Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bài IV: Khí công tâm pháp dưỡng sinh

06/05/201312:02(Xem: 10056)
Bài IV: Khí công tâm pháp dưỡng sinh
Bí Quyết Để Sống Khỏe


Bài IV: Khí Công Tâm Pháp Dưỡng Sinh

Trần Anh Kiệt
Nguồn: (Nguyên bản Việt ngữ do thân nhân của chúng tôi ở Santa Ana, California, Hoa Kỳ gởi tặng)


for-allBộ Khí Công Tâm Pháp Dưỡng Sinh gồm bốn bài, mỗi bài có bốn động tác tập bằng cây gậy, tổng hợp có tất cả 16 động tác. Các động tác trong bộ Khí Công Tâm pháp Dưỡng Sinh này do cụ Mai Bắc Ðẩu sáng nghiệm và được Thiền sư Sơn Tịnh biên soạn thành bài hướng dẫn tóm gọn, có hình vẽ, giúp các bạn dễ nhớ và dễ thực tập.

Công Năng và Lợi Ích

Khí công Dưỡng sinh pháp mầu

Mười sáu động tác ngăn ngừa ốm đau

Chữa lành trăm bệnh khác nhau

Sống lâu trẻ khỏe sạch làu âu lo.

Tâm an sáng rỡ trăng ngàn

Khí lực sung mãn Thiên đàng nhân gian.

Ðời vui chân bước nhẹ nhàng

Nụ cười tỉnh thức thênh thang nẻo về.

Bốn Câu Kệ Toát Yếu

Khí công Dưỡng Sinh thập lục đoạn

Bá bệnh tiêu trừ thể kiện đoan

Thần khí tinh minh như nhật nguyệt

Thân tâm nhất vị tánh huy hoàng.

Dịch Nghĩa

Mười sáu động tác khí công

Dưỡng sinh đệ nhất phổ thông muôn người

Giúp cho thần sắc sáng tươi

Trị ngừa trăm bệnh sống đời an vui.

Công năng của 16 động tác Khí Công Tâm pháp dưỡng sinh là ngăn ngừa bịnh tật và chữa trị bịnh tật rất thần hiệu. Nếu ta kiên nhẫn luyện tập mỗi buổi sáng chừng 30 phút thì trong sáu tuần lễ là ta thấy có kết quả ngay : ăn ngủ điều hòa, thần sắc tươi nhuận, thân thể cường dũng, tâm tư thơ thới, nhẹ nhàng và tràn đầy an lạc. Trong mỗi bài, mỗi động tác có công năng trị liệu và ngăn ngừa các chứng bịnh khác nhau, ta sẽ nói tới ở nội dung của mỗi bài thực tập.

Bộ Khí Công Tâm Pháp Dưỡng Sinh này rất thích hợp cho mọi lứa tuổi già và trẻ. Người lớn tuổi khi tập động tác nên chậm rãi, thong thả và mỗi động tác chỉ tập từ 5 lần đến 10 lần. Các bạn trẻ khi tập, động tác có thể nhanh hơn một chút để tạo sự linh hoạt, vui tươi và mỗi động tác chỉ tập chừng 10 lần đến 20 lần. Sau mỗi động tác, chúng ta có thể buông thả bằng 5 hơi thở trong tư thế nghỉ hay hai tay cầm gậy đưa lên khỏi đầu và từ từ hạ thấp tới rún, đưa lên hít vào và khi hạ thấp thì thở ra. Muốn đạt được kết quả tốt và toàn phần trong việc phòng bịnh và chữa các chứng bịnh nan y, ta phải phát nguyện ăn nhiều rau cải và cốc loại theo chế độ dưỡng sinh, tập bỏ việc ăn thịt, cai rượu, cai cà phê và thuốc lá. 

Nhớ yêu cây gậy Dưỡng Sinh

Ðể cho thân khỏe tâm tình sáng tuơi

Một đời ngắn lắm bạn ơi

Sống vui nhẹ khỏe để vơi khổ sầu.


