Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

01. Trí tuệ trong Phật giáo

07/07/201208:07(Xem: 7339)
01. Trí tuệ trong Phật giáo
TRÍ TUỆ TRONG PHẬT GIÁO
Hoang Phong

PHẦN I

CÁC BÀI VIẾT CỦA HOANG PHONG


TRÍ TUỆ TRONG PHẬT GIÁO

Trítuệ Phật giáo là một khái niệm rất quan trọng vì đó làcứu cánh của toàn thể việc tu tập, tuy nhiên khái niệmnày lại thường hay bị lạm dụng và hiểu sai. Mục đíchcủa bài viết này là cố gắng nêu lên một vài đặc tínhkhác biệt giữa Trí tuệ Phật giáo và trí thông minh thôngthường, sau đó sẽ trình bày một số định nghĩa về Trítuệ tìm thấy trong kinh sách nêu lên tính cách phức tạp củakhái niệm này trên phương diện thuật ngữ và sau đó làcác cách giải thích rất đa dạng tùy theo các tông phái vàhọc phái. Trong phần kết luận sẽ xin đề nghị một thídụ nhỏ về cách ứng dụng lý thuyết vào đời sống hằngngày.

Trí tuệtrên phương diện thuật ngữ

Chữ"Trí tuệ" hay "Tuệ giác" thì tiếng Phạn gọi là Jnana (Xá-na),tiếng Pali là Nana, tiếng Tây tạng là Yé shes. Chữ Jnana trongtiếng Phạn có nghĩa là "sự hiểu biết", chữ Yé shes trongtiếng Tây tạng có nghĩa là "sự hiểu biết chủ yếu". Cácngôn ngữ Tây phương dịch chữ Jnana là Sagesse (tiếng Pháp)hoặc Wisdom (tiếng Anh). Cụ Đoàn Trung Còn trong quyển PhậtHọc Từ điểncó đề nghị dịch chữ Trí tuệ là "Science".Dịch như thế có vẻ sát nghĩa hơn vì chữ science có gốctiếng La tinh là scientia, chữ scientia do chữ scire mà ra, vàchữ scire có nghĩa là "hiểu biết". Nói chung thì chữ science(mà người ta thường dịch là khoa học) có nghĩa là một"hệ thống hiểu biết mạch lạc liên quan đến các sựkiện, các vật thể hay biến cố chịu chung một số quy luậtnào đó mà người ta có thể kiểm chứng được bằng cácphương pháp thực nghiệm". Theo cách định nghĩa ấy thìchữ Science gần với ý nghĩa của chữ Trí tuệ hơn là cácchữ Sagesse và Wisdom.

Trítuệ còn gọi là Tuệ hay Trí huệ. Trí là quán thấy, huệlà hiểu rõ. Trên phương diện tổng quát Trí tuệ có nghĩalà sự hiểu biết minh bạch và tường tận, vànếu dựa theo cách định nghĩa như thế thì Trí tuệ cũngkhông khác với trí thông minh bao nhiêu. Tuy nhiên theo quan điểmPhật giáo thì Trí tuệ hoàn toàn khác với trí thông minh thôngthường, sự khác biệt đó sẽ được trình bày chi tiếttrong các phân đoạn dưới đây. Theo quan điểm của Phậtgiáo thì Trí tuệ có nhiều cầp bậc từ thấp đến cao, vàtrong một cấp bậc nào đó có thể tạm gọi là cao nhấtcủa sự hiểu biết thì Trí tuệ còn được gọi là Bát nhã(tiếng phạn là Prajna, tiếng Pali là Panna, tiếng Tây tạnglà Shes rab). Đối với chữ Bát nhã thì người Tây phươngkhông dịch nữa mà giữ nguyên gốc tiếng Phạn là Prajna.

Một vàiđặc tính của trí thông minh

Nhưchúng ta đã thấy trong phần trình bày trên đây thì ngôn từhay thuật ngữ chỉ là những quy ước giúp vào việc trao đổisự hiểu biết giữa con người với nhau. Sự hiểu biết haykhả năng cảm nhận và diễn đạt của mỗi cá thể con ngườitrước những hiện tượng thuộc môi trường chung quanh đượcgọi là "trí thông minh", và tất cả mọi người đều cócái trí thông minh như thế. Tuy nhiên vì trí thông minh phátsinh từ kinh nghiệm cảm nhận của ngũ giácđốivới ngoại cảnh và lệ thuộc vào các điều kiện giáodụccho nên trí thông minh rất khác biệt nhau giữacác cá thể con người. Đối với Phật giáo thì sự khácbiệt ấy còn bắt nguồn sâu xa hơn nữa vì trí thông minhkhông những chỉ phát sinh từ kinh nghiệm cảm nhận của ngũgiácvà sự diễn đạt của tri thức nhưngười ta thường hiểu mà còn thừa hưởng những gì thậtsâu xa trong quá khứ tức là nghiệp. Nghiệp tác động trựctiếp đến sự vận hành của tri thức nơi mỗi cá thể vàtạo ra sự khác biệt và đa dạng của trí thông minh giữacác cá thể với nhau.

Đếnđây cũng xin phép được trở lại vấn đề thuật ngữ. Trítuệ trong tiếng Phạn gọi là Jnana, tiếng Hy lạp cổ mượnvần jna của tiếng Phạn jnana để tạo ra chữ gno, chữ gnolại biến thành "gnose" trong tiếng Pháp và "gnosis" trong tiếngAnh. Các chữ gno, gnose hay gnosis đều có nghĩa là "sự hiểubiết". Tóm lại sự hiểu biết hay trí thông minh nói chunglà sự cảm nhận và cách diễn đạt đặc thù của con ngườitrước những hiện tượng xảy ra chung quanh và những ảogiác và xúc cảm phát sinh trong tâm thức. Sở dĩ gọi là đặcthù vì trí thông minh đó không giống với trí "thông minh"của súc vật. Hãy lấy một thí dụ, trong mùa thu vừa quakhi tôi đang cuốc đất trong vườn thì có một người Pháplớn tuổi đi ngang và bảo rằng khi nào tôi thấy những contrùn (giun đất) chui xuống những lớp đất thật sâu thìmùa đông sắp tới sẽ rất lạnh. Khoa học không hoặc chưachứng minh được những sự kiện như thế (?), tuy nhiên nếuđấy là một sự thực thì ngay cả loài côn trùng cũng cómột thứ thông minh nào đó.

Tríthông minh của con người có phần khác hơn. Thay vì sử dụngtrí thông minh của mình để hội nhập với thiên nhiên (chẳnghạn như trường hợp của con giun đất) thì con người lạidùng nó để để tác tạo ra một "cái tôi" cho mỗi cá thểđể tự tách rời mình ra khỏi môi sinh. Kết quả là mỗicá thể tự tạo ra một thế giới riêng cho mình và đặtcái tôi của mình vào vị trí trung tâm. Đấng sáng tạo cũngchỉ xoay quanh cái tôi ấy, dù cho vị trí của Vị ấy đượcđưa lên mây xanh cũng thế thôi. Ngoài sự sáng tạo ra mộtthế giới riêng trong tâm thức để tạo ra mọi thứ xúc cảmbấn loạn, từ sơ hãi, hận thù cho đến yêu thương và bámvíu, thì con người còn sử dụng trí thông minh của mình đểhủy hoại thiên nhiên và chế tạo khí giới có sức tàn phálớn lao. Chỉ có con người mới giết hại đồng loại hàngloạt, các cuộc chiến diệt chủng không bao giờ chấm dứttrong lịch sử nhân loại. Con người cũng rất khôn ngoan, nghĩra mọi thứ mưu mộ và kỹ thuật thật tinh vi để áp đặtquan điểm của mình hay để lường gạt lẫn nhau nhân danhnhững lợi ích "tập thể" hay chỉ vì những tham vọng cánhân.

