Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 12: Thấy Phật A-Súc

10/10/201015:00(Xem: 3325)
Chương 12: Thấy Phật A-Súc

Chương 12
THẤY PHẬT A-SÚC
[1]

Bấy giờ Phậthỏi Duy-ma-cật:

«Ông muốnthấy Như Lai; nhưng ông quán Như Lai như thế nào?»

Duy-ma-cậtđáp:
“Như tự quánthật tướng của thân, quán Phật cũng vậy.[2] Con quán Như Lai, tiền tế khôngđến, hậu tế không đi, hiện tại không trụ. Không quán sắc, không quán như củasắc, không quán tính của sắc.[3] Không quán thọ, tưởng, hành, thức, không quánnhư của thức, không quán tính của thức. Không do tứ đại sinh khởi, đồng với hưkhông.[4] Sáu xứ không tích tập thành; vì đã vượt ngoài nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thânvà tâm. Không ở trong ba cõi, vì đã lìa ba thứ cáu bẩn, thuận ba giải thoátmôn, đầy đủ ba minh, cùng vô minh bình đẳng.[5] Không nhất tướng,[6] không dịtướng; không tự tướng, không tha tướng; không phải vô tướng, không phải thủtướng; khi giáo hóa chúng sinh Ngài không ở bên này, chẳng đến bên kia cũngkhông ở giữa dòng.[7] Ngài quán sát lẽ tịch diệt mà không vĩnh viễn tịch diệt.Không là đây cũng không là kia;[8] không lấy đây, không lấy kia;[9] không thểlấy trí để biết; không thể lấy thức để nhận thức; không mờ, không sáng; vôdanh, vô tướng; không mạnh, không yếu; không sạch, không nhơ; không ở phươngnào cũng không xa lìa phương nào,[10] không phải hữu vi cũng không phải vô vi;không thể chỉ ra cũng không thể nói đến; không bố thí cũng không ích kỷ; khôngtrì giới cũng không phá giới; không nhẫn cũng không sân; không tinh tấn cũngkhông giải đãi; không định, không loạn; không trí cũng không ngu; không thành thậtcũng không lừa dối; không đến không đi, không vào không ra; dứt tuyệt tất cảcon đường ngôn thuyết; không phải phước điền cũng không phải không là phướcđiền; không xứng đáng cúng dường cũng không phải không xứng đáng cúng dường;không thủ, không xả; không phải hữu tướng, không phải vô tướng, đồng với chân tế,bình đẳng với pháp tánh; không thể định danh, không thể đo lường, vì vượt ngoàiđịnh danh và định lượng; không phải lớn, không phải nhỏ; không phải cái đượcthấy, không phải cái được nghe, không phải cái được tri giác, không phải cáiđược nhận biết; lìa mọi kết buộc, đồng đẳng với trí, đồng với chúng sinh; khôngphân biệt với các pháp; hoàn toàn không khuyết điểm; không vẩn đục, không phiềnnão, không tác, không khởi, không sanh, không diệt, không sợ, không lo, khôngmừng, không chán; không phải đã tồn tại, không phải sẽ tồn tại, không phải đangtồn tại; không thể bằng tất cả ngôn thuyết để hiển thị hay phân biệt.

«Bạch ThếTôn, thân Như Lai như vậy, nên quán như vậy. Quán như vậy gọi là chánh quán.Quán khác đi, gọi là tà quán.»

Bấy giờ, Xá-lợi-phấthỏi Duy-ma-cật:[11]

«Ông thác ởđâu mà sanh lại chốn này?»

Duy-ma-cật hỏilại:

«Pháp ngài đãchứng có thác có sanh ư?»

Xá-lợi-phấtđáp:

«Không thác,không sanh.»

Duy-ma-cật hỏi:

«Nếu các phápkhông có tướng thác và sanh, sao ngài lại hỏi, ‘Ông thác ở đâu mà sanh lại chốnnày?’ Như với nhà ảo thuật tạo ra các nam nữ ảo; chúng có thác có sanh không?»

Xá-lợi-phấtđáp:

«Chúng chẳngthác chẳng sanh.»

