Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 3: Những chủ đề chung trong A-Hàm ( phần 5)

25/04/201311:55(Xem: 8352)
Chương 3: Những chủ đề chung trong A-Hàm ( phần 5)
A-Hàm - Mưa Pháp Chuyển Hóa Phiền Não


Chương 3: Những Chủ Đề Chung Trong A-Hàm (phần 5)

Ni sư Thích Nữ Giới Hương
Nguồn: Ni sư Thích Nữ Giới Hương


TÁM LOẠI GIÓ KHÔNG LAY CHUYỂN

Kinh Phật thường nói ‘Bát phong suy bất động’ tức là tám thứ gió thổi không động như tài lợi, suy hao, hủy nhục, đề cao, khen ngợi, chê hiềm, buồn khổ và mừng vui. Các thầy tỳ kheo đã chế ngự được tâm của mình nên các ngài vẫn thanh thản không bị tám gió này lay động. Như trong kinh kể một câu chuyện Đức Phật bình thản, bất động trước làn gió hủy nhục của một Bà-la-môn như sau:

Một Bà-la-môn rất ganh ghét Đức Phật vì nhiều đệ tử của ông đã cải đạo xuất gia theo Phật. Một hôm vị Bà-la-môn thấy Đức Phật đi khất thực, ông liền lẽo đẽo theo sau lớn tiếng chửi rủa Phật cho hả cơn giận từ bấy lâu. Đức Phật vẫn im lặng, bình tĩnh, thong thả uy nghi đi vào thôn làng. Thấy Đức Phật không có động tĩnh vì lời mắng của mình, nên Bà-la-môn giận quá hỏi: Cù Đàm có điếc không?

Đức Phật đáp: Không!

Bà-la-môn hỏi gặn lại: Sao tôi chữi mà Cồ-đàm không trả lời?

Đức Phật dịu dàng hỏi lại: Giả sử ông đem quà tặng một người kia mà họ không nhận thì quà đó thuộc về ai?

Bà-la-môn đáp: Tôi sẽ đem về chớ sao!

Đức Phật trả lời: Cũng thế, ta không nhận món quà ông thì ông phải nhận lại, cũng thế lời ông không có dính dáng đến ta, vì thế nên ta không có nhận, xin vui lòng lấy quà về lại.

Câu chuyện bất động của Đức Phật đã cho thấy ngài đã nhận ra âm thanh là huyễn hóa và chúng không lay động được sự giác tỉnh của ngài. Chúng ta phải nhớ câu chuyện rất hay này để giúp chúng ta vững chải an lạc giữa những thị phi trong đời sống hàng ngày của mình.

TÂM VÔ THƯỜNG

Quán tâm vô thường là quán những mống niệm buồn vui khởi lên biến hóa thay đổi suốt ngày. Hễ bên ngoài có tiếng khen thì vọng tâm khởi lên niềm hí hững. Nhiều khi chúng ta chưa kịp nghĩ ngợi, chưa kịp hiểu gì hết, nhưng chúng ta có cái nghiệp và thói quen từ vô thủy, hễ có tiếng khen chạm vào tai thì cái vui bật lên, hễ tiếng chê chạm vào màng nhĩ thì cái buồn ngồi dậy. Chúng ta chưa kịp tính toán suy nghĩ việc này nên buồn hay việc này nên vui nhưng tự trong đáy lòng, cái khổ với cái vui đã bật lên nhanh như lò xo.

Từ vô thủy cứ nhận thân này là mình. Vọng tưởng bất chợt khởi bật lên là sai mình hành động, nó sai mình và mình cứ vâng theo làm nô lệ cho nó. Tôi khổ thế là than khóc, tôi vui thế là cười thích chí. Cứ để cho vô minh hư vọng ấy theo nhân theo duyên bật lên mà mình không thấy, không biết cứ nhận là mình, những loại tâm như thế gọi là kết sử. Kết là chấp thân này là mình. Từ vô thủy đến giờ cứ có thân nào (thân người, thân trời, thân loài vật, thân ngạ quỷ, thân địa ngục) thì kết chấp thân ấy là mình. Từ khi mới đẻ ra cứ nhận da thịt xương là mình. Hôm nay nhận, mai nhận cứ thế kết lại thành ra ái quý tấm thân này. Kết cho là tánh biết trong thân ấy là mình. Tánh tôi hay giận, hay nóng lắm, cứ nhận là tôi. Sử là sai, quay đầu lại cải người này, người kia nữa. Nó sai mình làm những hành động và do đó mà mình bị quở trách. Chúng ta suốt ngày sống với những kết sử đó hoặc yêu, hoặc ghét, hoặc mừng hoặc giận. Chúng ta đã kết cho nên nó bật ra nhiều kiểu, nhiều hình, nhiều tướng lắm. Nó sai mình nói, nó sai mình cười, nó sai mình hành động. Cứ một bề làm nô lệ cho vọng tâm mà không ngờ đến mà không hề nghĩ đến việc mình phải tỉnh ra, thoát ra khỏi nó.

Bây giờ chúng ta may mắn được học A-hàm mới biết tên của những loại yêu ghét mừng giận này là kết, bởi vì mình cứ vâng lời nó nên nó sai. Nếu mỗi khi tham hiện lên chúng ta biết tham thì mặc nó, mỗi khi sân hiện lên biết sân, rồi mặc nó. Không nên sợ nó và không nên một bề vâng theo những tâm vô thường như thế. Chúng ta học Tứ Niệm Xứ, chúng ta quán tâm vô thường, tỉnh ra và nhìn thẳng nó rồi mặc nó thì nó sẽ không đứng vững. Đứng còn chả đứng huống chi là sai được mình. Thế nhưng vì mê muội không biết nên từ vô thủy đến nay không chịu tỉnh ra thành phải để cho các hư vọng ấy sai khiến cho mình trở thành một người hư hỏng khiến cho nhiều người chê bai, chê hết việc này sang việc kia. Chúng ta không biết đó là lỗi của các kiết sử. Chúng ta còn trở lại binh tâm mình và bào chữa cho nó là phải, còn đổ thừa nói tại người này ác, người kia xấu, bây giờ nhờ Phật chúng ta tỉnh được thì hãy trở về chủ quyền đừng nhận các kết sử làm mình nữa.

TẬP KHỞI, ĐOẠN DIỆT, VỊ NGỌT, NGUY HIỂM VÀ XUẤT LY THỌ

Trong kinh Phạm Động (Trường A Hàm, số 21), Đức Phật dạy sự tập khởi, đoạn diệt, vị ngọt, nguy hiểm và xuất ly thọ. Đây là năm tiến trình để xuất ly khỏi thọ.

i. Thế nào là tập khởi của thọ?

Khởi tức là theo nhân duyên thọ khởi lên. Tập là các nhân duyên tụ hợp lại như sáu căn đối với sáu trần để phát khởi ra thọ tức nhân duyên phát sanh các thọ. Thọ tức là nhận lãnh đem vào tâm. Khi con mắt nhìn ra ngoài thấy quả xoài chín, bông hoa nở, nghe tiếng khen, mọi người vỗ tay hoan nghênh mình thì trong lòng liền khởi những sự vui hân hoan tức là đã thọ cảnh bên ngoài, cảnh trần đã thâm nhập vào tâm. Nhìn đại chúng nét mặt tươi tỉnh vui vẽ thì tâm chúng ta cũng vui thì đó là nhân duyên tập để khiến cho tâm chúng ta có sự lãnh thọ vui. Khi thấy kết quả thi ít điểm, nghe tiếng chê, thấy cô ấy lườm mình trong lòng buồn thì tâm không vui. Khi bình thường không chút cảm giác khổ vui thì gọi là si thọ. Mỗi sáu căn (mắt tai mũi lưỡi thân ý) tiếp xúc sáu trần (sắc thanh hương vị xúc pháp) đều có ba lãnh thọ là khổ thọ, lạc thọ và si thọ hiện lên, như thế gọi là tập khởi của thọ.

Sáu căn còn lãnh thọ sáu trần phát khởi lên khổ vui thì đó là đời sống khổ vui của mình. Bao giờ sáu căn ngừng lại không lãnh thọ sáu trần nữa thì người đó chết (thọ chung). Thọ mạng của chúng ta là thời gian mà sáu căn còn sinh hoạt, nghĩa là còn lãnh thọ sáu trần. Đấy là mạng sống của con người. Vui và khổ là động cơ sinh hoạt của loài người, chẳng những loài người mà tất cả muôn loài. Tất cả sáu đạo chúng sanh lấy khổ vui làm động cơ. Ai cũng lo tránh khổ, ai cũng mong cầu sự an vui. Làm thế nào cho khỏi khổ và làm thế nào cho được an vui? Mục đích của loài người chỉ vậy. Trường học, cơ quan giáo dục, tổ chức từ thiện, chính trị, kinh tế, bịnh viện hay các nghành khác phục vụ xã hội tùy theo chức năng của mình nhưng tất cả đều nhằm mục đích cho dân chúng sống hạnh phúc, bớt khổ và được vui hơn. Thế cho nên hai chữ khổ, vui là chính yếu của đời sống loài người. Vì vậy, Đức Phật dạy chúng ta quán tỉ mĩ để làm chủ hai sự khổ vui này. Chúng ta đừng để cho khổ vui chi phối và mình làm chủ được tức mình làm chủ đời sống của mình, còn nếu mình để cho hai khổ vui này chi phối thì mình mất quyền tự chủ. Chúng ta sẽ là người sống vật vờ để cho ngoại cảnh kiểm soát. Cho nên, Đức Phật dạy chúng ta phải quay về mình, học ngay mình để làm thế nào cho mình đỡ khổ và an vui. Không những khổ, vui trong hiện tại mà còn tránh những nguy kịch trong tương lai và hưởng sự an vui vĩnh viễn. Tất cả thế gian đều mong cầu như thế. Tất cả tôn giáo cũng chỉ hướng về việc ấy mà Đức Phật cũng có một mục đích cho thế gian hoàn toàn hết khổ, tức là khi sáu căn lãnh thọ sáu trần đừng bị chi phối bởi khổ và vui.

Cả ngày nói ‘Tôi vui!’ ‘Tôi khổ lắm!’ bây giờ quán ra nó chỉ là nhân duyên giả hiện tập khởi, chứ không phải tôi. Cả ngày cứ ‘Tôi’ hoài cho nên nó nặng nề đến nổi gặp một miếng ăn thôi cũng tạo tác sát sanh, chỉ một chiếc áo mặc thôi cũng nở lột da thú để tạo bao nhiêu nghiệp. Chúng ta phải quán nhân duyên tập khởi vì sao phát sanh ra các cảm thọ? Mỗi khi thấy buồn, thấy chán, thấy nản biết đây là tướng mạo của người ngu. Vì không biết mình ngu cho nên đến nổi đâm đầu vào túi máu của mẹ mà hút những máu tanh như thế để kết làm da thịt, rồi khư khư nhận đất nước gió lửa ấy làm thân thể của mình. Cho tới bây giờ mấy chục năm rồi, vẫn cứ khư khư cho đây là thân thể của mình. Có ai chỉ những cho những sai quấy thì tỏ vẽ không bằng lòng bởi vì đã động đống máu này của mình. Chúng ta đang quý nó lắm, của quý này ai động đến thì không chịu được, thế cho nên mới khổ.

Chúng ta phải tìm thấy cái gốc, nhân là chính tại cái ngu, còn duyên là sự rung động làn sóng âm ba của lời nói. Âm thanh chỉ là trò chơi động và tĩnh của không khí, chính thần kinh của chúng ta đã biến ra âm thanh để phân biệt làn sóng không khí động tĩnh ấy. Chính thần kinh nhĩ căn nghe trong tai mình, chứ đâu phải nghe ở miệng ra. Nghe sự động tĩnh âm thanh, rồi thần kinh biến ra, để nó phân biệt. Ý thức ngu si tưởng âm thanh là có thật cho đến nổi khóc nức nở, có khi cả tháng vẫn còn khổ, có người tự tử vì một lời nói không vừa lòng nhau. Như vậy là người khôn hay dại? Nói dại thì quá nhẹ, phải nói là ngu si. Cho nên phải chánh niệm quán tập khởi của thọ để dừng lại những ngu si này.

ii. Thế nào là đoạn diệt của thọ?

