẽ có phúc lớn.”

Thủ Huồng trở lại trần gian, lại tiếp tục bố thí. Lần này hắn bán tất cả những gì còn sót lại, kể cả ngôi nhà để ở. Hắn đến Biên Hòa, dựng một ngôi chùa lớn để cúng Phật. Rồi hắn xuôi sông Đồng Nai để làm việc nghĩa cuối cùng. Từ Đồng Nai về Gia Định, đường sông Đồng Nai và sông Sài Gòn lúc đó còn hoang vu. Do vậy ghe thuyền qua lại, lỡ con nước phải dừng lại, không có quán xá, chợ búa nên rất bất tiện.

Thủ Huồng quyết định ở lại đây. Hắn kết một cái bè lớn, trên bè dựng nhà, đủ chỗ nghỉ, có sẵn nồi niêu, đồ dùng, gạo củi và mắm muối. Những thứ ấy hắn có thể dùng để tiếp rước người qua lại, nhứt là những người khốn khó lỡ đường. Hắn cho họ tạm trú trên bè năm ba ngày mà không nhận của ai một cắc. Hắn làm công việc đó mãi cho đến ngày chết.

Sau đó khá lâu, có một lần ông vua nhà Thanh (Trung Quốc) tên là Đạo Quang (1782-1850) lúc mới lên ngôi (1820) có cho sứ sang Việt Nam hỏi lai lịch một người ở Gia Định. Số là khi mới sanh, trong lòng bàn tay thái tử có mấy chữ “Đại Nam, Gia Định, Thủ Hoằng”, nên nhà vua cần biết lai lịch Thủ Hoằng. Vua Trung Quốc có cúng vào chùa Chúc Thọ ở Biên Hòa ba tượng Phật tam thế bằng gỗ trầm hương. Do việc đó người ta bảo: Thủ Huồng nhờ thành thật hối lỗi, chẳng những làm tiêu tan cái gông chờ hắn ở cõi âm, mà còn được cho đi đầu thai làm vua Trung Quốc.

Ngày nay, ở cù lao Phố (tỉnh Đồng Nai) còn có một ngôi chùa, tương truyền do Thủ Huồng lập, mang tên chùa Thủ Huồng. Con rạch chạy ngang qua đường Tân Vạn vòng qua quốc lộ 1, do chính Thủ Huồng vét nên gọi rạch Thủ Huồng. Chiếc cầu đá trên đường gần sông Đồng Nai đi Tân Vạn cũng gọi cầu Thủ Huồng, vì chính ông ta bắc cầu. Chỗ ngã ba sông Đồng Nai và sông Sài Gòn được gọi là sông Nhà Bè để ghi nhớ cái nhà bè của Thủ Huồng trên khúc sông đó.

(Theo Ngàn Năm Bia Miệng, của Huỳnh Ngọc Trảng)

Bàn thêm. Thủ Huồng là một tay đại gian đại ác (cái gông của y lớn hơn hết) mà cũng không phải là hoàn toàn xấu, đến mức không còn sửa được. Y còn ít nhiều điểm tốt: (1) Tri túc, biết đủ giàu không mù quáng chạy theo danh lợi đến mãn đời. (2) Vợ chết rồi cũng không ỷ của tự do sống buông thả, khác với thói đời năm thê bảy thiếp. (3) Can đảm mới dám thẳng tay bố thí để giải nghiệp.

Trông gương này chúng ta đừng bao giờ mặc cảm rằng phàm phu tu không thành mà không dám tu, sợ uổng công, tiếc của. Cũng đừng chê ai quá tệ không thể độ được, không biết tìm trong họ còn có điểm nào tốt ngoài những thói hư tật xấu. Ta cũng nên nhớ Thánh xưa có nói: Thiên võng khôi khôi, sơ nhi bất lậu. 天網恢恢, 疏而不漏. (Lưới trời lồng lộng, thưa nhưng chẳng để lọt ai.) Bao nhiêu việc làm của Thủ Huồng đều được ghi rõ nơi âm cảnh đó. Ta đừng thấy làm quấy không bị phạt nhãn tiền mà coi thường luật công bình của trời đất.

