Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

3. Phật giáo và ý niệm về thần linh

12/02/201102:52(Xem: 8718)
3. Phật giáo và ý niệm về thần linh

THERAVĀDAPHẬTGIÁO NGUYÊN THỦY
PHẬT PHÁPVẤN ĐÁP
BìnhAnsonbiên dịch
NhàXuấtBản Tôn Giáo PL. 2550 – DL. 2006

KHÉO VẤN, KHÉOĐÁP
Nguyêntác:Good Question, Good Answer
Tácgiả:Tỳ khưu Shravasti Dhammika
Dịchgiả:Phạm Kim Khánh & Bình Anson

3.PHẬT GIÁO VÀ Ý NIỆM VỀ THẦN LINH

VẤN:Người Phật tử có tin nơi một thần linh không?

ĐÁP:Không. Chúng tôi không tin nơi thần linh. Đức Phật, vì nhiềulý do, cũng như những nhà xã hội học và tâm lý học hiệnđại, cho rằng những ý niệm về tôn giáo và đặc biệtý niệm về thần linh bắt nguồn từ lòng kinh sợ. Ngài dạy:

"Vìkinh sợ, con người tìm nương tựa nơi rừng núi linh thiêng,vườn rậm, cây cối và đền miễu thiêng liêng" (Pháp cú,188).

Vàothời thượng cổ, con người tự thấy mình sống trong mộtthế gian đầy thù nghịch và hiểm họa. Họ lo sợ các thúrừng hung tợn, lo sợ không tìm đủ thức ăn, lo sợ bệnhhoạn, thương tích và những hiện tượng thiên nhiên như sấmsét, trời chớp và núi lửa. Những mối lo âu và sợ sệttương tự lúc nào cũng phảng phất quây quần theo họ. Cảmthấy không an toàn, họ tự tạo ý niệm thần linh nhằm giúpcho mình được thoải mái, tiện nghi, khi sự việc trôi chảythuận lợi, để có đủ can đảm khi lâm nguy, được an ủikhi bất hạnh. Cho đến ngày nay, ta vẫn còn ghi nhận rằngcon người trở nên thuần thành ngoan đạo hơn, khi ở trongnhững cơn xáo trộn. Ta nghe họ nói rằng đức tin nơi mộthay nhiều thần linh sẽ giúp họ thêm năng lực cần thiếtđể đối phó với đời. Ta nghe họ giải thích rằng họtin nơi một vị thần linh đặc biệt nào đó, bởi vì lờithỉnh nguyện của họ trong cơn nguy khốn đã được đápứng. Tất cả những điều này hình như chứng minh lời dạycủa Đức Phật, rằng ý niệm về thần linh là một giảiđáp cho nỗi lo sợ và ưu phiền. Đức Phật dạy ta nên cốgắng tìm hiểu sự kinh sợ của ta, nên giảm thiểu lòng hammuốn của ta, và trầm tĩnh, can đảm chấp nhận những gìmà ta không thể sửa đổi. Ngài thay thế nỗi lo sợ, khôngphải bằng đức tin vốn không thuận lý, mà bằng sự hiểubiết phù hợp với lý trí.

Lýdo thứ nhì vì sao Đức Phật không tin nơi một thần linh làhình như không có gì hiển nhiên làm nền tảng cho một ýniệm tương tự. Có rất nhiều tôn giáo chủ trương rằngchỉ duy nhất có tôn giáo mình mới có đúng lời của thầnlinh, được tôn trí gìn giữ trong thánh kinh của mình, rằngchỉ có mình mới hiểu biết đúng bản chất thiên nhiên củavị thần linh, rằng chỉ có vị thần linh của mình là hiệnhữu, thần linh của các tôn giáo khác không có thật sự hiệnhữu. Vài người nói vị thần linh là người nam, vài ngườicho rằng Ngài là người nữ; đối với các người khác, Ngàiđã vượt ra khỏi nam tính hay nữ tính. Tất cả đều mãnnguyện, tin chắc rằng thần linh của mình hiển nhiên hiệnhữu, nhưng chế giễu, chỉ trích những lý do của các tôngiáo khác để chứng minh vị thần linh của họ, cho là khôngđúng. Thật rất đáng ngạc nhiên! Bao nhiêu tôn giáo, trảiqua bao nhiêu thế kỷ, đã cố gắng chứng minh sự hiện hữucủa vị thần linh của mình, nhưng không tìm ra được lýdo thật sự hiển nhiên, vững chắc, thực tế, cụ thể vàkhông còn có thể nghĩ bàn.

