Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bài IV: Ăn chay và quan niệm của tôn giáo

25/04/201319:50(Xem: 11441)
Bài IV: Ăn chay và quan niệm của tôn giáo
Ăn Chay Và Sức Khỏe


Bài IV: Ăn Chay Và Quan Niệm Của Tôn Giáo

Trần Anh Kiệt
Nguồn: Trần Anh Kiệt


Các tôn giáo lớn trên thế giới hầu như lúc khởi thủy đều răn dạy tín đồ không được sát sanh hại vật và phải luôn luôn thọ trì trai giới. Nhưng trải qua nhiều thế kỷ, những kinh điển nguyên bản được chép tay truyền lại từ đời này sang đời khác, được chuyển dịch sang nhiều ngôn ngữ khác nhau hoặc được hiệu đính bởi nhiều giáo chủ và Hội Đồng Giáo Phẩm thời đại, nên có lẽ đã có phần sai lệch với kinh điển nguyên sơ. Do đó sự cấm sát sinh và thọ trì trai giới không còn được một số tôn giáo chấp hành nghiêm chỉnh. Để giữ tính cách vô tư, tác giả xin trích dẫn một cách trung thực những tài liệu tham khảo mà không hề din giải, bình phẩm hoặc có quan điểm cá nhân. Nếu có điều gì sơ sót thì đó chẳng qua chỉ là ngoài ý muốn của tác giả. Kính xin quý vị lãnh đạo tinh thần và quý tín hữu các tôn giáo rộng lòng tha thứ.
Theo sử sách, chúng ta thấy rằng ở Ai Cập thuở xưa, các tu sĩ cũng chủ trương ăn chay. Họ kiêng thịt cá và kể cả không ăn trứng nữa, vì họ định nghĩatrứng là một thứ thịt ở trạng thái lỏng (a). Các tu sĩ này cũng chủ trương sống độc thân và giữ vững lời nguyện xả thân để phục vụ đạo pháp. Mặc dầu trong kinh Cựu Ước, kinh điển nền tảng của Do Thái Giáo, có vài chỗ đề cập tới việc ăn mặn, nhưng tựu trung giáo lý căn bản vẫn dạy tín đồ phải trường chay và không sát sinh hại vật. Trong Sáng Thế Ký (Genesis1:29), quyển đầu của kinh Cựu Ước có đoạn viết: "Chúa phán rằng:Ta đã ban cho các con đầy đủ các loại rau quả và ngũ cốc khắp nơi trên thế giới này. Đó là thức ăn của các con vậy"(b). Thánh Kinh cũng nói lúc mới tạo thiên lập địa, Thượng Đế cũng không có sáng tạo ra các loài vật này biết ăn thịt các con vật khác. Sáng Thế Ký (1:30) viết tiếp:"Chúa phán:Cùng những loài thú khắp nơi trên địa cầu, những nơi có sự sống, ta đã ban cho các ngươi các loại rau quả và ngũ cốc để ăn. Các ngươi không được ăn thịt"(b). Trong đoạn này ở Sáng Thế Ký (9:4) nhấn mạnh hơn:"Thịt vốn có máu và có sự sống, nên các con không được ăn".(b)
Trong các quyển Thánh Thư, phần lớn những lời rao giảng đều lên án việc ăn thịt. Isaiah (1:15) viết:"Chúa phán rằng: Ta ghét các ngươi cúng dường ta nào là thịt trừu nướng, thịt của những loài thú béo bổ khác. Ta không có thích máu của những con bò mộng, của những con trừu hoặc các con dê đực. Vì thế khi các ngươi ngửa tay xin tội, ta đã ngoảnh mặt đi. Khi các ngươi cầu nguyện, ta sẽ không nghe. Tại vì bàn tay của các ngươi đã vấy đầy máu"(b). Theo Isaiah (66:3): "Hành động giết chết một con bò chẳng khác gì hành động vặn cổ một con người vậy"(b).
Trong Thánh Kinh cũng có chuyện về Thánh Daniel. Khi còn sanh tiền, có lần ngài đã bị giam trong ngục thất tại thành Babylon, ngài đã từ chối các thức ăn mặn do bọn cai ngục mang tới mà quyết đòi cho được đồ ăn chay mới thôi.(a)