Bài Tập Số 1

(Có bốn động tác)

1. Khán Thiên(Nhìn Trời)

Ngước mắt nhìn trời xanh

Hai tay uốn gậy vòng

Chuyển bả vai xương sống

Khỏe, lưng già không cong

Cách tập:Hai tay cầm gậy từ từ đưa lên đầu và vòng lui phía sau lưng, đồng thời hít vào bằng mũi. Khi gậy xuống sát tận mông thì dừng lại và nín thở một giây. Kế đến từ từ trả gậy về phía trước, đồng thời thở ra bằng miệng. Tư thế nghỉ, nhìn hình vẽ (1) và tư thế tập, nhìn hình vẽ (2).


2. Kiến Ðịa(Nhìn đất)

Gậy choàng phía sau lưng,

Chân thẳng cúi gập đầu,

Ðẩy gậy chồm phía trước

Trị nhức đầu đau lưng.

Cách tập:Hai tay cầm gậy choàng phía sau lưng, xem hình vẽ (3). Hai chân đứng thẳng, đầu từ từ cúi xuống đất và nhìn lui phía sau. Hai tay đưa gậy lên cao và chuyển ngang qua đầu, hình vẽ (4). Khi di chuyển động tác cúi nhìn đất, miệng từ từ thở ra, kế đến nín thở một giây, rồi từ từ đứng thẳng dậy và hít vào bằng mũi.


3. Tả hữu chuyển biên(Quay sang trái và sang phải)

Tay gác gậy lên vai

Quay phải trái thở đều

Nghiêng ép xoay bao tử

Tẩy độc tố ra ngoài.

Cách tập:Gậy gác lên vai, sải dài hai tay choàng lên hai đầu gậy, đứng thẳng người vững chãi, xoay qua trái và qua phải. Ðộng tác đi theo hơi thở vào, ra, sâu và chậm. Luôn luôn hít vào bằng mũị thở ra bằng miệng, hít, nín, thở.


4. Tả hữu Ðịa Thương(Trái phải lên xuống)

Tay gác cây lên vai

Trái phải nghiêng xuống lên

Chuyển bả vai cột sống

Ép ruột già ruột non.

Cách tập:Ðặt gậy lên vai, dang hai tay nắm hai đầu gậy, xoay đầu gậy tay phải chấm sát xuống bên chân trái, xem hình vẽ (7), rồi quay đầu gậy bên trái chấm sát bên chân bên phải, hình vẽ (8). Khi đầu nghiêng xuống đất, mũi từ từ hít vào, và đầu nhấc lên, miệng từ từ thở ra với nhịp : hít, nín, thở.

Lợi ích và công năng của 4 động tác trong bài tập số 1, nhờ điều động hơi thở vào ra, sâu và dài, giúp buồng phổi tiếp nhận được không khí trong lành bên ngoài để được tăng dung lượng oxy, thông khí huyết và đủ nội công lực đẩy các độc tố (như thán khí) ra ngoài, trợ các tuyến thần kinh tiếp thêm năng lượng, sung sức để kháng chống các độc tố bên ngoài xâm nhập, giúp trung tâm thần kinh não bộ được buông thư, thoải mái và sáng suốt.

Hiệu dụng trực tiếp là làm cho các đầu khớp xương, đặc biệt là cột xương sống được dẻo dai, nhờ tiếp thu nhiều không khí thiên nhiên mà hòa tan các chất muối đọng lại trong các khớp xương, nên khi lớn tuổi, các khớp xương không bị co rút, teo gân và chống trạng thái cong tay, còm lưng, lỏng xương tủy, tê bại.

Tác dụng trị liệu của một số kinh mạch có liên quan đến bốn động tác của bài thứ nhất như chữa bệnh ho, suyễn, đau xương sườn, đau hai bả vai, đau lưng, viêm cổ họng, nhức khuỷu tay, nhức đầu, mất ngủ, đau răng, ù tai, ra mồ hôi trộm, nghẹt mũi, hồi hộp. yếu tim, kinh phong, chóng mặt, cảm cúm, ăn uống không tiêu,táo bón, sình bụng, no hơi, ợ chua và tạng tỳ yếu.

Bài một chữa trị khớp xương

Gia tăng khí lực an khang tâm thần

Tạng tỳ được mạnh thập phần

Khí lực sung mãn sống đời trăm năm.



Bài Tập Số 2

Có bốn động tác

1. Thiên Tàng Cước(Ðá chân lên trời)

Gậy đưa cao lên đầu

Hạ thấp chân đá lên

Giữa dưới thông huyệt đạo

Gan, tỳ tạng, lực tăng.

