Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vằng Vặc Một Mảnh Lòng, Tuyển Tập Chúc Mừng Sinh Nhật HT Thích Như Điển

26/06/201815:30(Xem: 12220)
Vằng Vặc Một Mảnh Lòng, Tuyển Tập Chúc Mừng Sinh Nhật HT Thích Như Điển

vang vac mot manh long-1vang vac mot manh long-2




VẰNG VẶC

MỘT MẢNH LÒNG…*

 

TUYỂN TẬP

CHÚC MỪNG SINH NHẬT

HÒA THƯỢNG THÍCH NHƯ ĐIỂN

28 THÁNG 6

 

 

 

 

 

 

NGUYỄN HIỀN-ĐỨC

Thực hiện, tháng 6 năm 2018

----------------------

 

* Trạm trạm nhất phiến tâm/ Minh nguyệt cổ tĩnh thủy (Nguyễn Du)

(Vằng vặc một mảnh lòng/ Giếng xưa trăng rọi bóng) Quách Tấn dịch

 

 

 

LỜI THƯA TRÌNH

VỀ TUYỂN TẬP

“VẰNG VẶC MỘT MẢNH LÒNG”

 

Cung kính tặng Hòa Thượng THÍCH NHƯ ĐIỂN

nhân kỷ niệm Sinh Nhật lần thứ 70

 

 Một đoạn ngắn, rất ngắn chỉ có mấy dòng thôi của Thầy Như Điển ở Chương IV. Vua Trần Nhân Tông trong “Phóng tác lịch sử tiểu thuyết” Mối Tơ Vương Của Huyền Trân Công Chúa. Đoạn đó, như thế này:

“Tất cả 7 quyển đầu đều do chính tay của Cố Hòa Thượng Tiến Sĩ Thích Minh Châu, Viện Trưởng Viện Đại Học Vạn Hạnh phiên dịch từ tiếng Pali sang tiếng Việt và độ chính xác hầu như không còn nghi ngờ gì nữa, vì Ngài giỏi cả Hán văn, Pháp văn và Anh văn, lại du học ở Tích Lan và tốt nghiệp văn bằng Tiến Sĩ tại Đại Học Nalanda ở Ấn Độ, nên đọc qua những bản văn trên của Ngài dịch, chúng ta có thể cảm nhận được điều nầy. Công đức thật là bất khả tư nghì.”

Chúng tôi đọc đi đọc lại nhiều lần đoạn này. Càng đọc càng cảm thấy bồi hồi xúc động đến rưng rức. Vì sao? Vì chúng tôi là “người học trò trong cuộc”, là đệ tử của “Ôn” Minh Châu, là người lao động chính, chịu trách nhiệm từ đầu đến cuối của việc in Bộ Trường Bộ Kinh và Bộ Trung Bộ Kinh (Pali - Việt đối chiếu), rồi Thắng Pháp Tập Yếu Luận, Kinh Lời Vàng v.v… và v.v… Chúng tôi mong rằng sẽ ghi lại những kỷ niệmkhông bao giờ quên được trong mấy năm cặm cụi góp phần khiêm tốn và bé nhỏ của mình vào việc thực hiện nhiệm vụ in, phát hành Đại Tạng Kinh mà Hội Đồng Viện, Ban Tu ThưViện Đại học Vạn Hạnh và Ôn Minh Châu đã tin tưởng giao phó.

Tiếp theo, trong Lời Tạm Kết của cuốn sách đã dẫn, chúng tôi đặc biệt chú ý đến đoạn này của Thầy Như Điển:

“Lúc còn nhỏ cũng như khi đã lớn và nhất là ở tuổi già, tôi rất thích đọc và nhớ về lịch sử Việt Nam cũng như lịch sử của thế giới. Do vậy mà những sách nào liên quan về sử, nhất là lịch sử Phật giáo thì tôi lại tìm tòi đọc, nghiên cứu nhiều hơn. Trong đó có những quyển như: “Lược sử Phật giáo Việt Nam” của Hòa Thượng Thích Mật Thể. “Phật giáo Việt Nam Sử Luận I, II, III của Nguyễn Lang (Thiền sưThích Nhất Hạnh). “Lịch sử Phật giáo Việt Nam tập I, II” của Giáo Sư Trí Siêu Lê Mạnh Thát. “Phật giáo Đàng Trong” của Nguyễn Hiền Đức. Bác sĩ Yên Tử Trần Đại Sỹ ở Pháp cũng đã viết về lịch sử Việt Nam ở ngoại quốc, nhất là phần cuối Lý đầu Trần với Hoàng tử Lý Long Tường tại Triều Tiên. Vua Trần Nhân Tông của Lê MạnhThát và nhiều sách văn học lịch sử khác.”

