Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lời tựa giảo đính bộ Nhị khóa hiệp giải

22/05/201318:38(Xem: 8987)
Lời tựa giảo đính bộ Nhị khóa hiệp giải

Nhị khóa hiệp giải

Lời tựa giảo đính bộ Nhị khóa hiệp giải

Hòa Thượng Thích Khánh Anh Việt dịch

Nguồn: Ngài Quán Nguyệt chú giải, Hòa Thượng Thích Khánh Anh Việt dịch

Trong Thiên thai tông, ngài Quán Nguyệt pháp sư vì lẽ gì tạo ra bộ “Nhị Khóa Hiệp giải” nầy?
Nghĩa rằng: từ “kiếp không” về trước, một chữ “Phật” còn chẳng có, huống chi là “Khóa giải”?
Với chữ “Khóa” hãy còn không, thì làm gì có chữ “Giải”. Đã không khóa không giải thì ở trong không “Ta” là phần năng độ; ngoài cũng không “Người” là cảnh sở độ. Năng sở đều không, thì hết thảy chi chi nữa cũng không còn.
Với tất cả chi chi đã toàn là không. Cho đến không cái “Không” cũng không luôn. Người mà với “Không cái không” đã không hẳn, thì đến đây hiện ngay ra cái Cảnh giới chính đương đồng thời Phật Oai Âm, với cái cảnh giới bấy giờ đó. Chính trong kinh Bát nhã bảo là cảnh “Vô Dư Niết bàn” đấy vậy.
Đâu có biết từ cái tâm nó mống một niệm bất giác (si mê) thành thử từ trong cái cảnh giới “không không” kia, nảy ra các cái “có có” là như 3 tế tướng hỉ nộ ai lạc....
Đã có ra các cái “có” thì, “tâm không không” trở lại bị các cái có làm cột buộc. Bởi thế, loài người, loài trời, đều có bị những cái thấy lầm, cái nghĩ lầm là “kiến hoặc và tư hoặc” làm cột buộc; các thánh nhân Nhị thừa đều có bị cái „trần sa hoặc“ cột buộc; các thánh Bồ tát đều có bị cái “vô minh hoặc” làm cột buộc.
Các phàm thánh kia đã đều có bị kiết phược, nghĩa là 6 căn dính mắc vào 6 trần, thì không thể không có phương pháp để giải thoát là cởi mở những điều kiết phược hay sao? Đấy là chỗ sở do để tạo ra bổn “Nhị Khóa Hiệp Giải” nầy, để khử niềm giải phược cho chúng.
Hỏi rằng: Dùng cái danh đề “Hiệp giải” đây là ý gì? Xin đáp lại bằng lời ví dụ như thế nầy: Có ông Trưởng giả vì cái cảnh ngộ “Cha già con muộn” e rồi nó khó nỗi nối dõi nghiệp nhà, kêu bằng “Sáng nghiệp nan, thủ thành bất dị”! Nhơn đó, ông thốt lời than và dặn bảo với người bạn hiền rằng: “Ôi! tôi đã già nua quá, với cái gia nghiệp nầy chả biết rồi nó sẽ ra sao! Chỉ nhờ bạn một điều là sau khi tôi tắt hơi cuối cùng rồi, xin bạn khéo nuôi giùm chút Bé nầy”. Trối rồi tắt thở.
Người bạn lãnh lời phú thác đem của quí là viên ngọc minh châu nhét trong túi áo của đứa bé, và thường thường cưng nhớ mật thiết không nỡ chút rời!
Kế đó, ông bạn là cha nuôi gặp việc phải đi qua xứ khác. Ở nhà, cậu Bé là dưỡng tử còn nhỏ dại không biết, bị nghe lời của đứa bạn khù khờ bày đặt lầm lạc: đem vạt áo kia cột thắt làm từ một gút, hai gút, cho đến hàng trăm hàng ngàn cái gút; đó rồi theo bọn lãng tử đi đây đi đó, vất vả nơi đất khách phương xa; lâu ngày, nó xài hết tiền, cơ hồ như cây không còn nhựa để sống!
Bấy giờ dưỡng phụ rồi việc về nhà, nghe con sa ngã, xiêu lạc, liền đi tìm giáp quanh vùng, đã lắm ngày tháng mà chưa được tin tức. Mãi đến sau, mới gặp đặng nó đương lẩn quẩn nơi ngã tư lộ lớn ngoài đồng. Cha tầm được con mừng hòa lẫn với lòng thương, kể sao cho xiết!
Dù rằng mình không công sanh, nhưng có công dưỡng, huống nữa lãnh lời của bạn di chúc. Đành rằng nghĩa cũ vấn vương, thêm xót thân con rắc rối, nên mau mau lo giải thoát cho con trước đã. Nghĩa là mở lần từ 1 gút, 2 gút, cho đến mở cả trăm nghìn cái gút. Đến đó, lấy viên mình châu ra và chỉ thị rằng: “Ngọc nầy là vật quý báu nhứt trong thất bửu, nếu kẻ nào có phước thì lấy đặng, không ai cấm cản, vì là của sẵn có, và thụ dụng không hề thiếu hết, bởi nó có cái năng tánh hay phát sanh ra các thứ quý báu khác nữa; thế mà con sao quá dại, để cho đứa tà ngu kia nói cám dỗ đặt bày, làm cho cái vật “Quý vô giá” bị khuất lấp nhiều lớp lu lấp như bỏ quên mất đi, đến đỗi phải chịu đói khổ ra nông nổi nầy”!
Đây “Nhị khóa” hai thời tu tụng là vì “minh châu” đó chăng? Còn “Hiệp giải” là “bạn hiền” cũng như Thiện tri thức và Cha nuôi đó chăng? Nhan đề là “Nhị Khóa giải” đây, chính là nghĩa “giải y xuất bữu cũng như xuất châu” mở gút áo lấy ngọc ra của Kinh Pháp Hoa kia, thật thế.
Tôi xét thấy lời “Hiệp giải” của ngài Quán Nguyệt pháp sư; mỗi lời mỗi lời như mỗi hạt ngọc lụn vụn, chẳng còn tìm kiếm của ai, mỗi câu mỗi câu tợ mỗi linh vàng đưa ra sẵn sàng tự có; đấy chính rằng: người có cách khéo “giải kiết” là mở gút đó chăng?
Tôi đây chậm chạp lắm, vì với mỗi cách gì: cũng chả ăn nhập vào đâu; chỉ được cái hân hạnh là: Pháp Sư Ngài bảo tôi khảo duyệt lại bản thảo kia, thì bất quá cũng như dính một giọt nước của giữa biển cả thôi.
Song một giọt dù ít, nhưng nó cũng không khác khí vị gì với biển cả chút nào, vì vẫn đồng một tánh nước. Tổ xưa đã bảo: “Phật pháp như đại hải lưu nhập A Nan tâm”: (pháp của Phật như bể cả, trôi vào tâm của ngài A Nan Đà) thì cũng chỉ một tâm pháp.
Nên với ơn thầy dầu chưa thể đền đáp được một phần muôn, chứ cũng chính phải ghi lời “Duyên khỉ tác giải” để làm bài tiểu dẫn như thế vậy thôi.

Nhứt tam Bí Xu Bích Đạo soạn.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567