Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Quyển 1. Sám Pháp Từ Bi Ðạo Tràng

03/05/201317:29(Xem: 11845)
Quyển 1. Sám Pháp Từ Bi Ðạo Tràng

Kinh Lương Hoàng Sám (10 quyển)

Quyển 1
Sám Pháp Từ Bi Đạo Tràng

Dịch giả: Thích Viên Giác

Nguồn: Thượng tọa Thích Trí Tịnh giảo chính

Từ bi Đạo Tràng, bốn chữ ấy là danh hiệu của pháp sám hối nầy.

Nhơn vì cảm thấy Đức Phật Di Lặc, dủ lòng từ bi, thương đời hiện tại và đời vị lai, ứng mộng dạy bảo, đặt tên như thế, đúng như sự thật, không dám đổi thay.

Nay vâng lời dạy bảo của Đấng Từ Bi ấy là vì muốn hộ trì Tam bảo: làm cho ma quân ẩn hình, khiến người tự cao tự đại và người tăng thượng mạn ([1]) phải tự chiết phục; khiến người chưa trồng căn lành phải trồng căn lành; người đã trồng rồi, thì làm cho căn lành thêm lớn; khiến người hay chấp lấy chỗ sở đắc ([2]) đắm trước tà kiến ([3]), phải phát tâm xả bỏ chấp trước; khiến người ưa tiểu thừa ([4]) không nghi đại thừa ([5]); người ưa đại thừa sanh tâm hoan hỷ tiểu thừa.

Vả lại, pháp sám từ bi nầy lớn hơn tất cả các việc lành khác. Pháp nầy là chỗ quy y của hết thảy chúng sanh; như mặt trời sáng ban ngày; như mặt trăng chiếu ban đêm. Pháp này là tròng con mắt, là đạo sư, là cha mẹ, là anh em, là chơn thiện tri thức của người tu hành, đồng đi đến đạo tràng.

Pháp sám nầy thân thích hơn huyết nhục; đời đời theo nhau, dầu đến chết cũng không rời nhau. Vì thế nên gọi Pháp sám nầy là Từ Bi Đạo Tràng.

Hôm nay Đại chúng ẩn thân hay hiện hình trong Đạo tràng, lập ra Pháp sám nầy đều phát đại tâm, vì có mười hai nhơn duyên lớn.

Những gì là mười hai?

1.- Một là nguyện hóa độ sáu đường ([6]) chúng sanh không có hạn lượng.

2.- Hai là chuyện báo đáp tứ ân không có hạn lượng.

3.- Ba là nguyện nhờ thần lực của Pháp sám nầy, khiến chúng sanh thọ cấm giới của

Phật, không sanh tâm hủy phạm.

4.- Bốn là nguyện nhờ thần lực của Pháp sám nầy, khiến các chúng sanh, đối với các bậc

tôn trưởng không sanh tâm kiêu mạn.

5.- Năm là nguyện nhờ thần lực của Pháp sám nầy, khiến các chúng sanh, sanh ra nơi nào

cũng không khởi tâm giận hờn.

6.- Sáu là nguyện nhờ thần lực của Pháp sám nầy, khiến các chúng sanh đối với sắc thân

người khác, không khởi tâm ghen ghét.

7.- Bảy là nguyện nhờ thần lực của Pháp sám nầy, khiến các chúng sanh, đối với các

pháp trong thân, ngoài thân, không sanh tâm keo rít, mến tiếc.

8.- Tám là nguyện nhờ thần lực của Pháp sám nầy, khiến các chúng sanh, hễ làm được

phước thiện gì, đều không phải vì mình mà làm, chỉ vì những người không có ai ủng

hộ, không có ai giúp đỡ mà làm.

9.- Chín là nguyện nhờ thần lực của Pháp sám nầy, khiến các chúng sanh không vì mình

mà tu pháp tứ nhiếp ([7]) mà chỉ vì hết thảy chúng sanh.

10.- Mười là nguyện nhờ thần lực của Pháp sám nầy, khiến các chúng sanh, thấy người

cô độc tù tội, tật bệnh thì sanh tâm cứu giúp, cho họ an vui.

11.- Mười một là nguyện nhờ thần lực của Pháp sám nầy, khiến người tu hành, thấy có

chúng sanh nào đáng chiết phục thì chiết phục, đáng nhiếp thọ thì nhiếp thọ.

12.- Mười hai là nguyện nhờ thần lực của Pháp sám nầy, khiến các chúng sanh, sanh ra

nơi nào, cũng tự nghĩ nhớ đến sự phát tâm bồ đề hôm nay, làm cho tâm bồ đề tương

tục mãi mãi không bị gián đoạn.

Ngưỡng mong Đại chúng hoặc phàm hoặc thánh, hoặc ẩn thân hay hiện hình trong Đạo Tràng nầy, đồng gia tâm phù hộ, đồng gia tâm nhiếp thọ, khiến đệ tử chúng con tên . . . . sám hối được thanh tịnh, thệ nguyện được thành tựu, tâm đồng tâm chư Phật, nguyện đồng nguyện chư Phật. Chúng sanh trong bốn loài ([8]), sáu đường do đó mà được mãn bồ đề nguyện.




Chú thích



[1] Tăng thượng mạn: Chưa chứng quả Thánh mà lầm tưởng là đã chứng quả Thánh.

[2] Chỗ sở đắc: Chấp lấy chỗ mình đã chứng, đã ngộ, đã hiểu biết, đã làm xong.

[3] Tà kiến: Nhận thức sai lầm ta vạy; không tin tội phước, không tin nhơn quả, không tin luân hồi v.v...

[4] Tiểu thừa: Cỗ xe nhỏ: có ý chỉ cho giáo lý thấp kém của người trí thức còn kém tu theo giáo lý nầy chỉ trừ ngã chấp, không trừ được Pháp chấp, chỉ chứng đến quả A la hán là cùng. Chỉ độ cho mình, không độ cho người, Như cỗ xe nhỏ chỉ chở một người, đi không xa, chở không nhiều, dằn dẹp không được những đá to lớn, chỉ ép cát sạn thôi.

[5] Đại thừa: Cỗ xe lớn: Chỉ cho giáo lý cao siêu vi diệu, trừ hết Ngã và Pháp chứng đến quả Phật, độ hết chúng sanh. Như cỗ xe lớn, chở nhiều người đi xa, dằn dẹp hết các đá lớn, đá nhỏ.

[6] Sáu đường hay lục đạo:

1.- Địa ngục,

2.- Ngã quỉ;

3.- Súc sanh,

4.- A tu la,

5.- Người,

6.- Trời;

6 loài này cứ loanh quanh trong vòng luân hồi, lên xuống, ra vào, mãi bị sanh tử.

[7] Tứ nhiếp pháp: Bốn phương pháp dùng thâu nhiếp chúng sanh:

1.- Bố thí,

2.- Ái ngữ,

3.- Lợi hành

4.- Đồng sự.

[8] Tứ sanh: 4 loài chúng sanh

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567