Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phần 5: Hội thảo chủ đề: Giáo trình và Nguyện vọng của Giáo sư và Học viên

19/06/201810:06(Xem: 4084)
Phần 5: Hội thảo chủ đề: Giáo trình và Nguyện vọng của Giáo sư và Học viên

Phần 5: Hội thảo chủ đề: Giáo trình và Nguyện vọng của Giáo sư và Học viên

Sáng ngày 9 tháng 6 năm 2018 tại Viện Phật Học Bồ Đề Phật Quốc tiếp tục cuộc hội thảo ngày thứ 3. Bắt đầu với Giáo sư Karen Derris, đến từ trường University of Redlands, CA trình bày tham luận chủ đề Mục đích của việc học là nguyện vọng của Giáo Sư và Học Viên.

Mặc dù sức khỏe không tốt nhưng bà vẫn dành thời gian đến với hội thảo. Nội dung đề tài tham luận của bà nói về việc Soạn thảo giáo trình Phật học. Theo bà đối với việc biên soạn giáo trình, các giáo sư và sinh viên là những người mang lại sự sống cho giáo trình ấy. Giáo trình có thể đáp ứng làm tiến triển cho nguyện vọng của giáo sư và sinh viên. Giáo trình là một nền tảng vững chắc cho một chương trình giảng dạy về Phật giáo. Có thể bắt đầu một lớp học để giới thiệu cho sinh viên nghiêng cứu học thuật của các truyền thống Phật giáo. Chương trình giảng dạy có thể tập trung hơn trong các chủ đề xung quanh nhiều lĩnh vực trong Phật giáo. Sứ mạng của giáo dục Phật giáo và mục tiêu học tập của chương trình Phật giáo là phải có một giáo trình nhất quán cho việc giảng dạy.

Sau khi diễn giả trình bài tham luận xong có một vài câu hỏi trao đổi, đóng góp ý kiên chung quanh đề tài để diễn giả trả lời.

Ni sư Thích nữ Tiến Liên hỏi:  Với kinh nghiệm của bà, xin cho biết mất bao nhiêu thời gian để có thể có được một trường đại học được công nhận tại Mỹ.

Trả lời: Tùy theo quá trình xem xét, có thể tùy theo chương trình đòi hỏi khác nhau, trước tiên xin phép thành lập trường nhỏ sau đó nâng cấp thành trường lớn hơn. Nên tham khảo chương trình của một số trường khác.

Câu hỏi 2: Giáo sư có nói về chương trình học về tôn giáo tại trường đại học Redland. Vậy để ra trường về ngành tôn giáo, có cần phải học thêm những ngành khác không?

Trả lời: Không cần, nhưng cũng nên học những ngành khác để có cái nhìn tổng quát về các tôn giáo trên thế giới.

Câu hỏi 3: Do ảnh hưởng của Trung quốc, theo giáo sư làm sao để biên soạn giáo trình ngôn ngữ có thể lột tả hết ý nghĩa trong khi Phật giáo mới có mặt ở xứ này.

Trả lời: Nghiên cứu lịch sử Phật giáo Trung quốc và lịch sử Phật giáo Việt Nam, chúng ta tin tưởng Phật giáo Việt Nam có ảnh hưởng Phật giáo Trung quốc và ngược lại Phật giáo Trung quốc cũng ảnh hưởng Phật giáo Việt Nam. Từ đó tìm ra điểm chung để cho việc học. Đồng thời cũng học từ các vị Tôn túc.

Tiếp theo sau đó là bài Tham luận của Giáo sư Karma Lekshe Tsomo, đến từ trường UC San Diego, CA. Tuy nhiên vì bận việc không về tham dự hội thảo được, nên diễn giả đã gửi bài tham luận với đề tài: Suy nghĩ về nền Giáo dục của Thiên Chúa Giáo và Phật Giáo và giáo sư Jordan Baskerville thay mặt diễn giả để trình bày trước hội chúng.