Cách tập:Hai tay đưa gậy qua ngang trên đầu, mắt nhìn theo gậy và hít sâu vào, kế đến hai tay đưa gậy xuống trước mặt và từ từ thở ra bằng miệng, đồng thời đá chân lên gậy. Ðá gậy chân trái rồi tuần tự đổi qua đá chân bên phải, xem hình vẽ (10), hình vẽ (9) là tư thế dự bị.


2. Tả Hữu Cước

(Ðá trái và đá phải)

Gậy qua phải đá trái

Gậy qua trái đá phải

Toàn thân hình kích động

Mông bàn tọa lưu thông.

Cách tập:Hai tay cầm gậy chéo thẳng qua chân bên phải, đá chân phải qua hông bên trái, từ từ hít vào và khi trả chân về thì từ từ thở ra. Gậy chéo qua hông trái, đá chân trái, gậy chéo qua hông phải đá chân phải. Hơi thở vào ra tương tự : hít, nín, thở, dài, sâu, chậm.


3. Trụ Tấn Long Vương(Thế Rồng Chầu)

Quỳ gối chân chống đất

Ngước mặt nhìn trời cao

Cây vòng lưng lên xuống

Chân cột sống đã thông.

Cách tập:Chân trái quỳ trên mặt đất, mắt ngước nhìn trời (hình vẽ (16). Hai tay đưa gậy vòng qua đầu rồi đưa xuống lưng và từ từ hít vào, khi gậy trả về phía trước, thì từ từ thở ra. Hít, nín, thở, sâu, chậm, dài.


4. Lưỡng Thủ Tiếp Túc(hai tay chạm hai bàn chân)

Chân thẳng cúi đất nhìn

Cây đưa cao khỏi đầu

Giãn chân vai lưng cổ

Ngực, bụng huyệt đả thông.

Cách tập:Ðứng thẳng hai chân, đưa tay thẳng qua đầu, từ từ thở ra và khi cúi xuống thì từ từ hít vào. Ðưa gậy lên, mắt luôn luôn nhìn theo sự di chuyển của cây gậy. Hơi thở đều và liên lạc qua ba ý thức: hít, nín, thở, đều đặn, chẫm rãi, thanh thản, mỉm cười và buông thả.

Lợi ích và tác dụng trong 4 động tác của bài tập số 2:

a) Phòng bịnh: Bốn động tác trên đây có khả năng điều hòa các chức năng bị rối loạn của hai hệ tiêu hóa và tiết niệu sinh dục như: dạ dày yếu, chướng bụng, đầy hơi, táo bón, ăn không tiêu, tinh thần bị căng thẳng, suy nhược cơ thể.Thường tập luyện bài số hai này để chữa bịnh nhức đầu và đau bao tử là có công hiệu thần diệu và cấp kỳ.

Chữa trị các bịnh căn bản : Bị viêm tinh hoàn, bế kinh, viêm buồng trứng, đau eo lưng, chân tay bị tê lạnh hay ra mồ hôi trộm, đầu gối tê cứng, áp huyết cao, bị suyễn, đau gan, kinh nguyệt không đều hoặc quá nhiều, đau eo lưng, bịnh sốt rét, liệt dương, đau bụng quặn kinh niên, tức ngực, yếu sức mệt lã, viêm tử cung, thiếu máu, viêm phổi, biếng ăn, khó ngủ hoặc trong giấc ngủ thường mộng mị, chiêm bao dữ.

Nhức đầu táo bón kinh niên,

Ruột thắt bụng quặn nối liền bên nhau

Suyễn, ho, dương liệt, ngực đau

Bài hai thực tập trước sau bền lòng

Toại nguyền thỏa dạ ước mong

Trẻ, vui, khỏe, đẹp từ trong ra ngoài

Bạn ơi đừng có dễ duôi

Biếng lười, cha đẻ dưỡng nuôi bịnh tình.



Bài Tập Số 3

Có bốn động tác

1. Bán Nguyệt Thưởng(Nhìn trăng lưỡi liềm) :

Gậy choàng thẳng vai hông

Uốn lưng mắt nhìn trời

Ðã xương mông xương sống

Chữa nhức đầu máu cao.

