Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

3. Nguồn Gốc Đại Tạng Kinh

29/04/201105:14(Xem: 3458)
3. Nguồn Gốc Đại Tạng Kinh


ĐẠI TẠNG KINH NHẬP MÔN
Giới Thiệu 139 Kinh Điển Phật Giáo
Hán dịch: Thích Ấn Hải, Thích Nguyện Quỷnh
Việt dịch: Thích Viên Lý
Viện Triết Lý Việt Nam và Triêt Học Thế Giới xuất bản 1999

Phụ Lục: Nguồn Gốc Đại Tạng Kinh

Thành Lập Đại Tạng Kinh Ngôn của Đức Phật Thích Ca

Trong suốt thời gian 45 năm, từ lúc giác ngộ năm 35 tuổi cho tới khi nhập diệt năm 80 tuổi, Đức Phật Thích Ca đã thuyết giảng giáo lý của ngài một cách liên tục. Lời giảng của ngài được ứng dụng tùy theo khả năng lãnh hội và hoàn cảnh của người nghe, giống như phương thuốc được ứng dụng thích hợp với nhu cầu của bệnh nhân. Kết quả là những kinh điển ghi chép lại ngôn giáo của ngài đã đạt tới số lượng rất lớn.

Sau khi Đức Phật nhập diệt, các đệ tử tiếp tục truyền bá giáo lý của ngài trong nhân gian. Đồng thời, để bảo đảm giáo lý của ngài một cách trung thực cho hậu thế, họ đã gom lại kết tập để soạn thành một tập toàn bộ kinh điển. Họ đã bàn luận suốt mấy tháng để bảo đảm không có những sai lầm khi nhớ lại những lời giảng mà các vị thánh tăng đã được nghe từ Đức Phật. Kết quả của công việc đó là toàn bộ giáo lý được chính thức kết tập, làm căn bản cho những kinh điển được viết ra sau này.

1/ Thành Lập Tam Tạng và Sự Phân Rẽ Giáo Đoàn Phật Giáo

Lúc đầu, kinh điển Phật giáo gồm hai bộ chính là “kinh” (sutra) và “luật” (vinaya): “Kinh” ghi lại giáo lý của Đức Phật, “Luật” là những giới luật mà Đức Phật đã chế định cho hàng tăng nhân tu hành tại các tự viện. Về sau này có thêm những lời chú giải về kinh và luật đó, và được gọi chung là “luận” (abhidharma), kết quả là có ba bộ sách gồm kinh, luật, và luận, tức là “Tam Tạng” (Tripitaka). Dần dần xuất hiện những dị biệt trong những lời giải thích về giáo lý của Đức Phật và giới luật của tự viện; và, điều đó gây ra sự phân rẽ trong cộng đồng Phật giáo, đưa tới sự phân chia thành hai bộ phái chính yếu đó là Thượng Tọa Bộ (Therevada) có tinh thần bảo thủ và Đại Chúng Bộ (mahasamghika) có tinh thần cấp tiến. Mỗi bộ phái có một bộ kinh điển riêng, được coi là chính thức bao gồm những quan điểm của mỗi phái.

2/ Kinh Điển Pa-Li Ngữ

Về sau, đạo Phật của phái Thượng Tọa Bộ bảo thủ được truyền bá sang Tích Lan, Miến Điện, Thái Lan và những xứ khác trong vùng Đông Nam Á. Bộ kinh này được gọi là “Pa-li Văn Đại Tạng Kinh” (vì viết bằng tiếng Pa-li) gồm ba phần kinh, luật và luận. Tạng kinh tiếng Pa-li này đã được các học giả Tây phương chú ý tới, khi họ bắt đầu nghiên cứu về Phật giáo, và đã có nhiều sách bình luận và sách dịch kinh điển Phật giáo sang Anh ngữ đã được xuất bản ở Anh Quốc. Bản dịch Đại Tạng Pa-li sang Nhật ngữ, nhan đề là “Nam Truyền Đại Tạng Kinh” (Nanden-daizokyo) đã dùng bản Anh dịch này để tham khảo và đã được xuất bản ở đầu Thời Đại Chiêu Ḥa, năm 1930.

3/ Kinh Điển Phật Giáo Đại Thừa

Phái Đại Chúng Bộ có tinh thần cấp tiến đã tự xưng là “Mahayana” (“Đại Thừa,” “Cỗ Xe Lớn”) và phát triển bộ giáo lý của họ. Phái này bác bỏ những hình thức Phật giáo khác và gọi phái kia là “Hinayana” (“Tiểu Thừa,” “Cỗ Xe Nhỏ”), và thật ra nó giống như một phong trào quần chúng có mục đích thu hút quảng đại quần chúng ngả theo giáo lý của họ. Trong số kinh điển của phái Đại Thừa có những kinh sách thuộc Đại Tạng Pa-li ngữ, nhưng những sách nói về chủ trương thì phản ảnh sự phát triển và hệ thống hóa những lý thuyết của các tông phái Trung Quán (Madhyamika), Duy Thức (Yogacara) và Như Lai Tạng (Tathagatagarbha). Sau này xuất hiện tông phái Mật Giáo, và dần dần Phật Giáo đã biến khỏi mảnh đất Ấn Độ.

4/ Phật Giáo Trung Hoa

Phật giáo đã du nhập vào Trung Hoa qua ngă Trung Á, và tới thế kỷ thứ nh́ sau Tây lịch kinh điển Phật giáo đã được dịch sang Hán văn. Đặc điểm của Phật giáo Trung Hoa là vai trò quan trọng của việc phiên dịch kinh sách; nhiều vị tăng sĩ nổi tiếng kiêm dịch giả, như Cưu Ma La Thập (Kumarajiva), Chân Đế (Paramartha), Bất Không (Amoghavajra), Huyền Trang, v.v..., đã xuất hiện. VÌ quư ngài tinh thông tất cả ba ngành kinh, luật và luận của Đại Tạng Kinh nên được tôn xưng là “Tam Tạng Pháp Sư.”

