Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tiếng Việt – Tiếng Như Chim Hót

01/10/202010:52(Xem: 4012)
Tiếng Việt – Tiếng Như Chim Hót

Co giao va hoc tro_painting 1
TIẾNG VIỆT – TIẾNG NHƯ CHIM HÓT
Châu Yến Loan

 

 

Người đầu tiên hưởng ứng lời kêu gọi hãy đến xứ Nam truyền giáo của chúa Nguyễn là linh mục Buzomi, người Ý, có thể xem Buzomi là người chính thức đặt nền móng cho công cuộc rao giảng phúc âm ở xứ Đàng Trong.

Đầu năm 1615, Linh mục Buzomi đến Hội An, cha Buzomi được chúa Sãi tiếp đón niềm nở. Chúa Sãi đã ban cho cha một tờ chiếu đóng dấu đỏ của triều đình cho phép cha được tự do truyền giáo khắp nơi trong xứ Nam, lại còn cấp đất cho cha làm nhà thờ và nơi cư trú.

Để tiện cho công cuộc truyền giáo, ban đầu cha Buzomi nhờ giáo dân người Nhật thông ngôn. Người Nhật đến Hội An buôn bán đã lâu, họ đã có cơ ngơi ở đô thị này và cũng có nhiều mối quan hệ với những quan chức ở Thanh Chiêm nên giúp cho cha Buzomi vượt qua được những hạn chế lúc mới bắt tay vào việc.

Về sau cha Buzomi tìm được một giáo dân tân tòng có tên thánh là Agostinô, một thanh niên đầy nhiệt tình và quả cảm, giúp việc cho cha. Theo Bartoli, Agostinô là người đầu tiên trong tổ chức các thầy giảng ở xứ Nam và sau này ở xứ Bắc. (Lịch sử truyền giáo ở Việt Nam, Linh mục Nguyễn Hồng, Tập I, Tủ sách Hiện Tại 1959 tr 60).

Việc đầu tiên của cha Buzomi là “tìm học hỏi phong tục tiếng nói của dân bản xứ, trước khi muốn đem tin lành đến cho họ. Cha có những nhận xét rất đúng về nền văn hóa Việt Nam. Theo cha, Việt Nam là một nước văn minh, có một trình độ văn hóa cao, trọng cổ truyền, trọng “chữ viết và sách chữ”. Về văn tự thì phân ra một đàng là lối nói bình dân, một đàng là lối nói của văn gia”. Họ viết bằng bút lông, và chữ viết đó trong những giấy tờ thường dịch, còn muốn hiểu và đọc được sách chữ, thì phải học một số rất nhiều thứ chữ mà ở đây chúng tôi gọi là chữ Hán, chữ dân chúng thường dùng thì cũng giống thể chữ Hán, nhưng lối đọc lại khác. Còn tiếng nói thì cung giọng êm dịu và giàu hơn tiếng nói của người Trung Hoa, nghe như người ta bình một bài thơ phổ nhạc”. ( sđd, tr 61)

Cùng đi với Buzomi có linh mục Diego Carvalho, là vị truyền giáo của người Nhật, ông thông thạo tiếng Nhật và phong tục của người Nhật, nên khi đến Hội An giáo đoàn đã được giáo dân Nhật đang lập nghiệp ở đây ủng hộ hết mình. Năm 1616, cha Andrea Fernandez người Bồ được tăng cường để thay cho cha Carvalho được gọi về Macao để sang Nhật truyền giáo.

Năm 1617, giáo đoàn Buzomi có thêm linh mục Francisco de Pina, người Bồ và linh mục Francisco Barreto, người Ý.

Họ đã phân công cho nhau mỗi người một khu vực để phát triển tông đồ. Buzomi về Mước Mặn (Quy Nhơn) có Christoforo Borri trợ giúp, Fernandez coi Hội An, còn Francisco de Pina về Thanh Chiêm vì ông là người có thể giảng đạo bằng tiếng bản xứ nên tại Dinh trấn Thanh Chiêm ông có thể giao thiệp trực tiếp với các Hoàng tử và quan lại, một điều kiện rất thuận lợi cho việc truyền giáo.