Ngày nay đại đa số trong chúng ta nghĩ rằng Chúa Jesus đã ăn thịt vì đã có một số khoản liên quan đến việc ăn mặn trong kinh Tân Ước. Nhưng nếu chúng ta tra cứu và so sánh với Thánh Kinh nguyên bản bằng tiếng Hy Lạp thì đó chẳng qua chỉ là một sự sai sót trong khi dịch thuật mà thôi (a). Và đây là lời tiên tri nổi tiếng của Isaiah về sự giáng trần của Đức Chúa Giê-Su:"Hỡi các con! Ta báo tin cho các con biết rằng một vị nữ đồng trinh sẽ thụ thai và sẽ hạ sinh một người con trai. Người con trai đó có tên là Immanuel (tên của Đức Chúa Giê-Su). Bơ và mật ong sẽ là thức ăn chính của ngài. Đó là ý nghĩa Ngài sẽ xua đuổi bọn tà ma quỉ quái và sẽ ban phát những điều lành mà thôi"(b). Thánh Clément cũng thọ trường chay. Ngài đã tán dương vị tông đồ của ngài là Mathew vì ông chỉ dùng những thực phẩm chay như ngài vậy. Thánh Jérome, người đã dịch Thánh Kinh ra tiếng La Tinh và đã lưu truyền đến ngày nay, đã từng viết: "C? thức ăn chay rất giản dị, d nấu nướng mà lại rất rẻ tiền". Ngài cũng bảo ăn chay là phương cách tốt nhất để chúng ta tu niệm hầu theo đuổi con đường thánh thiện. Thánh Chrysotom quan niệm ăn thịt sẽ tạo cho con người có bản tính hung dữ và không phải là một tập quán bình thường của người tín đồ Thiên Chúa Giáo. Ngài nói:"Chúng ta đã có thói quen bắt chước theo hành vi của những con chó sói, những con beo. Hoặc giả còn tệ hơn hành vi của chúng nữa. Bản tính bẩm sinh của loài thú đã được an bài như vậy. Còn đối với chúng ta, Thượng Đế đã ban cho cái vinh hạnh được biết nói, biết cảm giác và biết suy nghĩ được sự công bằng và lẽ phải. Nhưng ngược lại chúng ta lại còn xấu xa hơn các loài thú đó nữa" (a).
Thánh Benedict, người đã sáng lập ra giáo phái Benedictine Order vào công nguyên 529, đã quy định các giáo sĩ ở trong giáo hội phải ăn chay trường. Giáo phái Trappist sáng lập từ thế kỷ thứ XVII cũng quy định khắt khe rằng các tín đồ không được ăn thịt động vật và kể cả không ăn trứng nữa. Quy luật này đã được giải tỏa bởi Hội Đồng Giáo Phẩm Vatican hồi thập niên 1960. Nhưng phần lớn tín đồ của môn phái này vẫn tiếp tục thọ trì trai giới theo giáo lý nguyên thủy. Tuy nhiên hiện thời cũng có một số chủng viện Trappist đã cải cách. Cho phép chăn nuôi gia súc và xẻ thịt bán ngoài thị trường để gây quỹ cho nhà chung (a).
Giáo hội Seventh Day Adventist Church nghiêm cấm các tín đồ sát sinh và ăn mặn. Tiến sĩ John H. Kellogg, tín đồ trung kiên của giáo phái này ở Hoa Kỳ đã cổ xúy mọi người ăn chay. Ông đã cai quản một bệnh viện bằng cách cho các bệnh nhân điều dưỡng chỉ toàn bằng những thức ăn chay mà thôi (a).
Ngoài ra ông Kellogg cũng đã chế biến ra một loại thực phẩm chay rất tiện dụng. Đó là loại cốm giẹp bắp (corn flakes). Ban đầu loại thực phẩm tiện dụng này chỉ lưu hành trong giới giáo hữu, nhưng sau đó nổi danh và hiện thời đã có lắm công ty trên thế giới hoạt động với tính cách tư lập để sản xuất corn flakes hoặc những thức ăn tương tợ cũng lấy nhãn hiệu Kellogg's.(a)
Quốc gia có số dân ăn chay nhiều nhất trên thế giới phải kể là Ấn Độ, quê hương của đạo Hindus và Phật Giáo. Vốn ảnh hưởng bởi giáo lý tốt lành không sát sanh và không bạo lực, đa số dân Ấn là những người có tín ngưỡng và chấp hành nghiêm chỉnh những giới luật của tôn giáo họ. Kinh Vệ Đà, tiền thân của các kinh điển Phật giáo, xác quyết rằng ăn chay là nền tảng của đạo đức khả dĩ tránh được các việc bạo động có thể xảy ra. Luật cổ xưa của Ấn Độ Manu-Samhita đã din giải:"Ăn thịt dĩ nhiên phải sát hại sinh mạng của những động vật khác. Sự sát sinh đó sẽ làm ngăn trở con đường tìm đến hạnh phúc của Thiên Đường. Vì thế chúng ta đừng có ăn thịt".Trong một chương khác, Manu-Sahimta cũng cảnh cáo:"Sự cùm chân và giết chết sinh mạng của nhũng động vật khác để lấy thịt là nguồn gốc của sự hung dữ. Nên chúng ta phải tránh xa ra và đừng có ăn thịt" (a).
