Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Mục Lục

10/02/201109:15(Xem: 2345)
Mục Lục

Tổ Đình Minh Đăng Quang
ĐẠO PHẬT TRONG ĐỜI SỐNG TẬP I
Thiện Phúc
A- LỜI GIỚI THIỆU
B- THƠ CẢM TẠ THẦY BỔN SƯ HÒA THƯỢNG THÍCH GIÁC NHIÊN
C- LỜI MỞ ĐẦU.
D- THƠ CẢM TẠ THẦY VIỆN CHỦ CHÙA HUỆ QUANG
E- NHỮNG Ý NIỆM VỀ ĐẠO PHẬT.

Phần 1.
1- Phật giáo là gì?
2- Tại sao gọi đạo Phật là đạo phá ngã?
3- Từ bi hỉ xả trong đạo Phật là thế nào?
4- Ta nên tu vào lúc nào và tu như thế nào?
5- Đạo Phật trong đời sống hàng ngày.
6- Hai loại Phật Giáo.
7- Thế nào là biết dừng?
8- Tu là biết chiêm nghiệm những bài học quá khứ.
9- Tu là tự thấy lỗi mình thay vì thấy lỗi người.
10- Tu là tạo cho mình một cuộc sống đơn giản.
11- Chúng ta hãy sống cho những giây phút hiện tại.
12- Làm sao tạo cho mình một cuộc sống đầy ý nghĩa?
13- Nếp sống tín nguỡng của người Phật Tử.
14- Hình thức lễ bái có phải là cứu cánh không?
15- Tại sao chúng ta thờ Phật, thờ Tổ và Tiền Vãng.
16- Tại sao phải dâng hoa quả, Nhang đèn và nước trong?
17- Tại sao mỗi khi Phật Tử gặp nhau lại chắp tay, cúi đầu và niệm mô phật?
18- Ý nghĩa của cách chào theo đạo Phật.
19- Phật Giáo và những tôn giáo khác?
20- Năm giới cấm của Phật Giáo và thế giới văn minh.
21- Phật Tử cầu nguyện như thế nào?
22- Khi nào ta có thể dứt bỏ được tham, sân, si?
23- Thiền trong Phật Giáo đã giúp ích gì cho ta?
24- Trì chú có công dụng gì?
25- Lúc tu và lúc chưa tu khác nhau như thế nào?

Phần 2.

26- Tại sao đức Phật lại dùng phương tiện để khai thị chúng sanh?
27- Ta thụ giáo được gì từ ngài Trưởng Lão xá Lợi Phất.
28- Khai, Thị, Ngộ, Nhập thế nào trong phật giáo?
29- Đạo Phật có mấy thừa?
30- Tu bao lâu mới thành Phật?
31- Giáo lý của đạo Phật?
32- Nhân, Thiên, Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát và Phật.
33- Chúng ta nhìn sự vật bằng cái nhìn như thế nào?
34- Cái gì đã tạo cho ta có cái nhìn Nhị Biên?
35- Ai đưa chúng sanh tới chỗ trầm luân khổ ải?
36- Nhờ đâu mà ta đến được bến bờ Chánh Đẳng Giác?
37- Xuất gia có phải là phương tiện duy nhất để tu không?
38- Người tu nhìn tri kiến Phật như thế nào?
39- Tu và đời sống hàng ngày của chúng ta?
40- Phương pháp hành trì - Tu và áp dụng giáo lý vào cuộc sống như thế nào?
41- Chánh niệm và vọng niệm. 66
42- Ngôi nhà tâm linh.
43- Ngôi nhà tâm linh được xây dựng như thế nào?
44- Làm cách nào để tâm chúng ta lúc nào cũng trì chánh niệm?
45- Tại sao phải chuyển hóa và chuyển hóa như thế nào?
46- Những giọt nước mưa xuyên qua ánh mặt trời. 71
47- Tại sao chúng ta nên phát tâm ăn chay? 72
48- Thân tứ đại là vô thường.
49- Phật Giáo và cuộc đời.
50- Đạo phật diệt cái khổ ra sao?

Phần 3.

