- Bài 1: Kinh Dược Sư Giải Nghĩa
- Bài 2: Kinh Dược Sư Giải Nghĩa
- Bài 3: Kinh Dược Sư Giải Nghĩa
- Bài 4: Kinh Dược Sư Giải Nghĩa
- Bài 5: Kinh Dược Sư giải nghĩa
- Bài 6: Kinh Dược Sư giải nghĩa
- Bài 7: Kinh Dược Sư giải nghĩa
- Bài 8: Kinh Dược Sư giải nghĩa
- Bài 9: Kinh Dược Sư giải nghĩa
- Bài 10: Kinh Dược Sư giải nghĩa
- Bài 11: Kinh Dược Sư giải nghĩa
- Bài 12: Kinh Dược Sư giải nghĩa
- Bài 13: Kinh Dược Sư giải nghĩa
- Bài 14: Kinh Dược Sư giải nghĩa
- Bài 15: Kinh Dược Sư giải nghĩa
- Bài 16: Kinh Dược Sư giải nghĩa
- Bài 17: Kinh Dược Sư giải nghĩa
- Bài 18: Kinh Dược Sư giải nghĩa
GIẢI NGHĨA
(Tiếp theo)
Toàn Không
--- o ---
KINH VĂN 33:
TG A NAN HỎI, BT CỨU THOÁT NÓI CÁCH CÚNG DÀNG GIÙM CHO NGƯỜI BỆNH
Lúc bấy giờ ông A Nan hỏi Bồ Tát Cứu Thoát rằng: "Này thiện nam tử, nên cung kính cúng dường Đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai như thế nào, còn đèn và phang tục mạng (1) phải làm cách sao?"
Cứu Thoát Bồ Tát nói:" Thưa Đại Đức, nếu có người bịnh nào, muốn khỏi bịnh khổ thì quyến thuộc họ phải thọ trì tám phần trai giới (2) trong bảy ngày. Bảy đêm tùy theo sức mình sắm sửa đồ ăn uống và các thứ cần dùng khác cúng dường chư Tăng ngày đêm sáu thời (3), lễ bái cúng dường Đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai. Đọc tụng kinh nầy bốn mươi chín ngọn đèn, lại tạo bảy hình tượng Đức Dược Sư trước mỗi hình tượng để bảy ngọn đèn, mỗi ngọn lớn như bánh xe (4), đốt luôn trong bốn mươi chín ngày đêm đừng cho tắt. Còn cái thần phang thì làm bằng hàng ngũ sắc bề dài bốn mươi chín gang tay và phải phóng sanh bốn mươi chín thứ loài vật thì người bịnh ấy qua khỏi ách nạn, không còn bị hoạnh tử và bị các loài quỉ nhiễu hại.
GIẢI NGHĨA:
(1) Đèn, Phang và Tục Mạng: Nghĩa là treo phướn bằng vải hay những dây sợi năm màu dài 49 gang tay, tục mạng là bản thức nối tiếp sự sống, năm sắc màu gồm:
1- Màu xanh nước biển tượng trưng cho niềm tin là Tín.
2- Màu vàng tượng trưng cho Tinh tấn tu hành.
3- Màu đỏ tượng trưng cho sự nhớ nghĩ tức là Niệm.
4- Màu trắng tượng trưng cho thanh tịnh, Định tâm.
5- Màu cam tượng trưng cho trí tuệ.
(2) Thọ trì Tám Phần Trai Giới: Đã giải thích ở Kinh Văn 23 ở trên.
(3) Sáu thời: Ngày đêm 6 thời, mỗi thời là 4 giờ; khác với Trung Hoa đêm 5 canh ngày 6 khắc.
(4) Mỗi ngọn đèn lớn như bánh xe: Đây ý nói đèn lồng nên nhìn ánh sáng to như bánh xe.
Đoạn Kinh Văn 33 trên, Tôn giả A Nan thắc mắc hỏi và Đại Bồ Tát Cứu Thoát trả lời về các điều phải làm cùng cách thức cúng dàng Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai gồm có lập đàn 7 tầng, mỗi tầng đều có hình tượng Phật Dược Sư và 7 ngọn đèn lồng. Treo Phướn Tục Mạng 5 màu dài 49 gang tay, mỗi tầng trưng đầy đủ hình tượng, 7 đèn lồng, cùng các thứ như hương hoa qủa, thức ăn nước uống chay.
Thân nhân vì người bệnh phải thụ tu Bát Quan Trai Giới 7 ngày tròn, Chư Tăng làm lễ phải có vị Pháp Sư chân tu chủ lễ, ngày 3 lần đêm 3 lần. Mỗi lần lễ lạy tụng Kinh và trì Chú Đại Đà La Ni 108 lần trong vòng 7 ngày đêm liên tiếp không thiếu sót, không để đèn tắt trong vòng 49 ngày đêm, không sơ sót. Lại phải phóng sinh 49 loại chúng sanh khác nhau thì người bệnh ấy qua khỏi ách nạn, không bị các loài qủy ác quấy nhiễu và không chết đột ngột (hoạnh tử) do khổ nạn nữa.