Trong những năm gần đây, giáo hội Hare Krishna đã phát động phong trào khuyến khích mọi người ăn chay trên toàn thế giới. Srila Prabhupada, vị lãnh đạo tinh thần của phong trào có lần đã nói:"Luật Manu-Sahimta cũng cấm việc trả thù bằng cách lấy mạng đền mạng. Ngay cả giết một sinh vật nhỏ như con kiến cũng chịu trách nhiệm về hậu quả của nghiệp chướng. Bởi vì chúng ta không sáng tạo ra được những sinh vật đó nên chúng ta không có quyền cướp đi sinh mạng của chúng. Vì thế pháp luật do loài người đặt ra có sự phân biệt giữa sát sinh và sát nhân là một thứ luật lệ không hoàn mỹ. Theo luật công bình của Tạo Hóa, giết chết một sinh vật có tội như giết chết một con người vậy. Chính 10 điều răn trong Thánh Kinh cũng đã dạy không được sát sinh (Thou shalt not kill) là một thứ luật lệ vô cùng hoàn hảo. Nhưng người ta đã cố ý din giải là không sát nhân"(a).
Srila Prabhupada đề cập đến khái niệm trong kinh Vệ Đà nhấn mạnh đến tính cách vạn vật đồng nhất thể như sau:"Tất cả các sinh vật đều là con cái của Thượng Đế, nhưng được khoác dưới những lớp áo có hình thái khác nhau. Thượng Đế là đấng cha lành tối cao của muôn loài. Một người cha thì luôn luôn thương yêu con cái một cách công bằng. Giá có một người con nào đó tâu với cha rằng: Em con nó xấu xí và ngu dốt quá. Xin phép cha cho con giết nó đi. Liệu người cha có bằng lòng hay không? Do đó chúng ta có thể suy nghiệm rằng chắc chắn Thượng Đế cũng sẽ không cho phép chúng ta giết hại sinh mạng của những động vật khác vì chính chúng cũng đều là con cái của Thượng Đế và là anh em của chúng ta"(a).
Trong Phật Giáo, ăn chay để giữ giới sát sanh là một điều rất phổ cập trong dân chúng. Cho nên đối với người Việt Nam mình, hể nói đến ăn chay thì mọi người đều nghĩ ngay tới Phật Giáo. Trong kinh Pháp Cú, một quyển kinh chứa đựng toàn những lời giáo hóa vàng ngọc của Đức Phật, nơi chương Hình Phạt, Ngài đã dạy:"Không nên giết hại vì ai cũng muốn sống. Đồng thời cũng không nên gây tổn hại cho mọi chúng sinh"(c). Dù chính mình không có trực tiếp cầm dao để sát hại súc vật. Nhưng ăn thịt tức là gián tiếp cổ động người khác sát sinh.
Trong Kinh Lăng Nghiêm, Đức Phật đã dạy :"Ông A Nan, nếu các chúng sinh trong các thế giới ở sáu trần mà tâm chẳng sát thì không bị sinh tử nối tiếp. Ông tu tam muội, gốc để vượt khỏi trần lao, nếu sát tâm chẳng trừ thì không thể ra khỏi được. Dù có đa trí, thiền định hiện tiền, nhưng chẳng đoạn nghiệp sát thì quyết sẽ lạc vào thần đạo. Thượng phẩm làm đại lực, quỉ. Trung phẩm làm phi hành dạ xoa, các quỉ xoái. Hạ phẩm làm địa hành la sát. Các quỉ thần ấy cũng có đệ tử, và tự tôn mình là vô thượng đạo. Sau khi tôi diệt độ rồi, nhiều quỉ thần hưng thịnh lên giả dạng làm Phật và nói : Ăn thịt cũng chứng được Bồ Đề"(d).
"Ông A Nan, tôi khiến các tỳ kheo ăn ngũ tịnh nhục. Thịt đó đều do tôi dùng thần lực hóa sanh, nên không có mạng căn. Vì rằng về đất Bà La Môn, phần nhiều ẩm thấp, lại thêm nhiều đá, nên cây cỏ và rau không mọc được. Tôi dùng thần lực đại bi giúp, nhân đức từ bi lớn, giả nói là thịt. Ông được ăn các thứ đó". (d)
"Thế sau khi Như Lai diệt rồi, các Thích Tử lại ăn thịt chúng sanh ?"
"Các ông nên biết : Người ăn thịt đó, dù được tâm khai ngộ giống như tam ma địa, cũng đều bị quả báo đại la sát. Sau khi chết, quyết bị chìm dắm biển khổ sinh tử, chẳng phải là đệ tử của Phật. Những người như vậy giết nhau, ăn nhau. Cái nợ ăn nhau vướng chưa xong, làm sao người ấy thoát ra khỏi Tam giới. Ông dạy người đời tu tam ma địa, phải đoạn nghiệp sát sinh. Ấy gọi là lời dạy rõ ràng....Tôi nói như vậy là Phật nói. Nói không như vậy là ma nói". (d)

