Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thiền Sư Đông Minh Huệ Sảm (1372-1441), Tổ thứ 23 của Thiền Phái Lâm Tế.🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸

01/05/202109:48(Xem: 5465)
Thiền Sư Đông Minh Huệ Sảm (1372-1441), Tổ thứ 23 của Thiền Phái Lâm Tế.🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸



Nam Mô A Di Đà Phật


Kính bạch Sư Phụ,

Bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được học về thiền sư Đông Minh Huệ Sảm (1372-1441), ngài thuộc tổ thứ 60 tính từ sơ tổ Ca Diếp, tổ thứ 27 sau Lục Tổ Huệ Năng, và cũng là Tổ thứ 23 của Thiển Phái Lâm Tế. Cuộc đời Ngài trải qua triều đại nhà Minh, cùng thời với triều đại nhà Hậu Lê ở Việt Nam.


Thiền Sư Đông Minh Huệ Sảm họ Vương, người Hồ Quảng, tham yết Tổ Bảo Tạng.

Một hôm, Tổ Bảo Tạng hỏi: "Tâm không là Phật , trí không là đạo, ông hiểu thế nào ?"

Ngài bước đến chào hỏi, rồi chấp tay đứng hầu tổ. Tổ Bảo Tạng trách:

"Ông ở đây đã lâu, sao lại còn mang một mớ kiến giải thế này ?"

Ngài vô cùng bực bội, hai ngày sau, bỗng tỏ ngộ chân tướng vạn pháp, liền đến Tổ Bảo Tạng trình bài kệ:

“ Một quyền đấm vỡ cõi hư không
Trăm ức Tu-di chẳng lộ tông
Dám hỏi nơi này ai kẻ chủ
Phù tang tỏa sáng một vầng hồng”.

Sư Phụ góp ý, lịch sử ghi “ngài vô cùng bực bội, hai ngày sau bỗng tỏ ngộ...”. Sư Phụ không đồng ý là làm gì có chuyện  bực bội, có thể lúc sư phụ Bảo Tạng hỏi, ngài chưa ngộ, vì còn di chuyển là còn chưa tỏ (bước tới chào hỏi). Hai ngày sau, ngài triệt ngộ và trình kệ.

Sư Phụ giải thích:

1-Tâm không chính là chơn tâm, chơn tâm là chánh niệm, chánh niệm cũng là vô niệm. Niệm có, niệm không đều là vọng tâm, niệm thiện niệm ác cũng là vọng tâm, niệm Phật pháp, niệm thế pháp cũng là vọng tâm. Có niệm là vọng, vô niệm chính là chân. Vô niệm cũng không phải là không có niệm, bất cứ niệm nào đều không có, vì còn niệm tà niệm chánh là còn đối đãi.


 Trong vô niệm có vô lượng trí huệ, có vô lượng công đức như  Kinh Pháp Hoa gọi là “tánh cụ”, Kinh Hoa Nghiêm Phật khẳng định “tất cả chúng sanh đều có đầy đủ đức tướng trí huệ Như Lai”. Chính vì vậy mà khi nghe xong Kinh Kim Cang từ Sư Phụ Hoằng Nhẫn, Lục Tổ Huệ Năng đã dõng dặt tuyên bố:

“Đâu ngờ tự tánh vốn tự thanh tịnh

Đâu ngờ tự tánh vốn chẳng sanh diệt,
Đâu ngờ tự tánh vốn tự đầy đủ

Đâu ngờ tự tánh vốn chẳng lay động,
Đâu ngờ tự tánh hay sanh vạn pháp !”.

Về sau, ngài trụ trì chùa Đông Minh, Tuyên Đức. Ngày 29/6/1441 (Tân Dậu), ngài ngồi kiết già an nhiên thị tịch, thọ thế 70 tuổi, chúng đệ tử trà tỳ thu được nhiều xá lợi, tháp của ngài được tôn trí ở gò phía đông của núi.

Bài tán:
Phù Tang vầng sáng
Chiếu tận trời xanh
Bốn câu, trăm lỗi
Lìa hết diệu huyền
Biển cả sóng xô
Tu-di nghiêng đổ
Tòa đoạn Đông Minh
Hoa cười liễu ngủ.