 
Bùi Văn Tâm


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/11/2021(Xem: 21412)
309. Thiền Sư Thần Nghi (? - 1216) Đời 13, Thiền Phái Vô Ngôn Thông (Vào thời Vua Lý Huệ Tông) Đây là Thời Pháp Thoại thứ 309 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Năm, 11/11/2021 (07/10/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfUXUxU65FtOjrehu9zMMw Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/ https://www.facebook.com/quangducwebsite Tu Viện Quảng Đức 85-105 Lynch Road Fawkner, VIC 3060 Australia Tel: 03. 9357 3544; 0481 169 631
09/11/2021(Xem: 19257)
308. Thiền Sư Thường Chiếu (? - 1203) Đời 12, Thiền Phái Vô Ngôn Thông (Vào thời Vua Lý Cao Tông) Đây là Thời Pháp Thoại thứ 308 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Ba, 0911/2021 (05/10/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfUXUxU65FtOjrehu9zMMw Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/ https://www.facebook.com/quangducwebsite Tu Viện Quảng Đức 85-105 Lynch Road Fawkner, VIC 3060 Australia Tel: 03. 9357 3544; 0481 169 631
08/11/2021(Xem: 2364)
Mấy em tôi gọi điện thoại qua mét, giọng bực bội: “ Chị nói với Ba. Ổng bệnh vậy mà cứ lén hút thuốc hoài.” Ba tôi đã trên chín mươi và đang bị ung thư gan. Ai cũng nói ung thư gan sẽ đi rất nhanh. Ba tôi đã chuẩn bị tinh thần. Má tôi và chị em tôi cũng đã chuẩn bị tinh thần cả rồi nhưng ba vẫn kiên cường trụ được hơn ba năm dù lâu lâu phải cấp cứu. Bản thân tôi đã hơn ba lần bay về để tiễn biệt ba. Tụi nó mét tôi vì nghĩ rằng tôi là chị lớn, lại là người cung cấp tài chánh cho ông cụ mấy chục năm nay. Chúng tin là tôi có uy tín với ông nhất. Tôi hỏi lại:” Lén hút là sao?”
06/11/2021(Xem: 8555)
Kinh Hoa Nghiêm là tên gọi tắt của bộ ‘Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh’ do Ngài Long Thọ Bồ tát viết ra vào thế kỷ thứ 2, tức khoảng 600 năm sau khi Đức Thích Ca Mâu Ni nhập diệt. Hoa Nghiêm (Avatamsaka) có nghĩa là đóa hoa tuyệt đẹp, thanh khiết. Phần Hán tự đã được dịch ra từ thế kỷ thứ 5, dưới ba hệ thống Bát Nhã (40 quyển), Giác Hiền (60 quyển) và Nan Đà (80 quyển) . Nhập-Pháp-Giới (Gandavyuha) là phẩm thứ 39 trong số 40 phẩm, cũng là phẩm dài nhất, tiêu biểu cho giáo lý căn bản của kinh Hoa Nghiêm nói riêng và Phật giáo Đại thừa nói chung, diễn tả con đường cầu đạo của ngài Thiện Tài Đồng Tử qua 52 vị Thiện Tri Thức dưới nhiều hình tướng, khởi đầu là ngài Văn Thù Sư Lợi, chư Thiên, Dạ thần, Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, Đức Phật Di Lặc..., và cuối cùng là Ngài Phổ Hiền.
05/11/2021(Xem: 15770)
307. Thiền sư Quảng Nghiêm (1121 - 1190), Đời thứ 11, Thiền Phái Vô Ngôn Thông (Vào thời Vua Lý Cao Tông) Đây là Thời Pháp Thoại thứ 307 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Bảy, 06/11/2021 (02/10/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfUXUxU65FtOjrehu9zMMw Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/
04/11/2021(Xem: 2631)
Sau khi lên ngôi không lâu, Tào Phi tìm cách trừ khử mọi mối nguy hiểm với ngai vàng của ông. Trong số đó có em trai ruột – Tào Thực cũng trở thành mục tiêu. Tào Thực nổi tiếng với tài thơ văn xuất chúng hơn người. Tài năng này của ông được các sử liệu công nhận và cả trong các tác phẩm văn học đề cập đến ông. Trong Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, Tào Phi khi mới lên ngôi vua, trước mặt quần thần đã ép Tào Thực nội trong bảy bước chân phải làm một bài thơ về đề tài huynh đệ, và trong thơ không được có 2 từ huynh đệ, nếu không được sẽ xử chết.
04/11/2021(Xem: 18639)
306. Thiền Sư Tịnh Giới (? - 1207) Đời thứ 10, Thiền Phái Vô Ngôn Thông (Vào thời Vua Lý Anh Tông) Đây là Thời Pháp Thoại thứ 306 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Năm, 04/11/2021 (30/09/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfUXUxU65FtOjrehu9zMMw Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/
02/11/2021(Xem: 19114)
305. Thiền Sư Minh Trí (? - 1196) Đời thứ 10, Thiền Phái Vô Ngôn Thông (Vào thời Vua Lý Cao Tông) Đây là Thời Pháp Thoại thứ 305 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Ba, 02/11/2021 (28/09/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃
01/11/2021(Xem: 3483)
Lời dẫn 2021: Cuộc đời Thiền sư Bạch Ẩn Huệ Hạc nơi đây dịch theo nhiều tài liệu, nhưng phần chính là từ học giả John Stevens. Ngài Bạch Ân ngộ đạo là từ tham công án, dạy pháp cũng là qua công án. Do vậy, đọc tiểu sử của ngài sẽ có lợi cho người học Thiền theo công án.
30/10/2021(Xem: 19382)
304. Thiền Sư Nguyện Học (? - 1174) Đời thứ 10, Thiền Phái Vô Ngôn Thông (Vào thời Vua Lý Anh Tông) Đây là Thời Pháp Thoại thứ 304 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Bảy, 30/10/2021 (25/09/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfUXUxU65FtOjrehu9zMMw Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/ https://www.facebook.com/quangducwebsite Tu Viện Quảng Đức 85-105 Lynch Road Fawkner, VIC 3060 Australia Tel: 03. 9357 3544; 0481 169
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567