Mỗi khi sáu căn chạm cảnh bên ngoài, chúng ta đem ánh sáng quay về soi mình, đừng chạy theo cảnh, đây là bước đầu quan hệ nhất. Hễ phàm phu súc vật thì nhảy bổ ra bên ngoài, theo sắc thanh hương vị xúc pháp, theo con mắt liếc háy khó chịu của cô kia, rồi đem hình ảnh vào tâm để tự buồn; còn thánh hiền thì bình tĩnh nhìn lại bên trong đem ánh sáng trí tuệ soi vào, tìm xét nguyên nhân. Chỉ có hai hướng, một hướng vào và một hướng ra. Chúng ta quán xét nguyên nhân, bên trong bị vô minh mê muội che phủ cho nên bị chấp ‘ta’, cứ nhận có cái thân của ta, ngoài thì cho là cảnh có thật tức chấp ‘pháp’. Bây giờ muốn cho thọ đừng khởi lên thì việc đầu tiên phải đoạn nhân và việc thứ hai là đoạn duyên.

Để đoạn nhân, chúng ta tập hàng ngày quán bất tịnh để đối với thân cơm gạo này, chúng ta bớt ái luyến sâu dày từ vô thủy đến giờ. Có một mãnh dây vô hình chi phối khiến chúng ta chìm đắm từ vô thủy, cho nên hàng ngày phải quán bất tịnh. Cứ quán mãi, quán mãi cho đến khi tỉnh ra. Thật ra, tỉnh một lúc này thì chưa yên đâu, bao giờ chứng quả Tu-đà-hoàn trở lên mới ăn chắc, mới thôi không có quán, còn bây giờ chưa chứng quả chưa tin. Hôm nay tỉnh ra, mai nó lại mê, vì thế phải miên mật tập quán hoài để tỉnh hoài. Giác tỉnh nghĩa là đối với cảnh bên ngoài chúng ta luôn bình tĩnh, an ổn, dù khen chê, dù khổ vui, đủ các thứ hiện lên nhưng chúng ta vẫn bình tĩnh như không, nghĩa là khổ vui trong tâm mình không xí thịnh nữa. Xí là nặng nề, thịnh là thịnh vượng. Khổ vui không như mồi lửa bùng lên sôi sùng sục mà nó nhẹ nhàng lướt qua và biến mất. Buồn khổ là gốc ngã ái vì do chấp ngã nên ai đụng chạm trái ý thì buồn. Muốn hết buồn, hết khổ thì phải quán do nhân duyên hội hợp tập lại khởi lên. Nếu không có sự tập khởi của thọ nữa thì không có tâm buồn vui. Thân đã khổ rồi vơ những cái khác vào khiến cho khổ thêm, cho nên nếu chúng ta bảo ‘khổ’ thì Đức Phật bảo ‘khổ khổ’. Thân đã khổ lại vơ những chuyện bên ngoài vào để tự làm khổ mình. Mắt người ta muốn méo, tròn thì kệ người ta, không việc gì đến mình, quay về đừng bận lòng. Hôm nay người này lườm mình, mai người khác lườm lại khổ nữa, cả đời khổ về những sự hảo huyền này. Nếu người bạn giả vờ lườm cả ngày thì chúng ta sẽ khổ cả ngày, cho nên phải đoạn diệt không nhận những cảm thọ hão huyền này. Hôm nay người ta xị mặt với mình thì mình buồn khổ. Mai người ta tươi cười thì tâm lại vui hân hoan. Vậy cái khổ và vui của hôm qua đi đâu? Nó đã biến mất. Như vậy, những cảm thọ khổ vui của hôm qua đã theo nhân duyên hiện lên, rồi theo nhân duyên mà diệt đi, cho nên cảm thọ là vô thường sanh diệt không thường còn. Biết vậy, thì đừng bám bíu lấy thọ thì thọ tự rớt ra, tự lìa xa, đó là đoạn diệt của thọ một các nhẹ nhàng.

Khi nào chúng ta quán thật sự và đắc lực thì tự nhiên ngã ái hết, khi ấy đối cảnh bên ngoài chúng ta thản nhiên ai khen cũng được, ai chê cũng được, ăn ngon cũng được, ăn dỡ cũng được, sống cảnh vui, cảnh buồn cũng được. Đối với tất cả thế gian chúng ta bình tĩnh, đối với thân này đã giác tỉnh thì vị quán bất tịnh ấy là đắc lực, là ngã ái tiêu tan. Còn nếu chưa được như thế thì chúng ta còn chìm trong đường mê thì còn phải quán, còn tối thì còn phải thắp đèn. Bao giờ tự mình sáng rồi thì khi ấy không phải thắp đèn nữa thì mới bỏ được các pháp quán. Cho nên hai việc quán bất tịnh hay quán Tứ niệm xứ là căn bản nếu chúng ta muốn đoạn diệt thọ, nếu chúng ta muốn giải thoát.

iii. Thế nào là vị ngọt của thọ?

Chúng ta thích vui vì vui ngọt lịm như mật mía cho nên chúng ta thích thọ nhiều càng tốt, trong khi Đức Phật dạy càng thọ thì càng khổ. Vì thích thọ bên ngoài, nên chúng ta mong có sáu căn đầy đủ để thọ hưởng vị ngọt của đời. Hễ thân này có cái gì tàn tật không lãnh thọ bên ngoài, như con mắt bị hư, không thấy được cảnh bên ngoài thì chúng ta cho là hết hạnh phúc, là khổ thì Đức Phật nói là khổ khổ vì vốn thân đã khổ nay bất hạnh tàn tật thì thêm một cái khổ chồng vào, nên không có gì là vị ngọt. Chúng ta cho được ăn chè, ăn kẹo ngọt thì vui. Nhiều khi không phải cứ ăn mới thọ vui. Nếu có người cúng tiền, có người khen ngợi, thi cử được điểm cao, chúng ta cũng liền khởi tâm vui mừng. Sự vui đó chúng ta cho là mật ngọt, nhưng Phật bảo đó là ngu si, là hoại khổ vì thuận theo ngã ái của mình, là vô thường theo nhân duyên sanh và theo nhân duyên diệt, nhưng chúng ta cứ bám theo đó mà trôi nổi lên xuống theo ngoại cảnh sanh diệt chi phối.

Chúng ta được chút ít trong sự tu tập thì tự hào, tự cao, được vị ngọt của tu tập, cho ta đây là hay lắm hơn người khác. Những sự tự hào hão huyền vô ích này rất có hại nhưng đối với chúng ta thì ngọt lịm cứ thấm vào, khó mà gỡ ra. Những cái chúng ta nói là khổ thọ, trái ý thích thì dễ gỡ, bởi vì nó bực bội, khó chịu trong người, cho nên chúng ta tìm cách xua bỏ nó ra. Còn những vị ngọt hạp với ngã ái và ý thích là cái rất khó gỡ. Vị ngọt cứ lịm vào cơ thể, chúng ta nắm lấy để đắm nhiễm nó, khó mà để ý đến chuyện gỡ thoát ra. Tuy rằng chúng ta có tâm học Phật, có tâm để quán, nhưng phần nhiều chuyện gỡ những cái ngọt này là khó. Gỡ năm căn gặp vị ngọt của cảnh thuận theo ngã ái là khó.

iv. Thế nào là nguy hiểm của thọ?

Thập phương Phật tử cúng dường tứ sự để cho chư tăng ni tu tập giải thoát mà chúng ta lại không giải thoát, hoặc không thành thật tu hành, thành ra thiếu nợ thí chủ. Vì vậy, nếu chúng ta tu hành thì Phật tử cúng cho mình một nhưng người ta hưởng mười, họ được phước báo và được giải thoát nữa. Nhưng nếu chúng ta không thật tu, không đủ phước điền hoặc ít phước khiến quả báo của thí chủ không được hưởng bao nhiêu. Cũng giống như người trồng lúa, nếu ruộng tốt thì cây lúa có nhiều hạt, nếu ruộng xấu thì ít hạt. Nếu Phật tử cúng mà chúng ta không thật tu, người ta tin mình có tu cho nên người ta mới cúng. Vậy mà chúng ta lại không tu, không giải thoát thành phước báo người ta kém và thành ra chúng ta ăn cắp lòng tin của tín thí, ăn cướp phước đức của tín thí, khiến cho tín thí chịu thiệt thòi. Thế cho nên về sau mình phải đem thân ra mà trả nợ. Vì vậy, thọ lãnh tứ sự cúng dường là vị ngọt và cũng là nguy hiểm vì càng thọ càng khổ, càng nguy hiểm.

Một thí dụ nữa về việc thọ vui khi nhận của cúng dường. Chúng ta phải có trạch pháp để xem khi nhận tứ sự cúng dường, chúng ta nên mừng cho thí chủ hay mừng cho mình? Nếu mừng cho phật tử từ phương xa đến thăm và dâng cúng tam bảo, tuy tịnh tài và vật dụng không là bao nhiêu, nhưng tâm của phật tử thuần thành và quý vô cùng. Chúng ta mừng cho phật tử đã làm một phước lớn, chúng ta khởi tâm tùy hỉ thì sự thọ vui ấy là nên làm.

Còn mừng cho mình vì dù nhiều ít người ta cúng tiền cho mình, rồi khen chúng ta tu tập giỏi nữa thì sự mừng ấy là cầu danh, cầu lợi, cho nên trong Bảy giác chi thì cành bồ đề thứ hai là trạch pháp. Cũng một niệm mừng, nhưng mừng cho Phật tử thì tốt thì nên tùy hỉ; còn nếu mừng cho mình thì xấu lắm là tâm cầu danh, cầu lợi, là cái mừng đọa lạc. Tâm ấy là tâm tầm thường của phàm phu, gọi là tâm đi xuống để về đời sống của các loài vật. Con người, con mèo, chó, heo, gà, vịt cũng cùng là loại sinh vật có tình thức với nhau. Nếu chúng ta cứ sống hễ lợi cho mình thì vui, hễ hại cho mình thì khổ, đó là loài vật. Nếu sống với tâm loài vật thì sau khi bỏ thân người sẽ là loài vật. Cho nên đây là đường nguy hiểm và chúng ta phải quán thọ, sự nguy hiểm của thọ để tìm cách xuất ly.

Quán những buông lung đưa chúng ta sa đọa là nguy hiểm. Hôm nay ăn chè thấy ngon, ngày mai lại đòi ăn nữa, một khi đã tham ăn chè thì cũng nuôi dưỡng lòng tham ăn các món ăn khác. Người mà cứ bận rộn về cái ăn thì sẽ bị cái lưỡi lãnh đạo chỉ huy. Luôn luôn chìu chuộng cái lưỡi thành ra chúng ta mất thời gian, thành ra người không có trí tuệ. Miếng ngon chỉ là một cảm giác do thức ăn đặt vào tế bào lưỡi. Lưỡi chạm vào thức ăn thì nó khởi lên một cảm giác để nó phân biệt thức ăn đó ngon dỡ, ngọt lạt, chua cay. Vậy thì ngon dỡ chỉ là một cảm giác ngắn ngũi ngay lưỡi mà thôi bằng cớ miếng ngon qua đến cổ thì đã hết mỹ vị chua ngọt đó rồi. Chè vào đến cổ thì cũng cổ của thân mình, vào đến dạ dày thì cũng dạ dày của thân mình nhưng mà còn thấy ngon nữa không? Qua khỏi cuống lưỡi là hết biết vị ngon, như vậy nó chỉ là một cảm giác thoáng qua. Thực phẩm đặt ở đầu lưỡi thì thần kinh ở đầu lưỡi khởi lên một tâm niệm, một cái biết vị ngọt chua nhưng cảm giác đó vốn là cái không hề có, không thật thể, không nắm bắt được trên tay. Thế mà chúng ta bị khổ sở điêu đứng mà phải chạy theo tìm cầu, xoay sở để có món ngon. Có người giết gà, giết vịt, giết heo làm tội, chỉ vì chút cảm giác thoáng qua cái lưỡi. Một chút cảm giác hư vọng như vậy mà chúng ta để cho nó chi phối, để cho nó làm chủ, chúng ta phải nô lệ mà đi tìm miếng ăn, đến nổi đem hết tinh thần, hy sinh phục vụ cái lưỡi mà tạo tội sát sanh giết hại loài vật.