«Ngài hákhông nghe Phật dạy, các pháp là tướng như huyễn ư?»

Đáp:

«Có nghe.»

«Nếu hết thảyđều là tướng như huyễn, sao ngài, lại hỏi, ‘Ông thác ở đâu mà sanh lại chốnnày?’ Xá-lợi-phất, thác chỉ là pháp hư dối, thuộc tướng suy tàn và hoại diệt; sanhcũng là điều hư dối, là tướng tương tục. Bồ tát tuy thác mà không dứt gốcthiện, tuy sanh vẫn không tăng trưởng các ác.»

Bấy giờ đức Phậtbảo Xá-lợi-phất:

«Có một cõitên Diệu hỷ[12] có Phật hiệu là A-súc.[13] Duy-ma-cật đã thác ở cõi đó để sanhlại nơi này.»

Xá-lợi-phất thưavới Phật:

«Thật chưatừng có, bạch Thế Tôn, người này chịu rời cõi thanh tịnh để đến thế giới đầyrẫy hận thù và nguy hại này!»

Duy-ma-cật hỏiXá-lợi-phất:

«Xá-lợi-phất,Ngài nghĩ thế nào, ánh mặt trời khi xuất hiện có hiệp cùng với bóng tốikhông?»[14]

Xá-lợi-phấtđáp:

«Chỗ nào cóánh mặt trời thì không còn bóng tối.»

Duy-ma-cật hỏi:

«Vì sao ánhmặt trời soi rọi cõi Diêm-phù-đề này?»

Xá-lợi-phất:

«Đem ánh sángsoi rọi để xua tan bóng tối.»

Duy-ma-cật:

«Bồ tát cũngvậy, tuy sanh nơi cõi Phật bất tịnh để giáo hóa chúng sinh, nhưng không hiệpcùng sự ngu ám, mà chỉ để diệt trừ bóng tối phiền não của chúng sinh.»

Lúc ấy đạichúng ngưỡng vọng muốn chiêm bái đức Vô Động Như Lai cùng các Bồ tát và chúngThanh-văn cõi Diệu hỷ. Phật biết ý nghĩ của họ, bảo Duy-ma-cật:

«Này thiệnnam tử, hãy vì đại chúng ở đây, hiện đức Vô Động Như Lai cùng các Bồ tát, chúngThanh-văn ở cõi Diệu hỷ cho họ được nhìn thấy.»

Duy-ma-cật tựnghĩ: «Ta hãy không rời chỗ ngồi này mà tiếp nhận cõi Diệu hỷ với dãy núi Thiếtvi[15] cùng đồi núi, sông, suối, khe, mạch, biển, Tu-di và các núi, và trời,trăng, sao, các cung điện của trời, rồng, quỷ thần, Phạm thiên; cùng các Bồtát, chúng Thanh-văn, các thành phố, làng mạc, nam nữ già trẻ, cho đến đức VôĐộng Như Lai với cây bồ-đề và các tòa sen mầu nhiệm dùng để làm Phật sự trongkhắp mười phương, cùng ba đường thềm báu[16] nối cõi Diêm-phù-đề với trờiĐao-lợi[17] cho chư thiên xuống kính lễ đức Vô Động Như Lai và nghe kinh, vàcon người lên đó chiêm bái chư thiên. Đó là vô lượng công đức thành tựu của thếgiới Diệu hỷ, từ trên đến A-ca-ni-tra,[18] dưới đến tận ranh giới nước.[19] Tadùng tay phải nâng lên dễ dàng như người thợ gốm nâng cái bàn quay. Vào trongthế giới này như cầm tràng hoa mà đưa ra cho hội chúng nhìn thấy.»

Nghĩ xong,Duy-ma-cật liền nhập định, dùng thần thông lực nắm lấy cõi Diệu hỷ bằng tay mặtđem đặt lên mặt đất này. Chư Bồ tát, Thanh-văn và thiên thần đã đắc thần thông lựcở cõi đó đều cất tiếng nói lớn:

«Bạch ThếTôn, ai đang mang chúng con đi? Xin Thế Tôn cứu giúp.»