Cách tập:Tay phải cầm đầu gậy trên, tay trái cầm đầu gậy dưới, choàng đặt dọc theo xương sống, mắt nhìn trời. Ưởn bụng, ngửa lưng uốn vòng theo gậy và từ từ hít vào. Trả gậy về phía bụng và từ từ thở ra. Chuyển gậy qua phía vai trái, rồi chuyển gậy qua phía vai phải theo nhịp hơi thở vào, ra thong thả.


2. Yến Ðảo Phi(Chim én lượn)

Tay cầm gậy đưa cao

Nghiêng gậy uốn thành vòng

Giãn hông phải hông trái

Chữa mắt mờ ù tai

Cách tập:Hai tay đưa gậy cao lên khỏi đầu, nghiêng qua trái qua phải, khi nghiêng hông từ từ hít vào, khi trả về từ từ thở ra. Nghiêng xuống chéo gậy xuôi về trước bụng và chuyển ngược chiều quay. Hơi thở luôn luôn theo nhịp : Hít, nín, thở đều đặn như trong tất cả các động tác khác.


3. Khán cước( Nhìn gót chân)

Tay đưa gậy hông phải

Mắt nhìn gót chân trái

Quay ngược chiều chuyển động

Ðại tiểu tràng tương thông.

Cách tập:Hai tay cầm gậy đưa nghiêng về phía hông phải, quay mặt nhìn gót chân trái, bụng có cảm giác bị ép góc và từ từ hít vào. Trả gậy lại với tư thế đứng thẳng và từ từ thở ra. Hít, nín, thở đều đặn theo nhịp thở ra vào của động tác.


4. Thần Quy Luyện Kiếm(Rùa Thần luyện kiếm)

Gậy áp sát cổ đầu

Ưởn bụng nghiêng cổ tránh

Ðả thông lưng đầu bụng

Khí huyết tạng lưu thông.

Cách tập:Tay phải cầm gậy, tay trái chống nạnh, quay gậy ngang cổ, nghiêng đầu tránh thoát. Quay khoảng 5 hơi thở rồi quay gậy ngược trở lại cũng cỡ 5 hơi thở. Kế đến đổi gậy qua tay trái và quay gậy giống như tay phải đã làm. Hơi thở vào, ra, sâụ chậm, dài. Hít, nín, thở.

Lợi ích và tác dụng trong 4 động tác của bài tập số 3 :

a) Giúp bài tiết: Các chất cặn bã trong khi ăn, uống, hít và thở. Phát triển chức năng tống khứ các độc tố ra khỏi cơ thể. Hệ thống bài tiết có một chức năng vô cùng quan trọng. Nhờ sự bài tiết tốt mà bao tử, ruột già, ruột non, lục phủ ngũ tạng và các kinh mạch, khí huyết không bị ô nhiễm và suy yếu. Bằng vào sự tập luyện 4 động tác của bài số 3 mà bộ tiêu hóa bài tiết tất cả các chất cặn bã còn sót lại. Bài tiết theo đường tiêu hóa và trên da có ba triệu tuyến mồ hôi để đào thải trược khí và các chất độc ra ngoài. Cơ thể của một người có trên dưới một trăm tỷ tế bào đang sống trong một môi trường lỏng, hằng ngày tự cung cấp thức ăn, nước uống và khí thở ra tích tụ không biết bao nhiêu độc tố. Các động tác tập trên đây làm cho cường thịnh hai quả thận, gan, lá lách, mật và buồng phổi, đồng thời cũng làm mạnh các cơ quan khác.

b) Kích thích: các tuyến nội tiết đưa thẳng vào máu, giúp cho thần kinh mạnh, phát triển trí nhớ và tình cảm, khiến cho việc học hành mau thành đạt, trẻ, khỏe lâu già và tránh được bịnh phì mập, làm cho thân hình đẹp, thon và cân đối. Trừ tận gốc bịnh tiểu đường, lên máu, chóng mặt, xâm xoàng, ăn uống chóng tiêu, ngủ nghỉ ngon giấc và trừ được mọi ưu não (chứng trầm cảm ?)

Sáng ra cầm gậy dưỡng sinh

Tâm hồn nhẹ khỏe thân hình đẹp xinh

Thở, cười, sáng nhẹ tâm linh

Sống trong tĩnh thức người mình đều vui.