Chỉ một cảm giác hư vọng mà nó đã làm chủ được chúng ta; chúng ta phải nô lệ nó như thế thì huống chi còn bao nhiêu việc trọng đại khác, của các căn khác, của ngũ dục (tài sắc danh lợi thực thùy) thì làm sao chúng ta có quyền tự chủ của mình. Đối với thân này dù sao nó cũng hiện hữu sờ sờ đây, còn những ngọt chua chỉ là những cảm giác thoáng qua đầu lưỡi. Nó chỉ là cảm giác nghĩa là cái không bao giờ có cả, không nắm bắt được mà mình còn nô lệ đến độ có người tàn nhẫn sát sanh hại vật để kiếm vị ngon. Nhiều chuyện vong ân bội nghĩa, biết bao nhiêu chuyện tranh đấu lẫn nhau, chẳng qua chỉ vì để giành giựt đồng tiền, giành giựt miếng ăn. Đây là sai lầm của con người, những người ấy trí hiểu biết ngang với loài vật, nên mới xem trọng miếng ăn. Loài vật chỉ biết ăn thôi, ngoài ra không biết phải trái hay việc gì khác, là bởi vì nó bị những cảm giác ngon ngọt đánh lừa, đây là sự nguy hiểm của thọ. Nếu chúng ta không tỉnh ra thì mình cũng có suy nghĩ thuộc loài vật rồi.

Đức Phật dạy chúng ta quán sự nguy hiểm của thọ thì chúng ta phải quán sự tập khởi tức là quán nhân duyên phát sanh ra thọ, rồi quán cái đoạn diệt tức là phải thấy được cái vô thường vô ngã hư vọng của các thọ. Rồi quán vị ngọt của sáu căn bị sáu trần chi phối, chỉ vì có cái thọ này. Chỉ vì hai chữ khổ vui thế thôi mà đến nổi hiện tại bây giờ sáu đạo đang xoay vần. Cả thế giới, cả trái địa cầu này đang quay cuồng chỉ bởi vì cảm thọ, chỉ vì cái khổ với vui này. Bây giờ thế gian người ta đang sinh sống ngoài đời, có ai ra ngoài hai chữ khổ vui đâu, ai cũng bị hai cái khổ và vui này chi phối hoàn toàn. Phải quán sát vị ngọt bởi vì nó có vị ngọt cho nên nó nguy hiểm và chúng ta tham vướng mà không tỉnh được ra. Chính những cảm giác hư vọng này làm chủ và sai xử chúng ta. Chính cảm thọ này tẩm độc chúng ta bởi vì khổ thì nó đưa đến sự sân giận mà vui thì nó đưa đến sự tham lam. Ngày đêm cảm thọ đầu độc ý nghĩ, lời nói và việc làm của chúng ta. Nếp sống của chúng ta trọn đời bị tẩm độc, khiến cách ăn ở của chúng ta không đúng pháp thì chúng ta sẽ phải đọa lạc. Cả trái đất đây chỉ vì cặp khổ vui ấy nó chi phối mà bây giờ tất cả nhân loại đang quay cuồng dưới sự chỉ huy của hai chữ khổ và vui. Đó là sự nguy hiểm của cảm giác thọ.

v. Thế nào là xuất ly khỏi thọ?

Đức Phật dạy con đường xuất ly nghĩa là làm thế nào để chúng ta thoát khỏi sự nguy hiểm của thọ này. Mỗi khi sáu căn xúc chạm sáu trần thì chúng ta phải quán thọ trên thọ, xem sự vô minh bật lên cảm thọ vui, buồn ra sao. Chúng ta phải chánh niệm quán soi lại mình như thế. Mỗi khi các cảnh chạm vào mắt, tai, mũi, lưỡi thì không nên đem tâm ra ngoài mà lấy ánh sáng trí tuệ soi lại mình. Chúng ta có học A-hàm thì chúng ta phải chánh niệm trong từng hành vi, cử chỉ và cảm thọ của mình. Phải tập thật nhiều thì mới tỉnh được. Loài vật thì không chánh niệm, không biết nhân quả, nhảy bổ ra ngoài nhìn chằm chằm vào đồ ăn; còn đệ tử Phật thì xoay vào trong, đem ánh sánh của Phật soi chiếu vào trong để xem vô minh của chúng ta phản ứng ra làm sao khi sáu căn tiếp xúc sáu trần. Người không học Phật thì tối ngày chạy theo thọ tức là lo tham ngũ dục, tham không được thì sân giận, đánh nhau, đâm giết nhau đến nổi tan nhà hại cửa. Bao nhiêu những tai nạn của xã hội, những đâm chém, cướp giật, đều chỉ vì người ấy chưa biết Phật pháp là gì cả. Bởi vì chưa biết Tứ niệm xứ là gì nên hiện đời này thành những con người sát hại, lừa đảo, rượu chè, ăn cướp, gây sự. Hàng ngày báo chí đăng nhan nhãn đầy những tệ nạn xã hội khiến dẫn đến tình trạng hiện tại là một đời sống tăm tối tầm thường mà rồi kiếp sau lại vào địa ngục, rồi lại làm loài súc sanh như làm bò, làm trâu, chó mèo, làm gà, làm vịt, quẩn quanh mãi cái đời làm con sâu, con kiến của loài vật. Nếu bây giờ học kinh Phật, học Tứ Niệm Xứ tỉnh ra, buông những đọa lạc thì lập tức thành hiền thánh, rồi thành cảnh giới an vui của cõi Phật, của niết bàn thanh tịnh.

Nếu người đang ở cuộc đời tầm thường, hèn mọn đê tiện, sống như loài vật để rồi ngày mai thành loài vật thật sự và đi mãi trong ngàn vạn kiếp trong sự khốn khổ như thế và bây giờ nghe được một bài kinh A-hàm, biết thọ trì tỉnh ra, thế thì tất cả những cay đắng, đau khổ của ngàn vạn kiếp kia, nhất tề xoá sạch mà biến thành cảnh giới ánh sáng quang minh sung sướng, tự thành các bậc hiền thiện, tự lợi ích cho mình và còn lợi ích cho các người thế gian trên trái đất. Chúng ta từ thai mẹ đi ra là một sự ngu si, mê muội lắm và bây giờ nhìn lại, biết các cái mê trong cuộc đời của mình để phần nào sửa chữa cho đỡ khổ. Vì chúng ta được học đạo hiền thánh nên chúng ta phải khác với loài vật là biết đem ánh sáng trí tuệ soi lại mình. Hễ khởi lên thọ vui, thọ khổ thì biết đây là mê muội. Nhân là sự vô minh chấp ngã của chúng ta từ lịch kiếp mà chúng ta không quản trị được, cho nên phải thấy nó và đề phòng nó và duyên là những cảnh bên ngoài. Chúng ta mỗi khi thấy khổ vui hiện lên thì biết là đã có lãnh thọ rồi đấy, nghĩa là đã có một tầng mê nhận vào tâm mình rồi, để khiến nó ảnh hiển lên thành khổ vui. Chúng ta phải học cho rõ để thấy đường thoát ly ra khỏi thọ. Đừng nói ‘Tôi vui vì được khen!’ Tiếng khen tự nó không lỗi nhưng nhân do vô minh mê muội cứ nắm lấy tiếng khen, duyên theo âm thanh. Sáng suốt làm chủ lấy mình, đừng nhận là mình vui, tách nó ra. Hễ không nhận là mình vui thì cái vui sẽ tan. Đó là giây phút hiện tại chúng ta không để cho nó chi phối. Thọ chính là duyên bên ngoài; thọ hiện lên là do duyên bên ngoài. Nếu chúng ta cứ phấn khởi và vui thích khi được khen thì chúng ta sẽ làm mồi cho nhóm người dua nịnh vì họ thấy mỗi lần họ khen thì chúng ta thích. Ấy thế là hôm nay họ khen một câu, mai khen một câu, rốt cuộc chúng ta chỉ làm mồi cho những người dua nịnh thôi. Rồi một ngày nào đó, người ta không khen nữa mà chê mắng thì buồn khóc và tự tử vì chịu không nổi tiếng chê. Như vậy, chúng ta sẽ bị xoay chuyển theo cảnh bên ngoài suốt đời.

Làm sao thoát ly khỏi thọ vui, thọ ghét? Chính là thoát ly ngã ái, thoát ly yêu quý cho thân này thật, nên ai khen thì vui mà ai chê thì ghét. Phải biết nhân của sự thọ khổ, thọ vui này là vô minh, là cái mê không biết thân là gốc khổ, là già bịnh chết. Vì có sáu căn xúc chạm với sáu trần nên có sự lãnh thọ. Vì lãnh thọ ấy nên có yêu có ghét. Vì có yêu có ghét mới tạo cái nghiệp là hữu, nghĩa là có cái nhân để đi luân hồi sanh tử. Cho nên thọ đóng vai chủ chốt trong đường luân hồi sanh tử. Chúng ta nếu muốn ra khỏi đường sanh tử, muốn hết khổ tức phải tập học các hạnh thánh hiền. Tập học xuất ly chứ không có thọ.

Muốn xuất ly thọ, chúng ta phải tập là những quan sát viên nhìn lại sự khổ vui ấy, đứng đối lập lại với sự khổ vui ấy, nhìn nó chứ đừng nhận là tôi khổ vui. Cứ như thế tập dần dần, chúng ta sẽ xuất ly được thọ, không thọ hay xả thọ. Cảnh có hiện ở mắt, tai, mũi, lưỡi, thân nhưng chúng ta xuất ly thọ. Chúng ta có định lực rồi thì cứ tập dần dần, y theo kinh Tứ niệm xứ mà đi dần đến ngũ căn (tín, tiến, niệm, định và tuệ), rồi được ngũ lực (tín lực, tiến lực, niệm lực, định lực và tuệ lực) thì không những chúng ta xuất ly được thọ như trong kinh nói mà chúng ta còn chuyển được những cảnh bên ngoài.

Thánh nhân xuất ly thọ không phải là các ngài điếc, các ngài nghe rất rõ, chỉ có điều là các ngài không bận lòng. Còn chúng ta là phàm phu si thọ, là còn bị chi phối bởi vui khổ. Chúng ta vẫn thấy chúng ta đang ăn cơm, cơm không ngon, nên chúng ta không vui lắm. Cơm cũng không có thiu nên chẳng buồn. Bình thường thôi nhưng mà mình vẫn thọ, vẫn thấy là mình đang ăn, như thế là si thọ. Còn nếu mình thấy vui là lạc thọ, thấy buồn là khổ thọ, còn không khổ, không vui, bình thường là si thọ. Suốt ngày sáu căn lãnh thọ sáu trần, chịu những ba thọ này chi phối. Hễ hơi bực bội mà miệng bật ra nói láo, hoặc thích cái gì thì thích chí hí hửng. Chúng ta hàng ngày chịu ba thọ kích thích để nó đưa mình đi vào đường sanh tử, cho nên Phật gọi là nguy hiểm của thọ. Hiện tại bây giờ chúng ta đang làm người, tất cả những người đang sống, sáu đạo hữu tình, đang sống trong đường sanh tử đều là nạn nhân của ba thọ này, đều do khổ vui kích thích, cho nên nó là cái gốc của đường sanh tử.

Những ai muốn cầu giải thoát, muốn khỏi khổ thì phải học phương pháp để cho thọ khỏi chi phối. Chúng ta phải làm chủ thọ rồi ngày mai mình mới xuất ly thọ. Giải thoát những ràng buộc trong tâm và giải thoát cả những khen chê bên ngoài. Những người khen chê ấy thấy nói với mình mà mình chẳng động nhúc nhích, chẳng có ích gì nên thôi nên người ta cũng hết khen chê, thành ra mình cũng giải thoát luôn những hệ lụy đối với người ấy. Chúng ta hãy học kỹ tập khởi, đoạn diệt, vị ngọt, nguy hiểm và nhất là con đường xuất ly khỏi thọ để làm hiền làm thánh.