Phật Vô Độngbảo:

«Không phảiTa làm mà do Duy-ma-cật đang dùng thần thông lực làm ra.»

Còn nhữngngười chưa được thần thông đều không biết cũng không cảm thấy mình đang chuyểndịch. Thế giới Diệu hỷ tuy được mang về mặt đất vẫn không tăng không giảm, mà mặtđất cũng không bị chèn ép hay chật chội; y nguyên như cũ.

Bấy giờ, PhậtThích-ca-mâu-ni nói với đại chúng:

«Các ngươi cóthấy thế giới Diệu hỷ của đức Vô Động Như Lai chăng? Cõi ấy trang nghiêm, cùngchư Bồ tát hạnh thanh tịnh và đệ tử thanh bạch.»

Đại chúngđồng thưa:

«Vâng, chúngcon đã thấy.»

Phật dạy:

«Nếu Bồ tátmuốn được quốc độ Phật thanh tịnh như vậy, nên học theo đạo mà đức Vô Động NhưLai đã hành.»

Khi thị hiệncõi Diệu hỷ này, mười bốn na-do-tha[20] người đã phát tâm cầu giác ngộ vôthượng chánh đẳng chánh giác và nguyện được tái sanh ở thế giới Diệu hỷ. PhậtThích-ca-mâu-ni chứng nhận họ sẽ được tái sanh nơi cõi đó.

Khi đã làmxong Phật sự vì lợi ích của chúng sinh ở nơi quốc độ này rồi, thế giới Diệu hỷ đượctrả về chốn cũ, đại chúng đều trông thấy.

Bấy giờ Phậtnói với Xá-lợi-phất:

«Ngươi cónhìn thấy thế giới Diệu hỷ và đức Vô Động Như Lai chưa?»

Xá-lợi-phấtđáp:

«Vâng, con đãthấy, bạch Thế Tôn. Con ước nguyện hết thảy chúng sinh đều được quốc độ thanhtịnh như cõi Phật Vô Động và thần thông lực như của Duy-ma-cật. Bạch Thế Tôn,chúng con thật sự được nhiều lợi ích khi được thân cận, cung dưỡng, con ngườinày. Chúng sinh nào hiện tại hay mai sau khi Thế Tôn đã diệt độ mà được ngheKinh này, thảy đều sẽ được lợi ích lớn; và càng lớn xiết bao khi nghe rồi tinhiểu, thọ trì hay đọc tụng, thuyết giảng, theo Pháp đó mà tu hành. Ai tiếp nhậnkinh này là tiếp nhận kho tàng Pháp bảo. Nếu đem ra đọc tụng, giải nghĩa vàtheo đó mà tu hành tất sẽ được chư Phật thường xuyên hộ niệm. Ai cung dưỡngngười này là cung dưỡng chư Phật. Ai sao chép, thọ trì kinh quyển này, nênbiết, nhà của người ấy có Như Lai ngự. Nếu khi nghe kinh này mà tùy hỷ, ngườiấy ắt sẽ đạt nhất thiết trí. Ai tin và hiểu kinh này, dù chỉ một bài kệ bốn câutrong đó, và đem giảng cho người khác nghe, nên biết, người ấy ắt sẽ được thọký thành A-nậu-đa-la tam-miệu-tam-bồ-đề trong tương lai.»

[1] KiếnA-súc Phật phẩm 見阿閦佛品 . VCX: Quán Như laiphẩm 觀如來品 .

[2] VCX: «Conquán Như lai, hoàn toàn không có cái gì được thấy.»

[3] VCX:«Quán Như lai, quán tính chân như của sắc (rūpatathātā), tính ấy là phi sắc.»

[4] La-thập(Đại 38, tr.0410b16): «Pháp thân như hư không, không do bốn đại tác thành.»VCX: «Không trụ bốn giới; đồng hư không giới.»

[5] VCX:«Không phải minh nhưng minh. Không phải đến nhưng đến.» VCS: Minh, chỉ ba minh:túc mạng, thiên nhãn, lậu tận.

