Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ngày Đại Lễ Muôn Điều Hòa Ca

11/05/201105:43(Xem: 3851)
Ngày Đại Lễ Muôn Điều Hòa Ca

 phat dan sanh1

Trong những hình ảnh rực rỡ, kỳ diệu nhất trong sự kiện thị hiện của Phật, đó là hình ảnh “Phật đản sanh”.

Buổi sáng sớm của ngày trọng đại, trong gió có mùi thơm chiên đàn, trầm thủy phả xuống từ các cõi trời. Bầu trời trong xanh và sâu thẳm hơn thường ngày. Chim chóc ríu rít reo ca trên các vòm cây bên đường, trong vườn nhà và trên mái chùa; chúng tíu tít bay về đông hơn thường lệ. Cây lá mơn man đong đưa trong gió lành. Ánh nắng dịu êm như qua lớp lọc. Vạn vật cùng nhân loại hân hoan chào đón ngày kỷ niệm đại lễ Đản sanh của đức Từ phụ Bổn Sư siêu tuyệt ra đời!

Thái tử Tất Đạt Đa vừa Đản sanh tại vườn Lâm Tỳ Ni đã bước đi bảy bước với nghi dung một tay chỉ lên trời, một tay chỉ xuống đất, Ngài tuyên bố: “Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn”.Ngay lúc đó, vị rồng đã phun nước tắm Thái tử. Cõi đất rúng động sáu cách, lâu đài của ma vương rung chuyển liên hồi như sắp xiu đổ. Vua các cõi trời cùng chư thiên giáng hạ rưới hương hoa, và đàn hát những bản nhạc trời tuyệt khúc để tán thán sự ra đời của vị Bồ-tát vừa xuất hiện thế gian.

Sự kiện cười lớn rồi khóc to của tiên A Tư Đà chứa đầy ý nghĩa. Tiên ông cung kính đưa hai tay bồng thái tử. Sau khi chiêm ngưỡng tôn nhan, tiên ông cười lớn, tiếng cười giòn vang biểu lộ tâm trạng tràn đầy niềm hân hoan và lòng ngưỡng vọng. Sự sung sướng và hạnh phúc tuyệt cùng trong tự tâm ông được nhân đến vô hạn lượng cho khắp chúng sanh, hứa hẹn rồi đây đấng cha lành sẽ dương cao ngọn đuốc trí tuệ soi đường dẫn dắt vô lượng chúng sanh ra khỏi vòng vô minh, ái nghiệp. Bỗng tiên ông lại khóc to, tiếng khóc cũng vang dội làm kinh ngạc mọi người không kém. Dòng lệ này hòa trộn niềm vui, sự ngưỡng mộ, lòng yêu kính vô vàn như trong đời ông chưa từng yêu kính ai như vậy. Sự hiện diện rực rỡ vừa qua, tự tâm ông lại trổi dậy niềm hối tiếc khôn nguôi, vì sực biết mình đầu đã bạc, răng đã long, không còn kịp đợi nghe lời hy hữu tỏa ra từ kim khẩu của vị đại Đạo Sư để tu học và chứng đắc vào các quả vị giải thoát.

Tiếng cười, tiếng khóc này vẫn còn vang vọng mãi theo tiếng hải triều và vẫn mãi là nguồn cảm hứng vô biên, làm xiu động kinh ngạc biết bao, chẳng những riêng tiên ông, mà cho hầu hết những người con Phật từ lúc Ngài xuất hiện cho đến bây giờ và mãi về sau.

“…Duy ngã độc tôn-Chơn ngã-Chơn tâm-Chân lý tối thượng-Như Lai-Thiên nhân sư-Phật”.Bức thông điệp ngắn gọn, dứt khoát và siêu tuyệt nhất, đã nói lên bổn danh cùng sứ mạng: Phật sinh ra đời vì đại sự nhân duyên nên mới xuống nhà lửa cũ mục này chỉ vì sự giác ngộ cho hết thảy chúng sanh; “khai-thị-ngộ-nhập tri kiến Phật”cho hết thảy chúng sanh.

Bốn mươi chín năm nói pháp, đức Phật thường dùng mọi phương tiện chỉ cho đồ chúng rằng: Còn là chúng sanh thì phải phá “ngã”. Vì “cái ngã” của chúng sanh là “ngã” sinh ra từ tâm lý, nó là vô thường, khổ, không; nó đầy vô minh và vọng động, phải tu tập để phá dẹp, đốn ngộ tận cùng vô minh điên đảo và đạt cho kỳ được Chơn thường, Chơn lạc, Chơn ngã và Chơn tịnh, tức là “duy ngã độc tôn”.

Chúng con thành kính về nương Phật, đầu mặt lạy chân Ngài và dâng lên lời tán thán:

Muôn ngàn kiếp dùng đầu đội Phật
A tăng kỳ kiếp dùng vai mang
Cũng không sao đền đáp thâm ân
Tâm chúng con kính ngưỡng vô vàn. ❑

QT.