Xuất ly khỏi thọ là niết bàn của A-la-hán, cho nên kinh Phạm Động của Trường A-hàm này là một đại pháp, pháp môn lớn đưa chúng ta ra khỏi luân hồi sanh tử. Pháp này quang minh vì ném hẳn sự mê muội tối tăm của chúng ta đi, phá màn vô minh đi nên quang minh vô ngại thậm thâm. Chúng ta từ khi trong bụng mẹ chui ra, khổ thì la khổ, vui thì hét lên, nhưng bây giờ nhờ kinh Phạm Động chúng ta biết nghiên cứu suy ngẫm nguyên nhân của khổ vui; biết sự tập khởi, sự đoạn diệt, vị ngọt, nguy hiểm và con đường xuất ly khỏi thọ; cho nên A-hàm được gọi là pháp môn thậm thâm, một kết quả lớn khiến cho chúng ta thoát được đường sanh tử, ra khỏi được đường phàm phu để hưởng sự yên ổn của thánh hiền, cho nên gọi là một pháp vi diệu được chư thánh hiền hết sức tán thán.

Kinh Phạm động này còn có tên là Nghĩa động, Pháp động, Kiến động và Ma động. Động là cái hiểu biết của chúng ta thay đổi chuyển biến. Hai chữ khổ vui hồi đó chúng ta chỉ biết vâng chịu và bây giờ chúng ta biết là hư vọng, không phải thật. Chúng ta có thể làm chủ được nó nên ý nghĩa và vị trí của khổ vui đã thay đổi, đã chuyển động. Muốn hiểu pháp động thì chúng ta phải hiểu chữ kiến động. Kiến động là tầm tri kiến của chúng ta chuyển động thay đổi. Trước kia nghe tiếng khen, tiếng chê thì chúng ta lấy làm hân hoan với tiếng khen và rất sợ hãi tiếng chê. Nhưng bây giờ học Phật chúng ta biết chê với khen chỉ là không khí rung động. Thế là chỗ thấy biết của chúng ta đã thay đổi là kiến động. Bây giờ đối với tiếng khen tiếng chê, chúng ta không có quan hệ đến nữa nên gọi là pháp động, trước kia chúng ta bị ảnh hưởng bởi tiếng khen chê lắm. Vì tri kiến của chúng ta thay đổi nên giá trị của các pháp cũng thay đổi, pháp khen và chê không còn giá trị, không ảnh hưởng đến chúng ta nữa.

Ma động là các bọn ma quỷ chung quanh chúng ta. Trước kia, ma muốn xoay chúng ta thì ma ám vào một cô bên cạnh, thổi lên các thứ chuyện thị phi. Thế là chúng ta điêu đứng, khốn khổ, bây giờ chúng ta học A-hàm rồi, chúng ta tu theo Phật, chúng ta bình tĩnh thì cô bên cạnh muốn nói gì thì nói, muốn xoay gì thì xoay, chúng ta ngồi, chúng ta cười. Vậy thì ma có phá được chúng ta nữa không? Cho nên mấy con ma nghe bài pháp này xong rồi động lắm vì việc làm của ma bị chướng ngại và theo ý nghĩa tích cực là chính các nhóm ma cũng chuyển tâm hướng thiện là quy y, trở thành đệ tử năm giới của Đức Phật.

Tuy có ý nghĩa ba động là Nghĩa động, Pháp động và Ma động nhưng tên chính của kinh này là Phạm động. Phạm là hoàn toàn thanh tịnh. Trên trời có cõi Phạm thiên tức là hoàn toàn thanh tịnh, không có phạm đến sáu trần (sắc thanh hương vị xúc pháp) nữa. Phạm động nghĩa là di động, di chuyển cho chúng ta hướng về sự thanh tịnh. Khi Đức Phật nói kinh Phạm Động, lúc đó thế giới chấn động sáu phương (trái, phải, sau, trước, trên và dưới). Chúng ta có sáu thức (tượng trưng cho sáu phương) tức chỗ hiểu biết của chúng ta có chỗ chuyển động, cảm hóa, trước kia mê muội bây giờ có chỗ tỉnh ra, cho nên có chỗ chấn động tinh thần, giống như sáu phương chấn động thế giới.

Trí giả Đại Sư dạy rằng nếu người nào không có quán pháp Tứ niệm xứ, quán thân trên thân, thọ trên thọ thì người ấy không có Phật pháp, luống làm bao nhiêu điều thiện nhưng không có giải thoát. Lời Tổ nói minh bạch tức chúng ta phải quán các cảm thọ này nếu chúng ta muốn giải thoát. Trong bức tranh luân hồi của 12 khoen mốc xích nhân duyên thì Đức Phật dạy vẽ thọ là người bị một mũi tên đâm vào mắt. Tâm chúng ta hàng ngày chịu cảnh bên ngoài, cho nên khởi lên hai cái khổ và vui. Khổ và vui đều là những mũi tên độc đâm vào mắt mình rất đau đớn mà chúng ta không biết, còn Đức Phật biết sự thật cho nên ngài nói sự tập khởi của thọ dù vui hay khổ cũng đều là thọ thì khổ.

Học Tứ niệm xứ quán bốn cái “thân, thọ, tâm, pháp” như Đức Phật dạy. Nhớ đừng thọ, nghĩa là xả. Quán biết những thọ này chỉ là cảm giác. Nó sanh rồi diệt theo nhân duyên, trong thì chấp ngã, ngoài thì chấp pháp. Theo nhân duyên mà nổi lên, nó không phải là mình. Tập hoàn toàn, tập làm sao tách mình ra khỏi nó, đừng để nó chi phối. Chúng ta bị khổ vui chi phối trọn đời. Nếu nó chi phối chúng ta làm việc thiện thì chúng ta lên cõi trời. Nếu nó chi phối chúng ta làm việc ác thì chúng ta đi đọa lạc. Có lên cõi trời thì mai lại xuống địa ngục. Lên xuống gập ghềnh với cán căn thiện ác, thành đường luân hồi. Đức Phật dạy cho các đệ tử pháp Tứ niệm xứ này, tất cả chúng ta những người đã thờ Phật làm thầy, nên học Tứ niệm xứ để có con đường giải thoát đi ra như Phật. Ngài dạy chúng ta rồi, ngài lại còn nhắc: “Đây là quang minh đại pháp thậm thâm vi diệu!” mà chỉ có thánh hiền mới biết tán thán pháp quang minh của con đường xuất ly khỏi thọ này. Còn phàm phu chúng ta thực hành chưa tới nơi, tới chốn, vì chúng ta chưa thấy được ánh quang minh của đại pháp thậm thâm vi diệu này.

Hễ nhớ Tứ niệm xứ thì chúng ta nhớ đạo Phật. Hễ quên thì chúng ta quên đạo Phật. Người mà sống như các con vật thì không biết gì cả. Người muốn ra khỏi loài vật, sống thức tỉnh ra thì phải học những pháp quán này, có bốn chỗ ‘thân, thọ, tâm, pháp’ là phải nhớ, không được quên. Nếu chúng ta quán Tứ niệm xứ thì chúng ta có quang minh đại pháp thậm thâm. Nhờ đại pháp này, chúng ta thấy chân trời trí tuệ sáng sủa thì chúng ta mới tìm cách đứng dậy để ra khỏi đường luân hồi, đừng có chui vào bụng mẹ, đừng có vào bào thai nữa, thế cho nên gọi là đại pháp. Đó là lý do, thái tử Sĩ-đạt-đa mới thở dài, rồi ngài về cung, rồi ngài xuất gia để đi tìm phương pháp và ra khỏi đường luân hồi sanh tử. Thoát khỏi bụng mẹ, không còn có cái thân đòi ăn đòi mặc, tức thái tử Sĩ-đạt-đa đi tìm đại pháp, chớ không tìm cầu tiểu pháp. Đại pháp là nhờ ngài đi tu, ngài an định tinh thần, ngài mới khám phá ra gốc rễ luân hồi, rồi tìm đường để cho chúng sanh giải thoát. Như thế đại pháp là một pháp môn khiến cho chúng ta ra khỏi được cái khổ của luân hồi sanh tử. Pháp này cũng gọi là quang minh, sáng suốt, khai mở trí tuệ, khiến cho chúng ta hết u mê tăm tối, chúng ta không còn là loài vật nữa thì đó gọi là bước chân đường hiền thánh. Pháp này thậm thâm là sâu lắm chứ không có nông cạn. Những người nông cạn thì không để ý, chỉ có người có trí tuệ thâm trầm biết suy nghĩ, mới nhận ra nghĩa này.

Chúng ta biết có hai Niết bàn là Niết bàn hữu dư và Niết bàn vô dư. Giải thoát xuất ly thọ đây tức là nhập niết bàn. Hữu dư tức là niết bàn của các vị A-la-hán, còn niết bàn của các thánh đại thừa là niết bàn vô dư. Muốn vào vô dư thì phải không thọ. Vì không thọ nên không ái, không thủ, không hữu, không sanh tử, được an vui vĩnh viễn.

THA TÂM THÔNG

Tha tâm thông là biết được tâm người khác. Ai nghĩ cái gì đều biết hết. Ai đang hờn giận, vui hay bực mình, vv… vị ấy đều biết. Còn chúng ta chưa được tha tâm thông nên nhiều khi người ta làm lành nhưng mình lại không hiểu tâm tốt lành của người ta. Chúng ta cứ nghĩ xéo điều này, điều kia, bởi vì chúng ta không biết, không có tha tâm thông. Không biết tâm địa của người ta rồi cứ suy bụng ta ra bụng người. Chúng ta thấy tròn, chắc người đó cũng tròn. Chúng ta thấy méo chắc người đó cũng méo. Cho nên, mình cứ ấn chặc cho người ta những chuyện người ta không có, rồi tự mình mua tội vào thân. Còn các ngài biết được tâm của mọi người chứ không có đoán mò như chúng ta.

Tu định là các ngài đọc được tâm người khác, còn chúng ta cũng tu mà lại không biết tâm người khác vì chúng ta chưa sống với tâm thật của mình. Chúng ta cứ sống bằng vọng tâm vô minh, bao giờ chúng ta gạt sạch vô minh đi, vô minh tan rồi thì minh sáng ra. Khi minh hiện lên thì tâm thật của mình mới hiện lên những công dụng của nó. Khi chúng ta sống được với tâm thật của chúng ta thì tâm ấy không bị hệ lụy bởi thân cơm gạo này nữa, thế cho nên nó cảm thông được tâm của những người xung quanh. Chúng ta cảm thông được với tâm thật của mọi người thì tức những vọng tâm của họ hiện lên chúng ta sẽ thấy, cũng như có mặt gương thì những gì hiện lên ở mặt gương chúng ta đều thấy được, còn bây giờ chúng ta đoán mò là tại chúng ta còn vô minh tối mù tối mịt. Nhưng nhiều khi đã ngu không biết mà ra điều ta giỏi, ta tài, đoán đâu đúng đó, cứ nhất định là mình hay lắm, đó chính là tướng ngu si.

THÁI ĐỘ KHI NGHE AI CHÊ BAI HAY KHEN NGỢI PHẬT PHÁP

Khi nghe thấy ai chê bai ngôi Tam bảo (Phật pháp tăng), chê tín ngưỡng tôn giáo của mình mà chúng ta khởi tâm xấu, tức giận thì chúng ta phải đọa. Đức Phật dạy hãy giữ tâm của chúng ta cho thanh tịnh, cứ bình tĩnh tươi cười vui vẽ với họ. Chúng ta không phải a dua, đồng ý với họ nhưng ít nhất chúng ta vẫn thản nhiên bình tĩnh, không có thái độ sân giận, bực bội đáp lại. Dù bất cứ trường hợp tồi tệ nào xảy ra, chúng ta vẫn không khởi lòng sân giận và tốt hơn hết là chúng ta có thể khởi tâm từ bi, thương xót những người sai lầm đọa lạc. Chẳng những người ta chê bản thân mình mà người ta chê ngay thầy tổ của mình, mình cũng không nên tỏ thái độ sân giận. Bởi vì sân giận khiến cho chúng ta phải đọa lạc, không nên nuôi rắn ở trong nhà, cần phải bỏ những tham sân giận ra ngoài. Ngay cả đối với những người chống báng đạo Phật, chỉ có thể khởi tâm thương xót, tội nghiệp cho những người dại khờ. Kiếp này đã thiệt thòi, không biết đường đi mà rồi còn bao nhiêu kiếp sau sẽ phải sa đọa nữa, cho nên chúng ta phải khởi lòng xót thương họ. Một khi có niệm từ bi xót thương khởi lên thì sân giận sẽ biến mất, giống như lửa và nước. Khi nước mát xuất hiện thì lửa sân sẽ tan biến.