Trongmột lãnh vực nhỏ hẹp hơn thì con người cũng biết sửdụng trí thông minh để sáng chế ra các phương pháp xử tử"nhân đạo" nhất. Trong cuộc sống hằng ngày con người cũngnhờ vào trí thông minh để tìm ra mọi cách nhục mạ và đốixử tàn tệ với nhau. Trí thông minh quả thật đã giúp chocon người trên một khía cạnh nào đó tạo ra một thế giớikinh hoàng đầy lo âu và sợ sệt. Tóm lại sức sáng tạocủa trí thông minh xuyên qua cái tôi hay cái ngã là nguồn gốctrực tiếp hay gián tiếp mạng lại đủ mọi thứ khổ đau,con người không hề ý thức được điều này mà còn xem tríthông minh là một niềm hãnh diện nữa. Trí thông minh theoý nghĩa vừa được mô tả không phải là Trí tuệ theo quanđiểm Phật giáo.

Tríthông minh như đã được trình bày trên đây trực tiếp thừahưởng những gì do nghiệp mang lại, tuy nhiên không hẳn chỉcó những nghiệp xấu như vừa được trình bày trên đây,mà còn có những thứ nghiệp lành giúp cho con người biếtyêu thương nhau, tạo ra trong lòng mình những xúc cảm củatừ bi, hiển hiện ra trên thân xác bằng những ngôn từ khảái và những cử chỉ nhân từ để an ủi và giúp đỡ đồngloại đang lâm vào cảnh khổ đau và khốn cùng. Có nhữngthứ nghiệp là những hạt giống nở ra những cánh hoa củalòng nhân ái và sự sáng suốt hướng chúng ta vào những gìcao cả hơn hầu mang lại một ý nghĩa nào đó cho sự sốngnày và gieo những hạt giống mới cho tương lai. Trí thôngminh đó sẽ mang chúng ta ngày càng gần hơn với Trí tuệ. VậyTrí tuệ là gì?

Trí tuệPhật giáo có phải là một cách xử thế hay không

Trongcác thời kỳ cổ đại, những hiện tượng và biến cố thiênnhiên, chẳng hạn như sự xoay vần của mặt trời, đêm tối,sấm chớp, chết chóc, thiên tai... làm phát sinh và nhen nhúmtrong đầu người tiền sử một chút sợ sệt và từ sựsợ sệt đó đã nảy sinh một chút ý niệm nào đó về tôngiáo. Khi xã hội được hình thành thì trước những cảnhkhó khăn của sự sống, con người dần dần ý thức đượcsự cần thiết của một hệ thống đạo đức hầu giúp tránhbớt những phiền toái trong nếp sống tập thể. Nếu tôngiáo tượng trưng cho một thứ xúc cảm hướng vào một sứcmạnh cứu rỗi từ bên ngoài thì các nền đạo đức lạidựa vào một số nguyên tắc thuộc lãnh vực lý trí và nhữngkinh nghiệm thực tiễn trong cuộc sống tập thể. Phật giáokhông phải là một tôn giáo phát sinh từ sự sợ sệt thiênnhiên và cũng không phải là một hệ thống đạo đức nhắmvào việc kiến tạo một trật tự xã hội như vừa đượctrình bày trên đây, vì thế mà ý nghĩa của Trí tuệ khôngdính dáng hay liên hệ gì với hai trường hợp vừa kể.

Trítuệ Phật giáo là một khả năng, một phẩm tính của tâmthức, tượng trưng cho một sự hiểu biết, nhưnglà một sự hiểu biết chuyên biệt, được định hướngrõ rệt, nhờ vào sự rèn luyện và tu tập mà có. Cóthể nói là Trí tuệ cũng là một thể dạng của trí thôngminh, nhưng thể dạng đó chỉ có thể đạt được bằng sựhọc hỏi giáo lý trong Đạo Pháp, hỗ trợ bởi một lốisống tinh khiết và các kỹ thuật tập luyện chuyên cần,chẳng hạn như việc thiền định. Nói một cách khác thìtrí thông minh thông thường hàm chứa một sức mạnh và mộttiềm năng bộc phát, tỏa rộng ra khắp hướng, thích nghivới môi trường chung quanh, giống như cây rừng và cỏ dại,trong khi đó Trí tuệ là hoa thơm và quả ngọt.

Định nghĩacủa Trí tuệ theo giáo lý nhà Phật

Chúngta đã thấy sự khác biệt giữa trí thông minh và Trí tuệtrên khía cạnh tổng quát và giờ đây hãy thử phân tíchchi tiết hơn về ý nghĩa của Trí tuệ trong Phật giáo xemsao. Đối với Phật giáo Nam tông, Trí tuệ được định nghĩanhư là một sự hiểu biết căn bản và chủ yếu mangtính cách minh bạch và đúng đắngọi là "Chính kiến"(tiếng Pali: Samma-ditthi), tức là "con đường" thứ nhất trongBát chính đạo. Trước hết chính kiến tượng trưng cho sựhiểu biết mạch lạc, sâu xa về ý nghĩa của Tứ diệu đế,sau đó nhờ vào thiền định chính kiến có thể vượt khỏiranh giới của tư duy tức là sự vận hành của tri thức đểnắm bắt trực tiếp được hiện thực phi nhị nguyên.

Đốivới Phật giáo Bắc tông thì khái niệm "Trí tuệ" đượckhai triển phức tạp hơn và được định nghĩa là một khảnăng nhận thức căn bản, gắn liền với dòng tiếp nối liêntục của tâm thức, bản chất của nó là trống không, trongsáng và rạng ngời, giúp "nhìn thấy" hay quán nhận đượcbản thể đích thực và tối hậu của mọi hiện tượng.Trí tuệ theo các định nghĩa trên đây còn được gọi làTrítuệ thực hiện được tất cả(tout-accomplissant) hayTrí tuệ toàn năng (omniscience) hoặc Trí tuệ của Phật(tiếng Phạn: Buddhajnana).

Trítuệ (Jnana) nói chung hoàn toàn khác biệt với trí thông minhthông thường (vijnana). Trí thông minh thông thường tượngtrưng cho quá trình vận hành "bình thường" của tri thứctức là thuộc vào bốn cấu hợptâm thần trongsố năm thứ cấu hợp gọi là ngũ uẩn tạo ramột cá thể con người. Trí tuệ cũng không thoát ra khỏibốn cấu hợp tâm thần nhưng không phải là một sự "vậnhành bình thường" của tri thức mà là kết quả của mộtsự "rèn luyện chuyên cần" của tâm thức. Vậy chúng ta thửchọn một vài hình ảnh đơn giản để so sánh giữa trí thôngminh và trí Tuệ. Thí dụ ta lạc vào một khu rừng hoang, trongrừng có chim muông hót vang nhưng cũng có hùm beo, rắn rết.Ta vạch cành lá để cố tìm ra một lối thoát, và một lúcnào đó ta bỗng trông thấy một con đường mòn. Ta lần theocon đường mòn đó mà đi tiếp, một chập sau thì ra khỏikhu rừng, trước mặt hiện ra các thửa ruộng vuông vắn,những khu vườn cây trái, những con đê thẳng tắp, cảnhvật chan hòa ánh nắng, những áng mây trắng nhẹ trôi dướibầu trời trong vắt. Khu rừng hoang không lối thoát nhưng căngtràn sức sống tượng trưng cho trí thông minh, cố gắng tìmra con đường mòn chính là sự tu tập, quang cảnh những thửaruộng, những khu vườn ngập nắng và bầu trời trong trẻotượng trưng cho Trí tuệ.

