Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

110. Tiểu Kinh Mãn Nguyệt

19/05/202011:27(Xem: 6500)
110. Tiểu Kinh Mãn Nguyệt

TAM TẠNG THÁNH KINH PHẬT GIÁO

TẠNG KINH (NIKÀYA)
Thi Hóa
TRUNG BỘ KINH

( Majhima  Nikàya )


Tập IV
Hòa Thượng THÍCH MINH CHÂU
Dịch sang tiếng Việt từ Tam Tạng Pàli

Chuyển thể Thơ :

Giới Lạc  MAI LẠC HỒNG  tự TUỆ NGHIÊM

 ( Huynh Trưởng Cấp Tấn  - GĐPTVN tại Hoa Kỳ )

Email : honglacmai1@yahoo.com


110. Tiểu Kinh MÃN NGUYỆT

( Cùlapunnama sutta )

 

Như vậy, tôi nghe :

 

          Một thời, Đức Thế Tôn Thiện Thệ       

          Sa-Vát-Thí – Xá-Vệ – trú qua

              Đông Viên – Púp-Bá-Ra-Ma,

       Mi-Ga-Ra-Má-Tú-Pa-Sá-Đà, 

          Cũng chính là Giảng đường Lộc Mẫu

          Lúc bấy giờ vào dạo trăng tròn

              Trong ngày Bố-tát trời trong,

       Thế Tôn ngồi giữa rất đông Tăng-Già

          Đang đoanh vây quanh tòa Đại Giác

          Giữa trời mát, trên bãi cỏ dày.

 

              Phật nhìn Chúng Tỷ Kheo đây

       Đang rất yên lặng, tâm đầy tịnh thanh.

          Đấng Trọn Lành Thế Tôn liền bảo :

 

    – “ Các Tỷ Kheo ! Bất hảo một người

              Có thể biết được một người

       Tâm hành bất chánh, tức thời nói ngay :

         ‘Chính vị này là người bất chánh’

          Có xảy ra cái cảnh đó không ? ”.

 

       – “ Y không biết, bạch Thế Tôn ! ”.  

 

 – “ Lành thay ! Này các Sa-môn ! Đúng vầy !  

          Không thể có việc này, sự kiện

          Người bất chánh phát hiện, biết ngay

             ‘Người bất chánh là người này’,

       Nhưng các Phích-Khú ! Điều này có chăng :

          Một người hằng bất chánh, hạ liệt

          Có thể biết người chân chánh không ? ”.

 

       – “ Y không biết, bạch Thế Tôn ! 

 

 – “ Lành thay ! Này Chúng Sa-môn ! Đúng vầy !

          Không thể có việc này, sự kiện

          Các Tỷ Kheo ! Về chuyện như vầy

              Người bất chánh có đủ đầy

       Các pháp bất chánh, chẳng ngay – mọi đàng,

          Giao du toàn với người bất chánh,

          Nói như người bất chánh, hay là

              Suy tư, hành động làm ra

       Như người bất chánh, có tà kiến hư,

          Bố thí như hạng người bất chánh.

 

          Các Tỷ Kheo ! Bất chánh người này  

              Thế nào là có đủ đầy

       Các pháp bất chánh, chẳng ngay thẳng vầy ?

          Hạng người này vô tàm, vô quý,

          Bất tín, chỉ biếng nhác, không nghe

              Thất niệm, liệt tuệ mọi bề

       Đầy pháp bất chánh nói về là đây.

 

          Các Tỷ Kheo ! Người đầy vô hạnh

          Người nào kẻ vô hạnh kết giao ?

              Các ông ! Những Bàn-môn nào

       Vô tàm, vô quý, không sao tin lời,

          Nghe ít và biếng lười, liệt tuệ

          Hay những kẻ thất niệm… vân… vân…

              Thời người bất chánh kết thân.

       Còn người bất chánh trong phần suy tư

          Thế nào như người bất chánh vậy ?

          Những người ấy suy nghĩ hại mình,

              Làm hại người khác, sinh linh,

       Suy nghĩ làm hại cả mình, người ta.

 

          Thế nào là tư lường bất chánh ?

          Người bất chánh tư lường hại mình,

              Làm hại người khác, sinh linh

       Tư lường làm hại cả mình, người ta.

 

          Thế nào là nói năng bất chánh ? 

          Người bất chánh nói ác, dối gian,

              Hai lưỡi, phù phiếm lăng nhăng,

       Những người bất chánh nói năng như vầy.

 

          Các Tỷ Kheo ! Hằng ngày cuộc sống 

          Người bất chánh hành động sao đây

              Như người bất chánh sống vầy ?

       Người bất chánh ấy thường bày sát sanh,

          Thường thực hành tà hạnh trong dục,

          Thường nhiều lúc lấy của không cho.

