Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

50 Năm Nhìn Lại: Sau Biến Cố 30 tháng 04/1975 & Đại Lễ Phật Đản 2649 của GHPGVNTN được tổ chức tại Washington DC

01/05/202510:31(Xem: 773)
50 Năm Nhìn Lại: Sau Biến Cố 30 tháng 04/1975 & Đại Lễ Phật Đản 2649 của GHPGVNTN được tổ chức tại Washington DC


Vesak-usa-2025-11

50 NĂM NHÌN LẠI:
SAU BIẾN CỐ 30 THÁNG 04/1975
& ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN LẦN THỨ 2649, PL 2569, DL 2025 TẠI D.C.

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT HOA KỲ

Cuộc hội ngộ lịch sử, lớn nhất từ trước đến nay của biển người con Phật đến từ 50 bang của nước Mỹ và từ nhiều Châu lục trên thế giới với tâm hoan hỷ, mặt nở hoa, tất cả tạo nên một bức tranh rực rỡ sắc màu của hòa bình, thịnh vượng và nhân ái.

Mùa Phật Đản năm nay (Phật lịch 2569, Dương lịch 2025), người con Phật trên toàn thế giới đều hân hoan chào đón sự kiện Đại lễ Phật Đản lần thứ 2,649, tính từ khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni của chúng ta thị hiện vào đời, khai thị chúng sanh, ngộ nhập Phật tri kiến. Đặc biệt, với Giáo Hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ (GHPGVNTNHK), mùa Phật Đản năm nay đánh dấu một cột mốc lịch sử quan trọng đồng hành cùng dân tộc Việt Nam ở hải ngoại. Đó là hành trình 50 năm- Một phần hai thế kỷ, GHPGVNTNHK đã mang màu cờ, sắc áo của Phật giáo đến xứ sở cờ hoa, đặt những viên gạch đầu tiên, xây dựng nền móng, củng cố và không ngừng phát triển, để hôm nay chúng ta có được Đại lễ Phật Đản là Lễ hội văn hóa Tôn giáo toàn cầu của Liên Hiệp Quốc (Vesak). Và Phật giáo đã trở thành Tôn giáo duy nhất trên thế giới biểu trưng cho lòng từ bi và hòa bình của nhân loại. 

Chính vì vậy, từ đầu tháng 04 đến nay, hàng triệu Phật tử và chư vị Tăng, Ni ở nhiều chùa tại Hoa Kỳ đã rộn ràng chuẩn bị và lần lượt long trọng tổ chức Đại Lễ kính mừng Khánh Đản nơi bổn Tự, trú xứ của mình. Sau nhiều tháng chuẩn bị, ngày Chủ Nhật, April 13, 2025 vừa qua, Cộng Đồng Phật Giáo San Diego cũng đã long trọng, tưng bừng khai mạc Đại Lễ Phật Đản lần thứ 2649, PL. 2569 - DL. 2025, tại Horace Mann Middle School 4345 54th St, San Diego, CA 92115.

Đại lễ Vesak cộng đồng Phật giáo San Diego năm nay được tổ chức với chương trình đặc sắc hơn, vừa tôn nghiêm thực hiện đầy đủ các nghi lễ, hành lễ, rước lễ cung nghinh Tôn tượng Đức Phật Đản Sanh, cung thỉnh chư vị Trưởng lão Hòa Thượng, Thượng Tọa, Đại Đức Tăng, Ni, trang nghiêm quang lâm, lễ tắm Phật,... Vừa phong phú các hoạt động của lễ hội dân gian truyền thống của người Việt Nam như biểu diễn múa lân nghệ thuật, văn nghệ chào mừng với các ca khúc nổi tiếng của gia đình Phật tử Việt Nam,... Đại lễ Vesak cộng đồng Phật giáo San Diego đã diễn ra với sự tham dự của gần 150 Chư vị Tăng, Ni và hàng nghìn Phật tử Quận hạt San Diego,Tiểu Bang Califonia cùng hội tụ.

Chúng tôi cũng hân hoan trong niềm vui chung của người con Phật vừa tham dự Đại lễ Phật Đản lần thứ 2649, PL. 2569 - DL. 2025, long trọng diễn ra tại Thiền Viện Trúc Lâm Tuệ Từ, thành phố Gainesville, Tiểu Bang Florida do Hội Thiền Học Phật Giáo Việt Nam Hải Ngoại tổ chức (ngày 26-27/04/2025). Và trong tháng Phật Đản này (tháng Tư Năm Ất Tỵ- DL 2025), Đại lễ Phật Đản liên tục và rầm rộ diễn ra trên khắp các chùa thuộc GHPGVNTN Hoa Kỳ và của các giáo hội Phật giáo khác trong cộng đồng người Việt hải ngoại. Song, có thể nói: Đại Lễ Vesak vừa được diễn ra ở Trung tâm thủ đô Hoa Thịnh Đốn- Washington DC- Thủ đô của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ (ngày 19-20 tháng Tư vừa qua), chắc chắn để lại cảm xúc vô cùng đặc biệt trong lòng mỗi người tham dự.