Lýdo thứ ba vì sao Đức Phật không tin có thần linh là vì sựtin tưởng như vậy là không cần thiết. Vài người chủ trươngrằng cần phải tin nơi một thần linh để giải thích vấnđề nguồn gốc của vũ trụ. Nhưng không phải vậy. Khoa họcđã giải thích vũ trụ được cấu thành như thế nào mộtcách rõ ràng và minh bạch, mà không cần dựa trên ý niệmvề thần linh. Vài người cho rằng cần phải tin tưởng nơimột thần linh, để cho cuộc sống được hạnh phúc và cóý nghĩa. Một lần nữa, ta có thể thấy rằng không phảivậy. Có nhiều triệu người vô thần và bao nhiêu tư tưởnggia tự do, không kể những người Phật tử, đã sống cuộcđời hữu ích, hạnh phúc và đầy ý nghĩa mà không cần phảitin nơi thần linh. Vài người nói rằng con người vốn dĩyếu đuối, cần phải tin tưởng nơi một thần quyền, đểcó đủ năng lực đối phó với những vấn đề của kiếpnhân sinh. Một lần nữa, tình trạng hiển nhiên chứng tỏngược lại. Ta thường nghe nói đến nhiều người suy nhượcvà tàn tật đã khắc phục nỗi niềm bất hạnh lớn lao củamình và những khó khăn của đời sống, bằng những nănglực sẵn có bên trong mình, bằng cách tận lực cố gắngvà không cần phải tin tưởng nơi một thần linh nào khác.

Vàingười chủ trương rằng phải có thần linh để cứu rỗilinh hồn. Nhưng luận điệu này chỉ có thể đứng vững nếuta chấp nhận khái niệm thần linh cứu rỗi. Người Phậttử không chấp nhận một khái niệm tương tự. Căn cứ trênkinh nghiệm bản thân, Đức Phật thấy rằng mỗi người đềucó khả năng tự thanh lọc tâm, phát triển tâm từ, tâm bivà mở mang trí tuệ đến mức toàn hảo. Thay vì chú tâm vềnhững cảnh trời xa lạ, Ngài dạy chúng ta hướng về nộitâm, khuyến khích chúng ta tìm giải đáp cho những vấn đềkhó khăn, bằng phương cách tự hiểu biết chính mình.

VẤN:Nhưng nếu không có thần linh, làm thế nào có vũ trụ?

ĐÁP:Tất cả các tôn giáo đều có những thần thoại và nhữngtích truyện nhằm giải thích vấn đề này. Vào những ngàyxa xưa, khi người ta chưa biết gì, những câu chuyện thầnthoại như thế ấy là thích hợp, nhưng ở thế kỷ này, vàothời đại vật lý, thiên văn và địa chất, những dữ kiệnkhoa học đã thay thế các chuyện thần thoại. Khoa học đãgiải thích nguồn gốc của vũ trụ mà không nhờ đến ýniệm thần linh.

VẤN:Đức Phật nói gì về nguồn gốc vũ trụ?

ĐÁP:Điều đáng chú ý là lối giải thích của Đức Phật rấtgần với quan điểm của khoa học. Trong bài kinh Agganna (Khởithế nhân bổn, Trường bộ 27), Đức Phật mô tả vũ trụbị tiêu diệt rồi tiến hóa, biến chuyển trong thời gianvô số triệu năm, cấu hợp trở lại, thành ra hình thứchiện tại. Những hình thức sinh tồn bắt đầu trên mặtnước và một lần nữa, xuyên qua vô số triệu năm, biếnchuyển từ thô sơ giản dị đến những cơ thể phức tạp.Những tiến trình biến đổi ấy vô thủy vô chung, và đượcvận chuyển do những nguyên nhân thiên nhiên.