Câu cuối của bài kệ trình pháp triệt ngộ của ngài, Phù tang tỏa sáng một vừng hồng, tiên tri về sau sự giáo hoá của ngài được phát triển ở Nhật.

Sư Phụ giải thích:
Bốn câu, là tứ cú: có, không, chẳng có chẳng không, cũng có cũng không.
Tất cả tư tưởng đều tương đối, đều chẳng ngoài bốn câu tứ cú này.
Trăm lỗi, là bách phi: là phủ định, có nghĩa là, tất cả văn tự ngôn ngữ đều chẳng thật có, mục đích là để trừ bỏ mê chấp của chúng sanh, khiến cho họ ngộ nhập lý các pháp vô tướng, bất khả đắc.

Lìa Tứ cú, tuyệt bách phi để đối trị phiền não như 36 pháp đối trong Pháp Bảo Đàn Kinh của Lục Tổ Huệ Năng giúp chúng sanh dập tắt vọng tưởng phiền não nhiềm ô, sư phụ liệt kê chi tiết phần này, con xin ghi chép để học thuộc lòng:

1/Ngoại cảnh vô tình có 5 đối: Trời đối đất, nhựt đối nguyệt, sáng đối tối, âm đối dương, thủy đối hỏa.
2/ Pháp tướng ngôn ngữ có 12 đối:  Ngữ đối pháp, hữu đối vô, hữu sắc đối vô sắc, hữu tướng đối vô tướng, hữu lậu đối vô lậu, sắc đối không, động đối tịnh, thanh đối trược, phàm đối thánh, tăng đối tục, già đối trẻ, lớn đối nhỏ.
3/Tự tánh khởi dụng có 19 đối: Dài đối ngắn, tà đối chánh, si đối huệ, ngu đối trí, loạn đối định, từ đối độc, giới đối quấy, trực đối khúc, thật đối hư, chông gai đối bằng phẳng, phiền não đối bồ đề, thường đối vô thường, bi đối hại, hỷ đối sân, bố thí đối bỏn xẻn, tiến đối lui, sanh đối diệt, pháp thân đối sắc thân, hóa thân đối báo thân.


Sư Phụ đọc bài kệ lìa tứ cú của thiền sư Từ Đạo Hạnh:

Tác hữu trần sa hữu,
Vi không nhất thiết không.
Hữu, không như thuỷ nguyệt,
Vật trước hữu không không.

Dịch nghĩa:

Có thì có tự mảy may
Không thì cả thế gian này cũng không
Kìa xem bóng nguyệt lòng sông
Ai hay không có, có không là gì ?

Có chỉ là tạm có, do duyên hợp mà có, duyên tan đi thì không còn nữa, như bóng trăng dưới nước, dù thấy có vầng trăng tròn sáng nhưng múc ánh trăng ấy lên sẽ không bao giờ làm được, mọi thứ trên đời này cũng giống như vậy đó.

Sư phụ cũng đọc bài kệ khai thị do Đệ Tứ Tăng Thống HT Thích Huyền Quang biên soạn mà Sư phụ hay đọc khi cúng cơm cho chư Hương Linh trong lễ tang:

Có, Không hồn phường phất
Hư Thực mộng mơ màng
Siêu độ nhờ Phật Pháp
Trời Tây trổ sen vàng.


Sư Phụ cũng diễn ngâm hai câu thơ của cụ Tâm Thái thường đọc thuộc lòng, diễn đạt sự chánh niệm phải luôn thể hiện trong từng giây phút bây giờ và tại đây:
Niệm Phật lơ láu ích chi
Sen kia khô héo khó mà tốt tươi...


Ngày 29-6 năm 1441 Sư an nhiên ngồi kiết già thị tịch, thọ thế 71 tuổi.

Cuối bài giảng, Sư Phụ diễn ngâm bài thơ tán thán công hạnh của Thiền Sư Đông Minh Huệ Sảm (1372-1441) của Hoà Thượng Hư Vân do Hoà Thượng Minh Cảnh dịch Việt.