[6] Trước đó,La-thập nhảy một đoạn; VCX: «...đạt đến hết thảy pháp mà không có chướng ngại;là thật tế (bhūtakoṭi) mà không phải tế (akoṭi); là chân như (tathābhūta) mà không phải như(atathā); nơi cảnh chân như thường không sở trụ; nơi trí chân như thường khôngminh ứng; cảnh và trí chân như, tính của chúng đều lìa; không sinh bởi nhân,không khởi bởi duyên.»

[7] La-thập& Khuy Cơ: bờ này chỉ sinh tử. Bờ kia chỉ Niết-bàn. Giữa dòng chỉ kết sử/phiền não.

[8] Triệu nói(T 38, tr.0411a08), «Khi hoá độ chúng sinh, có vẻ như ở đây mà lại là ở kia. Ởđây hay ở kia, đều là dấu tích của sự ứng hoá vậy.»

[9] Bất dĩthử, bất dĩ bỉ 不以此不以彼. Triệu (T 38,tr.0411a11) nói, «Không phải đây nhưng (hoà) đồng với đây; cho nên, là đây màkhông phải là đây...» VCX: «Không phải ở tại đây, không phải ở tại kia, khôngphải ở trung gian.»

[10] Triệu(nt.) nói, «Pháp thân không hiện tại bất cứ đâu, mà không đâu là không hiệntại.» VCX: «Bất tại phương phần, bất ly phương phần 不住方分不離方分 .»

[11] VCX& Chi Khiêm: Xá-lợi-phất hỏi Phật; Phật bảo hỏi thẳng Duy-ma-cật. Sau đóPhật trực tiếp trả lời. Khuy Cơ nói, sự thiếu sót trong bản của La-thập khiếncho đoạn văn thiếu mạch lạc.

[12] Diệu hỷ 妙喜. Chi Khiêm: phiên âm A-duy-la-đề thế giới 阿維羅提世界, và dịch luôn nghĩa: Diệu lạc 妙樂. Skt. Abhirati.

[13] A-súcPhật 阿閦佛 . VCX: Vô Động 無動. Chi Khiêm: Vô Nộ 無怒. Skt. Akṣobhya.

[14] VCX:«Ánh sáng của mặt trời há thích thú để chen lẫn với bóng tối của thế gianchăng?»

[15] Thiết visơn 鐵圍山. VCX: Luân visơn 輪圍山. Skt. cakravāḍa. Cf. Câu-xá 11 (T 29tr 57b12): an lập khí thế gian. Ngoài cùng là phong luân. ...Trên kim luân có 9ngọn núi. Giữa là Tu-di (Meru), chung quanh có 8 núi. Ngoài cùng là Thiết luân vi.Pali: Cakkavāḷa, cf. SA. 442tt.

[16] Tam đạobảo giai 三道寶階. VCS(T38n1782_p1107b22): Thế Tôn lên trời Đao lợi. Sau ba tháng ở đó thuyết pháp,Ngài trở về Diêm-phù-đề. Thiên đế sai làm cây thang báu có ba lối đi để Phật vàtùy tùng đi xuống hạ giới. Giữa bằng vàng. Trái, bằng mã não. Phải, bằng thuỷtinh.

[17] VCS: «TừThiệm-bộ châu lên đến đỉnh Tô-mê-lô, trời Tam thập tam.» Cf. Câu-xá 11 (T 29 tr59c19: «Cõi Tam thập tam thiên ở trên đỉnh Me-lô (Meru).»

[18] DMC:a-ca-ni-tra 阿迦膩吒 . VCX: sắc cứu cánh 色究竟. Skt. akaniṣṭha; tầng cao nhất củacõi trời Sắc giới, thuộc đệ tứ thiền.

[19] DMC:thủy tế 水際. VCX: thuỷ tếluân 水際輪. Câu-xá 11 (Đại 29,tr. 11a): «An lập thế giới... Tầng dưới cùng là phong luân (vāyu-maṇḍala) y trên hưkhông... Trên phong luân là thuỷ luân (jala-maṇḍala)... Trên thuỷ luân là kim luân (kāncna-maṇḍala)...»

[20] VCX: 84na-dữu-đa 那庾多 (=na-do-tha, Skt.nayuta, 10 vạn, hay 1000 ức).

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567