Và rồi, đây đó trong cuốn sách của Thầy, chúng tôi nhận ra rằng Thầy Như Điển nhắc đến nhiều nhân vật Phật Giáo (Thầy Mật Thể, Thầy Nhất Hạnh, Thầy Thanh Từ..., và rất nhiều vị Danh Tăng thạc đức; những văn nghệ sĩ (Tôn Nữ Hỷ Khương...) với sự trân trọng của một tấm lòng rộng mở đáng quý và rất thanh sạch, trong sáng.Trộm nghĩ, cái gì cho lợi ích của ĐẠO và ĐỜI, theo cách mà Đức Phật thường nhắc đi nhắc lại: “Lợi cho mình, lợi cho người và lợi cho cả hai”, “Lợi cho đời này và lợi cho đời sau” là những điều thiện nên làm.

Từ những lời rất sâu sắc, giàu ấn tượng và rất chân thành của Thầy mà chúng tôi nảy ra ý tổ chức bản thảo tập này. Tuyển tập này chúng tôi làm xen kẽ với bài viết “BƯỚC ĐI VÀO LÒNG MUÔN DÂN”, tức là Lời Cuối Sách Mối Tơ Vương Của Huyền Trân Công Chúa. Hễ thấy “bí lối” ở tập này thì chúng tôi bước sang tập thứ hai, và ngược lại. Nhờ hai nội dung có mối liên hệ chặt chẽ và bổ sung cho  nhau, nên chúng tôi “làm” được cả hai tập này tương đối suôn sẻ và đúng thời gian mà chúng tôi đã vạch ra từ trước.

Nội dung Tuyển tập “VẰNG VẶC MỘT MẢNH LÒNG” này gồm có:

Một là:Những Nhân Vật Phật Giáo Nổi Tiếng Tại Viện Đại Học Vạn Hạnh gồm những bài viết của và về quý Thầy: Minh Châu, Mãn Giác, Trí Tịnh, Nhất Hạnh, Đức Nhuận, Chơn Thiện, Ni Trưởng Trí Hải, Tuệ Sỹ, Lê Mạnh Thát, Phước An...

Hai là:Những bài Tựa, bài giới thiệu, bài điểm sách những tác phẩm Phật học của các bậc danh Tăng và các Tác giả khác: Thích Trí Quang, Lê Đình Thám, Thích Mật Thể, Phương Bối, Thích Phước Sơn, Nguyễn Đăng Thục, Thích Thiện Siêu, Thích Đức Nhuận, Nguyễn Huệ Chi, D. L., Thích Như Điển, Nguyên Giác, Cao Huy Thuần, Toại Khanh, Hoàng Hải Vân.

Phụ lục là hai bài viết rất đáng đọc của cố Học giả Nguyễn Hiến Lê và của cố Giáo sư Viện Đại Học Vạn Hạnh: Vũ Khắc Khoan.

Nội dung chính của Tuyển tập là vậy, nhưng để dễ đọc, chúng tôi xin được sắp xếp theo cách này: sau bài viết của Tác giả đó là bài viết của Tác giả khác. Cụ thể: sau Lời Giới thiệu hai tác phẩm của mình của Thầy Nhất Hạnh là bài điểm sách Việt Nam Phật Giáo Sử Luận của GS Nguyễn Huệ Chi và Lời Giới Thiệu Việt Nam Phật Giáo Sử Luận của Nhà xuất bản Lá Bối…

Chúng tôi đánh máy theo đúng theo tài liệu mà chúng tôi có. Ví dụ chỉ ghi tác giả Nhất Hạnh thay vì phải ghi là Thiền Sư Nhất Hạnh hoặc Hòa Thượng Nhất Hạnh; Mật Thể thay vì phải ghi là Thượng Tọa/ Hòa Thượng Mật Thể. Chúng tôi cũng không đưa vào ảnh chân dung, thủ bút, ảnh bìa các cuốn sách. Cách viết chữ Hoa, in đậm, in nghiêng, tô màu và gạch dưới... chúng tôi theo cách của từng tác giả.