Giả trang tướng lạ gạt người ngoài
Hàng thiệt chẳng lầm giá đúng sai
Nổi giận muốn khùng liền tỏ ngộ
Vùi đầu tham cứu chợt tâm khai
Hư không đập nát tình ý thức
Vượt khỏi chậu lồng, noãn thấp thai
Ánh sáng giữa trời, bừng tỏ rạng
Cầu vồng muôn sắc, rực kim đài.

Kính bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được Sư Phụ ban giảng bài pháp về thiền sư Đông Minh Huệ Sảm, sự ngộ đạo của Sư rất đơn giản là trả lời câu hỏi của sư phụ Bảo Tạng, “thế nào là tâm không là Phật, trí không là đạo “, hai ngày sau qua bài trình kệ “..một quyền đấm vỡ cõi hư không”..giải thích tâm không là tâm không có chứa một phiền não nào, trí không là trí thông suốt, triệt đoạn.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Cung kính và tri ơn Sư Phụ,
Đệ tử Quảng Tịnh Tâm
(Montréal, Canada).



230_TT Thich Nguyen Tang_Thien Su Dong Minh Hue Sam

Đạt đến chữ Không trong
công án Sư Phụ muốn ấn chứng!
( Tâm Không là Phật, Trí Không là Đạo ) 

Thiền Sư Đông Minh Huệ Sảm (1372-1441), Tổ thứ 60 (tính từ Sơ Tổ Ca Diếp),  
Đời thứ 27 sau Lục Tổ Huệ Năng và cũng là Tổ thứ 23 của Thiền Phái Lâm Tế.

Kính dâng Thầy bài trình pháp về Thiền Sư Đông Minh Huệ Sảm . Kính đa tạ và tri ân Thầy với bài pháp thật tuyệt vời ...con trộm nghĩ Thầy dường như viên dung các pháp môn nên mới tự tại nêu lên được các điểm chính yếu trong các kinh Pháp Hoa , Hoa Nghiêm và Bảo Đàn Kinh và con đã tự chiêm nghiệm đúng như lời Thầy dạy "chỉ cần đạt đến Chánh Niệm ( Vô Niệm ) sẽ nhận ra Phật tánh của mình thì ngay tại đây và bây giờ Sen đã nở tại trời Tây ( cực lạc Tây Phương ) " . Kính chúc sức khoẻ Thầy, HH



Hành trạng Ngài, tuy tóm gọn vài chi tiết (1)
Trân quý thay với công án Sư Phụ ban (2) 
Trình pháp liễu ngộ, Huyền ký đất Phù Tang (3) 
Được nhiều môn đệ xuất sắc tiếp nối pháp .


Kính đa tạ Giảng Sư triển khai bài tán (4) 
Cúng dường Ngài, HT Hư Vân có kệ thi 
Chúng đệ tử học được  “ LÌA TỨ CÚ, TUYỆT BÁCH PHI “ (5)
Tông chỉ Thiền phái Lâm Tế xem như cốt tủy ! 


Thầy giảng thêm : Kinh Pháp Bảo Đàn với 36 pháp đối trị ! (6) 
Ngưỡng phục thay ! từ khi học Tổ Sư Thiền.
Tự nghiệm:
 chỉ cần Chánh Niệm ... phương pháp uyên  nguyên, 
Mà tất cả pháp môn đều dụng theo  phương tiện ! 


Từ khai thị cúng linh ( 7) đến niệm Phật sám nguyện (8) 
Pháp Hoa, Hoa Nghiêm , Pháp Bảo Đàn kinh (9) 
Cụ tánh, Đức tướng trí Huệ  Như Lai , thể tánh tịnh minh 
Điểm cuối cùng Tâm  Không ( Vô Niệm ) ... lìa sinh tử ! 


Phải chăng đập nát tình ý ...mới tự tại làm CHỦ ? 
Kính  mời xem lời tán dương Tổ 23 thiền phái Lâm Tế (10) 
Nam Mô Đông Minh Huệ Sảm Thiền Sư tác đại chứng minh.