51- Tại sao chúng ta tu?
52- Cuộc đời thế tục vui hay khổ?
53- Cái danh nó sai khiến ta như thế nào?
54- Làm thế nào để được nhiều vui hơn khổ?
55- Tu cho ai? Tu khó hay dễ?
56- Tu theo Phật Giáo có phải xuất gia không?
57- Chừng nào mới nên tu và tu như thế nào?
58- Ý nghiã của Niết Bàn trong đạo Phật?
59- Thế nào là Phật Tử? Thế nào là pháp thân?
60- Tìm Phật ở đâu? Ở tâm ta hay ở chùa?
61- Muốn được Phật thọ ký thì phải làm sao?
62- Tiền có mang lại hạnh phúc cho chúng ta hay không?
63- Cái đẹp tâm hồn và cái đẹp bên ngoài. Cái đẹp nào đáng cho ta theo?
64- Chúng ta có tham ăn hay không?
65- Hãy trân trọng những gì mà chúng ta đang có trong hiện tại?
66- Mục đích của đạo Phật?
67- Những cản trở trên bước đường tu học?
68- Làm sao để có được đạo Phật trong cuộc sống hàng ngày?
69- Chánh pháp và cuộc đời. 96
70- Tùy hỉ nghĩa là gì? 97
71- Ý nghĩa của chữ "Xả" trong đạo Phật? 99
72- Tại sao chúng ta chưa sống được trong an lành?
73- Ta nên chạy trốn cái khổ hay ta diệt nó?
74- Đạo Phật đặt quan trọng trong niềm tin: Tin cái gì và tin như thế nào?
75- chúng ta có Phật tánh hay không?

Phần 4.

76- Tội và phước với người Phật Tử.
77- Nghiệp báo và phước báo.
78- Phật coi ai là Phật Tử?
79- Tại sao gọi Đức Như Lai là vua của các pháp.
80- Tại sao chúng ta cần tu?
81- Tại sao chúng ta muốn trẻ mãi không già?
82- Chúng ta cho người khác cái ta thích hay họ thích?
83- Thế nào là chân giải thoát?
84- Thế nào là cái không trong đạo Phật?
85- Muời tâm kim cang của một người Phật Tử?
86- Làm thế nào cho thế gian này bớt khổ?
87- Chúng ta có thể đoán biết chúng ta sẽ đi về đâu?
88- Tại sao gọi Phật là đạo sư?
89- Đạo Phật và phong trào giải phóng phụ nữ.
90- Tại sao phải sám hối và ai sám hối cho ta?
91- Phật Giáo có chủ trương khổ hạnh và bi quan?
92- Thế nào là nhìn "Nhị Biên"?
93- Tại sao Đức Phật dùng thí dụ ông trưởng giả dẫn dụ các con ra khỏi căn nhà lửa?
94- Chữ Hỉ trong Đạo Phật là gì?
95- Tại sao chúng ta hay trách người khác?
96- Tu thế nào mới thành Phật?
97- Cái "Ta"và việc học Phật.
98- Tầm quan trọng của việc học Phật.
99- Thế nào là hoằng trì chánh pháp?
100- Tu cách nào cho được định?
101- Mười điều tâm niệm mà chúng ta cần nhớ trong cuộc sống hằng ngày.
102- Niềm tin luân hồi trong đạo Phật.
103- Ngũ giới.
104- Thế nào là bố thí?
105- Phật Giáo và tín ngưỡng.
106- Quan niệm về Phật tánh trong đạo Phật.
107- Vô ngã trong đạo Phật.
108- Sự tương quan giữa vô thường, khế cơ và khế lý trong cuộc sống hằng ngày.
109- Ý nghĩa của tiếng chuông.
110- Quy Y, Tam Bảo.
111- Phật Tử tại gia.
112- Quán.
113- Chiếc thuyền Bát-Nhã đưa ta từ bờ mê đến bến giác.
114- Hai mươi điều khó làm trong cuộc sống hàng ngày.
115- Cuộc sống tỉnh thức và niềm an vui rộng lớn.
116- Ai có Phật tánh.
117- Hãy học theo mười hai lời nguyện của Đức Quán Thế Âm Bồ Tát.
118- Đức Phật và Phật pháp.
119- Nghiệp.
120- Đạo Phật trong gia đình và ngoài xã hội.
121- Tại sao Phật Tử nên tụng kinh?
122- Niết Bàn ở đâu? Chừng nào ta mới đến?
123- Lời Hay Trong Lẽ Đạo