Ấn tượng đầu tiên khi các linh mục tiếp xúc với tiếng Việt là họ có được một cảm giác êm ái, họ nghe tiếng nói người Việt giống như tiếng chim hót, có cung bậc trầm bổng du dương.

Cristophoro Borri trong tập ký sự  “Xứ Đàng Trong năm 1621” đã phát biểu cảm tưởng: “Mặc dầu ngôn ngữ của người Đàng Trong cũng giống ngôn ngữ người Trung Hoa, vì cũng như người Trung Hoa, họ chỉ dùng những từ có một vần nhưng đọc và xướng lên với nhiều cung và giọng khác nhau, nhưng có sự khác biệt vì tiếng Đàng Trong phong phú hơn, dồi dào hơn về nguyên âm, vì thế dịu dàng và êm ái hơn. Họ có tai rành âm nhạc và có khả năng phân biệt các cung giọng và các dấu khác nhau.

Tiếng Đàng Trong, theo tôi, là một tiếng dễ hơn các tiếng bởi vì không có chia động từ, không có biến cách các danh từ nhưng chỉ có một tiếng hay một lời rồi thêm vào một phó từ hay đại từ để biết về thời quá khứ, hiện tại hay vị lai, về số ít hay số nhiều.”… “Do đó người ta dễ thấy là ngôn ngữ này rất dễ học, và thực ra trong sáu tháng chuyên cần, tôi đã học được đủ để có thể nói chuyện với họ và giải tội được nữa, tuy chưa được tinh thông lắm, vì thật ra muốn cho thật thành thạo thì phải học bốn năm trọn” (Xứ Đàng Trong năm 1621, Cristophoro Borri, Bản dịch của Hồng Nhuệ- Nguyễn Khắc Xuyên và Nguyễn Nghị, nxb TP Hồ Chí Minh 1998, tr 74, 75, 76).

Alaxandre de Rhodes rất hào hứng khi viết: “Chúng tôi khởi hành từ Macao vào tháng 10 năm 1624 và sau mười chín ngày thì tới Đàng Trong, tất cả đều hồ hởi hoạt động tốt. Ở đó chúng tôi gặp cha Pina, ngài rất thông thạo tiếng xứ này, một thứ tiếng khác hẳn tiếng Tàu. Tiếng mới này còn thông dụng ở Đàng Ngoài, ở Cao Bằng, ở Đàng Trong và người ta còn nghe và hiểu ở ba xứ lân bang khác. Đối với tôi, thú thật vừa tới Đàng Trong và nghe dân xứ này nói, nhất là phụ nữ, tôi tưởng như nghe chim hót và tôi không bao giờ mong có thể  học được.

Hết các tiếng đều độc vận và chỉ phân biệt ý do nhiều giọng nói khác nhau,… vì thế khi nói chỉ như ca như hát”. Hành trình và truyền giáo, Alexandre de Rhodes, Bản dịch Việt ngữ của Hồng Nhuệ, Tủ sách Đại Kết, Ủy ban Đoàn kết công giáo TP Hồ Chí Minh 1994, tr 55)

Pina, người khởi đầu công cuộc sáng chế chữ Quốc ngữ lại có nhận định rất khoa học: “Ngôn ngữ này có thanh điệu như một bản xướng âm, cần phải biết xướng âm trước đã. Sau đó mới học các chữ” Những người Bồ Đào Nha tiên phong trong lãnh vực Việt ngữ học, Roland Jacques, NXB Khoa học Xã hội 2007, tr 43).

Những điều ghi sau đây trong “Manuductio ad linguam tunckinensem” cho thấy sự bén nhạy của các giáo sĩ khi mới chân ướt chân ráo đến Việt nam:

“Thói quen trong dạy và học ngôn ngữ là bắt đầu bằng các chữ cái. Tôi cũng vậy, tôi không do dự theo thói quen này. Nhưng trong tiếng Việt, việc hiểu biết các thanh điệu là cần thiết bậc nhất. Có nó người ta mới hiểu rõ hơn các chữ, thật vậy, người ta không thể đưa ra một thí dụ nào cho các quy tắc để có thể đọc đúng, nếu như trước hết người ta không thu nhận đôi chút về chức năng của dấu thanh…

Ta có một thí dụ về thanh điệu thứ nhất trong từ  “Ba” (không có biến (âm) sắc của giọng).