Bài Tập Số 4 (Có bốn động tác)

1. Uyển Thân Kích Tạng(Nghiêng người kích động tạng phủ)

Gậy vác ngang bả vai

Nghiêng trái phải giãn hông

Ðầu tim gan kích động

Chữa bệnh thận yếu tỳ.

Cách tập:Ðặt gậy lên vai, đặt hai bàn tay lên nấm hai đầu gậy, tư thế lỏng và buông thả. Nghiêng đầu về phía hông bên phải, đồng thời từ từ hít vào và khi trả lại tư thế quân bình, từ từ thở ra. Cứ như vậy tuần tự nghiêng qua trái và qua phải, theo dõi hơi thở vào ra sâu chậm, hít, nín, thở, đều đặn theo sự di chuyển của mỗi động tác.


2. Canh Ðiền(làm ruộng : Ngồi trên gót chân)

Gót chân nhón thẳng người

Hơi thở nhẹ vào ra

Ðứng ngồi xúc tác bụng

Tỉnh thần khí điều hòa.

Cách tập:Tay cầm gậy đưa thẳng quá đầu, nhón hai gót chân lên cao, mười ngón chân chịu sức nặng toàn thân, ngồi xuống trên hai gót chân và từ từ hít vào. Khi đứng dậy, chậm rãi và từ từ thở ra. Hít, nín, thở.


3. Càn Khôn Lưu Chuyển(Chuyển động toàn thân)

Thân lượn tợ rồng bay

Lưng uốn quay vòng cầu

Quay trái chuyển quay phải

Thư dãn toàn châu thân.

Cách tập:Hai tay cầm gậy xoay nằm ngang trên phía đầu, nửa người trên ưỡn ra phía sau, hai cùi chỏ thẳng và vòng quanh trả gậy về phía trước. Hơi thở ra vào theo nhịp quay từ trái qua phải và từ phải qua trái, hít, nín, thở.


4. Thuyền Quá Giang(Ðò qua sông)

Vững tay chèo khoan thai

Trị cảm mạo nhức đầu

Ðả thông thần kinh tọa

Ðò tới bến nhiệm mầu.

Cách tập:Hai tay cầm gậy, đứng theo tư thế người chèo đò. Khi hít vô, nửa người trên hơi ngả về phía sau, và khi thở ra, nửa người trên hơi cúi xuống phía trước, hai tay đẩy gậy về phía trước, cùng lúc hai gót chân nhón lên, mười ngón chân bấm xuống mặt đất. Có thể chèo xuôi, rồi chèo ngược và đổi tư thế đứng của chân và tay cầm gậy.

Lợi ích và tác dụng trong 4 động tác của bài tập số 4:

a) Chữa bịnh liên quan tinh thần: Người tâm thần rối loạn vì có nhiều lo âu bực dọc, xung đột vấn đề tình cảm, bất hòa với người thân, không thích nghi với công ăn việc làm, tiếp xúc với đời sống mới, quá cố gắng trong khi học hành, làm ăn v.v...Người chuyên tập bốn động tác trên nhờ sức vận chuyển cột sống, kích thích hai huyệt kinh nhâm và đốc mạch, làm tác động vào các trung khu thần kinh não, tuyến nội tiết nên khai thông được các mạch máu bị nghẽn, các dây thần kinh yếu hoặc tê liệt được hoạt động trở lại bình thường, điều hòa âm dương và hóa giải các chức năng thần kinh bị rối loạn được quân bình trong toàn cơ thể.

b) Chữa bịnh liên quan đến các bộ phận vật lý như: bịnh di tinh, hoạt tinh của nam giới, bệnh huyết trắng, kinh nguyệt không đều của phái nữ. Ngoài ra còn phòng ngừa và có thể chữa trị được các bịnh khác như : bịnh tiểu đường, bịnh liệt dương, bịnh tử cung, bịnh phong hàn, khó thở, bịnh đái dầm, bịnh yếu tim, bịnh lao phổi, bịnh lên kinh giựt tay chân, méo miệng, bịnh nhức đầu, áp huyết caọ cổ gáy đau cứng, tai ù, mắt kéo mây, bịnh dị ứng ở mũi...

Thân tâm một mối giao hòa

Tâm an thân khỏe sống đời vui tươi

Hạnh phúc mỉm nở nụ cười

Dưỡng sinh tập luyện xin người đừng quên.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567