Các sắcthái khác nhau của Trí tuệ theo Đạithừa Phật giáo

Nhưđã được trình bày trên đây, kinh sách Nam tông gọi Trítuệ là Chính kiến, tức là con đường tu tập thứ nhấttrong Bát chính đạo, có lẽ như thế cũng khá rõ ràng khôngcần phải giải thích dông dài thêm. Đối với Bắc tông,nhất là học phái Duy thức (Vijnanavada) và theo các tập luậnnhư Đại thừa trang nghiêm kinh luận(Mahayanasutralankara),Phậtđịa kinh luận(Buddhabhumisastra)..., thì Trí tuệ gồm cóbốn sắc thái khác nhau :

1-Đạiviên kính trí(adarsa-jnana, kinh sách Tây phương dịch làTrí tuệ giống như một tấm gương): chỉ địnhthể dạng hiểu biết phi lý luậncủa Trí tuệ,tức không còn phân biệt chủ thể và đối tượng nữa, cónghĩa là không còn một ý nghĩ nào liên quan đến chủ thểnhận biết cũng không có một ý nghĩ nào liên quan đến đốitượng được nhận biết. Trí tuệ ấy cảm nhận trực tiếpđược cả hai bản chất tương đối và tuyệt đối củamọi hiện tượng một cách chính xác, đúng như thế, khôngkèm thêm bất cứ một sự diễn đạt nào của tâm thức.Cũng nên giải thích thêm là bản chất tương đối của mộthiện tượng là tính cách lệ thuộc, biến động và vô thường,bản chất tuyệt đối của nó là Tánh không. Trí tuệ làmột căn bản hay cơ sở hiểu biết tuyệt đối, trong sáng,tinh khiết và hoàn hảo, không bị hoen ố hay ô nhiễm bởibất cứ một bóng dáng nào của dục vọng hay si mê. Vì thếmà loại Trí tuệ như vừa mô tả trên đây được tượngtrưng bằng một tấm gương lớn phản ảnhmộtcách trung thực và trong sáng tất cả mọi hiện tượng đúngvới bản chất của chúng, không thêm bớt gì cả.

Kinhsách còn cho biết là thể dạng này của Trí tuệ chỉ cóthể đạt được bằng thiền định, khi hành giả đạt đượcthức thứ tám là A-lại-da thức, tức là mộtthể dạng tương đương đạt được sau khi đã hoàn toànthể hiện được thể dạng Định(samadhi) tứclà cấp bậc thiền quán thứ tư.

2-Bìnhđẳng tính trí (samata-jnana, kinh sách Tây phương dịch làTrí tuệ bình đẳng): đó là khả năng cảm nhậnvà quán thấy tính chất bình đẳng của tất cả mọi chúngsinh trong tinh thần Đại từ bi (Mahakaruna). Trí tuệ bình đẳngcó nghĩa là không còn phân biệt người thân kẻ lạ, mộtchúng sinh hiền lành với một chúng sinh hung dữ, tất cảđều khơi động trong ta một lòng từ bi ngang nhau, sự khácbiệt chỉ tùy thuộc vào nhu cầu, khả năng và hoàn cảnhcủa từng chúng sinh mà thôi. Trí tuệ bình đẳng hiển lộkhi đạt được cấp bậc thiền quán thứ bảy, tức mộtthể dạng xóa bỏ được sự phân biệt giữa "cái tôi" và"người khác". Tóm lại sự bình đẳng sẽ thể hiện giữata và chúng sinh cũng như giữa các chúng sinh với nhau.

Kháiniệm về Trí tuệ bình đẳng còn liên quan đến một kháiniệm khác nữa là Thập địa (Dasabhumi), tượng trưng cho mườigiai đoạn hay mười "mảnh đất" tu tập của người Bồ tát.Sở dĩ gọi là "mảnh đất" vì mỗi giai đoạn tu tập làmột cơ sở tích lũy tất cả những phẩm tính của ngườiBồ tát liên quan đến giai đoạn đó. Mỗi mảnh đất tiêubiểu cho một cấp bậc Trí tuệ và một số phẩm tính liênhệ. Sự kết hợp giữa Trí tuệ và các phầm tính trong từnggiai đoạn sẽ giúp người Bồ tát thăng tiến tuần tự từmảnh đất thứ nhất đến mảnh đất thứ mười. Trong mảnhđất thứ nhất, người Bồ tát không còn chấp ngã tức làkhông còn bám vào cái tôi nữa, đồng thời quán thấy đượcthực chất của mọi hiện tượng, không còn câu nệ vào nghithức lễ lạc, phát lộ được lòng từ bi không phân biệt.Tất cả những phẩm tính đó mang lại sự hân hoan vô biêntrong lòng người Bồ tát và cũng tượng trưng cho Trí tuệbình đẳng và không kỳ thị. Trí tuệ bình đẳng phát triểnbắt đầu từ mảnh đất thứ nhất liên tục cho đến mảnhđất thứ mười. Cũng xin được ghi chú thêm là khái niệmThập địa được rất nhiều kinh sách nói đến, nếu trìnhbày chi tiết thì sẽ rất dài dòng, có lẽ chỉ cần tóm lượcmột cách khái quát là người Bồ tát sẽ đạt đượcTrí tuệ hoàn hảo và siêu nhiên khi bước vào mảnh đấtthứ mười. Nếu vượt qua hết mảnh đất thứ mười thìTrí tuệ của người Bồ tát sẽ giống như một tấm gươnglớn.

3-Diệuquan sát trí (pratyaveksana-jnana, kinh sách Tây phương dịchlà Trí tuệ phán đoán hay suy xét): là Trí tuệgiúp phân định rành mạch các đặc tính nào cá biệt chomỗi hiện tượng và các đặc tính nào đồng nhất cho tấtcả mọi hiện tượng, chẳng hạn như hình tướng là đặctính dị biệt hay cá biệt của một hiện tượng và vô thườnglà đặc tính chung của tất cả mọi hiện tượng. Trí tuệphán đoán có hai sắc thái khác nhau: sắc thái thứ nhất làquán nhận được vô ngã của cái tôi, sắc thái thứ hai làquán nhận được vô ngã của mọi hiện tượng. Cũng xin đượcnhắc thêm là sự quán thấy vô ngã của cái tôi là quan điểmchung cho cả Nam Tông và Bắc tông, trong khi đó bản tính vôngã của tất cả mọi hiện tượng tức là của tất cảmọi sự vật và mọi biến cố là chủ trương riêng củaĐại thừa.

Trítuệ phán đoán thường được so sánh như một kho báu thugóp những gì đạo hạnh còn gọi là đà-la-ni (dharani), cónghĩa là "thâu nhiếp tất cả", giống như một đám mây tướixuống những cơn mưa Phật pháp. Thí dụ như khi ta phóng nhìnvào tâm thức, thân xác và tất cả mọi hiện tượng thuộcbối cảnh chung quanh thì ta chỉ thấy vô thường xảy ra cùngkhắp, không có một hiện tượng nào dừng lại và không thayđổi, tất cả đều níu kéo nhau mà chuyển động, không cógì đứng yên để cho ta bám víu. Trí tuệ phán đoán hiểnhiện trong cấp bậc thiền quán hay tri thức thứ bảy. Đốivới khái niệm về Thập địa thì Trí tuệ phán đoán pháthiện một cách ngắt quãng tức không liên tục bắt đầutừ mảnh đất thứ nhất đến thứ bảy, có thể hiểu đấylà những hiểu biết trong sáng bộc phát và đột khởi "bấtthần" suốt trên đường tu tập.

4-Thànhsở tác trí (krtyanusthana-jnana - kinh sách Tây phương dịchlà Trí tuệ thực hiện được tất cả): là Trítuệ thường xuyên hướng vào ước vọng mang lại sự an vuicho chúng sinh. Trí tuệ thực hiện được tất cả pháthiện và chuyển thành hành động để thực hiện được tấtcả mọi sự mong muốn và thấu hiểu được tất cả nhữnggì nên làm và cần phải làm. Trí tuệ thực hiện đượctất cả biểu hiện cho Ứng thân (Nirmanakaya) của một vịPhật. Đấy là một loại Trí tuệ sẵn sàng biến thành hànhđộng vì thế nên có tính cách ngắt quãng. Trí tuệ thựchiện được tất cả sẽ đạt được khi cấu hợp tri thứcliên quan đến năm giác cảm đã hoàn toàn được tinh khiếthóa, giúp cho người Bồ tát trở thành một vị Phật.

Trítuệ trong cấp bậc Ứng thân Phật như vừa trình bày còngọi là Trí tuệ toàn nănghay siêu nhiên,Trí tuệ này có hai thể dạng: thể dạng thứ nhất là quánnhận được hiện thực đúng như thế(suvisuddhadharmadhatu-jnana),tức là quán nhận được Tánh không của tất cả mọi hiệntượng, thể dạng thứ hai là thể dạng nắm bắt đượchiện thực dù cho nó biểu hiện dưới bất cứ thể dạngnào cũng thế (yathavad vyavasthanapari-jnana).