(Thanh điệu) thứ hai là dấu sắc. Nó được phát âm với giọng (bổng) như thể tỏ ra giận dữ. Đó là trường hợp cùng từ “Bá” (Vợ lẻ của vua hay Hoàng tử). Tuy nhiên cần nhớ rằng (thí dụ âm nhạc) chỉ cho thấy sự biến (âm) sắc và sự lên cao của giọng chứ không phải là chính thanh điệu đó cũng như thanh này ở đây tương đương với (nốt) “sol” trong âm nhạc. Thực tế không thể thể hiện nó chính xác được.

(Thanh điệu) thứ ba là (dấu huyền). Ta hạ giọng để phát âm nó. Lại nữa ta thấy nó được dùng trong từ “Bà”. Ở đây (nốt) “la” trong âm nhạc không hoàn toàn tương ứng với thanh điệu của từ “Bà”, nhưng đây chính là (một cách biểu thị) thuận tiện để chỉ sự biến (âm) sắc và hạ giọng nói.

(Thanh điệu) thứ tư là ngã (dấu). Ta uốn giọng để phát âm nó, tạo âm từ đáy ngực rồi nâng cao thành tiếng kêu…

(Thanh điệu) thứ năm là dấu nặng vì nó được phát âm từ một giọng phát ra từ đáy ngực với một trọng lượng nào đó, nghĩa là một sức nặng nào đó. Đây chính là trường hợp trong từ “Bạ”: “ vật bỏ đi”.

(Thanh điệu) thứ sáu gọi là dịu vì nó được phát âm dịu dàng và vì như muốn đặt câu hỏi “có phải không?” chẳng hạn. Trường hợp của từ “Bả” là như vậy: ‘Một thứ vải lụa màu vàng đỏ hay vàng nghệ” Lại nữa ở đây (việc biểu thị bằng âm nhạc) dùng để ghi sự biến (âm) sắc và nâng cao giọng, chứ (đúng ra) không phải là chính thanh điệu (sđd, tr 100, 101).

 

Ngôn ngữ nghe như ca như hát đó đã khiến các giáo sĩ say mê nghiên cứu và cũng bởi vì họ có một nguyện vọng duy nhất, chinh phục ngôn ngữ để có thể trực tiếp giảng đạo cho người bản xứ nhằm thực hiện nghĩa vụ mà vì đó họ đã tới nơi này.

Alexandre de Rhodes đã nhận ra lợi ích của việc nói thông thạo ngôn ngữ bản xứ: “Tôi cả quyết rằng hiệu quả của việc trình bày các màu nhiệm trong ngôn ngữ của họ thì vô cùng lớn lao hơn khi giảng bằng thông ngôn: thông ngôn chỉ nói điều mình dịch chứ không nói với hiệu lực của lời từ miệng nhà truyền đạo có Thánh Thần ban sinh khí” Hành trình và truyền giáo, Alexandre de Rhodes, Bản dịch Việt ngữ của Hồng Nhuệ, Tủ sách Đại Kết, Ủy ban Đoàn kết công giáo TP Hồ Chí Minh 1994, tr 56).

 

Đam mê tiếng Việt và được thúc đẩy bởi ước vọng được giảng đạo bằng tiếng Việt khiến các giáo sĩ học và nghiên cứu tiếng Việt một cách miệt mài và cuối cùng họ đã chinh phục được ngôn ngữ bản xứ để tạo ra một lối ký âm mới, sáng tạo chữ Quốc ngữ, hiến tặng cho người Việt một công cụ giao tiếp tuyệt vời mà giản dị, khoa học, dễ truyền bá.