Đối với những người khen ngợi ngôi Tam bảo thì Đức Phật dạy chúng ta phải có thái độ bình tĩnh chứ đừng hí hững. Chớ có lấy đó làm hãnh diện, khoe khoang cậy mình, cho đây là mình cao hơn mọi người vì mình theo Phật. Người ta khen đạo Phật thì chúng ta tùy hỉ công đức của người ta bởi vì nếu họ theo đạo Phật thì họ được giải thoát, cho nên đây là một việc tốt, việc lành, việc đáng quý. Chúng ta chỉ tùy hỷ công đức nhưng chớ có vì lời khen mà ra vẽ ta đây là theo đạo Phật, ta là người hay lắm, ta là người cao thượng, ta có chỗ cậy mình, hãnh diện, vì như vậy là theo cảnh ngoài chuyển động thì chúng ta sẽ dễ khởi tâm tham danh cầu lợi và sẽ đưa đến sa đọa. Chúng ta phải làm chủ mình, biết mình và sống với mình, đừng để cảnh ngoài chuyển động. Hễ người ta khen thì ra vẽ tự hào, hễ người ta chê thì ra dáng nóng giận bực bội, như thế tâm của mình bị chuyển động lên xuống nên Đức Phật khuyên dù người ta khen hay người ta chê, mình tự biết mình, vững vàng an ổn. Người ta làm lành thì mình tùy hỉ, người ta làm xấu thì mình xót thương, nhưng đừng để tâm mình theo họ mà chuyển động, nghĩa là chúng ta làm hay thì tự biết mình hay, mình làm dỡ thì tự biết cái dỡ của mình, không đợi tiếng khen chê bên ngoài mà tâm mình bị thay đổi, bị khởi tâm tham danh cầu lợi.

Thế nào là tâm tham danh cầu lợi? Người ta khen mình thì người ta sẽ cúng nhiều. Nếu chúng ta được khen, được cúng dường là tốt, tại sao đây Phật bảo chúng ta đừng có theo tâm cầu danh cầu lợi? Hễ mình muốn người ta khen thì mình tìm cách vui lòng người ta. Hễ mình muốn người ta cúng dường thì mình cũng tìm cách lấy lòng người ta. Như vậy thì chúng ta bị hệ lụy, mất tư cách của mình, cho nên cứ tu, cứ tin ở ngôi Tam bảo, tin lời Phật dạy, hễ chúng ta có phúc tức sẽ có phần, không thể cầu được. Ngay đến danh tiếng cũng không tham vì “Hữu xạ tự nhiên hương”, tự chai chứa nước hoa thì sẽ có hương thơm của nước hoa, có hương thơm thì mọi người sẽ nghe, sẽ đến, chứ không phải cầu, không phải tìm. Hễ có phúc đức thì tự nhiên đời sống của chúng ta đầy đủ, không nên lấy lòng người này, mua chuộc người kia. Đi tìm cách gần gũi với mọi người như thế thì sẽ mất thời giờ và lại mất đạo tâm. Tham danh cầu lợi là nhân duyên sa đọa. Không biết người ta có khen thật hay không nhưng bây giờ mình trở thành một con người dối láo tham cầu. Dối láo là nhân, là chủng tử để ngày mai làm ma làm quỷ. Vì thế, chúng ta cứ sống thành thật, chân tu, không quản ngại, không cầu mong.

Có người khen chị ấy nấu ăn giỏi, làm khéo, ngon quá, đó là lời khen thông thường của phàm phu, chúng ta cần phải bất động. Bất là không, động là chuyển tâm, tức là tâm vững vàng, chứ người ta vừa mới khen thì thích chí thì không nên. Đức Phật khuyên chúng ta bất động, nghĩa là được khen thì mình cũng bình tĩnh, bởi vì mình hết lòng làm việc, cho nên được khen; nhưng đừng có lấy thế mà vênh váo cậy mình, kiêu hãnh, tự hào, ta tài, ta giỏi, ta đãm đang mà hãy bình tĩnh xét xem chúng ta có xứng đáng với tiếng khen ấy không? Nếu xứng đáng thì chúng ta cứ thế mà làm tiếp, còn nếu chưa xứng đáng thì phải khiêm tốn, nhún nhường bởi lẽ đây chỉ là lời khen thông thường. Hoặc may mắn hơn, chúng ta có được lời khen tặng của các bậc thánh nhân thì chúng ta cũng phải khiêm cung quán là vô sở đắc, nghĩa là không được gì cả. Ví dụ chúng ta thấy bạn mình nằm ngũ mớ và lay cho bạn tỉnh ra. Người bạn tỉnh dậy và tiếc rẽ vì trong giấc mộng cô ấy đỗ được bằng Tiến sĩ, mua được vài dinh thự nguy nga tráng lệ, nhưng bị lay tỉnh dậy chưa kịp vào ở, chưa kịp ai đãi cô ấy đổ trạng cả. Tất cả dinh thự và bằng cấp đều biến mất như hoa đốm trong không. Những chuyện ở thế gian cũng thế, đều là giấc mộng, theo nghiệp báo vào bụng mẹ, hút máu của mẹ, ăn cơm, uống nước, tạm có thân người một thời gian, rồi mai đây thân này già bịnh, rồi lại rơi rụng tan đi trả về cho đất. Như mỗi năm mùa đông đi qua rồi lại khen ngợi mùa xuân đi tới. Hoa cũ tàn đi rồi lại mua những hoa mới, nhưng sự thật hoa mới này ngày mai cũng tàn là bởi vì nó không có thật thể. Cho nên, thân này đã không thật thì những gì mà thân này đạt được đều là vô sở đắc, không có gì là thật cả, đều là hư vọng.

Chúng ta học Phật pháp đây, tu đây chỉ là để tỉnh ra, buông những sự lầm mê, còn giác tỉnh thì ai cũng bằng ai hết, ai cũng như ai hết. Cho nên chẳng những lời khen của người thế gian mà ngay đến các thánh nhân khen ngợi chúng ta chăng nữa thì chúng ta cũng nên biết rằng vô sở đắc. Những cái được ở thế gian này chỉ toàn là những hư vọng, đi thi đỗ cử nhân, được quà tặng, được khen ngợi đều là những hư vọng, bởi vì ngày mai thân này bỏ vào quan tài thì những bằng cử nhân, tú tài cũng không có ích gì. Ngay đến thân này ngày mai còn phải trả về cho đất, huống gì những cái thuộc về thân cũng thành không. Thế cho nên nắm chữ vô sở đắc để đừng tham, đừng giận, đừng bận lòng mong cầu cái gì cả. Chỉ mong chúng ta tỉnh ra, buông ra hết những xấu ác, tu tập những thiện lành, không mong cái gì ở thế gian, cho nên gọi là vô sở đắc. Có tâm thẹn hổ tức là biết thẹn với mình và xấu hổ với người thì chúng ta không bao giờ làm việc xấu, việc ngụy bậy. Còn bây giờ thọ giới rồi mà vẫn ăn cắp, nói dối tức chúng ta không biết tự thẹn với lương tâm mình và nhìn đại chúng cũng không biết xấu hổ, cho nên mới làm những việc xấu, việc ngụy. Còn người có tâm thẹn hổ thì người ta cẩn thận, giữ gìn trong sạch.

THANH TỊNH

Kinh Thanh Tịnh (Trường A-hàm, số 17), Đức Phật dạy: “Này Tỳ-kheo, trong mười hai bộ kinh hãy tự mình chứng nghiệm rồi lưu bố rộng rãi. Một là quán kinh. Hai là kỳ dạ kinh. Ba là thọ ký kinh. Bốn là kệ kinh. Năm là pháp cú kinh. Sáu là tương ưng kinh. Bảy là bổn duyên kinh. Tám là thiên bổn kinh. Chín là quảng kinh. Mười là vị tằng hữu kinh. Mười một là thí dụ kinh. Mười hai là đại giáo kinh. Các ngươi hãy khéo thọ trì, hãy tùy năng lực mà suy xét, phân bố rộng rãi, mới gọi là thanh tịnh.”

Thanh tịnh là trong sáng như nước sạch. Muốn thân tâm được thanh tịnh như nước sạch trong veo thì điều kiện đầu tiên là phải học Phật pháp. Bởi vì chúng ta mê muội tối tăm không biết cho nên cứ trông thiện ra ác, ác ra thiện, làm những cái bậy cái sai mà cứ cho mình là phải rồi tự đắc ra điều ta tài giỏi. Ai động tới thì bảo tại họ không biết, họ dốt chứ không biết chính mình là ngu. Chúng ta nhơ bẩn mà không biết mình nhơ bẩn, như con heo chẳng quản ngại gì đến sự sạch sẽ cả, cũng vậy chúng ta tâm hồn nhơ bẩn, không quản ngại đến sự sạch sẽ của tâm hồn, tạo nhiều sai lầm. Rồi từ mê lầm này đến sai quấy khác, chúng ta chịu những khổ nạn trong hiện tại và vị lai. Vì vậy, việc đầu tiên là chúng ta phải học Phật pháp để biết cái gì là phải trái, cái gì là thiện ác, để có được sự trong sáng, thanh tịnh và Đức Phật dặn dò khi học kinh, chúng ta phải: “Phải thọ trì, rồi khéo léo thọ trì, xứng lượng quan sát, tinh thông nghĩa lý, chứng ngộ 12 bộ kinh rồi truyền bá sâu rộng.” Làm được như vậy thì ý nghĩa thanh tịnh sẽ được hoàn mãn hơn.

i. Thọ trì kinh điển

Thọ trì là nắm giữ, giống như cái ly lãnh thọ nước vào trong lòng ly, xong rồi cái ly giữ nước, khiến không đổ, không có mất đi. Chúng ta học các bài pháp thoại A-hàm cũng thế, chúng ta thọ trì, rồi khéo léo thọ trì, vâng lời Đức Phật dạy. Chúng ta đã thấy các tổ khéo thọ trì kinh Phật trên 2600 năm mà vẫn còn tương tục lưu truyền cho tới hôm nay. Đức Phật chỉ nói bằng lời như thế này thôi, chứ lúc đó chưa có kỹ thuật ấn loát thành kinh sách gì cả. Âm vang của Đức Phật bay vào hư không như thế này thôi, vậy mà các tổ đã thọ và đã truyền khẩu trì giữ cho đến nay, để bây giờ chúng ta có được bốn bộ A-hàm với 2.086 bản kinh. Đã 2600 năm chứ không phải trong thời gian ngắn vài tháng đâu mà các tổ đã lần lượt trao truyền, tương diệm tục đăng, thọ trì để giữ được cho đến bây giờ cho chúng ta có kinh sách để học, để được trong sáng, để được thanh tịnh, là bởi vì các ngài đã lãnh thọ và để vào tâm, rồi giữ gìn rồi truyền lại, khiến cho không mất, thế gọi là thọ trì kinh điển.

ii. Khéo léo thọ trì kinh điển

Khéo léo thọ trì là giữ gìn kinh điển rất hay, rất thiện xảo. Đức Phật lấy thí dụ như là muỗng canh, khi chúng ta múc canh thì cái muỗng thọ nước canh và cũng trì giữ nước canh trong lòng cái muỗng. Nhưng muỗng đâu có biết gì đến ý vị của canh chua, canh cải thế nào, còn chúng ta cho canh vào miệng, chúng ta giữ, không để nó rơi mất và đồng thời biết hương vị của canh chua rất chua, canh cải ngọt rất ngọt. Không những chúng ta thọ, không những chúng ta trì mà chúng ta còn nhận được vị của canh ngọt hay canh chua ngon hay dỡ nữa. Thế thì cái lưỡi của chúng ta khéo thọ trì canh ngon, còn cái muỗng thì chỉ thọ trì giữ canh mà thôi.

Bây giờ chúng ta học kinh sách, khéo léo thọ trì, nghĩa là những lời Phật giao cho mình thì trì giữ và không đánh mất, không quên. Nếu chúng ta nghe tai này, qua tai kia và chạy vào rừng là không thọ trì. Còn chúng ta thọ trì kinh tức chúng ta nghe, học, hiểu, thấm thía được ý vị, vì chúng ta có thấy được ý vị, thấy cái hay, thấy thù thắng, thấy lợi ích thì chúng ta mới để tâm và giữ gìn lâu dài truyền bá cho người khác, thế gọi là khéo léo thọ trì.

iii. Xứng lượng quán sát

Xứng lượng quan sát là xem kỹ lưỡng tỉ mĩ lời Phật dạy, nếu lời giải nghĩa khó thì chúng ta tự quan sát nghĩa lý, rồi dùng ví dụ minh họa tương ứng cho dễ hiểu. Đức Phật chỉ cho chúng ta rồi tự chúng ta phải mở trí tuệ, tự quan sát tự tìm sự thật. Như chúng ta quán Tứ niệm xứ là quán thân, thọ, tâm, pháp nơi mình và thế nào là xứng với lượng của nó mà quán sát?