Riêngtrong tập luận Pháp số danh tập kinh dị bản(Dharmasamgraha)của Phật giáo Đại thừa thì ngoài bốn cấp bậc Trí tuệtrên đây còn mô tả thêm một sắc thái Trí tuệ nữa gọilà "Trí tuệ thuộc không gian của tất cả các hiện tượng(dharma) mang tích cách tích cực và đã được tinh khiết hóa"(suvisuddhadharmadhatu-jnana). Thể dạng quán nhận này đượcxếp vào cấp bậc thứ năm tức là cấp bậc cao hơn hếtcủa Trí tuệ và gọi là Pháp giới trí (Dharmadhatu-jnana),tức là một cấp bậc Trí tuệ siêu việt và tối thượng,tương ứng với Pháp thân (Dharmakaya) của một vị Phật. Đốivới Phật giáo Đại thừa nói chung thì muốn đạt đượcTrí tuệ tột cùng (cấp bậc bốn hay năm) để thành Phậtthì phải mất "ba thời gian vô tận", có nghĩa là 3x10*59 mahakalpa(mỗi mahakalpa là một đại kiếp, kalpa là một kiếp, mỗikiếp tượng trưng cho một thời gian thật dài bao gồm cảbốn giai đoạn sinh, thành, hoại, diệt của một thế giới).Cách trình bày hay cách "phóng đại" trên đây của kinh sáchngụ ý cho biết là việc tu tập sẽ kéo dài bất tận khôngbiết bao giờ mới thành Phật, mục đích là tập cho ngườitu hành khi bước vào con đường Đại thừa phải thật kiênnhẫn, không bao giờ nên trông chờ hay nghĩ đến việc sẽ"thành Phật". Tuy nhiên việc "phóng đại" này trên một khíacạnh nào đó cũng có thể làm cho một người tu tập bìnhthường mất hết tự tin nơi khả năng Trí tuệ của mình.Dầu sao đi nữa thì cũng phải hiểu rằng tu tập bất tậnlà lý tưởng của người Bồ tát và bên trong cái lý tưởngđó đã hiển hiện sẵn một cách kín đáo Trí tuệ của mộtvị Phật. Trong khi đó đối với Kim cương thừa thì mộthành giả có thể thành Phật sau vài kiếp tu, hoặc cũng cóthể thành Phật ngay trong kiếp sống này.

Nămthể dạng Trí tuệ theo Kim cương thừa

Kimcương thừa chia Trí tuệ thành năm thể dạng khác nhau vànăm thể dạng đó đều nhất thiết hiện hữu nơi mỗi chúngsinh có giác cảm vì đó là biểu hiện của Như lai tạng (Tathagatagarbha).Tuy nhiên năm thể dạng ấy không thể hiển hiện và vậnhành một cách toàn vẹn đối với các chúng sinh thông thường,mà chúng chỉ có thể phát hiện một cách sai lầm và u mêqua năm thể dạng của dục vọng như sau: 1) vô minh và đầnđộn (ngược với Trí tuệ của Như lai tạng), 2) giận dữ(ngược với Trí tuệ như tấm gương lớn), 3) tự kiêu (ngượcvới Trí tuệ bình đẳng), 4) tham lam và bám víu (ngược vớiTrí tuệ phán đoán), 5) ganh ghét (ngược với Trí tuệ thựchiện được tất cả).

Phươngchâm tu tập của Kim cương thừa là sử dụng mọi "phươngtiện thiện xảo" để biến cải năm thứ dục vọng nhưvừa nêu lên trên đây để mang chúng ngược trở về vớibản chất tự nhiên và đích thực của chúng, tức là nămloại Trí tuệ. Đây cũng chính là một trong những khía cạnhđặc thù và căn bản của Kim cương thừa vì Kim cương thừakhông chủ trương loại bỏ hay đè nén dục vọng mà chỉtìm cách tinh lọc và chuyển hóa chúng mà thôi.

Nămthể dạng Trí tuệ còn gọi là Ngũ trí Như lai,tương ứng với hệ thống Ngũ Phật (Panca-kulabuddha). Ngũ Phậtlà một khái niệm được giải thích khá khác biệt nhau tùytheo kinh sách Tan-tra thuộc các học phái của Kim cương thừa.Tuy nhiên có thể dựa vào học phái Du-già tan-tra để tómlược một cách đại cương như sau:

-Trítuệ Như lai tạng hay Pháp giới trí (Dharmadhatu-jnana)là Trí tuệ của vị Phật Tì-lô-xá-na (Vairocana), tức làTrí tuệ viên mãn của Pháp giới. Vị Phật Đại Tì-lô-xá-na(Mahavairocana) tượng trưng cho thể dạng cao nhất của vị Phật Tì-lô-xá-na ngụ ở vị trí trung tâm của Mạn-đà-la(Vajradhatumandala), bao quanh là bốn vị Phật còn lại.

- Trí tuệ như tấm gương lớn(Đại viên kínhtrí) là Trí tuệ của Phật A-súc Như lai (Aksobhya). Phật A-súcNhư-lai ngụ ở vị trí phía Đông.

- Trí tuệ bình đẳng (Bình đẳng tính trí) làTrí tuệ của Phật Bảo-sinh Như-lai (Ratnasambhava). Phật Bảo-sinhNhư-lai ngụ ở vị trí phía Nam.

- Trí tuệ phán đoán(Diệu quan sát trí) là Trítuệ của Phật A-di-đà Như-lai (Amithaba). Phật A-di-đà Nhưlai ngụ ở vị trí phía Tây.

- Trí tuệ thực hiện được tất cả(Thành sởtác trí) là Trí tuệ của Phật Bất-không Thành-tựu Như-lai(Amoghasiddi). Phật Bất-không Thành-tựu Như-lai ngụ ở vịtrí phía Bắc.

Khimột vị Bồ tát đạt được Giác ngộ và thực hiện đượcPháp thân một cách viên mãn thì cũng đạt được Trí tuệNhư lai tạng (Dharmadhatu-jnana), đó là Trí tuệ nhận biếthiện thực đúng như thế.Bốn thể dạng Trí tuệcòn lại là những thể dạng Trí tuệ phụ trợ cho Trí tuệNhư lai tạng để nhận biết các cách thể hiện khác nhaucủa hiện thực. Trí tuệ Như lai tạng liên quan đến sựnhận biết hiện thực tối hậu và tuyệt đối, bốn Trítuệ còn lại liên hệ đến sự nhận biết hiện thực quacác thể dạng tương đối. Trên đây là tóm lược khái niệmvề Trí tuệ theo quan điểm của Kim cương thừa. Tuy nhiênTrí tuệ còn được trình bày bằng một khái niệm khác nữagọi là Bát nhã (Prajna). Vậy Bát nhã là gỉ?

Kháiniệm về Bát nhã

Bátnhã (tiếng Phạn là Prajna, tiếng Pali là Panna) có nghĩa làsựhiểu biết tối thượng, một sự cảm nhận trực tiếphiện thực mang lại sự giải thoát. Theo ý nghĩa đó thì Bátnhã cũng không khác với cấp bậc tối thượng của Trí tuệ,sự khác biệt thuộc vào lãnh vực thuật ngữ và phương phápmô tả nhiều hơn. Đối với học phái Nhất thiết hữu bộ(Sarvastivada) của Nam tông và hầu hết các học phái Đạithừa thì Bát nhã thuộc vào loại Trí tuệ phán xét,một khả năng của tâm thức xác định phẩm tính của cácđối tượng quan sát. Dầu sao tất cả các học phái đềuthừa nhận là Bát nhã dù cho có thể học hỏi được bằngcách suy luận, nhưng nhất thiết Bát nhã là một khả năngchủ yếu đạt được bằng phép thiền định tì-bà-xá-na(tiếng Pali : vipassana).