Huệ Hương 
Melbourne 1/5/2021




(1)- theo Lịch Sử Truyền Thừa  Lâm Tế Chúc Thánh của TT Như Tịnh : 



Sư họ Vương, tổ tiên vốn người Hồ Quảng, sau thân phụ Sư di chuyển đến Sơn Dương và sinh Sư tại đây 

Năm 14 t , Sư theo Tổ Diệu Giác Trạm Nhiên xuất gia 

Về sau đến tham kiến Tổ Bảo Tạng Phổ Trì được chánh pháp rồi đến Chiêu Thánh thọ cụ túc 

Sau đó đến núi Cổ Đạo  tại An Khê , gặp Phong Loan,  Tú Bạt bèn kết làm bạn lữ và trụ tại đây 30 năm không hề xuống núi .

Từ đó Đạo Phong  Sư vang dội nên đồ chúng theo về tu học rất đông .

Năm 1435 niên hiệu Tuyên Đức thứ 10 triều vua Minh Tuyên Tông , Sư được sắc phong trú trì Đông Minh  thiền tự 

Ngày 17/6. Năm 1441 niên hiệu Chánh Thống đời vua Minh Anh Tông , Sư bảo tập hợp chúng di huấn rồi ngày 29/6 Sư an nhiên thị tịch .

Khi hỏa thiêu nhục thân thu vô số xá lợi và được lập tháp thờ tại Đông Minh 

Đệ tử nối pháp Sư là Hải Chu Vĩnh Từ 



(2)

Sư phụ Bảo Tạng hỏi Sư Đông Minh hiểu thế nào về công án " Tâm Không là Phật, Trí Không là Đạo "  

(3) Kệ trình sự chứng ngộ 

Một quyền đấm vỡ cõi Hư Không 

Trăm ức Tu Di chẳng lộ tông

Dám hỏi nơi này ai kẻ chủ ?

Phù tang tỏa sáng một vầng hồng. 



(4) Bài tán của Hoà Thượng Hư Vân cúng dường Ngài Đông Minh - Huệ Sảm 

Phù Tang vầng sáng chiếu tận trời xanh 

Bốn câu, trăm lỗi lìa hết diệu huyền 

Biển Cả sóng xô Tu Di nghiêng đổ 

Tòa đoạn Đông Minh, hoa cười liễu ngủ !  



 (5). LY TỨ CÚ, TUYỆT BÁCH PHI 

Tứ cú là : có, không, chẳng có chẳng không, cũng có cũng không. Tất cả tư tưởng đều chẳng ra ngoài tứ cú này, nếu trụ thì chướng ngại sự dụng của bản thể tự tánh mà sanh ra bách phi (đủ thứ sai lầm), nếu lìa thì hiển bày đại dụng của tự tánh mà tuyệt bách phi. (Thích Duy Lực).

Thí dụ như tứ cú của Tâm là (1) có tâm, (2) không tâm, (3) cũng có tâm cũng không tâm, và (4) chẳng có tâm chẳng không tâm. 

Thiền Tông dạy lìa tứ cú này thì tránh được hàng trăm thứ sai lầm (bách phi)



VÀ theo chú giải tương tự 

Ly tứ cú: – Ly là lìa, tứ là bốn, cú là câu. – Đây là bốn câu xác nhận và phủ nhận trong Thiền tông, xuất phát từ nước Ấn Độ.

Câu 1: – Có, không.

Câu 2: – Cũng có, cũng không.

Câu 3: – Chẳng phải có, chẳng phải không.

Câu 4: – Cũng chẳng phải có, cũng chẳng phải không.

Người tu theo Thiền tông phải bỏ bốn câu này mới bước vào sân Thiền tông học được.

Tuyệt bách phi: – Tuyệt là bỏ hẳn, bách là một trăm, phi là không. 

Có nghĩa là bỏ hẳn lời giải thích, chỉ đưa vào đầu lời giải của 100 câu hỏi bằng chữ phi là đủ. 

Tu theo Thiền tông, những người hỏi, người tu chỉ cần trả lời có một chữ phi là đủ. Dù họ có hỏi 100 câu, chỉ cần nói chữ phi là đã trả lời xong.