Xứng là đúng với lượng của nó, đúng với giá trị của nó. Thân của chúng ta là đất nước gió lửa, chúng ta phải biết giá trị của nó là như thế, chứ không như người ở ngoài đời không được học Phật pháp thì người ta xem thân quý lắm, đặt lên trên tất cả. Cái gì họ cũng lo phần lợi về họ, nhiều khi dẫm đạp lên cả luân thường đạo lý. Ví dụ như vì muốn ăn ngon nơi miệng, ăn ngon để chơi một chút thôi chứ có lâu dài gì đâu, nhưng cũng phải cắt con gà, cứa cổ mổ bụng con heo, giết con vịt, cứa mạng loài vật để ăn chơi một cái thôi. Đó là bởi vì họ không biết giá trị của thân người và giá trị thân của loài vật. Họ không quan sát đúng sự thật, không xứng lượng mà quan sát cho nên họ sống sai, sống lầm. Người ta đã tuyên bố là trời sinh ra loài vật để cho loài người ăn “vật dưỡng nhơn”, bởi vì họ không học Phật pháp, không quay về mà xứng lượng mà quan sát. Nếu chân thật xứng lượng quan sát thì họ sẽ thấy thân này cũng là đất nước gió lửa, thân con gà cũng đất nước gió lửa. Nói về phần tinh thần và cơ thể thì mình cũng nhìn bằng hai mắt, nghe bằng hai tai thì con gà cũng nhìn bằng hai mắt của nó, cũng nghe bằng hai tai, cũng ăn bằng miệng. Cha mẹ thương yêu chúng ta, thường hay tay bồng bế vỗ về; con gà, con vịt cũng thế, cũng biết xoè hai cánh ôm ấp đàn con của nó. Khi chúng ta xứng lượng quan sát thì chúng ta sẽ biết những lẽ phải này, những sự thật này để trân trọng mạng sống loài vật.

Chúng ta cũng xứng lượng quan sát biết thân này làm bằng cơm gạo, là đống đất, mai đây đem chôn trả về cho đất. Bây giờ tạm thời chúng ta dùng nó một thời gian thôi, xứng lượng biết giá trị của chúng ta chỉ có vậy, chúng ta còn tạm dùng đến thân, mượn thân để tu học, cho nên phải bảo vệ để thân đừng bị hư hỏng. Chúng ta phải mặc y phục cho khỏi bị nóng, bị lạnh, che chở cho khỏi muỗi mòng, khỏi bụi bậm, khỏi sinh ra ghẻ lỡ bịnh tật. Chúng ta phải chăm nom săn sóc để thân bình an mạnh khoẻ thì chúng ta mới có thể an tu được. Thế nhưng bảo vệ, trông nom chăm sóc thân, không có cái nghĩa là nô lệ cho thân, không có cái nghĩa là cưng chìu thân; biết thân là đống đất, mai đây sẽ hóa thành cát bụi mà cứ đem nhung lụa mượt mà để đắp che cho nó, rồi lại còn ăn ngon, tô điểm cho thân thể nữa thì như thế là không biết xứng lượng, không biết vật dùng tạm một thời gian rồi đem chôn. Vậy chúng ta nên thiểu dục tri túc, sống đơn giản cần kiệm, chỉ dùng những vật tầm thường để bảo vệ cho thân khỏi bịnh hoạn, chăm sóc cho nó tạm đủ để chúng ta qua dòng sông sanh tử luân hồi.

iv. Tinh thông nghĩa lý

Như chúng ta đang học về nghĩa lý của bài kinh Thanh Tịnh. Thế nào gọi là tinh thông? Có người nói mắt cô ấy tinh anh lắm, nghĩa là lanh lợi, những cái thật nhỏ, thật tỉ mĩ chúng ta không nhìn thấy nhưng vị đó cũng nhìn thấy, nên gọi là tinh anh rõ ràng. Thông là suốt, rành mạch, hiểu cả bài kinh từ đầu đến đuôi, không có gì trục trặc và tắt nghẽn.

v. Mười hai bộ kinh

Kinh Thanh Tịnh nói mười hai bộ kinh gồm có quán kinh, kỳ dạ kinh, thọ ký kinh, kệ kinh, pháp cú kinh, tương ưng kinh, bổn duyên kinh, thiên bổn kinh, quảng kinh, vị tằng hữu kinh, thí dụ kinh và đại giáo kinh.

Nguyên bốn bộ A-hàm là hơn cả hai ngàn tám mươi sáu (2086) bài kinh, nên ý đây không chỉ là thông suốt 12 hai bộ kinh như trên mà ý nói thông suốt 12 phương pháp trình bày A-hàm hay kinh tạng. 12 phương ph��p như sau:

1) Kinh hoặc Khế kinh: những bài kinh do chính Phật thuyết.
2) Trùng tụng hoặc Ứng tụng: một dạng kệ tụng mà trong đó nhiều câu được lặp đi lặp lại.
3) Thọ kí: những lời do Phật thọ kí, chứng nhận cho các vị Bồ Tát, đệ tử mai sau thành Phật và những việc gì sẽ xảy ra.
4) Kệ-đà hay Phúng tụng: những bài thơ ca.
5) (Vô vấn) Tự thuyết hoặc Tán thán kinh: những bài kinh mà Phật tự thuyết, không phải đợi người thỉnh cầu mới trình bày.
6) Nhân duyên hay Quảng thuyết: những bài kinh nói về nhân duyên khi Phật thuyết pháp và người nghe pháp.
7) Thí dụ hoặc Diễn thuyết giải ngộ kinh: những loại kinh mà trong đó Phật sử dụng những thí dụ, ẩn dụ cho thính chúng nghe dễ hiểu hơn.
8) Như thị pháp hiện hoặc Bản sự kinh: những bài kinh nói về sự tu nhân chứng quả của các vị đệ tử trong quá khứ, vị lai.
9) Bản sinh kinh còn gọi Bổn Sinh, chuyện tiền thân đức Phật, truyện tái sanh của Bồ Tát, Túc sanh truyện, những kinh nói về đời trước của đức Phật khi còn là Bồ Tát, tu các pháp khổ hạnh.
10) Phương quảng, Phương đẳng hoặc Quảng đại kinh: thuộc loại kinh điển đại thừa là phần kinh có nghĩa lý sâu xa bí mật.
11) Hi pháp: Hi là hi hữa hiếm có. Những bài pháp nói về sự hi hữu.
12) Luận nghị: bàn luận để hiểu nghĩa thêm

Chúng ta phải thọ trì, khéo léo thọ trì, xứng lượng quan sát, rồi tinh thông nghĩa lý là đủ rồi và mà đây Phật muốn chúng ta phải chứng ngộ 12 bộ kinh, nghĩa là đích thân chúng ta phải kinh nghiệm việc này. Ví dụ nói lửa nóng là khi chúng ta nghe câu ‘lửa nóng’, rồi viết thành chữ là ‘lửa nóng’. Nhưng thật ra trong lời nói và trong chữ viết đã có cái lửa nóng chưa? Chưa! chúng ta chưa biết cái nóng. Muốn chứng ngộ là phải tự tay xuống bếp và đưa tay vào ngọn lửa đó, hơ để biết trình độ nóng như thế nào, tức chính mình phải tiếp xúc thẳng với lửa nóng đó. Thế là chúng ta chứng rồi vì chúng ta độ được sức nóng của lửa như thế nào? Nếu để tay hơi xa xa thì hơi nóng; để tay gần tí nữa thì hơi rát rát, còn cho hẳn cái tay vào chắc chắc bị cháy bỏng. Chúng ta thấy từng độ lượng rõ ràng như thế, đó là chứng ngộ.

Bây giờ, trong Tứ niệm xứ, Đức Phật dạy chúng ta quán thân trên thân, thọ trên thọ, quán tâm vô thường và pháp vô ngã; nhưng trong lời nói như thế này chúng ta chưa thấy rõ được ý nghĩa của bốn pháp đáng nhớ này tức Tứ niệm xứ này. Muốn thấy rõ để chứng ngộ lời Phật dạy là chúng ta không thể chỉ quán thoáng qua vài phút mà quán miên mật mỗi ngày rồi chúng ta mới thấy được thấu đáo, mới chứng ngộ được sự thật thân bất tịnh, thọ thì khổ, tâm vô thường và pháp vô ngã. Lúc đó, chính chúng ta mới ngộ được bốn sự thật về thân, thọ, tâm, pháp này. Cho nên, việc đầu tiên muốn được thanh tịnh, muốn được sạch sẽ thì chúng ta phải khéo léo thọ trì, xứng lượng quan sát, tinh thông nghĩa lý và chứng ngộ 12 bộ kinh, chứ không phải học một, hai bài pháp thoại đã cho là đủ mà phải học cho nhiều.

Thật ra, chúng ta không đủ sức để học tất cả 2086 bài pháp thoại của A-hàm hay cả Tam tạng kinh điển, nhưng Đức Phật khuyên chúng ta không phải chỉ học một, hai bài kinh là đủ mà chúng ta nên học nhiều hơn lên và quan trọng nhất là phải đi sâu vào thực tập, thọ trì khéo léo, tinh thông nghĩa lý, xứng lượng quán sát cho tới lúc chứng ngộ được bài pháp thoại mà mình đã học. Nhưng như vậy cũng chưa đủ, Đức Phật lại dạy bổn phận chúng ta còn phải đem truyền bá sự chứng ngộ đó cho mọi người ở mọi nơi nữa. Chúng ta học kỹ và chứng ngộ như vậy, rồi giờ phải truyền bá sâu rộng nữa mới được gọi là người thanh tịnh. Truyền là chúng ta đưa cho người khác, truyền nhau. Bá là không phải chỉ truyền cho một người, trăm người mà truyền càng nhiều người càng tốt. Truyền giảng kỹ lưỡng, nghĩa kín, nghĩa sâu. Nếu chúng ta giảng hời hợt thì thính chúng không nhận ra, phải giảng kỹ càng cẩn thận thì mới nhận được thâm nghĩa này.

Tại sao muốn thanh tịnh thì chúng ta phải truyền bá sâu rộng? Ví dụ như chúng ta muốn tắm thì đi lấy nước tắm cho mình là sạch. Tắm xong, thân chúng ta sạch sẽ là được rồi, cần gì phải đi gánh nước để cho thiên hạ tắm nữa? Thật khó hiểu vì sao Đức Phật muốn chúng ta phải khiến cho mọi người phải trong sạch nữa? Chúng ta dùng Phật Pháp tẩy sạch tâm hồn, khiến cho tiêu những độc tham sân si đi. Thế là tâm chúng ta được trong sáng là quý rồi nhưng Đức Phật dạy chúng ta phải đi truyền bá để cho tất cả mọi người đều có thân tâm trong sạch như mình. Ví dụ như trong chùa, cứ đến ngày bố tát thì cả đại chúng phải thanh tịnh mới được bố tát. Nếu có người không thanh tịnh thì cả chúng không được bố tát. Vì sao ai có lỗi thì phạt vị đó thôi mà Phật lại bắt cả chúng không được bố tát bởi lẽ còn có một người làm lỗi mà chưa sám hối? Thật ra, Phật không bắt cả chúng không được bố tát mà bởi cả chúng không bắt người ấy, không trị tội người ấy, không tìm ra người có tội để mà bắt sám hối, cho nên mới bắt cả chúng không được bố tát. Chứ nếu người nào có lỗi, tự biết lỗi, tự sám hối thì dĩ nhiên việc ấy đã yên xong. Người ta biết lỗi, người ta sám hối là biết đường thanh tịnh rồi, cho nên Phật đâu có cấm. Cấm là ở chỗ đại chúng không tìm ra người có lỗi, không trị tội người có lỗi, nên bắt lỗi và phạt chúng sám hối. Tại trong chúng không sáng suốt, không tìm được ra người có lỗi để mà trị. Đức Phật làm như vậy để người này phải có bổn phận xem ngó người kia, phải có trách nhiệm lẫn nhau.

