Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lời ngỏ cùng quý độc giả

15/12/201017:04(Xem: 8564)
Lời ngỏ cùng quý độc giả

Đức Đạt Lai Lạt Ma XIV

TỨ DIỆU ĐẾ
NỀN TẢNG NHỮNG LỜI PHẬT DẠY
Nhà Xuất Bản Tôn Giáo
Nguyên tác: The Four Noble Truths (1997)
Bản dịch Anh ngữ: Geshe Thupten Jinpa - Hiệu chỉnh: Dominique Side
Bản dịch Việt ngữ: Võ Quang Nhân - Hiệu đính: Nguyễn Minh Tiến

LỜINGỎ CÙNG ĐỘC GIẢ

 

Trướckhi được đức Dalai Lama XIV ban tặng quyển “The Four NobleTruths” (bản Anh ngữ) và nhiều lời dạy chân ý, dịch giảđã có một ước nguyện rằng tất cả công đức có đượctừ các việc thiện của mình sẽ hồi hướng đến Tam bảo,cho những người hữu duyên là đối tượng của việc đanglàm, và cho mọi chúng sinh.

Bảndịch Việt ngữ này là một đáp ứng với nguyện ước trên.

Nhânđây xin có vài lời ngắn gọn về cuộc đời hoạt độngcủa đức Dalai Lama thứ 14.

Ngàisinh ra ngày 6 tháng 7 năm 1935 tại ngôi làng nhỏ Taktser, phíađông Tây Tạng, gần biên giới Trung Hoa, trong một gia đìnhnông dân nghèo, với tên gọi là Lhamo Dhondup. Theo truyền thốngđi tìm vị lãnh đạo tôn giáo tái sinh sau khi vị tiền nhiệm(tức là đức Dalai Lama thứ 13) đã qua đời, Ngài đượcphát hiện vào lúc mới hai tuổi, và sau đó được chọn trởthành vua xứ Tây Tạng và là vị Dalai Lama thứ 14 vào năm1940, với tên gọi mới là Jetsun Jamphel Ngawang Lobsang Yeshe TenzinGyatso, thường được viết tắt trên các ấn bản là TenzinGyatso. Khi 25 tuổi, tức là vào năm 1959, Ngài hoàn tất trìnhđộ Geshe Lharampa, tức học vị tiến sĩ Phật học Tây Tạng.Ngài được thế giới phương Tây biết đến nhiều do việchết lòng truyền bá những tinh thần Phật giáo như là đứctừ bi, lập trường bất bạo động và tôn trọng chúng sinh,bảo vệ môi trường sống...

Năm1989, Ngài được tặng giải Nobel Hòa Bình do đã có nhiềucống hiến cho mục đích hòa bình của nhân loại.

Nay,tuy đã ngoài 70 tuổi, đức Dalai Lama vẫn vô cùng bận rộn,ngài sẵn sàng đi đến mọi miền, mọi nơi, mọi xứ sởtừ Đông sang Tây để mang thông điệp hoà bình và truyềnbá tinh thần Phật giáo. Số lượng sách viết về những điềuNgài truyền bá hay do Ngài giữ bản quyền có đến hàng trămtựa. Trong đó, không ít sách được xếp vào loại “best-selling”(bán chạy nhất). Nội dung giảng dạy của Ngài không chỉgiới hạn trong Phật giáo Đại thừa, Mật tông, hay Trung quántông, mà còn bao trùm nhiều mặt khác liên quan đến mọi khíacạnh của cuộc sống như là đạo đức, cách sống, phươngpháp để có được hạnh phúc cá nhân, gia đình... Ngài cũngđề cập đến cả những vấn đề tương quan giữa triếthọc Phật giáo và khoa học.

Quyển“The Four Noble Truth” là một tác phẩm có tính chất kinhđiển ghi lại những lời giảng dạy của Ngài và đượcchuyển dịch sang Anh ngữ từ năm 1997. Mặc dù là tác phẩmkinh điển, nhưng cách trình bày theo ngôn ngữ hiện đại sẽdẫn dắt người đọc đến với những khái niệm cơ bảnnhất của Phật giáo theo một cách dễ hiểu và dễ nắm bắt.Ngoài ra, khi có dịp Ngài cũng đưa vào trong các thuyết giảngcủa mình những so sánh, đánh giá và quan điểm Phật họctrong mối liên hệ với tri thức khoa học hiện đại, nhấtlà trong các lĩnh vực vật lý học, thần kinh học và tâmlý học. Qua cuốn sách này, người đọc có thể hình dungđược phần nào những giáo pháp cơ bản của đức PhậtThích-ca, được áp dụng để giải thích và quán chiếu vàocác hiện tượng thường ngày trong cuộc sống, nhằm bướcđầu khai mở con đường dẹp bỏ đau khổ, đi đến hạnhphúc viên mãn.