THƠ CẢM TẠ THẦY BỔN SƯ

HÒA THƯỢNG THÍCH GIÁC NHIÊN

Kính Bạch Hòa Thượng,

Cái duyên được ơn Tam Bảo cho con gặp được thầy quả là một đại duyên, thế mà suýt chút nữa con đã đánh mất. Con còn nhớ vào đầu năm 1985 khi con mới bước chân vào đất Mỹ với bao nhiêu khó khăn dồn dập, con đã tìm đến thầy để được nghe những lời chỉ dạy quí báu. Thầy đã giúp cho con vượt qua những khổ đau và thầy cũng khuyên con nên phát tâm quy y. Nhưng thú thiệt với thầy, lúc ấy con như chàng Cùng Tử bỏ nhà ra đi lăn lộn với danh với lợi, đâu có thiết gì đến những lời vàng ngọc của thầy. Rồi dòng đời đưa đẩy, đến năm 1990 và năm 1992, khi mẹ và nhạc phụ con qua đời, con lại đau khổ và lại tìm đến thầy để được thầy an ủi khuyên lơn. Nhưng rồi sau khi những đau khổ tạm qua, con lại phải quay cuồng với cuộc sống, mà quên đi những lời chỉ dạy của thầy. Thầy đã thương xót mà chỉ dạy cặn kẻ, thế mà con nào có quan tâm. Con nhớ có lần thầy đã nói : "Con ơi, hãy phát tâm quy y và tu đi, đau khổ lúc nào nó cũng rình rập và chờ vật ngả con. Con phải tìm cách diệt nó chứ không thể chạy trốn nó được đâu. Con cũng vâng dạ, rồi đâu cũng vào đấy. Chàng cùng tử lại bỏ nhà ra đi. Thế rồi đến năm 1994, sau khi ba con ra đi vĩnh viễn, con mới thấy những lời dạy của thầy quả là thắm thía. Đau khổ lúc nào cũng rình rập đón bắt lấy mình. Con lại đến với thầy, nhưng lần nầy con đã đến với thầy khác hơn những lần trước, con đã xin thầy cho con quy y, dù chỉ tại gia. Con đã xin thọ giới và quyết tâm trì giữ những gì mà mình đã thọ.

Kính Bạch Thầy,

Chính nhờ những lời chỉ giáo của thầy mà giờ nầy con mới thực sự có một cuộc sống tương đối an lạc, chẳng những cho con, mà còn cho cả gia đình, và những người quanh con nữa. Cuối cùng con cầu xin ơn Tam Bảo luôn gia hộ cho thầy có đầy đủ sức khỏe để tiếp tục hoằng pháp lợi sanh.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật


LỜI MỞ ĐẦU

Kính thưa quý đạo hữu,

Sau những khuyến khích của nhiều đạo hữu, tôi đã mạo muội ghi lại trong tập sách nhỏ này những điều mà mình biết được về ý nghĩa của Phật pháp qua các bài nói chuyện của thầy Viện chủ chùa Huệ Quang, Thựơng Tọa Thích Minh Mẫn, thầy giáo thọ Thích Minh Đức trong khóa tu học mùa hè năm 1994 cùng những buổi giảng pháp liên tục của các thầy Thích Nguyên Hạnh, Thích Từ Lực, Thích Viên Lý, Thích Minh Đạt, Thích Phụng Sơn, và thầy Phật Đạo hoặc trong những buổi tọa thiền hoặc trong những lúc vấn đáp về Phật pháp. Những buổi tu học và nói chuyện nầy không cố định dài hay ngắn, không có thứ tự cao thấp mà quý thầy chỉ tùy căn cơ, hoàn cảnh mà giảng giải những giáo lý đạo Phật cho mọi người cùng lợi lạc. Mục đích của thầy giáo thọ là giảng kinh Diệu Pháp Liên Hoa, tuy nhiên, có nhiều khi thầy xem kinh, đọc sử hoặc văn thơ, hể thấy có đoạn nào hay, bài thơ nào có thể dạy cho đại chúng được thì Thầy bèn thuật lại và giảng cho đại chúng nghe Có khi quý Thầy trả lời những nghi vấn của các Phật tử, hoặc có lúc giải nghi và phá chấp cho thiền sinh.

Xét thấy có rất nhiều người hâm mộ Phật pháp nhưng không có duyên được dịp nghe quý Thầy giảng dạy, tôi đã cố gắng, mạo muội ghi lại một ít tài liệu cần thiết để giúp cho những ai muốn thấy cái tích cực của Phật giáo trong đời sống hằng ngày của chúng ta. Vì ghi lại trong lúc quý Thầy giảng giải nên chỉ ghi được đại ý của các vấn đề. Tuy nhiên, những điều mà quý Thầy đã giảng dạy thật vô cùng quý báu.

Chúng tôi chỉ ghi lại đây một số bài thiết yếu để tưởng nhớ lời dạy dỗ của quý Thầy, vì lòng từ bi vô hạn mà quý Thầy đã không ngại xa xôi mà đến để tưới những trận pháp vũ vô cùng quý báu tại miền Nam California nầy.

Kính thưa quý đạo hữu,

Đức Từ Phụ đã dạy: "Thân người khó được. Phật Pháp khó gặp. Thời gian qua mau. Mạng người chóng hết." Được thân người và gặp được Phật Pháp mà để cho thời gian luống qua vô ích thì quả là uổng cho một kiếp người. Xin hãy lắng nghe và phụng hành theo những lời khuyên dạy của Đức Từ Phụ để trước tiên chẳng những mình được bớt quay cuồng và mệt mỏi trong cái thế giới vật chất nầy, mà còn giúp cho những người thân, bạn hữu và mọi người cùng được hưởng sự lợi lạc.