Đốivới Phật giáo Nam tông nói chung thì Bát nhã là một cấpbậc hiểu biết cao nhất của Chính kiến trong bát chính đạo,giúp quán thấy trực tiếp toàn bộ Tứ diệu đế và bảnchất vô ngã của "cái tôi" để mang lại thể dạng giảithoát cho một vị A-la-hán. Đối với học phái Thượng tọabộ (một học phái Phật giáo xưa cho ra Phật giáo Nguyên thủysau này) thì Bát nhã (Panna) được xem là phép tu cao nhất trongba phép tu là Giới, Định, Tuệ (Sila, Samadhi và Panna). Tuệlà kết quả trực tiếp phát sinh từ Định, tức là khảnăng chú tâm cực mạnh vào một đối tượng duy nhất, mộtthể dạng tâm thức thăng bằng và tinh khiết vượt lên trênchủ thể và đối tượng. Đạt được thể dạng đó Trítuệ sẽ không còn là một phép tu nữa mà trở thành mộtphương tiện hay một khả năng trực tiếp mang lại sự giảithoát.

Đốivới Bắc tông, Bát nhã có nghĩa là sự hiểu biết trực tiếpTánh không của "cái tôi" cá thể và của tất cả mọi hiệntượng. Kinh sách thường tượng trưng sự hiểu biết ấynhư một thanh kiếm cháy đỏ của ngài Văn-Thù Sư-Lợi (Manjusri)dùng để rọc rách màn đêm của vô minh và chém nát sự quánnhận đối nghịch nhị nguyên giữa chủ thể và đối tượng.Thể dạng đó của Bát nhã còn được gọi là Bát-nhãBa-la-mật-đa (Prajnaparamita), tức là sự hiểu biếthoàn hảo hay siêu nhiên, thuộc vào cấp bậc Ba-la-mật-đacao hơn hết trong số sáu cấp bậc Ba-la-mật-đa là : bốthí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tiến, thiền định và Trítuệ.Vì thế đối với Bắc tông và nhất là trong trườnghợp như vừa kể thì Bát nhã được hiểu như là một khảnăng tự nhiên của tâm thức mà người Bồ tát có thể đạtđược giúp cho vị ấy quán nhận trực tiếp Tánh không mộtcác hoàn hảo và không ô nhiễm.

Đốivới Phật giáo Bắc tông nói chung, Bát nhã luôn phải đi đôivà kết chặt với lòng Từ bi (Karuna), tức là sự kết hợpgiữa Bồ đề tâm tuyệt đối(Tánh không) vàBồđề tâm tương đối (Từ bi). Điều đó có nghĩa lànếu không có Từ bi làm hậu thuẫn thì sẽ không bao giờđạt được Bát nhã. Phát lộ lòng Từ bi vô biên đối vớitất cả chúng sinh vướng mắc trong vô minh và khổ ải làsự biểu hiện của Trí tuệ Bát nhã, nói một cách khác làkhông thể nào quán thấy Tánh không một cách đích thực nếulòng Từ bi không phát lộ một cách mãnh liệt. Nếu thiếulòng Từ bi thì sự hiểu biết Tánh không chỉ mang tính cáchhời hợt và giới hạn trong lãnh vực của một khái niệmmà thôi, sự hiểu biết đó không phải là Bát-nhã Ba-la-mật-mật-đa.Đối với Phật giáo Trung hoa nói riêng thì Bát nhã giữ mộtvị trí thật quan trọng, đó là thực tướng của Chân như,hay Như lại tạng (Tathagatagarbha) hay còn gọi là Phật tính,đó là Trí tuệ giúp quán thấy và phán xét một cách minhbạch tất cả mọi hiện tượng, thấu hiểu một cách tựnhiên và tường tận Tánh không. Đối với Thiền tông thìBát nhã Ba-la-mật-đacó thể định nghĩa như làsự kết hợp giữa Địnhhay Thiền na(Dhyana) vàBát nhã (Prajna).

Bát nhã trongKim cương thừa

TrongKim cương thừa Bát nhã được tượng trưng bằng nhiều hìnhảnh hay biểu tượng cụ thể kèm theo những nghi thức tu tậpcầu kỳ và cá biệt. Kim cương thừa xem Bát nhã là một thứTrí tuệ mang tính cách nữ tính, là một khả năng quán nhậnTánh không và bản chất tinh khiết của tất cả mọi hiệntượng. Khi thực thi các nghi lễ hay nghi thức tu tập mà khôngthấy có Trí tuệ Bát nhã hiển hiện theo thì sự tu tập ấycũng sẽ trở thành vô ích mà thôi. Vậy các nghi thức haynghi lễ của Kim cương thừa là gì? Thật ra đấy chỉ lànhững Phương tiện trợ lựchay phụ trợcho việc tu tập. Tuy gọi là các phương tiện phụ trợ nhưngthật ra rất quan trọng vì Kim cương thừa chủ trương Phươngtiệnnắm giữ một vai trò ngang hàng với Mụcđích, tức là Trí tuệ Bát nhã.Một cáchtổng quát, Đạo Pháp gọi đó là các Phương tiện thiệnxảo(Upaya). Trong một phân đoạn sau sẽ trình bày chitiết hơn về các Phương tiện thiện xảo, vìđó là một khái niệm cần được nắm vững để có thểthấu hiểu tính cách đa dạng và phong phú trong sự tu tậpPhật giáo nói chung.

Giờđây chúng ta hãy trở lại với Bát nhã trong Kim cương thừa.Kim cương thừa quan niệm rằng không thể nào tách rời Bátnhã(Prajna) và Phương tiện thiện xảo (Upaya).Sự kết hợp đó có ý nghĩa như thế nào? Các công thứcsau đây của Kim cương thừa sẽ cho thấy ý nghĩa quan trọngcủa sự kết hợp đó: Tánhkhông(Sunyata) kết hợp vớiTừBi(Karuna), Bátnhã(Prajna) kết hợp với Phươngtiện thiện xảo(Upaya), nếutrình bày một cách khác hơn thì sẽ như sau: Tánh không+ Từ bi,Bát nhã + Phương tiện thiện xảo,đó là hai cặp bài trùng hay hai công thức bất di dịch, sựkết hợp đó không thể tách rời ra được. Nếu nắm vữngđược sự liên kết ấy thì người tu tập sẽ có thể nhìnthấy suốt con đường mà mình sẽ phải đi, và thật ra thìĐạo Pháp cũng chỉ có thế mà thôi, tức là khôngthể đạt được Trí tuệ tối thượng quán nhận đượcTánh không của mọi hiện tượng nếu không có Từ bi hỗtrợ, không thể nào đạt được Bát nhã nếu không nhờ vàocác Phương tiện thiện xảo(tức là sự tu tập). Nói một cách khác Tánh không tức làBát nhã, Từ bi tức là một trong những Phương tiện thiệnxảo quan trọng và cao siêu hơn hết.


Kimcương chử


Chuôngnhỏ


Chuôngnhỏ (Bát nhã-Tánh không) + Kim cương chử (Phương tiện thiệnxảo-Tử bi )

Mộtcách cụ thể hơn thì sự kết hợp giữa Tánh không và Bátnhã được tượng trưng trong Kim cương thừa bằng hai "khícụ" luôn luôn được xử dụng chung khi hành lễ, đó là Kimcương chử (Vajra) còn gọi là Kim cương chùy và một cái chuôngnhỏ. Kim cương chử tượng trưng cho vajra tức là đá kim cương,một loại đá sáng ngời và rắn chắc, biểu tượng củanam tính; cái chuông nhỏ tượng trưng cho hoa sen, biểu tượngcủa nữ tính. Đối với phương pháp tu tập của Tối thượngDugià Tan-trathì sự kết hợp giữa hai thể dạng đócũng giống như sự kết hợp tình dục (tiếng Tây tạng: yab-yum)giữa một thần linh nam tính và thể tính nữ giới đối táccủa chính vị thần linh ấy, đối tác nữ tính chính là Bátnhã. Đây là một hình ảnh tượng trưng hay một biểu tượngrất mạnh, tuy nhiên cũng có nhiều người vì ảnh hưởngcủa những xung động sẵn có trong tâm thức mà hiểu lầmhình ảnh này trong Tối thượng Du-già Tan-tra như một sựkết hợp tình dục thông thường.