 

* *

* * *

 ht-thich-nhu-dien

Kính bạch Thầy Như Điển;

Từ “vằng vặc một tấm lòng” của Thầy mà người học trò Nguyên Tánh Nguyễn Hiền-Đức đã thực hiện Tuyển tập này để kính tặng Thầy, xem như một món Quà Sinh Nhật (Presentvới đầy đủ ý nghĩa của tiếng Anh). Ngoại trừ 8 bài phải copy trên các trang mạng, còn lại thì con “gõ” vào máyở nhiều thời điểm. Ở cái tuổi đã “trộng”, khi trái gió trở trời, thì làm sao con không đau lưng, nhức vai và mỏi mắt cho được. Nhưng rồi cuối cùng mọi việc cũng xong. Con vui mừng và cảm thấy lòng mìnhthanh thản, nhẹ nhàng vì đã hoàn thành một Quà tặng… để cung kính tặng Thầy với tất cả tấm lòng chân thành và sự gắng sức của bản thân. Quà tặng chỉ có chữ và nghĩa thôi!

Nhân kỷ niệm Sinh nhật vào ngày 28 tháng 6 sắp tới, con và gia đình cung kính cầu chúc Thầy Thân Tâm An Lạc để thực hiện viên mãn phương châm “Hoằng Pháp Là Nhiệm Vụ, Lợi Sanh Là Lẽ Sống” theo lý tưởng và tâm huyết của Thầy.

Cung kính;

 

Nguyên Tánh Nguyễn Hiền-Đức

Santa Ana, California, 16 tháng 6 năm 2018

Bổ sung, sửa chữa,19 tháng 6 năm 2018.