 

                                                                                               

                                                                                                           

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/05/2013(Xem: 1522)
Bế đứa con trai vừa mới chào đời lên, bà mẹ nhè nhẹ đong đưa đôi tay và hát: Thương con mẹ thương con Yêu con mẹ yêu con Yêu suốt một cuộc đời Ðến ngày con lớn khôn... Ðứa bé càng lúc càng lớn lên. Khi được hai tuổi, nó chạy chập chững bước thấp bước cao nô đùa quanh nhà, lôi sách vở trên kệ xuống để nghịch phá.
28/05/2013(Xem: 1470)
Ngày xưa, có một họa sĩ tên là Ranga, một người siêu việt, vẽ được rất nhiều kiệt tác đáng ghi nhớ khiến ai cũng đều khen ngợi. Ông mở một lớp học mỹ thuật để dạy nghề cho mọi người và cũng để tìm đệ tử nối nghiệp. Ông không mấy khi khen ngợi ai, cũng không bao giờ đề cập đến thời gian của khóa học.
28/05/2013(Xem: 1504)
Trong một trại phong cùi nọ, các bệnh nhân hầu như đều bị bỏ rơi trong quên lãng, họ sống lầm lũi trong đau khổ cả thân xác lẫn tâm hồn. Những tháng ngày còn lại trên trần gian chỉ là những tháng ngày vô vọng, buồn tẻ và cô đơn. Duy chỉ có một người đàn ông luôn mỉm cười, vui tươi và hạnh phúc.
28/05/2013(Xem: 1365)
Một con chuột nhìn qua vết nứt của vách tường và trông thấy một bác nông dân cùng với vợ đang mở một chiếc hộp. “Hẳn là có đồ ăn gì trong hộp?” - con chuột tự hỏi. Nhưng liền sau đó, nó hốt hoảng khi phát hiện ra đó lại là cái bẫy chuột. Chuột ta bèn chạy ra ngoài vườn và la làng la xóm: “Có một cái bẫy chuột trong nhà! Có một cái bẫy chuột trong nhà!”
28/05/2013(Xem: 1447)
Một cơn bão vừa tàn phá thị trấn nhỏ gần thành phố của chúng tôi làm nhiều gia đình phải sống trong cảnh khốn khó.Tất cả các tờ báo địa phương đều đăng hình ảnh và những câu chuyện thương tâm về một số gia đình mất mát nhiều nhất. Có một bức ảnh làm tôi xúc động. Một phụ nữ trẻ đứng trước ngôi nhà đổ nát của mình, gương mặt hằn sâu nỗi đau đớn.
28/05/2013(Xem: 1684)
Trong vùng ánh sáng lờ mờ của ngọn đèn bên bàn ăn, bao quanh là cả gian nhà đang ngủ yên trong bóng đêm, tôi lặng lẽ ngồi khóc một mình. Cuối cùng, tôi cũng đưa được hai đứa con lên giường ngủ. Là một ông bố mới vừa chịu cảnh gà trống nuôi con, tôi phải vừa làm bố, vừa làm mẹ của hai đứa con nhỏ.
28/05/2013(Xem: 1611)
Một chàng trai trẻ đến gặp một chuyên gia về đá quý và nói về ước mong được trở thành một nhà nghiên cứu về đá quý. Chuyên gia nọ từ chối vì ông sợ rằng chàng trai không đủ kiên nhẫn để theo học. Chàng trai cầu xin một cơ hội. Cuối cùng, vị chuyên gia đồng ý và bảo chàng trai: “Ngày mai hãy đến đây”.
28/05/2013(Xem: 2286)
Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt, đều to khỏe và chắc mẩy. Một hôm, người chủ định đem chúng gieo trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm: “ Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân mình phải nát tan trong đất.
28/05/2013(Xem: 2066)
Cuộc đời giống như một chiếc hộp trống mà ta phải lấp đầy sao cho thật ý nghĩa. Bạn đang có gì trong “chiếc hộp đời”? Người đời thường giới hạn sự chọn lựa và đôi khi bỏ đầy vào hộp với chỉ một thứ. Đó là thứ gì? Đối với một số người đó là công việc.
28/05/2013(Xem: 2190)
Một ngày kia, đám yêu tinh họp nhau lại để tìm cách phá hoại cuộc sống của loài người. Yêu tinh đầu đàn lên tiếng: “Với loài người, hạnh phúc là thứ quí giá nhất. Vậy chúng ta hãy đánh cắp thứ quí giá nhất của họ và giấu ở nơi mà họ không thể tìm thấy được. Các ngươi thấy sao?”.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567