VẤN:Sư nói không có gì cho thấy hiển nhiên sự hiện hữu củamột thần linh. Vậy những phép lạ thì sao?

ĐÁP:Có nhiều người tin rằng chỉ có quyền năng của thần linhmới có thể làm phép lạ, như vậy những phép lạ đã đượcthực hiện chứng minh sự hiện hữu của thần linh. Chúngta nghe lời đồn rằng đâu đây có những chứng bệnh đượccứu chữa nhờ phép lạ, nhưng chưa bao giờ có một chuyênviên y tế hay bác sĩ nào xác nhận. Chúng ta chỉ nghe thuậtlại rằng ai đó nhờ phép lạ chữa được một chứng bệnhngặt nghèo, nhưng không bao giờ tận mắt chứng kiến. Chúngta nghe đồn rằng bằng cách van vái nguyện cầu, một con bệnhtrầm trọng, một cái chân hay một cái tay bị bại xụi đượcphục hồi, nhưng không bao giờ thấy hình quang tuyến X haynghe bác sĩ, hay nghe điều dưỡng viên tường thuật. Nhữngtin tức đồn đãi, những lời tường thuật, những gì nghengười này truyền tai người kia, hẳn không phải là chứngminh hiển nhiên xác thực, và rất hiếm khi có bằng chứngcụ thể hiển nhiên về phép lạ.

Tuynhiên, đôi khi có những điều xảy ra mà không thể giảithích, những diễn biến bất ngờ có thể xảy ra. Nhưng sựkiện ta không thể giải thích không chứng minh là có thầnlinh. Nó chỉ chứng minh là hiểu biết của ta chưa đượchoàn hảo. Trước khi ngành y tế hiện đại được mở mang,khi còn chưa hiểu biết nguyên nhân của bệnh, người ta tinrằng một hay nhiều vị thần linh đem bệnh đến để hànhphạt con người. Ngày nay, khi kiến thức về thế gian củata phát triển đầy đủ, ta có thể hiểu biết những gì lànguyên nhân của những hiện tượng mà hiện nay chưa đượcgiải thích, cũng như giờ đây ta hiểu biết nguyên nhân tạonên chứng bệnh.

VẤN:Nhưng có nhiều người tin một vài hình thức thần linh, nhưvậy chắc phải là sự thật?

ĐÁP:Không phải vậy. Vào một thời trước, mọi người đềutin rằng trái đất là bằng phẳng, nhưng tất cả đều sai.Số lượng người tin vào một ý niệm không phải là đơnvị đo lường để đánh giá mức độ đúng hay sai của mộtý niệm. Phương cách duy nhất để có thể nói rằng mộtý niệm là đúng hay sai là nhìn vào thực tại, và xem xétđiều ấy có hiển nhiên đúng hay không.

VẤN:Người Phật tử không tin thần linh, vậy chớ họ tin gì?

ĐÁP:Phật tử không tin thần linh mà chỉ tin nơi con người. Mỗingười đều quý báu và quan trọng, rằng mỗi người đềucó tiềm năng để trở thành một vị Phật ­ một chúng sinhtuyệt hảo. Con người có thể tự mình phát triển để vượtlên khỏi vô minh và tình trạng kém lý trí và nhận thứcsự vật đúng thật như sự vật là vậy. Thù hằn, sân hận,ác cảm và ganh tỵ có thể được thay thế bằng tình thương,hạnh nhẫn nhục, lòng quảng đại và thiện ý, hảo tâm.Tất cả những đức tính ấy nằm trong tầm tay của mọingười, nếu chuyên cần tinh tấn, nếu được các thiện hữuhướng dẫn và hỗ trợ, và nếu biết noi theo gương lànhcủa Đức Phật. Như lời Phật dạy:

"Tựmình làm điều ác.
Tựmìnhtạo ô nhiễm.
Tựmìnhkhông làm ác.
Tựmìnhthanh lọc tâm.
Trongsạchhay ô nhiễm đều tùy nơi mình.
Khôngailàm cho người khác trong sạch."
(Phápcú,164)

Chínhta phải đi trên con đường đưa đến giác ngộ, và chư Phậtđã rọi sáng con đường đó cho chúng ta.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567