Xin nguyện cho ai nấy đều sớm về nương nơi Tam Bảo và phát tâm Bồ Đề để cùng nhau đi trên con đường mà năm xưa Đức Từ Phụ đã đi, để có một ngày nào đó tất cả chúng sanh đều trọn thành Phật quả.

Viết tại chùa Huệ Quang
Khóa tu học mùa hè năm 1994

THIỆN PHÚC


THƠ CẢM TẠ THẦY VIỆN CHỦ CHÙA HUỆ QUANG, THẦY GIÁO THỌ MINH ĐỨC, CÁC THẦY GIẢNG SƯ VÀ QUÝ SƯ CÔ

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT

Kính bạch quý thầy và quý sư cô,

Tuy ba tháng an cư kiết hạ trôi qua thật mau, ba tháng tuy ngắn ngủi nhưng cái duyên được quý thầy dạy dỗ quả là quý báu hơn cả một đời. Thế hệ chúng con là thế hệ của những người tha hương với những hoài bảo, ưu tư chẳng những cho chính mình mà còn cho thế hệ tương lai nữa. Cuộc sống hằng ngày của chúng con tùy thuộc rất nhiều vaụo thế giới chung quanh và chịu hoặc bị ảnh hưởng từ nếp sống gia đình đến xã hội. Chúng con, một mặt, không muốn bị ngã quỵ trong cái xã hội quá ư phức tạp nầy; mặt khác, chúng con lúc nào cũng muốn cho mình có được một cuộc sống đạo đức. Chính vì vậy mà chúng con luôn bị giằn vật bởi hai tư tưởng đối chọi nhau, tưởng chừng như không bao giờ thoát ra được. May thay khóa tu học mùa hè và giảng kinh Pháp Hoa do thầy viện chủ chùa Huệ Quang tổ chức, thầy Thích Minh Đức làm giáo thọ, cùng các thầy khác ở California cũng như ở khắp các tiểu bang khác trên nước Mỹ, mà giáo pháp do quý thầy giảng dạy y như là những pháp vũ tối cần thiết đã tắm gội cho chúng con trong cơn nắng hạn .

Kính bạch quý thầy và quý sư cô,

Chúng con không dám nói là chúng con đã hoàn toàn dứt hẳn hết những tham, sân, si. Chúng con dù có tinh tấn nhưng có lúc hãy còn giải đãi; tuy nhiên có một điều chúng con dám cả quyết là nhờ đuốc từ bi của Đức Phật, giáo pháp mà quý thầy đã dạy dỗ, và sự phát tâm hộ trì của quý sư cô chùa Huệ Quang, mà chỉ sau gần ba tháng tu học, chúng con đã bớt tham, bớt sân, bớt si, bớt ích kỷ, ganh tị, hiềm khích, bớt ngã mạn cống cao và do đó mà tâm chúng con cảm thấy thanh tịnh hơn.

Quý thầy đã đưa chúng con từ những con người gần như là người máy trở về sống thực với cái tâm của chính mình. Quý thầy đã dạy cho chúng con thấy, hiểu và làm theo đúng sự thật, nhìn sự vật bằng cái nhìn như thị. Và chính quý thầy đã dạy cho chúng con có được cái tương đối tĩnh trong một xã hội quá động, quá bạo lực, quá giành giựt như một đấu trường. Và cuối cùng quý thầy đã dạy cho chúng con làm sao mượn cái thân tứ đại nầy để rèn luyện bản thể và thực chứng chân tâm để được qua bờ rốt ráo bên kia.

Chúng con tuy chưa nắm được hết diệu lý của giáo pháp do quý thầy giảng dạy, nhưng chúng con nguyện sẽ hành trì, sẽ phá bỏ cái chấp ta, chúng con vẫn biết rằng dù cho chúng con có là chàng tráng sĩ và cửa Tùng, cửa Tùng thì không mở, nhưng cửa chùa Huệ Quang vẫn luôn rộng mở. Cho dù chúng con có là những chàng Cùng Tử, bỏ Đức Từ Phụ để lăn lóc với danh với lợi, nhưng Đức Từ Phụ lúc nào cũng thương xót mà đón nhận các con trở về. Tuy vậy, chúng con nguyện sẽ tiếp tục tinh tấn tu học để khỏi phụ công ơn của quý thầy .

Chúng con xin quý thầy hãy thương xót mà tiếp tục hướng dẫn chúng con và chúng con xin cầu ơn Tam Bảo luôn gia hộ cho quý thầy được đầy đủ sức khỏe để tiếp tục hoằng pháp lợi sanh. Cuối cùng, chúng con xin đê đầu đảnh lễ quý thầy và quý sư cô đã thương xót mà gia hộ cho chúng con một mùa hè đầy Pháp vũ của Đức Phật.

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT

Mùa hè 94

Thiện Phúc



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567