Haitấm tranh Thăng-ka tượng trưng sự kết hợp giữa nam tính(Phương tiện-Từ bi) và nữ tính (Bát nhã-Tánh không) dùnglàm phương tiện tu tập (giúp vào việc quán tưởng và thiềnđịnh)

Cũngxin kể thêm ra đây một Phương tiện thiện xảo khác củaKim cương thừa là bảng chữ cái của tiếng Phạn gồm cócác nguyên âm (tiếng Phạn: ali) và các phụ âm (tiếng Phạn:kali), nguyên âm tượng trưng cho Prajna (Bát nhã), phụ âm tượngtrưng cho Upaya (Các phương tiện thiện xảo). Các nguyên âmvà phụ âm là nguồn gốc làm phát sinh ra âm thanh và tạora âm hưởng trong các câu niệm chú man-tra. Chẳng hạn nhưtrường hợp của chữ evam, nguyên âm elà Prajna,phụ âm valà Upaya, mtượng trương cho tính cáchbất khả phân giữa Prajna và Upaya. Cũng xin giải thích thêmlà chữ evamtrong tiếng Phạn có nghĩa là như thế haynhư vậy mà người ta thường thấy trong kinh sách qua các câunhư Evam maya srutam...có nghĩa là Như thế tôiđã từng được nghe...

Bát nhã vàsinh lý học Du-già

Chúngta thử tìm hiểu chi tiết hơn về các phương pháp tu tậpcủa Phật giáo Tây tạng qua các khái niêm về sinh lý họcliên quan đến các kênh mạch và các luồng khí lực xem sao.Một cách tổng quát, sinh lý du già trong nội tạng một cáthể được tượng trưng bằng sự vận hành của các luồngkhí lực luân chuyển trong một hệ thống kênh mạch. Bát nhãđược tượng trưng hay đại diện bởi kênh mạch bên trái(lalana), Các phương tiện thiện xảo được tượng trưng bởikênh mạch bên phải (rasana). Khi hai luồng khí lực nữ tính(kênh bên trái) và nam tính (kênh bên phải) thâm nhập vàokênh mạch trung tâm (avaduthi) sẽ hòa tan với nhau và tạo ramột thể dạng gọi là Đại phúc hạnh(Mahasukkha),thể dạng này kết hợp chặt chẽ với Trí tuệ phi nhịnguyên. Nói một cách khác thì đấy là sự kết hợpbất khả phân giữa Bát nhã và Phương tiện thiện xảo manglại thể dạng Đại phúc hạnh của Tánh không đã hoàn toànloại bỏ được sự đối nghịch giữa chủ thể và đốitượng.

Kháiniệm về các giọt năng lượng

Cáckinh sách tan-tra của Kim cương thừa còn mô tả Như lai tạng(Tathagatagarbha) hay Chân như, hay Phật tính như là một thànhphần hiện hữu tự tại trong mỗi chúng sinh. Trong mỗi cáthể con người Phật tính là những tinh chất tượng trưngbởi các giọt năng lượng (bindu) thấm sâu trong toàn thểthân xác. Hai giọt năng lượng quan trọng hơn hết là mộtgiọt màu đỏ tượng trưng cho nữ tính (tức Prajna hay Bátnhã), một giọt màu trắng tượng trưng cho nam tính (tứcUpaya hay Các phương tiện thiện xảo). Vị trí của giọt đỏnằm ở dưới rốn, vị trí của giọt trắng nằm ở đỉnhđầu. Hai giọt này còn có tên là giọt Bồ-đề-tâm-màu-đỏvà giọt Bồ-đề-tâm-màu-trắng. Vai trò của chúng là tạora một sự bùng cháy gọi là tumo (nội nhiệt).

Tutập hay luyện tập là cách làm bùng lên ngọn lửa của Trítuệ, ngọn lửa sẽ giúp cho giọt Bồ-đề-tâm-màu-đỏ dichuyển theo kênh trung tâm ngược lên phía trên, đồng thờingọn lửa Trí tuệ cũng sẽ làm cho giọt Bồ-đề-tâm-màu-trắnghóa lỏng và di chuyển xuống phía dưới cũng theo kênhtrung tâm. Khi di chuyển xuống phía dưới giọt màu trắng xuyênngang bốn bánh xe cakra còn gọi là kim luân, luân xa hay trungkhu, có thể xem đấy là những "huyệt" hay những điểm chuyểnđổi và phân bố khí lực trong cơ thể. Khi giọt trắngdi chuyển ngang bốn luân xa cakra sẽ tạo ra bốn thể dạngcảm nhận phúc hạnh từ thấp đến cao gọi là bốn niềmhân hoan. Niềm hân hoan sau cùng thuộc vào cấp bậc cao nhấtlà một thể dạng thật tuyệt vời, đó là một niềm hânhoan tự tại và hoàn hảo thuộc phúc hạnh của Tánh khôngphi nhị nguyên, sự hân hoan đó chính là Bồ đề tâm hiểnhiện dưới thể dạng Quảhay là Ảo thâncủa một vị Phật. Sự thăng bằng và bền vững của Trítuệ sẽ làm phát sinh đồng loạt sự cảm nhận phúc hạnhvề Tánh không tạo ra Ảo thânvà tiếp theo đólà sự hiển hiện của Tam thân Phật. Bát nhãsẽ trở thành Pháp thân(Dharmakaya), hai thân cònlại là hai sắc thân(rupakaya): sắc thân thứ nhấtlà Báo thân còn gọi là Thụ dụng thân(thân Phật trong cõi Tịnh độ) và sắc thân thứ hai làỨng thâncòn gọi là Ứng hóa thânhay Hóathân(thân Phật ứng hiện trong cõi ta bà để cứuđộ chúng sinh).

Các Phươngtiện thiện xảo (Upaya)

Phậtgiáo Tây tạng giải thích rất minh bạch và rõ ràng về kháiniệm "Phương tiện thiện xảo". Tất cả các phéprèn luyện và các phương tiện sử dụng trên đường tu tậpPhật Pháp đều gọi chung là các Phương tiện thiệnxảo. Cứu cánh của các Phương tiện thiện xảoTrí tuệ.Phương tiện và cứu cánh phải đi đôivà kết chặt với nhau không thể phân tách ra được. Trítuệ có thể xem đồng nghĩa với Tánh không, với Phật tínhhay Chân như, Phương tiện thì trùng trùng điệp điệp (gồmcó các lời giảng huấn, kinh sách, tông phái, học phái, nghilễ, tụng niệm, thiền định, từ bi, bố thí, giữ giới,v.v. và v.v...). Trong số các Phương tiện thì lòng Từ bi làquan trọng hơn hết vì Từ bi và Trí tuệ là hai thể dạngbất khả phân (như đã được trình bày trên đây).

CácPhượng tiện thiện xảo còn còn đươc gọi là các Phươngpháp phù hợp, hay là các Phương cách cứu giúpthích nghi. Theo quan điểm của Phật giáo Bắc tông thìchư Phật sử dụng tất cả mọi Phương cách thích nghiđể giúp đỡ chúng sinh loại trừ mọi khổ đau để đạtđược Giác ngộ. Tại sao lại gọi các phương tiện ấy là"thiện xảo" hay "thích nghi"? Vì chúngcó khả năng hữu hiệu mang lại sự giác ngộ tức là sựhiểu biết siêu việt hay Bát nhã. Phương tiện gồm có nhữngkỹ thuật, những lời khuyên bảo chân thật hay khéo léo,những ngôn từ đơn giản hay khúc chiết, những lời giảnghuấn thẳng thắn hay sâu xa, những giới luật khắt khe haynhu hòa, những nghi lễ cầu kỳ hay đơn sơ..., kể cả việcăn chay, các công tác từ thiện và cứu trợ..., tất cả đềuphải nhắm vào một mục đích duy nhất và tối hậu là giúpcho tất cả chúng sinh nhìn thấybản chất tuyệt đối của hiện thực.

Tạisao lại phải có nhiều phương tiện thiện xảo đến thếđể hướng vào một đối tượng duy nhất? Chẳng qua vìphương tiện phải thích nghi và phù hợp với bản tính vàkhả năng đa dạng của chúng sinh. Kinh sách nói rằng có đến84 000 phương tiện giúp chúng ta tìm thấy Giác ngộ. Điềuđó cũng không hẳn là một cách nói phóng đại, vì có thểmỗi chúng sinh đều cần đến một phương tiện thích nghiriêng cho mình vì không thể có hai chúng sinh hoàn toàn giốngnhau, sở dĩ có sự khác biệt ấy là mỗi chúng sinh đềumang những nghiệp khác nhau, lệ thuộc vào những cơ duyênkhác nhau.