Ca dao Việt Nam có câu: “Một con sâu làm rầu nồi canh.” Cả chúng thanh tịnh mà có một người không thanh tịnh thì cả chúng cùng chịu trách nhiệm việc này, cho nên Phật cấm không cho bố tát. Cho nên trong chúng, trong một đoàn thể phải có bổn phận giúp đỡ xây dựng, phải sám hối, hướng thượng lẫn nhau, làm sao cho đại chúng cùng thanh tịnh thì Đức Phật mới chấp nhận, chứ không nên trong một đoàn thể mà có những phần tử nhơ uế thì không được, bắt buộc chẳng những mình và đại chúng phải thanh tịnh. Nên chẳng những khi chúng ta học kinh, tự chúng ta được trong sáng mà còn phải làm sao cho tất cả mọi người cùng được học và cùng được trong sáng như mình để tất cả cùng thọ trì gìn giữ kinh Phật cho đến nhiều đời sau, đó là công đức của một đoàn thể tu tập.

Đức Phật nói kinh này cách đây 2600 năm và liệt vị tổ sư suốt 21 thế kỷ vừa qua đã thọ trì, đã khéo léo giữ gìn cho đến ngày nay để còn có kinh điển trao lại cho chúng ta. Nếu các ngài không có rộng truyền bá thì chúng ta không có A-hàm này. Thế cho nên muốn thanh tịnh, không những bản thân thanh tịnh mà cả đoàn thể cũng được thanh tịnh, không những một đoàn thể ở đây được thanh tịnh mà tất cả đệ tử Phật hiện tại và vị lai cũng đều được thanh tịnh. Muốn được như thế phải thông suốt nghĩa lý, khéo léo thọ trì, xứng lượng quan sát, chứng ngộ được kinh và đem truyền bá sâu rộng. Chúng ta phải nhớ để lòng những đoạn văn này để ứng dụng trong hạnh nguyện tự lợi và lợi tha.

vi.Thân khẩu ý hòa hợp

Đức Phật dạy muốn bảo vệ sự thanh tịnh thì thân khẩu ý của chúng ta phải hòa. Tín tâm chớ tranh chấp chê bai, chớ đem giáo lý làm binh khí để chỉ trích và công kích nhau. Đại chúng cùng học một thầy phải triệt để hoà hợp như nước hòa với sữa. Triệt để tức là thông suốt tới đáy, chứ không có sữa nổi lên trên và nước lóng xuống dưới, sữa và nước không tách nhau ra. Chỗ nào có sữa là có nước, chỗ nào có nước là có sữa, không có chia riêng rẻ. Để đại chúng được hòa hợp triệt để như nước với sữa thì thân miệng ý chúng ta phải hòa hợp. Toàn thể chén sữa ấy đều là sữa, chứ không có những chất chocolate hay dâu, cam lẫn vào đấy. Nếu tâm chúng ta còn thích trêu chọc, nay tranh người này, mai đấu người kia, thứ tâm cứ mọc gai, mọc gươm đao thì không thể gọi là tâm thanh tịnh trong sáng được. Muốn trong sáng thì phải quay về sạch sẽ lấy mình đi đã, phải khởi tâm hòa hợp thương yêu đại chúng. Lời nói nhẹ nhàng, mềm mỏng, không có trêu chọc, kích động ai, không có tranh cải để bảo tồn sự hòa khí, đó là miệng hòa. Còn thân hòa là làm sao cho đại chúng nhìn thấy mình đại chúng vui vẽ, đừng có khinh khỉnh, nhún vai, bĩu môi, lườm nguýt, lắc đầu, tỏ dáng chán ghét thì không nên. Đôi mắt hướng về đại chúng với những tia nhìn thân ái, vui vẽ, miệng luôn luôn tươi cười, nét mặt tươi tĩnh, chứ làu bàu thì cũng không nên.

Chúng ta phải tìm hết cách để toàn thân chúng ta hiển lộ sự an ổn, bày tỏ tình yêu thương với đại chúng, làm mát mẽ không khí trong chúng như thế gọi là thân hòa. Nếu mỗi khi chúng ta thấy khó chịu trong lòng và gương mặt làu bàu, chúng ta tưởng là tâm mình không ai biết, nhưng chúng ta không ngờ chúng ta làm không khí của cả đại chúng cũng xị theo gương mặt của chúng ta, khiến những người chung quanh người ta mất cái vui, khiến chúng quanh đại chúng bận lòng. Còn như thấy đại chúng hiện tướng hoan hỉ vui vẽ và mình cũng hòa vui theo. Đó là con mắt của chúng ta được thọ cái vui. Chúng ta vui vẽ cúng dường sự an vui hòa hợp trong chúng thì phước đức lớn bằng ngần nào.

Người có tâm hòa ấm là người luôn luôn quên mình để phục vụ làm đẹp lòng đại chúng. Chúng ta phải dẹp được tâm tham sân si của mình, dẹp được ngã ái, ngã kiến của mình, mới có thể đem tâm để đón nhận sự an ổn cho đại chúng, giúp đỡ khiến cho đại chúng được mát dạ hả lòng. Thấy ai có dáng phiền, liền thân tình hỏi thẳng cho có chỗ thông cảm hòa ấm với nhau, đó là có tâm muốn hòa. Chúng ta đã đem thân quy y Tam bảo thì chúng ta cố gắng học theo Đức Phật, luôn luôn có tâm thương yêu, quý mến tất cả mọi người và loài vật. Đối với ai ai, chúng ta cũng phải một lòng đem sự an lành cho họ. Nếu chúng ta có lòng tốt đó thì tự tâm chúng ta sẽ có sự cảm thông, khiến cho đại chúng vui vẽ. Phải bảo vệ sự an hòa ở trong chúng, có lòng muốn cho đại chúng hòa thì trước hết mình phải hòa với mọi người đã. Muốn hòa với mọi người thì phải dẹp những cái xấu của mình đi. Tâm của mình đầy những gây cấn khó chịu, khiến cho đại chúng bực, phiền nhọc thì bây giờ phải sửa lại những sai quấy ấy đi. Bao nhiêu những cái độc, bao nhiêu những cái xấu chúng ta phải chừa bỏ để cho mọi người chung quanh vui vẽ.

Muốn cho sự học được bình an thì đại chúng phải yên ổn cùng học một thầy. Nếu đoàn thể không yên ổn thì việc học của chúng ta sẽ đổ vỡ và không yên ổn. Nếu sự học đỗ vỡ thì làm sao mình có để mà học, thế cho nên phải có hòa ấm và phải bảo vệ đại chúng. Đoàn thể có yên ổn thì học vấn hay giáo dục mới đi đến thành công. Theo như luật của nhà chùa phá sự hòa hợp của chư tăng là tội nặng lắm. Cho nên tất cả chúng ta, mỗi người phải cẩn thận, phải điều hòa lại những sự bất an trong chúng để làm sao cho thành một con đường, một chí hướng thì mới đem đến kết quả lợi ích thì như thế ngôi Tam bảo ở thế gian mới được vững vàng. Ở ngoài xã hội, mỗi một trường học là nơi để thành tựu nền văn minh cho nhân loại. Nơi đó để mọi người học luân lý, đạo đức, kiến thức, văn minh cho xã hội quốc gia. Còn nhà chùa thì sự tu học giúp thành tựu sự giải thoát khỏi các sanh lão bịnh tử cho nhân loại và chẳng những cho nhân loại mà còn cho tất cả muôn loài, cho nên chư tăng gọi là chúng trung tôn, nghĩa là một đoàn thể đáng tôn trọng trong tất cả các đoàn thề.

Đoàn thể học sinh là một đoàn thể đáng tôn đáng trọng ở ngoài xã hội, nhưng chưa cao quý bằng đoàn thể tăng già bởi vì tăng ni là những vị tu học để giải thoát những lầm mê, những độc hại, những nổi khổ cho thế gian để đưa thế gian rời đất vô minh lên ngôi vị thánh hiền, nghĩa là khiến cho loài người xa rời địa vị thú vật, ngạ quỷ, bàng sanh mà tiến lên làm hiền, làm thánh, cho nên đoàn thể tăng già là quan hệ cần thiết và cao quý. Cho nên cần phải bảo vệ vì thế mỗi một lời nói, mỗi ý nghĩa đưa đến chấm dứt chữ hòa trong chúng là tội nặng lắm. Chúng ta vâng lời Đức Phật mà dẹp những tham sân si của mình, dẹp bớt những tranh đấu trước là để bản thân chúng ta trong sáng, sau nữa là tạo một không khí an ổn trong chúng thì phước đức lại vô lượng. Hễ phá vỡ chữ hòa thì tội vô cùng, vào địa ngục nhanh như tên bắn mà nếu chúng ta có tâm an hòa trong chúng thì công đức và phúc đức sanh lên cõi trời cũng nhanh như tên bắn.

“Tín tâm chớ tranh chấp chê bai, chớ đem giáo lý làm binh khí để chỉ trích, công kích nhau”: Đừng đem giáo lý của Đức Phật ra làm binh khí, chớ có tranh chấp chê bai là những thói xấu mà chúng ta phải chừa bỏ đi. Nếu chúng ta sống hòa được với tập thể đại chúng là biết cái tham sân si của chúng ta đã tiêu đi được một phần nào rồi. Nếu đại chúng không chê, không trách, vui vẽ với mình, đó là những dấu hiệu là những tâm khó chịu cau có của chúng ta đã bớt đi rồi, cho nên đỡ ngại, đỡ phiền. Vì thế, muốn bảo vệ chữ hòa là phải tiêu ba độc tham sân si của chính mình. Chúng ta cần bảo vệ chữ hòa là chỗ chúng ta sinh sống, bản chất chúng ta phải là chất liệu tốt. Trụ xứ của chúng ta phải là giới hòa đồng tu, phải đủ sáu pháp lục hòa (thân hòa đồng trụ, khẩu hòa vô tránh, ý hòa đồng duyệt, giới hòa đồng tu, kiến hòa đồng giải và lợi hòa đồng quân). Hôm nay học về đức thanh tịnh đặc biệt là giới hòa đồng tu tức chúng ta phải làm thế nào để tất cả đại chúng trong một đoàn thể đừng có tranh chấp lẫn nhau.

Tranh hơn tranh thua với đại chúng và cho cái gì mình cũng là phải. Tranh phần hơn, phần phải về mình, bao nhiêu phần xấu đổ xô cho người khác, đó là người tranh chấp. Chê bai người khác là ích kỷ tức ngầm bảo mình rộng rãi bao dung, như thế thì cũng không có hay lắm. Chê người nào, dĩ nhiên người ta có lỗi thì mình thành thật nhẹ nhàng chỉ ra để người ta sửa, cùng nhau thông cảm, tránh nói xéo, tranh lấy phần hơn. Nếu lấy phần phải về mình tức chính con mắt của mình có mây, chứ người ta không có lỗi gì hết. Chúng ta cũng để cho người ta có thời gian trình bày ý kiến của họ, để xem có thật họ có lỗi không, chứ đừng có đàn áp, gán cho họ những điều sai thì mình là người không đúng trước. Thế cho nên đừng có chê bai và tranh lấy phần phải về mình, rồi cứ nhất định cho người ta là sai, cái đó chưa chắc bởi lẽ chính mình là người hay chê bai, tranh chấp thì chính mình là người lầm rồi đấy, ngay việc làm là đã lầm rồi. Tuy nhiên, nếu chúng ta thấy một người bạn làm việc sai mà chúng ta cứ nhắm mắt hòa theo để cho họ vui với mình thì đó là một điều bậy.