Dư âm Đại lễ Vesak lịch sử tại trung tâm thủ đô Washington DC

Sau gần một năm chuẩn bị của GHPGVNTN Hoa Kỳ, hai ngày Đại lễ Phật Đản lần thứ 2649, PL. 2569 - DL. 2025 diễn ra tại công viên Tháp Bút Chì, gần White House Visitor Center- Washington D.C. (ngày 19-20 tháng Tư năm 2025) đã trở thành sự kiện lịch sử với GHPGVNTN Hoa Kỳ và sẽ mãi là niềm tự hào, miền ký ức không bao giờ quên trong lòng mỗi người con Phật được may mắn tham dự chương trình này. Nơi đây là Đài tưởng niệm vị Tổng thống Mỹ đầu tiên, người cha của nước Mỹ- George Washington có hình dáng của một cây bút chì khổng lồ, sừng sững giữa lòng thủ đô. Khu vực tổ chức Đại lễ Phật Đản là một không gian rộng lớn kết nối nhiều đài tưởng niệm khác như: Đài Tưởng Niệm cố tổng thống Lincoln, Bảo tàng lịch sử Smithsonian và Nhà tưởng niệm Cựu Chiến binh Việt Nam.

Mọi người con Phật với lòng biết ơn và hân hoan, tôn kính tham dự Nghi lễ, hành lễ, tái hiện tôn nghiêm rước tôn tượng Thái tử Tất Đạt Đa Cồ Đàm thị hiện nơi Vườn Lâm Tỳ Ni; Nghi lễ tắm Phật,... đều cảm nhận sự thiêng liêng, nhiệm mầu của lòng Từ Bi mà Phật giáo nối truyền. Từ đó sức mạnh của tình thương được kết nối, trí huệ tăng tiến, tinh thần dõng mãnh vượt trội... Đó cũng chính là sức mạnh, là kham nhẫn, là nhu nhuyễn, không chỉ giúp ban tổ chức sự kiện Đại lễ Vesak hoàn thành sứ mệnh, mà còn để mọi người con Phật học tập, vượt qua từng chướng ngại vật trên con đường tu học của mình.

Những hình ảnh vừa thiêng liêng, vừa hùng tráng như gợi nhớ trong chúng ta những khoảnh khắc lịch sử quan trọng của đời người; đồng thời như nhắc nhỡ mỗi người con Phật về lòng biết ơn nước Mỹ- Nơi bảo bọc, tạo điều kiện phát triển cho bao người con Việt lưu vong, nơi mà 50 năm trước, những người Phật tử Việt Nam trong hành trang lưu vong của mình còn mang theo chân lý của cội Bồ Đề... Nương hành chánh Pháp theo lời Đức Phật, những hạt giống Bồ Đề đã không ngừng đâm chồi, nảy lộc, nối truyền và lan tỏa khắp muôn phương. Để hôm nay, trên xứ sở Cờ Hoa, tại công viên Tháp Bút Chì giữa lòng thủ đô Washington D.C. -  Trung tâm quyền lực của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ, gần một ngàn chư vị Tăng, Ni rợp vàng một khung trời, hàng triệu Phật tử nhuộm lam một vùng đất và rừng cờ chân lý ngũ sắc của Phật Pháp đã tung bay trên khung trời thủ đô Hoa Thịnh Đốn. Trên 30 xe hoa được trang trí lộng lẫy, rực rỡ đèn hoa và tôn tượng Đức Phật Bổn Sư từ Sơ sanh đến Thành Đạo và nhập Niết bàn theo tinh thần Vesak; mỗi xe hoa đại diện cho một chùa nối dài nhiều ki lô mét... Khắp một không gian rộng lớn đâu đâu cũng thấy Phật... Cuộc hội ngộ lịch sử, lớn nhất từ trước đến nay của biển người con Phật đến từ 50 bang của nước Mỹ và từ nhiều Châu lục trên thế giới với tâm hoan hỷ, mặt nở hoa, tất cả tạo nên một bức tranh rực rỡ sắc màu của hòa bình, thịnh vượng và nhân ái.