Xem cách thức cúng dường như vậy rất khó thực hiện, từ việc thiết lập lễ đàn 7 tầng với đèn hương hoa và các thứ lễ vật, lại phóng sanh 49 loại khác nhau. Cho đến người thân thọ trì Tám Trai Giới trong 7 ngày đêm, và nhất là chư Tăng hành trì đúng như biểu tượng của “Thần Phang Tục Mạng năm Sắc” là phải có đầy đủ: Tín, Tinh Tấn, Niệm, Định và Tuệ. Người chủ lễ phải là người tu hành chân chính thanh tịnh trí tuệ và nghi lễ kéo dài suốt thời gian từ bảy ngày tới 49 ngày đêm, mỗi ngày đêm 6 thời 6 lần lễ lạy tụng trì bền bỉ không thiếu sót mới có thể có kết qủa. Chẳng phải là cách làm qua loa hời hợt như ngày nay thường làm không đúng theo Bồ Tát Cứu Thoát chỉ dạy thì làm sao có thể có kết qủa được.
KINH VĂN 34:
CŨNG LÀ PHƯƠNG CÁCH CỨU
NGUY CHO ĐẤT NƯỚC NHÂN DÂN
Lại nữa, A Nan nếu trong giòng Sát Đế Lỵ có những vị Quốc Vương đã làm lễ quán đảnh (1) mà gặp lúc có nạn, nhân dân bị bịnh dịch, bị nước khác xâm lăng, bị nội loạn, hay bị nạn tinh tú biến ra nhiều điềm quái dị. Mưa gió trái mùa, hay bị nạn quá thời tiết không mưa, thì lúc ấy vị Quốc Vương kia phải đem lòng từ bi thương xót tất cả chúng hữu tình, ân xá cho tội nhơn bị giam cầm, rồi y theo cúng dường đã nói trước mà cúng dường Đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai. Thì do căn lành này và nhờ sức bổn nguyện của Đức Dược Sư khiến trong nước liền được an ổn, mưa hòa gió thuận, lúa thóc được mùa, tất cả chúng hữu tình đều vui vẻ, không bịnh hoạn, không có thần Dược Xoa bạo ác, não hại lê dân. Tất cả ác tướng ấy đều ẩn mất và các vị quốc vương kia được sống lâu sức mạnh, không bịnh hoạn, mọi việc đều thêm lợi ích.
Nầy A Nan, nếu các hoàng hậu, hoàng phi, công chúa, thái tử, vương tử, đại thần phụ tướng, thể nữ trong cung, bá quan và thứ dân mà bị bịnh khổ cùng những ách nạn khác. Thì cũng nên tạo lập thần phang năm sắc, chong đèn sáng luôn, phóng sanh các loài vật, rãi hoa đủ sắc, đốt các thứ danh hương để cúng dường Đức Phật Dược Sư, sẽ được lành bệnh và thoát khỏi các tai nạn.
GIẢI NGHĨA:
(1)Quán đảnh: Nguồn của đạo Bà-La-Môn làm lễ quán đảnh phong Vua: Nghi lễ do một vị thầy Bà-La-Môn thực hiện, bao gồm việc đọc kinh cầu nguyện và rưới nước bốn biển lên đầu cho Vua. Khi một vị Vua lên ngôi, cần phải làm lễ quán đảnh như một nghi lễ chính thức để được nhân dân thừa nhận sự cai trị của vị Vua ấy.
Truyền thống Mật Giáo lễ quán đảnh thì theo giáo lý đạo Phật, tâm là nhân tố chính trong mọi sự kiện hay việc xảy ra cho việc giải thoát; nếu một tâm dính mắc hay lừa dối là nguyên nhân của mọi kinh nghiệm mùi vị của nghiệp ác của sinh tử luân hồi.
Đoạn Kinh Văn 34 trên đề cập đến “gặp lúc có nạn, nhân dân bị bịnh dịch, bị nước khác xâm lăng, bị nội loạn, hay bị nạn tinh tú biến ra nhiều điềm quái dị, mưa gió trái mùa, hay bị nạn quá thời tiết không mưa, v.v…” Thì lúc ấy các vị Quốc Vương hay vị đứng đầu đất nước phải đem lòng từ bi thương xót tất cả nhân dân, ân xá cho tội nhơn bị giam cầm trong lao tù, phóng sanh 49 loài. Lập lễ đàn, thỉnh Thánh Tăng chủ lễ và chư Tăng hành lễ, tu Bát Quan Trai, rồi y theo cúng dường như đã nói trên, thì “do căn lành này và nhờ sức bản nguyện của Đức Dược Sư khiến trong nước liền được an ổn, mưa hòa gió thuận, lúa thóc được mùa, tất cả chúng hữu tình đều vui vẻ, không bịnh hoạn, không có thần Dược Xoa bạo ác, não hại lê dân”. Tất cả các tai họa nêu trên đều qua mà vị Quốc Vương hoặc vị đứng đầu đất nước chủ xướng sẽ được mạnh khỏe sống lâu, mọi việc đều thêm lợi ích.
Đối với “các hoàng hậu, hoàng phi, công chúa, thái tử, vương tử, đại thần phụ tướng, thể nữ trong cung, bá quan và thứ dân mà bị bịnh khổ cùng những ách nạn khác”, thì cũng nên làm tương tự trong việc cúng dường Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, sẽ được lành bệnh và thoát khỏi các tai nạn.
Chẳng phải gặp Thầy nào cũng làm chủ lễ được mà phải là vị chân tu thực sự, cách thiết lập giới đàn nếu không đúng tiêu chuẩn đã quy định cũng không ổn, cách hành trì không đầy đủ suốt thời gian cần thiết phải có sẽ là thiếu sót. Nhất là chỉ phóng sinh vài ba loài vật mà cho là đủ là không được rồi, tất cả những chi tiết dù nhỏ nhặt cũng phải tôn trọng, nếu không được thực hành một cách đầy đủ thì chẳng thể có kết qủa như ý muốn vậy.
(Còn Tiếp)