ĐứcDalai Lama trình bày những lời giảng này không chỉ dành riêngcho Phật tử mà còn cho cả các đối tượng khác nữa, ngaycả những người không có tín ngưỡng hay không theo Phậtgiáo. Vì thế, để việc theo dõi nội dung sách được thuậnlợi, xin nêu một số quy ước chung mà dịch giả sử dụngtrong sách này:
Vềấn bản Anh ngữ được sử dụng:

QuyểnThe Four Noble Truths này được nhà Thorson ấn hành lần đầutiên năm 1997. Năm 2002, cũng nhà Thorson đã cho tái bản vớinhan đề mới là “A Simple Path”. Lần tái bản này, sách đượcduyệt lại, hiệu chỉnh một đôi chỗ về mặt văn chương,nhưng nói chung vẫn giữ nguyên những nội dung thuyết giảngcủa đức Đạt-lai Lạt-ma. Điểm thay đổi đáng kể nhấtlà phần phụ lục bài nói chuyện về chủ đề từ bi mangtựa đề “Compassion, the Basic for Human Happiness” cùng với cácnội dung hỏi đáp ở cuối mỗi phần đã được lược bỏ.Thay vào đó, sách được in khổ lớn hơn và thêm vào rấtnhiều hình ảnh minh họa.

Khichuyển dịch, chúng tôi chọn sử dụng ấn bản đầu tiênnăm 1997, vì muốn giữ lại cả phần phụ lục mà chúng tôithấy là rất có ý nghĩa đối với những ai thực sự muốnthực hành giáo pháp Tứ diệu đế. Tuy nhiên, trong quá trìnhthực hiện bản dịch, chúng tôi cũng thường xuyên tham khảosách A simple Path, bởi thấy rằng có một số chỉnh sửa rấthợp lý về mặt văn phong trong bản in lần thứ hai này vànên cập nhật cho bản dịch Việt ngữ để nội dung đượchoàn thiện hơn. Mặc dù việc này có làm cho công việc thêmphần khó khăn, phức tạp hơn đôi chút, nhưng chúng tôi tinrằng như vậy sẽ có thể cống hiến cho độc giả một bảndịch tương đối hoàn thiện hơn. Nếu có bất cứ sai sótnào trong quá trình thực hiện công việc đối chiếu so sánhnày, chúng tôi xin nhận hoàn toàn trách nhiệm về mình vàmong được sự quan tâm chỉ giáo của các bậc thức giả.

Vềcác thuật ngữ có liên quan đến gốc tiếng Phạn (Sanskrithay Pali):

Ngoạitrừ các tên đã được Việt hóa quen thuộc và quá thôngdụng, các quy tắc sau đây sẽ được áp dụng một cách tươngđối:

1.Các thuật ngữ là nhân danh, địa danh sẽ được dùng ởdạng Latinh hóa của tiếng Phạn. Lý do là hầu hết các tênnày đều chỉ được phiên âm lại từ ngôn ngữ trung gianlà tiếng Hán, và đa số các từ phiên âm này không phảnánh đúng cách đọc hay nghĩa của từ. Để độc giả tiệnliên hệ, các tên phiên âm sẽ được đưa vào phần phụchú và Bảng tra cứu thuật ngữ (cuối sách) cùng với nhữngcách chuyển dịch sang Việt ngữ mà dịch giả đã đượcbiết.

2.Tên các bộ phái lớn trong Phật giáo, tên kinh sách sẽ ưutiên dùng các thuật ngữ đã được Việt hóa theo ý nghĩa.Tuy nhiên, khi có nhiều thuật ngữ được diễn dịch khácnhau thì dịch giả sẽ chọn thuật ngữ nào thích hợp nhất.Đồng thời, tùy theo ngữ cảnh, các thuật ngữ quen thuộccũng có thể được chọn dùng.

3.Trong nhiều trường hợp, một số thuật ngữ có cách viếtgốc Phạn (đã Latinh hóa) và cũng có cách viết dịch nghĩa(hay phiên âm) trong tiếng Việt nhưng lại được sử dụngđan xen nhau. Lý do là vì tôn trọng văn phong của bản dịchAnh ngữ cũng như để thuận tiện cho việc giới thiệu cácthuật ngữ tiếng Phạn với người đọc.

4.Các thuật ngữ đều dựa vào những từ điển Phật họcvà từ điển Hán Việt sẵn có ở các địa chỉ trên mạngInternet như là vi.wikipedia.org, http://www.quangduc.com/tudien/index.html,http://perso.orange.fr/dang.tk/langues/hanviet.htm... Tuy nhiên, nhữngtừ không tìm thấy trong các từ điển này sẽ được chuyểndịch bằng cách tham khảo các từ điển Anh ngữ và các chúgiải Phật học Anh ngữ tìm được trong các cơ sở dữ liệucủa những trang web liên hệ đến Phật giáo, đặc biệt làPhật giáo Tây Tạng.