Việc phiên dịch cần phải qua sự lý giải, cho nên, trong bản Hán dịch có những phần dẫn giải mà người ta không thấy trong Phật giáo Ấn Độ. Trong Đại Tạng Kinh bằng Hán văn, có những trường hợp có vài bản dịch của các dịch giả khác nhau, và ngày càng có nhiều tác phẩm viết bằng Hán văn. Để tránh trùng nhau, các triều đình Trung Hoa đã vài lần ban sắc lệnh biên soạn Đại Tạng Kinh. Vào những thời kỳ sơ khai, kinh điển được sao chép bằng tay, nhưng tới thời nhà Tống thì được in bằng cách khắc chữ vào gỗ.

5/ Phật Giáo Nhật Bổn

Phật giáo được truyền vào Nhật Bổn qua ngă Trung Hoa và Cao Ly, do đó việc nghiên cứu những kinh điển chính gốc chỉ bắt đầu từ Thời Đại Minh Trị. Trước thời kỳ này, người Nhật đã dùng kinh điển Hán dịch làm cơ sở, điều đó khiến cho Phật giáo Nhật Bổn có những khác biệt đáng kể đối với Phật giáo Ấn Độ. Họ chủ yếu dùng Đại Tạng Kinh nhập cảng từ Trung Hoa, nhưng tới đầu Thời Đại Giang Hộ (Edo) có một tăng sĩ tên là Thiết Nhãn (Tetsugen) đã dùng những bản Hán dịch làm hướng dẫn để xuất bản Đại Tạng Kinh bằng Nhật văn theo lối chữ “Huỳnh Bá” (Obaku).

Kể từ Thời Đại Minh Trị, Nhật Bổn chịu nhiều ảnh hưởng của các học giả Tây phương, đồng thời họ cũng gia công nghiên cứu những kinh điển chính gốc. Những kinh sách nguyên bản bằng tiếng Pa-li văn và Phạn văn đã được dịch sang Nhật văn và phổ biến trong quảng đại quần chúng, và người Nhật đã dịch Đại Tạng Kinh Pa-li văn (Nam Truyền Đại Tạng Kinh) như đã nói ở phần trên. Trong thời gian gần đây người Nhật cũng chú ý nhiều tới Phật giáo Tây Tạng.

Phật giáo Tây Tạng – được truyền vào từ Ấn Độ ở thế kỷ thứ 7 – có màu sắc Mật Tông rất sâu đậm, và có khi được gọi là Lạt-Ma giáo. Một số lớn kinh điển Phật giáo Ấn Độ đã được dịch sang tiếng Tây Tạng, về sau trở thành “Đại Tạng Kinh Tạng Văn.” Cho tới nay người ta chưa tìm thấy ở Ấn Độ một bộ kinh điển Phật giáo nào đã được hệ thống hóa, cho nên Đại Tạng Kinh Tạng Văn – được dịch một cách trung thực từ bản gốc – là nguồn tư liệu rất quan trọng. Từ Thời Đại Minh Trị, thậm chí một số học giả Phật tử Nhật Bổn, như Hà Khẩu Huệ Hải (Kawaguchi Ekai), đã đến tận Tây Tạng để tầm cầu những kinh điển chính gốc.

6/ Xuất Bản Đại Tạng Kinh Hán Dịch

Do ảnh hưởng những cuộc nghiên cứu kinh điển gốc, vài ấn bản mới của Đại Tạng Kinh Hán dịch đã được xuất bản ở Nhật Bổn vào cuối thế kỷ 19 và những năm đầu thế kỷ 20. Sau đó tới việc xuất bản “Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh” (Taisho shinshu daizokyo) vào thời kỳ từ năm 1924 tới năm 1934. Đây là tạng kinh được tham khảo và so sánh kỹ lưỡng với tạng kinh Cao Ly và những kinh sách xuất bản trước đó, để mong đạt tới một tạng kinh chính xác và đáng tin cậy nhất. Chính tạng kinh này ngày nay được Phật giáo thế giới sử dụng nhiều nhất.

7/ Dịch Đại Tạng Kinh Sang Anh Ngữ

Dùng Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh nói trên làm bản gốc, nay Hiệp Hội Truyền Đạo Phật Giáo quyết định dịch Đại Tạng Kinh Hán Văn sang Anh văn. Việc lý giải là phần không thể thiếu của công trình dịch thuật, và việc thực hiện một bản dịch hết sức trung thực với nguyên bản là công việc có nhiều khó khăn. Nhưng bổn phận của Phật tử là cần phải cung cấp cho mọi người khắp nơi trên thế giới những kinh sách Phật giáo dễ đọc. Trong dự án hiện thời, chúng tôi sẽ cố gắng hết sức để tránh những phán đoán do ảnh hưởng giáo phái và những thiên kiến khác, và, chúng tôi vững tin rằng bản dịch sang Anh văn, mà ngày nay vẫn còn nhiều phần chưa được khai phá, với mục ̣đích hoằng dương Phật pháp khắp thế giới, là một công trình lớn lao và đầy ý nghĩa.

Ước nguyện của chúng tôi là tiếp tục những nổ lực của mình để cống hiến cho thế nhân một bản Đại Tạng Kinh Phật Giáo – từng có một lịch sử dài như đã nói sơ lược trên đây – ở hình thức dễ hiểu.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567