Nguồn: Tập san Pháp luân số 02

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/06/2013(Xem: 6767)
Người ta luôn hỏi câu này, Phật đã đi đâu và hiện nay ngài đang ở đâu? Đây là một câu hỏi rất khó trả lời cho những ai không có một sự tu tập về đời sống tâm linh. Bởi vì người đời thường nghĩ về cuộc sống theo cách của thế gian. Họ khó có thể hiểu được khái niệm một vị Phật.
01/06/2013(Xem: 3797)
Nói đến hồ Tịnh Tâm ở cố đô Huế, mọi người liên tưởng ngay đến sen. Một loài hoa tinh khiết, cao quý nhưng lại được mọc lên từ đất bùn nơi các ao hồ. Suốt cả một thời gian dài trong năm, mặt hồ Tịnh Tâm lặng lẽ chỉ có gió nước, nắng mưa, bèo và rau muống, không hề thấy dấu vết của sen hồng, sen bạch. Cuối mùa xuân, những tia nắng vàng giúp cho những cuống lá sen dần dần mở ra, trải rộng những hình tròn màu lục non với vô số đường gân mơ hồ vàng trắng đan lồng nhau như tơ trời, gợi lên những kỳ vọng về một tương lai thanh bình của loài người. Qua mùa hạ, sắp đến mùa Phật đản chúng ta sẽ thấy những phép lạ từ mặt hồ Tịnh Tâm.
28/05/2013(Xem: 3864)
Hoàng hậu Mahamaya sinh Siddhartha một cách rất dễ dàng. Trên con đường về quê ngoại để sinh nở, bà và đoàn tùy tùng dừng chân nghỉ ngơi ở vườn Lumbini.
27/05/2013(Xem: 5519)
Bài này tìm học rõ ngày sinh của đức Phật. Trên thế giới ngày nay có năm tôn giáo lớn: đạo Cơ Đốc, đạo Hồi, đạo Ấn Độ, đạo Do Thái và đạo Phật. Hai tôn giáo có tính cách cục bộ là đạo Ấn Độ (Hinduism) và đạo Do Thái (Judaism). Đạo Ấn Độ vào đầu thiên niên kỷ Ba đếm 700 triệu tín đồ, tức là 13% dân số thế giới. Đạo Do Thái rất ít tín đồ, 18 triệu người trên dân số thế giới gần 7 tỉ, thế nhưng ảnh hưởng bao la trên lịch sử, chính trị và kinh tế thế giới.
25/05/2013(Xem: 7463)
Thật chẳng có gì mỉa mai hơn khi giới thiệu một vị thầy đã thấy rõ cái giả tướng, hư vọng của đời sống và truyền trao cho đời những giáo pháp từ đơn giản, dễ hiểu, lên đến những thâm sâu, uyên áo bằng những lời chỉ dạy có giải đáp rõ ràng, mà lại được giới thiệu, bắt đầu bằng một câu chuyện thần thoại, hoang đường, có đầu mà không có kết: Một hài nhi vừa mới ra đời đã vươn dạy, đi đứng quen thuộc, tuyên bố lời dị thường, rồi sau đó không lẽ lại rùng mình ngã trở lại vào vòng tay nâng đỡ của thường nhân? hay là gì khác (chẳng thấy kể ra)? hay chỉ tan vào hư ảo như lúc nó xuất hiện?
22/05/2013(Xem: 3572)
Đức Phật xuất hiện giữa cõi đời, không như những vị thần linh và không hề mặc khải cho ai và cũng không hề để cho ai mặc khải, mà Ngài xuất hiện giữa cõi đời với tư cách của một bậc Giác ngộ hoàn toàn, nội hàm đầy đủ hai chất liệu đại trí và đại bi, đến và đi duyên theo đại nguyện.
18/05/2013(Xem: 5839)
Trong kinh điển Pāli không có dấu hiệu nào cho thấy Đức Phật đã từng biết đọc biết viết cả(26)của H.W. Schumann, là một luận điểm võ đoán, nếu không nói là chưa phản ánh đúng sự thật lịch sử. Gần mười năm trước, lần đầu tiên tiếp cận tác phẩm Đức Phật lịch sử(1)của H.W. Schumann qua bản dịch của cô Trần Phương Lan, cảm giác đầu tiên của chúng tôi là sự kính phục về độ uyên bác của tác phẩm cũng như sự dấn thân khoa học của bản thân tác giả. Lời giới thiệu tác phẩm của HT.Thích Thiện Châu trong bản dịch tiếng Việt cũng đồng quan điểm này, khi ngài cho rằng: H.W. Schumann đã dày công nghiên cứu và xây dựng hình ảnh của Đấng Giác Ngộ như một người sống thật trong khung cảnh thật của Ấn Độ cổ đại, với những nhận xét khách quan của một học giả nghiên cứu có hệ thống rõ ràng theo phương pháp khoa học. Cái nhìn của học giả H.W. Schumann về Đức Phật có vẻ khác lạ với quan niệm về Đức Phật của Phật tử Việt Nam, nhưng đó chính là điều bổ ích làm tăng giá trị của quyển sách trong sự đóng góp vào
10/04/2013(Xem: 4630)
Chúng ta kỷ niệm đại lễ Phật Đản, tức là chúng ta làm lễ kỷ niệm ngày ra đời của Đấng Thích Ca Mâu Ni, Đức từ phụ của chúng ta. Ngày ra đời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ở trong cõi Diêm Phù Đề này có những ý nghĩa trọng đại và sâu xa như sau...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567