Vesak-usa-2025Vesak-usa-2025-1Vesak-usa-2025-1bVesak-usa-2025-6Vesak-usa-2025-8Vesak-usa-2025-9Vesak-usa-2025-5aVesak-usa-2025-7

Ký ức duyên lành gặp Phật

Thời khắc thiêng liêng của lễ diễu hành quanh hồ trong công viên Tháp Bút Chì- Washington D.C., niềm hạnh phúc, tự hào được bước đi trong hàng ngũ Chư Tăng tô vàng một con đường, bản hợp xướng hòa tấu giữa chuông, mỏ và tiếng niệm hồng danh Đức Phật tạo nên một bản trường ca chưa bao giờ hào hùng và hay đến thế. Ký ức của 50 năm trước bỗng ùa về, tái hiện trong tôi... Đó là thời khắc lịch sử của dân tộc, là mất mát, chia ly của biết bao gia đình. Và đó cũng là lúc tôi đủ duyên gặp Phật trong đời...

Trong ký ức tuổi thơ của những ngày cuối tháng ba, đầu tháng tư, năm 1975, tôi ám ảnh với hai từ “chạy giặc”. Gia đình chúng tôi chạy từ Quảng Ngãi (nơi Ba Mẹ tôi làm việc) về thành phố biển Nha Trang (nơi có gia đình bên Nội tôi đang trú ngụ). Lúc đó, có Bà Ngoại Thứ mà chúng tôi thường gọi Bà Cô từ Tuy Hòa ra Quảng Ngãi thăm và cũng ở để săn sóc Me tôi vừa sanh đứa em, và rồi cùng “chạy giặc”. Cả nhà được nương náu trong ngôi nhà từ đường bên Nội tại đường Trần Bình Trọng- TP.Nha Trang. Cứ mỗi lần, nghe tiếng súng Việt Cộng pháo kích, Bà Cô lại kêu cả nhà chui dưới bàn thờ Phật để ẩn núp và niệm Phật. Có khi cả ngày, cả đêm, chúng tôi ở dưới đó. Và ở dưới bàn thờ Phật cũng chính là nơi cho chúng tôi cảm giác an toàn nhất. Rồi một ngày, nằm ở vị trí này, cả nhà chúng tôi nghe một tiếng nổ vang trời như sét đánh ngang tai, kèm theo sự rung chấn kinh hồn. Trong nỗi khiếp sợ ấy, cả nhà chúng tôi cũng chỉ biết nằm yên vị dưới bàn thờ Phật và bám víu niệm hồng danh Phật theo Bà Cô và những người lớn... Sau khi hoàn hồn, cả nhà mới vỡ lẽ, đã có một trái hỏa tiển (Rocket) nổ ngay trước cửa nhà, nhưng lành thay cả gia đình chúng tôi không ai hề gì... Bà Cô một mực khẳng định Phật đã cứu độ gia đình chúng tôi và trong tôi có Phật từ đó... 

Hơn 10 năm sau đó, hội đủ nhân duyên lành, khi chính thức bước vào lưu trú trong khu đất Tịnh Xá của người Dì tại Huyện Long Thành, Tỉnh Đồng Nai vả sau đó được xuất gia tu tập tại ngôi Đại Già Lam- Tổ Đình Thiền viện Thường Chiếu, tôi mới bắt đầu học Phật và mới thật sự hiểu Phật...

Hôm nay, tôi bước đi trong hạnh phúc được làm người con Phật. Tôi biết ơn mọi nhân duyên hiện hữu trong đời. Chánh niệm trong mỗi bước đi, tôi nguyện cầu cho ánh sáng Phật Pháp soi sáng, thức tỉnh trong mỗi bước đi của người con Phật trên toàn thế giới; Nguyện cầu hương Từ Bi của Đức Phật sẽ lan tỏa khắp muôn phương, cho tất cả mọi người con Phật có đủ tình thương và sự thấu hiểu để chữa lành mọi vết thương, sự khổ đau, mang lại hòa bình và an lạc cho nhân loại...

Vui thay Đức Phật ra đời- Vui thay Chánh Pháp sẻ chia- Vui thay Tăng già hòa hợp- Vui thay Tứ chúng đồng tu!...

 