Trong Pháp Bảo Đàn Kinh, bản dịch của đức Minh Trực Thiền Sư, có lời dạy như sau:
"Người tu theo chánh đạo
"Muôn vật chớ tổn thương
"Lỗi mình hay xét thấy
"Mới hiệp đạo chơn thường
"Muôn loài tự có đạo
"Chớ giết hại loài nào
"Lìa đạo mà tìm đạo
"Chung thân đạo khó vào"(e)

Cũng theo kinh Pháp Bảo Đàn (Bản dịch của Luật sư Đinh Sĩ Trang), khi ngài Lục Tổ Huệ Năng đến huyện Tào Khê thì bị bọn ác tâm tìm kiếm để hãm hại. Ngài phải lánh sang vùng Tứ Hội để ty?nạn và ở chung với một nhóm thợ săn trong vòng 15 năm. Trong thời gian này, ngài cũng lợi dụng lúc thuận tiện để thuyết pháp cho bọn chúng nghe. Tuy nhiên nhóm thợ săn đôi khi bắt ngài phải giữ miệng lưới. Mỗi khi có thú lọt vào bẫy thì ngài thả ra hết. Mỗi lần nấu thức ăn thì ngài bất đắc dĩ phải để chung rau vào thịt và sau đó chỉ vớt rau ra ăn mà thôi (f).
Theo đạo Hòa Hảo, trong 10 Điều Tâm Huyết, Đức Phật Thày Tây An đã khuyên người đời ăn chay để giữ hạnh lành như sau :
".....Điều thứ tư Pháp môn quy luật
"Hạnh trường chay cố sức trau giồi
"Thịt là xương máu tanh hôi
"Cỏ cây rau cải cũng rồi bữa ăn
"Đức Từ Bi thường hằng thể hiện
"Không sát sanh lòng thiện ta còn
"Lạt chay tuy chẳng ngọt ngon
"Còn hơn thú vị cơm chan máu hồng....." (e)

Trong đạo Cao Đài, cơ bút của Đức Diêu Trì Kim Mẫu đã viết trong bài Khuyến Nữ Hồi Tâm như sau:
".....Lắm phen rồi mẹ khuyên chay lạt
"Gốc gì đâu sanh sát cấm ngăn
"Cũng tình liên lạc đồng bằng
"Thú cầm vẫn thể linh căn Thượng Hoàng....
"Tuy chẳng nói thân hình giống tạc
"Cũng biết ăn, biết khát, biết đau
"Phơi da lóc thịt làm sao
"Con ơi sao uống huyết đào đàn em....." (e)


PHỤ CHÚ :


a. Theo quyển The Higher Tastes do Giáo hội Hare Krishna Úc Châu ấn tống
b. The New English Bible (Old Testament) do Oxford University Press và Cambridge University Press xuất bản năm 1970
c. Lời Phật Dạy (Kinh Pháp Cú) do Luật sư Đinh Sĩ Trang dịch và ấn tống năm 1998
d. Kinh Lăng Nghiêm do Giáo sư Tuệ Quang và Thượng Tọa Trí Độ dịch, Nhóm Phật tử New South Wales ấn tống năm 2535 Phật Lịch.
e. Tài liệu do Cư sĩ Kỳ Vân cung cấp
Kinh Pháp Bảo Đàn do Luật sư Đinh Sĩ Trang dịch và ấn tống năm 1999.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567