Tham luận tiếp theo được trình bày tại Hội Thảo ngày hôm nay là đề tài: Giáo Trình và Mục Đích của Giáo Dục Phật giáo tại Sipsongpanna, Thái Lan và Singapore của giáo sư Thomas Borchert, đến từ trường University of Vermont, VT và hiện là hiệu trưởng của trường này.

Nội dung đề tài này, giáo sư diễn giả trình bày về sự chuyển hóa giáo dục Phật giáo ở Châu Á và giáo dục sư phạm đương thời tại trường đại học Sipsongpanna, một số trường ở Singapore và Tây Nam Trung quốc. Tuy nhiên chưa có một chương trình đạt tiêu chuẩn quốc tế cho một trường Phật giáo. Khi suy nghĩ về cách thiết kế một chuơng trình giảng dạy, giáo sư đưa ra một vài câu hỏi mà ông nghĩ rất rõ ràng và phản ánh những gì mà chúng ta cần tự hỏi mỗi khi chúng tôi phát triển hoặc sửa đổi chương trình dạy của chính mình. Một số câu hỏi chính được đặt ra: Đối tượng giáo dục là ai? Đặt điểm của giáo dục là gì? Có phải vì sức khỏe của một cộng đồng được phục vụ bởi nhà trường không? Nó dành cho những ai đến học? Và bạn muốn họ thể hiện kiến thức của họ như thế nào?

Sau khi giáo sư diễn giả trình bài tham luận xong có một vài câu hỏi trao đổi, đóng góp ý kiên chung quanh đề tài để giáo sư trả lời:

Một Phật tử chia sẻ ý kiến là không nên tập trung xây chùa, mà hãy xây trường và tập trung sức mạnh cộng đồng để ươm mầm cho thế hiện trẻ trong tương lai.

Một Phật tử khác đề xuất: Nên tạo điều kiện cho trẻ em đến chùa học kinh. Ví dụ điển hình Phật tử đã dụ con mình học kinh bằng cách viết một câu kinh Pháp cú trả 50 cent.

Giáo sư trả lời: đó là tốt, nhưng không thể áp dụng cho tất cả trẻ em, đứa con đầu có thể làm được nhưng đứa thứ 2, đứa thứ 3 không thể được. Giáo sư bày tỏ thử thách con cái của mọi người trong thời đại này cũng giống như thử thách của con cái ông.

Phật tử Quang Viên hỏi: Muốn thu hút giới trẻ nhưng nếu không hướng dẫn cho người lớn thì ai sẽ dạy trẻ? Xây dựng chương trình đại học cho người lớn và chăm sóc giới trẻ, lĩnh vực nào quan trọng hơn?

Giáo sư trả lời: Đây là một câu hỏi hay và đầy thách thức, giáo sư xin phép không trả lời câu hỏi này mà tự mỗi chúng ta sẽ tìm ra câu trả lời. Hãy lắng nghe và quân bình.

Sau bài tham luận giáo sư Thomas Borchert đã tạm khép lại chương trình hội thảo buổi sáng và mọi người nao nức đợi buổi chiều để nghe Giáo sư Học giả Trí Siêu - Lê Mạnh Thát nói chuyện và tổng kết chương trình hội thảo qua các bài tham luận của tất cả các diễn giả.

BAN THƯ KÝ
Phat-Quoc---1Phat-Quoc-2Phat-Quoc-3Phat-Quoc-4Phat-Quoc-5Phat-Quoc-6Phat-Quoc-7Phat-Quoc-8Phat-Quoc-9Phat-Quoc-10Phat-Quoc-11Phat-Quoc-12Phat-Quoc-13Phat-Quoc-14Phat-Quoc-15Phat-Quoc-16Phat-Quoc-17Phat-Quoc-18Phat-Quoc-19Phat-Quoc-20Phat-Quoc-21Phat-Quoc-22Phat-Quoc-23Phat-Quoc-24Phat-Quoc-25Phat-Quoc-26Phat-Quoc-27Phat-Quoc-28Phat-Quoc-29Phat-Quoc-30

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567