              Biết người bất chánh là do

       Hành động bất chánh nhỏ to kể vào     

          Các Tỷ Kheo ! Thế nào là chuyện

          Người bất chánh tà kiến như là

              Những người bất chánh xấu xa ?

       Những người bất chánh có tà kiến như :

          Không long từ bố thí, tế tự,

          Không mọi thứ lễ hy sinh nào,

              Không có quả dị thục nào,

       Các nghiệp thiện ác & đời sau không hề !

          Không có về đời khác, các cõi,

          Không có loại hóa sinh, mẹ cha,

              Ở đời cũng không có ra           

       Những Sa-môn hay những Bà-la-môn

          Có chánh hạnh đáng tôn, chánh hướng,

          Tự chứng đạt với thượng trí ngay,

              Các đời khác và đời này

       Và truyền dạy lại tương lai nối truyền.

 

          Các Tỷ Kheo  Sao liền được chỉ

          Kẻ bố thí như bất-chánh-nhân ?

              Ở đây, kẻ ấy mọi phần

       Bố thí một cách không cần kể ai,

          Vô lễ, không tự tay bố thí,

          Không suy nghĩ cặn kẻ, buông lung,

              Bố thí vật không cần dùng,

       Bố thí không nghĩ đến chừng tương lai.

          Và người này bố thí như thể

          Là những kẻ bất chánh, chẳng ngay.

 

              Các Tỷ Kheo ! Những người này

       Nhiều pháp bất chánh trên đây thực hành,

          Nghiệp quả dành sau khi thân hoại :

          Sinh vào cõi địa ngục, bàng sanh,

              Là những cảnh giới sẵn dành

       Cho người bất chánh chẳng lành thọ sanh.

 

          Các Tỷ Kheo ! Người lành, chân chánh

          Biết được người chân chánh hay không ? ”.

 

       – “ Thưa biết được, bạch Thế Tôn ! ”.

!

 – “ Lành thay ! Này Chúng Sa-Môn ! Đúng vầy ! 

          Sự tình này có thể sẽ có

          Người chân chánh biết rõ điều này :

             ‘Người bất chánh là vị đây !’ 

       Có thể xảy đến như vầy hay không ? ”.      

 

 

    – “ Bạch Thế Tôn ! Có thể biết được ! ”.   

 

    – “ Các Tỷ Kheo ! Sau trước thẳng ngay   

              Người chân chánh có đủ đầy

       Về chánh pháp, giao du ngay mọi thời

          Với những người cao thượng, chân chánh

          Suy nghĩ như chân chánh các vì,

              Tư lường như những vị ni,

       Nói năng như bậc hành trì chánh chân,

          Hành động như bậc chân chánh đó,

          Chánh kiến có như bậc chánh chân,

              Bố thí như bậc chánh chân.

       Các ông ! Sao là bậc chân chánh này

          Có đủ đầy chánh pháp như vậy ? 

 

          Những vị ấy thật có lòng tin   

              Có lòng tàm, quý phân minh,

       Nghe nhiều, có chánh niệm, tinh tấn hoài,

          Có trí tuệ, miệt mài cần mẫn.

          Các Tỷ Kheo ! Viện dẫn như vầy

              Thời những người chân chánh này

       Những điều chánh pháp đủ đầy, thanh cao.

 

          Các Tỷ Kheo ! Thế nào là việc

          Người chân chánh giao thiệp thẳng ngay

              Với các bậc chân chánh vầy ?

       Ở đây, các Phạm-chí hay những vì

          Sa-môn chi có tàm, có quý,

          Nghe nhiều, có tuệ trí, tinh cần,

              Chánh niệm… thì mới kết thân

       Là bạn hữu của vị chân chánh này.

 

          Thế nào điều vị đây suy nghĩ ?  

          Người ấy không suy nghĩ mọi thời    

              Tự làm hại mình, hại người,

       Không suy nghĩ hại đồng thời cả hai.

          Các Tỷ Kheo ! Vị đầy chân chánh

          Cũng tư lường nhằm tránh hại mình,

              Không làm hại người, sinh linh,

       Không làm hại cả hai : mình, người ta.

 

          Thế nào là nói năng như thể

          Người chân chánh được kể ở đây ?

              Người chân chánh từ bỏ ngay

       Nói láo, hai lưỡi, lời đầy ác gian,

          Lời phù phiếm, chuyện toàn vô ích.

          Người chân chánh chỉ thích nói năng

              Những lời chân thật hiền nhân.

 

       Thế nào hành động người chân chánh làm ?

          Người chân chánh không làm điều ác,

          Bỏ sự sát, trộm cướp, tà dâm.