pdf-icon

Vằng Vặc Một Mảnh Lòng, Tuyển Tập
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/01/2024(Xem: 831)
Nhòa AN sống khổ mãi trông đời, Sáng lặng, thêm AN trải khắp trời. Hoa thắm đẹp nào …AN cảnh rộn, Cõi huyền AN chẳng… lạc niềm rơi. Hòa cùng thế tỉnh duyên AN pháp, Chứng rõ thời AN phận nhẹ người. Tà kiến khó AN trao chánh niệm Ngà thân hiển nét rạng AN cười
17/01/2024(Xem: 1196)
Có hay đâu, Mùa xuân đang đến ! Khi ta còn dong ruỗi gió sương Bước thời gian trôi về muôn bến, Bóng chiều xa khuất nẽo quê hương.
16/01/2024(Xem: 1756)
Vườn thiền tĩnh mịch gió vờn hoa Chuông vẳng bên song lặng ác tà Nghiệp thiện vun trồng cây hạnh nở Đường lành dạo bước lối thiền qua Trăng huyền chiếu sáng trên ao diệu Phật bảo ngời soi dưới tháp ngà Mộng ảo tan dần khơi suối ngọc Trần duyên nghiệp lực bỗng vơi xa!
10/01/2024(Xem: 1286)
Tôi bắt đầu dịch thơ của Thầy Tuệ Sỹ vì khâm phục đức độ và lòng dũng cảm của Thầy. Khi nhận được những góp ý từ những người hâm mộ thơ Thầy là bài dịch của tôi giúp họ hiểu thơ Thầy hơn, thì khi đó tôi mong muốn dịch toàn bộ các bài thơ của Thầy sang tiếng Anh. Cuốn sách này được viết vì cái mong muốn này đã lớn thành cái đam mê. Có dịch thơ của Thầy, tôi mới thấy rất rõ ràng những bài thơ của Thầy là một cống hiến to lớn không chỉ cho văn hóa Việt Nam mà còn cho Phật giáo thế giới. Thầy đã đem Thiền vào thơ bằng ngôn ngữ của một con suối, một hạt cải hay hai kẻ yêu nhau. Sự trừu tượng hóa này khiến cho rất khó hiểu được thơ Thầy. Nhiều bài, tôi phải suy nghĩ cả ngày, đôi khi cả mấy ngày, mới hiểu ẩn ý của Thầy. Công việc này không đam mê không làm được.
09/01/2024(Xem: 723)
Gát chuyện hơn thua giữa thế tình Lòng trong trí sáng chuyển vô minh An yên nhiếp niệm về chân tính Lặng lẽ hồi tâm hướng diệu kinh Lễ Phật quay đầu khơi suối tịnh Tham thiền định ý mở nguồn linh Trần lao vọng tưởng tiêu vong bịnh Thanh thản đêm ngày giũ nhục vinh.
07/01/2024(Xem: 21295)
Phật giáo Việt Nam trong hai thế kỷ cận đại và hiện đại, xuất hiện một số nhân vật đạo hạnh cao vời, kỳ tài xuất chúng, có những cống hiến to lớn, dài lâu cho Đạo pháp và Dân tộc. Ngôn ngữ nhà Thiền xưng tụng những vị này là Bồ-tát, Đại sĩ, Thánh Tăng, hay Long Tượng, là những tôn danh chỉ được tìm thấy trong kinh điển, sử sách, trong lịch sử truyền miệng hoặc trên những bia đá ngàn năm nơi cổ tháp. Triết gia Phạm Công Thiện trong buổi ra mắt tác phẩm “Huyền Thoại Duy Ma Cật” của Hòa thượng Tuệ Sỹ tại thành phố Houston, tiểu bang Texas ngày 04 tháng 11 năm 2007, đã gọi tác giả là “bậc Long Tượng: Tuệ Sỹ” và diễn giải thêm, “Long Tượng là bậc Thầy của cả một dân tộc, nếu chưa muốn nói là bậc Thầy của thế giới.”
03/01/2024(Xem: 1148)
Nguyệt San Chánh Pháp số 145_tháng 12 năm 2023: Tâm chí nhỏ thì nhìn cuộc đời trong phạm vi trăm năm, thấy mục đích sống trong vòng gia đình, xã hội, tôn giáo, quốc gia. Tâm chí rộng hơn thì hướng đến lợi ích của nhân loại, của thế giới, trong hiện tại và nhiều thập niên hay thế kỷ tương lai.Giới hạn nhỏ, lớn là ở nơi không gian và thời gian. Mục tiêu nhỏ, lớn thì đặt nơi lợi ích của cá nhân hay số đông. Nhưng dù ngắn hạn hay dài hạn, con đường tất yếu của đời sống nhân loại là giáo dục. Con đường của Phật giáo ở cuộc đời này cũng không ngoài lãnh vực giáo dục, thuật ngữ thiền môn gọi là giáo hóa, hóa độ, hoằng pháp.
03/01/2024(Xem: 1373)
Bậc chân tu thực chứng thì bước đi không để lại dấu vết. Có nghĩa là không lưu lại dấu vết hay tì vết gì trong tâm thức và hành xử của mình, như được nói trong kinh “Tu vô tu tu, chứng vô chứng chứng” [1]. Tu mà không chấp nơi việc tu của mình mới thật là chân tu; chứng đắc mà không chấp nơi sở đắc của mình mới thật là chứng đắc. Đó là nói sở tri, sở hành, sở chứng của vị ấy trong việc tu tập, hành đạo; chứ trên thực tế, thân giáo và ngữ giáo của bậc tuệ đức để lại vô số kỳ tích và ấn tượng sâu đậm cho những ai được thân cận, học hỏi, thọ pháp. Hòa thượng Tuệ Sỹ là một nhà tu, một con người nhẹ nhàng đi qua cuộc đời như thế.
21/12/2023(Xem: 1399)
Thoắt đã hai năm Thầy về đất Phật Hăm Ba+Hăm Bốn / Mười Hai_ Đại tường Để triêm ân cố Sư Bà viện chủ Cung nghinh Chư Tôn Đức đến Phật đường Giữ mãi trong con về những hình ảnh Đã từng làm thị giả ở bên Thầy Giọng nói tiếng cười như đang bên cạnh Ánh mắt nhìn trìu mến vẫn còn đây...
15/12/2023(Xem: 1734)
Học lịch sử để biết Nhân quá khứ Quả hiện tiền rất thời sự gay go Cứ quây quần tìm giải thoát, tự do Xuôi dòng chảy theo cơ đồ vận nước Và Đạo Pháp thuận theo đời xuôi ngược Lúc Bắc phương vô chiếm được miền Nam Nhiều người vui nhưng lắm kẻ lầm than Bắt Chư Tăng phải nhập trần hoàn tục
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567