Trongchương hai của kinh Pháp hoa, Đức Phật có giảng choNgài Văn-thù Sư-lợi rằng rất khó để giúp cho các chúngsinh bình thường hiểu được Đạo Pháp (Dharma) là gì, vìthế phải dẫn dắt họ tuần tự từng giai đoạn một mớicó thể mang lại sự Giải thoát cho họ. Vì tính cách đa dạngcủa chúng sinh nên sự Giải thoát cũng phải cần đến thậtnhiều phương tiện thích nghi, dầu sao thì tất cả nhữngphương tiện ấy chỉ có tính cách giai đoạn. Khi mục đíchđã đạt được thì phương tiện sẽ không còn cần thiếtnữa, mục đích thì lúc nào cũng duy nhất, đó là sự Giácngộ. Chương 3 của kinh Pháp hoacũng nêu lên hình ảnhmột người chủ gia đình phải biết khuyến dụ con cái mìnhnhanh chóng rời bỏ căn nhà đang bốc cháy bằng cách hứahẹn sẽ tặng cho chúng ba chiếc xe tuyệt đẹp, sự hứa hẹnđó là một phương tiện thiện xảo. Kinh Kim cươngthì nêu lên sự quán nhận nhất nguyên không đối nghịchgiữa ta và chúng sinh như một phương tiện thiện xảo.Tâm kinh thì đưa ra khái niệm vể Tánh không và cho biết hìnhtướng không khác gì với trống không và trống không cũngchính là hình tướng. Tâm kinh cũng xác định thêm là kháiniệm Phi-nhị-nguyênTánh-khôngthậtsự ra cũng chỉ là những phương tiện thiện xảo thuộc vàomột cấp bậc thật cao siêu gọi là Paramita (Upayakausalaparamita)mà thôi. Đối với khái niệm về Tam thân, thìPháp thân là Quả do Trí tuệ Bát nhã mang lại, hai thân cònlại là hai sắc thân (rupakaya) và cả hai đều là biểu tượngcủa lòng Từ bi.

Kimcương thừa đưa ra thật nhiều Phương tiện thiện xảo, vừacực mạnh lại vừa hữu hiệu gồm có các câu niệm chú man-tra,các cách thủ ấn, các phương pháp quán tưởng thần linh,các nghi thức hành lễ, các biểu đồ Mạn-đà-la... Cách tutập tích cực của Kim cương thừa dựa vào các Phương tiệnhữu hiệu được xem là có khả năng giúp đạt được sựgiải thoát sau một vài kiếp tái sinh, hay cũng có thể thựchiện được ngay trong kiếp sống hiện tại. Trong khi đó Phậtgiáo Đại thừa nói chung ngoài Kim cương thừa ra thì chủtrương phải tu tập qua thật nhiểu kiếp sống. Tính cáchcực mạnh và hữu hiệu của Kim cương thừa sở dĩ có đượclà nhờ vào sự nối kết trực tiếp và chặt chẽ giữa Phươngtiện thiện xảo và Bát nhã hay là Trí tuệ nhận biết Tánhkhông. Phương tiện thiện xảo đối với Kim cương thừa chínhlà lòng Từ bi tích cực (Karuna), Phương tiên thiện xảo vàlòng Từ bi là hai thể dạng tương đối và mang yếu tố namtính. Bát nhã và Tánh không là hai thể dạng tuyệt đối,mang yếu tố nữ tính. Sự kết nối chặt chẽ không thểphân cách giữa Phương tiện thiện xảo và Bát nhã là điềukiện tiên quyết mang lại sự Giác ngộ.

Lời kết

Bàiviết trên đây nêu lên hai khía cạnh trong kinh sách có thểmang lại một chút phức tạp nào đó cho người tu tập khitìm hiểu khái niệm về Trí tuệ: khía cạnh thứ nhất làthuật ngữ và khía cạnh thứ hai là các quan điểm vừa phongphú lại vừa phức tạp của các học phái Phật giáo mangchủ đích giải thích thế nào là Trí tuệ và sự Giải thoát.Mục đích của bài viết là cố gắng tóm lược thật kháiquát những gì đã được nêu lên trong kinh sách hầu giúpcho người đọc có một ý niệm nào đó mà không mất quánhiều thì giờ để nghiên cứu, vì thế mà bài viết cũngkhó tránh khỏi tính cách ôm đồm đáng tiếc.

Mộtcách vắn tắt, trí thông minh là "gia tài" sẵn có của mỗicá thể con người, cái gia tài đó rất đa dạng và khác biệtvì chịu ảnh hưởng của nghiệp trong quá khứ và liên kếtvới khả năng cảm nhận của giác cảm trong bối cảnh hiệntại của mỗi cá thể. Trong khi đó Trí tuệ là một khảnăng chỉ có thể phát sinh nhờ vào sự tu tập. Khả năngcủa Trí tuệ mang nhiều sắc thái khác nhau và thuộc vào nhiềucấp bậc khác nhau. Cấp bậc cao nhất của Trí tuệ vượtlên trên mọi sự diễn đạt trói buộc và nhị nguyên, quánnhận trực tiếp được bản thể đích thực và sâu kín củamọi hiện tượng và không còn bị ô nhiễm bởi sự vậnhành vướng mắc của trí thông minh nữa. Cấp bậc cao nhấtcủa Trí tuệ có khả năng mang lại sự tỉnh thức và giácngộ gọi là Trí tuệ Bát nhã.

Sauhết để góp phần làm nhẹ bớt sự nặng nề của lý thuyết,xin đề nghị một câu chuyện vui nêu lên một trường hợpứng dụng lý thuyết vào thực tế sau đây. Thật vậy, tutập không phải chỉ nghiên cứu kinh sách, gõ mõ, đánh chuôngvà tụng niệm liên tục là đủ mà còn phải đem những gìrút tỉa được trong kinh sách để hội nhập vào tâm thứcmình và ứng dụng vào từng tư duy và hành động hằng ngàycủa chính mình. Câu chuyện diễn biến như sau:

Bỗngdưng ta cảm thấy đói và thèm ăn một tô phở thật nóngvà thật thơm (đòi hỏi của cơ thểvà khích động của bản năng làm phát sinh ra sự thèm khát).Thay vì đọc sách hay ngồi xuống thiền định một lúc đểchờ đến bữa cơm thì ta quyết định ra tiệm phở gần nhàđể ăn (tác ý),ta thay áo và mang giày để đi ra tiệm phở (tácý sinh ra hành động). Sắp đến cửatiệm phở thì ta đạp vào một đống phân chó. Vừa xấuhổ lại vừa bực tức ("cái tôi"vụt phát hiện một cách mạnh mẽ để điều khiển và chiphối hành động và tư duy của ta),ta thốt ra một lời không thanh nhã (xúccảm bấn loạn phát hiện thành ngôn từ),ta nhìn chung quanh xem có ai chú ý hay không, đồng thời liếcnhìn xuống đất tìm chỗ nào có cát khô để day đế giàycho bớt dính bẩn (sử dụng trí thôngminh).

Đếnđây ta tự hỏi tại sao ta lại đạp vào đống phân chó.Nguyên nhân sâu xa bắt nguồn từ hậu quả của nghiệp trongquá khứ đưa ta tái sinh trở lại làm người với tất cảnhững đòi hỏi của bản năng và chủng loại (đói).Nguyên nhân gần hơn là những xung động của tâm thức liênhệ với bản năng làm phát sinh ra sự thèm khát (thèmmột tổ phở nóng và ngon: bám víu).Sự thèm khát (nguyên nhân)thúc giục ta đi ra tiệm phở (nghiệpđã chín). Chưa kịp đến cửa tiệmphở thì sự thèm khát đã hướng mắt ta nhìn vào miếng thịttái treo lủng lẳng trong tủ kính của tiệm phở, bên cạnhlà một khối thịt nạm có cả vè giòn và mỡ gầu, giữahai miếng thịt còn treo thêm một bó hành lá. Vì dán mắtvào tủ kính nên ta không thấy đống xú uế dưới chân (cơduyên chờ đợi) và ta đạp vào đó(hậu quả của nghiệp).