              Các Tỷ Kheo ! Sao là phần

       Có chánh kiến như chánh chân các vì ?

          Người chân chánh mọi thì chánh kiến :

         ‘Có bố thí, có chuyện lễ nghi

              Lễ hy sinh, tế tự vì

       Có quả dị thục, nghiệp chi ác & lành,

          Có tái sanh đời này, đời kế,

          Hóa sanh loại, có mẹ, có cha,

              Ở đời có những vị là

       Sa-môn, Phạm-chí trải qua rthực hành

          Chánh hướng, chánh hạnh lành, an lạc

          Tự chứng đạt với thượng trí vầy

              Đời này, đời khác, truyền lai.

       Vị ấy có chánh kiến ngay như là              

 

 

          Người chân chánh sống qua như thế.

          Các Tỷ Kheo ! Còn thế nào là

              Bố thí chân chánh như là

       Người chân chánh đã trải qua mọi phần

          Bố thí bằng một cách lễ độ,

          Tự tay mình làm bố thí ni,

              Có sự kỹ lưỡng nghĩ suy,

       Bố thí toàn những vật chi cần dùng.

          Nghĩ đến tương lai cùng bố thí.

          Người chân chánh bố thí như là

              Những người chân chánh, thật thà,

       Các Tỷ Kheo ! Lược kể ra như vầy. 

          Người chân chánh đủ đầy Chánh pháp

          Và thực hành với khắp các điều

              Chân chánh mà đã được nêu,

       Sau khi thân hoại, có nhiều thiện duyên :

          Sanh cảnh giới Chư Thiên các cõi,

          Hay cảnh giới Nhân loại lành này ”.

 

              Nghe Phật thuyết giảng như vầy

       Chúng Tăng tín thọ, lòng đầy hân hoan ./-

 

        Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật  ( 3 L )

 

*  *

 

(  Chấm dứt Kinh 110 :  Tiểu Kinh MÃN NGUYỆT –

            CÙLAPUNNAMA  Sutta  )

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/02/2012(Xem: 8686)
Họ ngồi đó Bên nhau Đàn ông Đàn bà Không nhìn
08/02/2012(Xem: 7351)
Cõi tạm trần gian chừ viễn biệt Lời thiên thu gọi đón ta về Nhưng trước ngày đi xin gởi tặng Cho người dăm ca khúc tình quê
01/02/2012(Xem: 14492)
Một tấm lòng, một con tim hay một thông điệp mà Mặc Giang nhắn gởi: “Cho dù 10 năm, 20 năm, 30 năm. Năm mươi năm nửa kiếp còn dư, Trăm năm sau sỏi đá còn mềm...
28/01/2012(Xem: 9618)
Bỗng chợt thấy già nua nào có tuổi, Chẳng buồn lo, hân hoan lòng tràn ngập. Ngày tháng trôi, ra đi từng bước nhỏ
26/01/2012(Xem: 7423)
Nhâm Thìn năm mới ước mơ Xin dùng tâm khảm họa thơ tặng đời Cầu cho thế giới, muôn loài Sống trong hạnh phúc, vui say hòa bình
23/01/2012(Xem: 8757)
Có lẽ Ngài chỉ mượn cảnh mùa xuân để diễn đạt sự chứng ngộ của Ngài. Mà sự chứng ngộ của riêng Ngài thì làm sao kẻ phàm phu tục tử như chúng ta có thể thấu triệt được.
23/01/2012(Xem: 11728)
Xuân hiểu là một bài thơ ngũ ngôn tứ tuyệt xinh xắn, trong trẻo, hồn nhiên, thuần túy tả cảnh buổi sớm mùa xuân thật thơ mộng. Bài thơ có lẽ được viết khi Trần Nhân Tông còn trẻ...
22/01/2012(Xem: 7896)
này cô, cô ni nhỏ xin giữ thật vắng lặng từng bước cô đi thật dịu dàng hãy lắng nghe từng góc chùa tiếng gió xao xác của rừng thiền năm xưa
22/01/2012(Xem: 6869)
Ta là Di Lặc, Đức Phật của mặt trời Ta chiếu soi với lòng từ ái bình đẳng đến tất cả Ta được gọi là Đức Phật kế tiếp không phải bởi vì ta sẽ biểu hiện trong hình sắc thân thể Nhưng bởi vì ta sẽ đến với những ai tiến bộ trên những giai tầng của con đường tâm linh và nói: " Hãy là những người thân hữu hạnh phúc, và hãy ban bố phước lành."
22/01/2012(Xem: 8892)
Trước khi định nói điều gì Ta nên học hạnh nhu mì lắng nghe, Trước khi chỉ trích, cười chê Ta nên nhìn lại tự phê phán mình.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567