Vềcách viết tên đức Đạt-lai Lạt-ma thứ 14:

Kểtừ đây về sau, nếu không có chú thích gì thêm thì cụmchữ Dalai Lama hay Đạt-lai Lạt-ma sẽ được dùng để chỉngài Tenzin Gyatso tức là vị Dalai Lama thứ 14. Ngoài ra, chiếutheo nguyên bản, trong phần Hỏi Đáp, chữ viết tắt “HHDL”(từ chữ His Holiness the Dalai Lama) bắt đầu của mỗi câutrả lời sẽ được giữ nguyên.

Vềmặt trình bày:

Trongbản Anh ngữ, các chú thích được đánh số thứ tự (1,2,3...)riêng trong từng chương và tất cả nội dung chú thích đượcđưa về cuối sách, cũng phân theo từng chương. Tuy nhiên,trong nhiều trường hợp, dịch giả cảm thấy cần có thêmcác phụ chú để làm rõ nghĩa hay để đối chiếu với cácthuật ngữ Phật học tiếng Việt, hoặc chỉ nhằm nêu racác tài liệu tham khảo để độc giả có thể nghiên cứusâu hơn. Vì thế, trong bản dịch này sẽ có cả 2 loại chúthích, một được dịch từ nguyên tác Anh ngữ, và một làdo người dịch soạn thêm vào. Tất cả đều sẽ được đặtngay ở cuối mỗi trang để người đọc tiện theo dõi. Vàđể phân biệt, những chú thích nào của người dịch sẽcó thêm cụm từ (ND) ở cuối.

Vềmặt tham chiếu:

Ngoàiphần đề nghị đọc thêm của bản Anh ngữ, dịch giả cũngcố gắng giới thiệu thêm một số tài liệu tham khảo khác,đặc biệt là những tài liệu có trên Internet và những tàiliệu bằng Việt ngữ có thể tìm được tại Việt Nam. Nhữngtài liệu này rất hữu ích cho việc nghiên cứu sâu hơn haygiúp hiểu rõ hơn những ý tưởng mà đức Dalai Lama muốntruyền giảng.

Trongphần cuối sách, dịch giả có đưa thêm vào bảng thuật ngữsẵn có một số từ vựng đối chiếu có gốc Phạn đã Latinhóa với nghĩa tiếng Việt. Phần này được soạn ra nhằmgiúp độc giả có thêm một số từ vựng quen thuộc khi đọccác tài liệu Phật giáo bằng Anh ngữ.

Mộtsố điểm khác biệt trong bản Việt ngữ:

°Dùng hình ảnh minh họa từ nhiều nguồn khác nhau, đặc biệtlà từ trang từ điển mở wikipedia.org
°Ngoài ra, dành riêng cho độc giả Việt Nam, dịch giả có thêmphần phụ lục là bài luận của Tiến sĩ B. Alan Wallace vềcuộc thảo luận giữa các nhà thần kinh học và các vị đạisư Tây Tạng trong Hội nghị Tâm thức và cuộc sống (Mindand Life Conference) lần thứ hai năm 1998. Bài luận này là phầnkết của cuốn sách Consciousness at the Crossroads: Conversationswith the Dalai Lama on Brain Science and Buddhism” (Snow Lion - Ithaca,New York, 1999).

Cuốicùng, vì sự giới hạn nhất định trong khả năng diễn dịchnhững vấn đề sâu sắc và uyên áo, người dịch biết chắckhông thể tránh khỏi ít nhiều sai sót. Mong rằng quý độcgiả có thể “được ý quên lời”, bỏ qua cho những thiếusót của dịch giả. Nguyện ước rằng tập sách nhỏ nàysẽ mang lại nhiều thiện nghiệp và lợi ích cho độc giả.

Tronglúc chuyển ngữ, dịch giả đã hết sức cố gắng dùng từvựng thật sự thông dụng dễ hiểu. Tuy nhiên, vì mức độphức tạp của đề tài và kiến thức sâu rộng của tácgiả nên khó tránh được một số điểm trình bày khó hiểuhay chưa hoàn thiện. Dịch giả chân thành xin các bậc hiểubiết chỉ giáo và xin hoan hỉ đón nhận mọi đề nghị haykhuyên bảo.

Cuốicùng, do sở nguyện, dịch giả không hề nhận về cho mìnhbất cứ một nguồn lợi vật chất nào trong việc ấn loátvà phát hành. Tất cả sẽ được quyên góp về cho cộng đồngngười Tây Tạng. Kính mong chư vị độc giả hay tổ chứcnào có khả năng tài chính, nếu nhờ vào sách này mà có đượcniềm vui trong cuộc sống, hãy hỗ trợ cộng đồng ngườiTây Tạng bằng cách quyên góp cho một trong các điạ chỉliên lạc của các tổ chức thiện nguyện bất vụ lợi sauđây, hoặc gửi đến bất kì tổ chức quyên góp cho ngườiTây Tạng nào khác:

°Tổ chức Tibet Fund: http://www.tibetfund.org/help.html
°Sáng Hội Dalai Lama http://www.dalailamafoundation.org/
°Tổ chức Tibet Aid http://www.tibetaid.org/index.htm

Chânthành cảm tạ,
NamoShakyamuni

Phậttử Làng Đậu - Võ Quang Nhân

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567