(6) 36 pháp đối trong Kinh Pháp Bảo Đàn 

          Tự tánh bao gồm vạn pháp, gọi là Hàm tạng Thức. Nếu khởi niệm suy lường tức là chuyển thức, khiến sanh lục thức, ra cửa lục căn, tiếp xúc lục trần. Như vậy mười tám giới đều từ tự tánh khởi dụng, tự tánh nếu tà thì khởi mười tám tà, tự tánh nếu chánh thì khởi mười tám chánh, niệm ác dụng tức chúng sanh dụng, niệm thiện dụng tức Phật dụng. Dụng bằng cách nào? Là do tự tánh lập ra pháp đối: 

          - Ngoại cảnh vô tình có năm đối: Trời đối đất, nhựt đối nguyệt, sáng đối tối, âm đối dương, thủy đối hỏa, ấy là năm đối. 

          - Pháp tướng ngôn ngữ có mười hai đối: Ngữ đối pháp, hữu đối vô, hữu sắc đối vô sắc, hữu tướng đối vô tướng, hữu lậu đối vô lậu, sắc đối không, động đối tịnh, thanh đối trược, phàm đối thánh, tăng đối tục, già đối trẻ, lớn đối nhỏ, ấy là mười hai đối. 

         - Tự tánh khởi dụng mười chín đối: Dài đối ngắn, tà đối chánh, si đối huệ, ngu đối trí, loạn đối định, từ đối độc, giới đối quấy, trực đối khúc, thật đối hư, chông gai đối bằng phẳng, phiền não đối bồ đề, thường đối vô thường, bi đối hại, hỷ đối sân, bố thí đối bỏn xẻn, tiến đối lui, sanh đối diệt, pháp thân đối sắc thân, hóa thân đối báo thân, ấy là mười chín đối vậy. 

          Sư bảo: "Ba mươi sáu pháp đối này nếu biết vận dụng thì thấu đạo và tất cả kinh pháp, ra vào thường lìa nhị biên. Dụng của tự tánh chẳng cần tác ý, nói năng với người, ngoài thì ở nơi tướng lìa tướng, trong thì nơi không lìa không. Nếu trọn chấp tướng thì sanh trưởng tà kiến, nếu trọn chấp không thì sanh trưởng vô minh.



(7) Kệ khai thị cúng  linh của Đệ Tứ Tăng Thống HT Thích Huyền Quang 

Có, Không hồn phường phất, 

Hư , Thực mộng mơ màng 

Siêu độ nhờ Phật Pháp 

Trời Tây trổ sen vàng ! 



(8) Hai câu thơ trong bài Sám niệm Phật do Cụ Tâm Thái ( mẹ Giảng Sư ) đã truyền tụng : 

Niệm Phật lơ láo ích chi

Sen kia khô héo khó mà tốt tươi . 



(9) 

Đâu ngờ tự tánh vốn tự thanh tịnh,

Đâu ngờ tự tánh vốn chẳng sanh diệt,

Đâu ngờ tự tánh vốn tự đầy đủ,

Đâu ngờ tự tánh vốn chẳng lay động,

Đâu ngờ tự tánh hay sanh vạn pháp!"



(10) 

(Bài thơ tán thán công hạnh của Thiền Sư Đông Minh Huệ Sảm (1372-1441) của Hòa Thượng Hư Vân, do HT Minh Cảnh dịch Việt





🙏🙏🙏🌹🥀🌷🍀🌷🌸🏵️🌻🌼🍁🌺🍀🌹🥀🌷🌸🏵️


Trở về Mục Lục Bài giảng của TT Nguyên Tạng

về Chư Vị Thiền Sư Trung Hoa

thieu lam tu



🙏🙏🙏🌹🥀🌷🍀🌷🌸🏵️🌻🌼🍁🌺🍀🌹🥀🌷🌸🏵️

🙏🙏🙏🌹🥀🌷🍀🌷🌸🏵️🌻🌼🍁🌺🍀🌹🥀🌷🌸🏵️

facebook
youtube
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567