Florida Ngày 28/04/2025

TK Thích Thường Tín.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/12/2010(Xem: 16207)
Có một đoạn đời Hồ sen cạn nước Nắng táp cháy cây; Có một hư thời Gió chướng đen mây Sen tàn trụi lá... - Ta chung với sầu đau thiên hạ Thường dựa bên hồ Tâm sự với sen khô... Tưởng từ đây sen chết hồ khô
08/12/2010(Xem: 7435)
Khi đức Phật đản sinh, trên trời có chín rồng phun hai dòng nước ấm mát tắm rửa cho Ngài, cùng lúc ấy, chư thiên tung hoa trời, trổi nhạc trời chúc mừng thái tử.
01/12/2010(Xem: 9020)
Lễ tắm Phật là một trong những nghi thức phổ biến của lễ hội Phật đản hằng năm trong nhiều truyền thống Phật giáo khác nhau. Nghi thức này vốn đã xuất hiện khá lâu tại Ấn Độ, Trung Á và Trung Hoa...
24/11/2010(Xem: 15189)
Bộ Ảnh về Cuộc Đời Đức Phật, Bộ hình phác họa về lịch sử, cuộc đời đức Phật do một họa sĩ người Thái Jamnuon Jhanando thực hiện. Những lời giải thích do cá nhân chúng tôi chú thích, nếu có sai sót xin nhờ quý vị chỉnh sửa dùm cho đúng. Kính tri ân…
24/11/2010(Xem: 5361)
Phật giáo Việt Nam trong nước cũng như ngoài nước đã không như hôm nay nếu không có cuộc vận động tự do tín ngưỡng và công bằng xã hội do Phật giáo phát động ở Miền Nam năm 1963.
20/10/2010(Xem: 7863)
Nó là một đứa bé miền quê, mà người trong làng hay gọi là thằng Moi. Có lẽ vì hồi nhỏ nó hay moi đất sét để nắn cái này cái kia cho nên, mới có cái biệt hiệu đó. Nó nhớ hồi đó, có lần nó nắn tượng mấy ông Phật mà nó thấy trong chùa, bị mẹ nó la cho một trận tơi bời khói lửa, nói là không nên làm vậy vì thất kinh với Phật. Trong đầu óc nó không biết làm như vậy là thất kính với Phật, nó chỉ biết thấy ông Phật trong chùa như thế nào thì nắn lại như vậy. Mà mẹ nó nói cũng đúng. Nó nắn tượng Phật xấu hoắc, không có tướng hảo quang minh gì cả, chỉ làm xấu đi hình tượng phước trí trang nghiêm của Phật mà thôi.
11/10/2010(Xem: 16327)
Hòa cùng với niềm hoan hỷ của hàng trăm triệu người con Phật trên thế giới đón mừng ngày đản sinh của đức Thích Ca Mâu Ni, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ và các Chùa, các Tự Viện tại miền Nam California, sẽ long trọng tổ chức Đại Lễ Phật Đản Phật Lịch 2558 vào ngày thứ Bảy 3 tháng 5 năm 2014 tại Trường Trung Học Bolsa Grande, 9401 Westminster Avenue, Garden Grove, CA 92844, Orange County, California, Hoa Kỳ.
10/10/2010(Xem: 8869)
Cách đây 2638 năm tại kinh thành Ca Tỳ La Vệ xứ trung Ấn Độ, giữa loài người chúng ta và trên trái đất xinh đẹp này, một Đức Phật đã ra đời đó là Đức Thích Ca Mâu Ni. Theo truyền thuyết thái tử Tất Đạt Đa khi đản sinh đã bước đi bảy bước có hoa sen đở chân, cùng lúc ấy chư thiên tung hoa trời, trổi thiên nhạc đón mừng thái tử ra đời, trên không trung có chín rồng phun nước ấm mát tắm cho thái tử.
09/10/2010(Xem: 9516)
Mùa Phật Đản lại về. Cùng với Phật Giáo đồ trên toàn thế giới, cũng vào ngày giờ này, chúng ta thành kính đón mừng lễ Đản Sanh của Đức Từ Phụ trong niềm hân hoan và lòng biết ơn vô hạn đối với Ngài, đối với đạo lý giải thoát như thật do Ngài vạch ra. Trong niềm hân hoan và biết ơn vô hạn đó, tôi xin gửi đến chư tôn Hòa Thượng, Thượng Tọa, Đại Đức Tang Ni và đồng bào Phật Tử trong cũng như ngoài nước, lời cầu chúc an lành, lời kêu gọi hòa hợp và tiến tu.
08/10/2010(Xem: 8530)
Người ta luôn hỏi câu này, Phật đã đi đâu và hiện nay ngài đang ở đâu? Đây là một câu hỏi rất khó trả lời cho những ai không có một sự tu tập về đời sống tâm linh. Bởi vì người đời thường nghĩ về cuộc sống theo cách của thế gian. Họ khó có thể hiểu được khái niệm một vị Phật. Vài nhà truyền giáo nào đó tiếp cận các Phật tử và nói rằng Phật không phải là một vị thần mà chỉ là một con người. Ngài đã chết và không còn nữa. Vậy thì làm sao người ta có thể tôn sùng một người cũng đã chết? Những chúng ta phải hiểu rằng, Đức Phật được tôn xưng là Thiên Nhân Sư, vị thầy của chư thiên và loài người. Bất cứ khi nào chư thiên có gặp khó khăn, họ đều gặp ngài để xin lời khuyên. Thế rồi họ nói rằng vị chúa tể của họ vẫn hằng sống, và đó là lý do tại sao người người cầu nguyện với Ngài.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com