Trênđây là phản ứng rất tự nhiên của một người thông thườngvà có thể xảy ra với bất cứ ai. Đối với một ngườitu tập thì sao, có gì khác hơn hay không? Một người tu tậpcũng phải gánh chịu những đòi hỏi của bản năng và nhữnghậu quả của nghiệp, họ cũng biết đói (bảnnăng) và có thể cũng thèm (bám víu).Tuy nhiên sự khác biệt là người tu tập ý thức được vànhìn thấy được những đòi hỏi của bản năng và của sựthèm khát, họ biết chủ động và chú tâm vào từng hànhvi của mình. Kinh sách gọi đó là cách thực hiện một Tâmlinh tỉnh thức (Mindfulness, Pleine conscience).Nếu người tu tập thực hiện được một Tâm linh tỉnh thứcthì khi đi thì biết mình đang đi, khi bước thì biết mìnhđang bước, khi bước một bước dài thì biết mình bướcmột bước dài, khi bước một bước ngắn thì biết mìnhbước một bước ngắn, họ không bị sự thèm khát khíchđộng và miếng thịt tái trong tủ kính của tiệm phở khôngđủ sức thu hút được họ để nuôi dưỡng thêm sự thèmkhát của họ, họ sẽ không dán mắt vào tủ kính của tiệmphở và như thế rất có thể là họ sẽ không đạp phảiđống phân chó.

Dùcó đạp phải đống phân đi nữa thì người tu tập cũngkhông thốt lên những lời bất nhã (chủđộng được xúc cảm và ngôn từ),và hơn thế nữa họ còn phát hiện được lòng thương cảmđối với một chúng sinh phải ỉa bậy ra đường (từbi). Con chó cũng giống như ta, cảhai đều có chín cái lỗ (hai mắt,hai lỗ mũi, hai lỗ tai, miệng, lỗ tiểu tiện và hậu môn),chín cái lỗ ấy thường xuyên đào thải những chất ô uế.Nhờ có phương tiện và trí thông minh ta biết xây nhà cầu,đồng thời ta cũng có nhiều may mắn hơn và được đi ănphở, trong khi đó con chó phải chạy rông ngoài đường vàcó thể sẽ bị bọn trộm chó bắt làm thịt và đem bán.Dù đạp phải đống xú uế thì người tu tập cũng khôngtức bực hay xấu hổ vì họ hiểu rằng đấy là nghiệp trongquá khứ xui khiến như thế, tương hợp với những cơ duyênnhư thế, người tu tập không thắc mắc và vẫn giữ đượcsự thanh thản (trong trường hợp đó"cái tôi" sẽ không phát sinh mạnh mẽ và sẽ không gây ratác động chi phối và điếu khiển tư duy, ngôn từ và hànhđộng của chính mình).

Nhìnthấy đống phân chó người tu tập phát động lòng từ bihướng vào tất cả chúng sinh đang bị trói buộc trong bảnnăng của chủng loại và mọi thứ khổ đau (phátlộ lòng từ bi) Nhìn thấy một hạtcát người tu tập nhìn thấy cả một sa mạc mênh mộng, tâmthức tỏa rộng ra tám phương trời, mười phương Phật (mởrộng và phát triển Trí tuệ), cáitâm thức đó trở nên không bờ bến (Bátnhã). Xuyên qua cái tâm thức vượtkhông gian đó, người tu tập không thấy đống phân cũng chẳngthấy một hạt cát nào (đó chỉ lànhững hậu quả phát sinh từ vô số nguyên nhân và cơ duyênmà có, những tạo tác ấy mang tính cách biến động và lệthuộc vào vô số điều kiện sẽ không chiếm giữ một vịtrí nào cả trong tâm thức của họ),và họ cũng không thấy vị trí của chính mình ở đâu hết(không có "cái tôi")trong cái không gian mênh mộng và vắng lặng đang mở ra trướcmắt họ, tất cả những gì họ thấy đều là ảo giác vàkhông thực (Trí tuệ Bát nhã ba-la-mật-đa).Tuy nhiên họ vẫn nhìn thấy một cách minh bạch thật sựcó những cấu hợp trên mặt đất trước mắt họ, nhưngtâm thức họ thì hoàn toàn không diễn đạt những cấu hợpấy thành đống phân nhơ nhớp và đống cát khô dưới chân.Cái bản chất vừa thực lại vừa không thực ấy của mọihiện tượng cũng là ý nghĩa của câu "sắc tức thị không- không tức thị sắc" trong Tâm kinh.

Ănphở xong thì ta trở về nhà, vừa bước vào đầu ngõ ta thấymột con chó. Tuy không biết là con chó này có đúng là conchó đã phóng uế gần tiệm phở hay không, nhưng sự bựctức lúc nãy vẫn bùng lên trở lại. Vậy ta thử tìm hiểuxem sự vận hành nào đã làm cho sự tức giận ấy bùng lên.Lúc nãy khi ta đạp vào đống phân, "cái tôi" phát sinh mạnhmẽ kéo theo sự tức giận và xấu hổ (nghiệpphát sinh), sự giận dữ và xấu hổđể lại một vết hằn trên dòng tiếp nối liên tục củatri thức vào đúng khoảnh khắc mà ta đạp phải đống phân(sự ghi khắc của nghiệp).Sau khi ăn phở xong ta đã quên hết biến cố trước đây đãlàm cho ta tức giận, tuy nhiên vết hằn của sự tức giậnin dấu trên dòng tri thức vẫn còn nguyên và sẽ phát sinhtrở lại thành quả khi nào nó gặp được cơ duyên thíchnghi. Ta bắt gặp một con chó ở đầu ngõ (cơduyên thích nghi và phù hợp hiện ra),vết hằn của nghiệp liền dựa vào cơ duyên đó để phátsinh thành sự giận dữ (nghiệp phátsinh để trở thành quả).

Cơngiận bùng lên (xúc cảm bấn loạn)kéo theo sự thù ghét tất cả những con chó chạy rông ngoàiđường, nhất là con chó trước mặt lại xấu xí, dơ bẩn,thọt một chân và ghẻ lở khắp người (thiếulòng từ bi). Ta quyết định trừngtrị con chó đáng ghét (tác ý),liền nhặt một viện đá và ném nó (tácý sinh ra hành động). Không ngờ conchó lại không bỏ chạy mà quay đầu lại sủa, trẻ con ngườilớn quây lại xem. Ta vừa xấu hổ lại vừa tức bực conchó ghẻ ("cái tôi" lại phát hiệnđể tiếp tục điều khiển ta)...,cứ như thế mà hết nghiệp này đến nghiệp khác thay nhaulôi kéo ta vào một cuộc"phiêu lưu" và "lang thang" bất tận.Thế giới ta bà là như thế, không có gì khó hiểu cả. Đốivới người tu tập thì mối dây níu kéo ấy đã bị cắtđứt ngay sau khi vừa dẫm vào đống phân, vì họ không giậndữ mà lại còn phát lộ được lòng Tư bi.

Thídụ trên đây nêu lên trường hợp thèm một tô phở, nhưngnếu sự thèm khát mạnh hơn chẳng hạn như bị khích độngbởi tham lam, dục vọng, đam mê... thúc đẩy bởi của cải,danh vọng, hận thù, tình dục..., thì hậu quả sẽ trầm trọnghơn nhiều. Nghiệp sẽ lưu lại những vết hằn sâu đậmhơn trên dòng tri thức tiếp nối của một cá thể, lôi cuốncá thể ấy hết kiếp này sang kiếp khác (kéotheo sự tái sinh và làm chuyển động bánh xe luân hồi).

Câuchuyện vừa kể cho thấy chỉ có Trí tuệ mới giúp chúngta một cách hữu hiệu và thiết thực để cắt đứt nhữngmối dây níu kéo của nghiệp. Tụng niệm suông, lên chùa lễPhật để cầu phúc hay ngồi thiền mà đầu óc suy nghĩ miênman thì chẳng ích lợi gì vì đấy chỉ là những phương tiệnthiếu phần thiện xảo mà thôi.

Bures-Sur-Yvette,07.05.10
HoangPhong
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567