Đức Phật bắt buộc ngày bố tát nếu còn có một người có lỗi lầm thì tất cả đều không được bố tát. Một con sâu làm rầu nồi canh, không những là một mình mình phải giới phẩm cẩn thận mà phải bảo vệ cho tất cả đại chúng cùng sám hối những sai quấy, để cùng hòa sống với nhau. Hòa như nước với sữa nếu mà trong đó còn những vết nhơ thì chúng ta cũng chung chịu ảnh hưởng, cho nên phải cùng hòa hợp tẩy rửa những sai quấy để đoàn thể cùng trong sạch. Bố tát sám hối là một phương pháp để sữa những điều sai của chúng ta, bỏ những điều lầm mê của mình và để đoàn thể có trách nhiệm ảnh hưởng lẫn nhau. Cho nên, Đức Phật yêu cầu tất cả đoàn thể không được cứ nhắm mắt mà chấp nhận những lỗi lầm của người khác. Cái đó là điều không phải, là giặc ở trong chùa, là ung nhọt lớn nhất để khiến cho tan vỡ đoàn thể tăng già bởi vì đoàn thể tăng già là một đoàn thể thanh tịnh. Nếu chứa chấp những điều bậy thì đoàn thể ấy phải tan vỡ đầu tiên, bởi vì nó không phải là đoàn thể tăng già nữa rồi. Những người ôm giữ những sai quấy mà không chịu sám hối, Phật gọi là giặc ở trong chùa, là vi trùng phá hoại thân sư tử. Phật bắt buộc không cho phép người đó ở trong chúng, không được phép cộng trụ. Như thế, chúng ta thấy ý của Phật rõ ràng không có chấp nhận những cái bậy.

Chúng ta bảo vệ chữ hòa để có một trụ xứ thanh tịnh, tất cả đại chúng đồng một loạt cùng giới đức. Nếu mà có một vài người bậy thì ảnh hưởng chung tất cả, thì sự an ổn của chúng khó mà tồn tại. Hòa đây là sửa cho nhau, rửa đi những sai quấy, tha thứ những lỗi lầm, khoan dung để xây dựng cho nhau, giúp đỡ nhau tiến lên về mặt tinh thần, chứ không phải là nhắm mắt bỏ qua những cái bậy. Chúng ta phải lấy giới luật làm cái gương để soi, cùng một nhịp với giới luật, đúng như lời Phật dạy mà sống chung với nhau, chứ không có dùng giới luật làm binh khí để mang chê bai nhau thì không phải. Đừng có thị phi nhỏ to nhất là những chuyện người ta không có mà cứ gán thì như thế là tội địa ngục, là cái không nên. Rồi kết bè kết đảng đổ xô vào, ấn cho người ta những chuyện bậy là không được, cái đó là rũ nhau vào địa ngục. Hễ có chuyện gì thì nói để thông cảm và cùng nhau xây dựng. Chúng ta phải thành thật đối với nhau, hòa cùng nhau sống đúng như giới luật. Ngay cả kẻ cướp với bọn ăn trộm cũng biết sức mạnh của đoàn kết, huống chi chúng ta là những hành giả tu tập để lên nấc thang thánh hiền thì phải có sự đoàn kết chặt chẽ để giúp đỡ lẫn nhau mà tiến lên, để thanh lọc tất cả những gì xấu và bậy. Hòa trong giới luật là bảo vệ sự hòa hợp để cùng nhau phấn đấu mà bảo vệ nêu cao những sự thanh tịnh lên.

Nếu người ấy cứ giữ tri kiến sai rõ ràng mà không nhận lỗi, hoặc bảo vệ cái sai của họ thì khi ấy chúng ta mới trình bày để cả chúng xét xử và xét xử trước mặt người ấy để người ta thấy cái sai mà sửa đi. Chứ không nên ấn tiệt cho người ta, rồi cứ người nọ ghé tai người kia to nhỏ như thế tập thể sẽ đưa đến tan vỡ. Cho nên muốn thanh tịnh, Đức Phật dạy chúng ta phải học. Muốn bảo vệ sự học và giáo dục thì chúng ta phải sống ở trong chúng, bởi vì Đức Phật nói: “Hổ ly sơn hổ bại, tăng ly chúng tăng tàn” nghĩa là hổ phải ở với bầy đàn của nó, chỗ của nó, là núi rừng, cảnh giới của nó. Hễ hổ rời cảnh núi rừng của nó thì sẽ bị người ta giết chết. Hễ hổ ở trên núi thì chúng ta lên núi mình sợ nó, nhưng khi nó xuống đồng bằng thì nó có thể sống được không? Người ta sẽ hè nhau, bắt nó hoặc giết chết vì ở đồng bằng không phải là chỗ của nó.

Hổ mà lìa núi rừng thì hổ mất thân, chúng ta cũng thế “Tăng ly chúng tăng tàn”. Bởi vì tăng sống trong chúng thì cùng với nhau một chí nguyện giữ giới luật giải thoát như nguyện không sát sanh, trộm cắp, nói láo. Đại chúng ai nấy đều một lòng là giữ các giới thanh tịnh lấy đó làm chính, còn ở ngoài xã hội, người ta cần sự khôn ngoan và tài giỏi. Sự tài giỏi của họ là làm sao mà đem danh lợi về phần mình thì người ấy là người khôn, còn trong chùa thì không tính sự khôn sự dại mà chỉ tính sự thanh tịnh và sạch sẽ tinh thần mà thôi. Cho nên cùng một chí nguyện giữ giới, không sát sanh, nói dối, sẽ không mưu mô xoay sở trộm cắp. Chúng ta ở với những người cùng một chí nguyện ấy, nếu chúng ta sơ hở lập tức huynh đệ sẽ nhắc nhỡ. Bên trái, bên phải, đằng trước, đằng sau, từng ấy người bảo vệ cho mình, để cho chúng ta dù có sơ hở cũng vội vàng sửa chữa được ngay. Còn nếu ở bên ngoài xã hội thì người ta không có đồng chí nguyện với mình, không có giữ giới, không có lấy việc giới hạnh làm chính, cho nên người có thể sát hại, trộm cắp, nói dối, ví dụ như nói dối mà được thành công thì liền được tán thưởng. Người xoay sở khôn khéo lại được tán thưởng. Nếu chúng ta ở chung với những người như vậy, chúng ta cũng lại bắt chước những cái đó, rồi có những lúc chúng ta sơ sót, phạm giới thì không có ai chịu nhắc mình, bởi vì ai cũng sợ mất lòng, không ai nói cho mình nghe đâu. Ai cũng lấy cái điểm đầu tiên là đừng có để mất lòng. Chúng ta làm sai đấy nhưng người ta cứ tán thưởng. Cho nên, chư tăng không sống trong chùa mà sống ở ngoài thì sẽ tàn, tăng tàn, chứ không phải chúng ta mất thân này. Thân này còn nguyên nhưng mà chúng ta mất đức hạnh, phẩm tiết của người xuất gia lìa ba cõi. Vì thế, muốn bảo vệ sự thanh tịnh thì vị tăng phải ở trong chúng mà muốn ở trong chúng thì phải bảo vệ cho toàn chúng được bình an, hòa hợp. Toàn chúng có bình an hòa hợp thì mình mới có chỗ ở bình an hòa hợp để cho mình tiến trên sự thanh tịnh trong sáng. Thế cho nên phải học, phải hòa, không nên có tranh chấp chê bai.

“Chớ đem giáo lý làm binh khí để chỉ trích và công kích nhau”: Sao gọi kinh sách Phật là binh khí, là dao gâm để đâm nhau? Thật ra, nếu vị ấy phạm giới nói dối thì bổn phận của mình và đại chúng phải sửa cái tật nói dối đó. Cho nên chúng ta phải cử lỗi, chứ không phải trợ duyên cho người ta nói dối thêm. Nhưng nhiều khi chúng ta không có cái tâm xây dựng, mong cho người ta thanh tịnh mà cứ bêu xấu nêu tên cái chị A, B hay nói dối, cốt để chỉ trích như con muỗi, như cái kim đi chích người ta, cứ muốn tranh đấu. Chúng ta phải giữ tâm cẩn thận, đừng châm ai và cũng đừng chích ai, để cho người ta an ổn tu tập. Bằng tấm lòng lành, chúng ta giúp cho đại chúng trong sạch để rửa sạch những sai quấy thì quý lắm, công đức rất nhiều. Thẳng thắn mà sửa cho nhau thì công đức rất nhiều; đây là điều Đức Phật rất mong trong chúng đối xử với nhau nên có cái tâm như vậy, quý lắm; nhưng đàng này chúng ta không có cái ý muốn cho mọi người thanh tịnh, chúng ta cứ như đi châm người này, lại đi chích người kia, để cho người ta đau khổ và rồi người ta phát bực sinh ra khổ não và rồi sinh bịnh. Muỗi còn truyền bịnh sốt rét nữa tức mình làm cho người ta tức phát run lên thì mình đúng là con muỗi sốt rét. Cho nên đại chúng đừng có cái vòi như con muỗi xấu lắm không nên.

Chúng ta từ đây quyết định làm thế nào mà miệng như hoa sen. Mỗi khi hé nở thì hương thơm phảng phất khắp cả không gian. Khi hé miệng để cho người ta hưởng sự thơm tho mát mẻ, thanh tịnh thì đấy là miệng của con nhà Phật. Chúng ta chịu khó tu tập đi, đừng để chúng ta có cái miệng châm chích thì không nên. Nên đây những lời Phật nói thật đau lòng: ‘Chớ đem giáo lý làm binh khí để chỉ trích và công kích nhau’. Những lời Phật dạy cho chúng ta thanh tịnh mà chúng ta dùng làm những binh khí, những mũi kim để châm chích nhau, rồi chê bai lẫn nhau. Những cái đó thật là không nên, thật là đáng thương. Bởi vì không học, không khéo léo thọ trì, không biết thân mình là đống đất, mai đây mạng chung rồi sẽ đem chôn vứt đi, không biết xứng lượng như thế, cho nên cứ tham, cứ giận hờn trách móc. Nếu vị nào hay cau có sân si, mặt mũi khó chịu thì bi��t là người chưa khéo thọ trì kinh sách, chưa xứng lượng quán sát thân mình mà cứ tưởng là hay lắm, tưởng tốt đẹp lắm. Thật ra chỉ khiến cho người ngoài thấy thương hại chúng ta vì dại quá, vì cứ tranh chấp là lấy phần hơn và đẩy phần kém cho người khác. Chấp khư khư cho mình phải và người ta là trái. Có những người trái rõ ràng như khi sân rồi thì nói những lời rất thô, lại bênh vực tự bào chữa, chấp cái sai của mình cho là đúng. Cho nên, chúng ta phải xứng lượng quan sát để biết sự thật mà tiêu ba cái lầm là tham sân si.

Chúng ta muốn thanh tịnh thì phải bảo tồn sự hòa hợp trong chúng. Nếu tâm ta một lòng mong sự an vui cho chị em thì tâm ấy là tâm tốt đẹp. Tâm ấy là tâm thanh tịnh, còn cứ gai góc sinh chuyện với người này, xoay sở với người kia để cho trong chúng tan vỡ thì chính tâm mình là không lành, không muốn an hòa cho chị em, chính tâm ấy không phải là tâm thanh tịnh. Cho nên, chúng ta phải bảo vệ đoàn thể để mình nương tựa đoàn thể ấy mà sự thanh tịnh của mình được lâu dài.

“Chúng ta phải sáng tỏ chánh pháp mới mong được an vui niết bàn”: Đức Phật giảng pháp thoại cách đây 2600 năm và liệt vị tổ sư đã làm nhịp cầu nối truyền cho tới ngày nay. Các ngài đã rộng truyền bá từ Ấn Độ, sang Trung hoa rồi sang Việt Nam và nhiều nước trên toàn thế giới cho tới ngày nay chúng ta được học. Đức Phật mong chúng ta theo kinh hướng dẫn mà đạt được niềm vui vi diệu của Niết bàn tịch diệt. Muốn có an vui tịch diệt đó thì chúng ta phải sáng tỏ chánh pháp. Chánh pháp là dùng pháp để hưng long những sự sáng suốt, chân chánh, đúng đắn. Chúng ta phải học kinh sách của Phật, phải sáng tỏ để biết cái nào là chánh, cái nào là sai để bỏ những sai quấy, bỏ những mê lầm đi sẽ được an vui cùng cực. Đức Phật gọi là Niết bàn tịch diệt, ngay tên Niết bàn cũng đã nêu lên công phu cần diệt sạch những lầm mê nhơ bẩn, sai quấy thì tự tánh an vui của chúng ta sẽ được hiển lộ. Như vậy, muốn được an vui ấy thì chúng ta phải sáng tỏ chánh pháp mà muốn sáng tỏ chánh pháp thì bản thân chúng ta phải bình an. Muốn được bình an bản thân thì chỗ chúng ta đang sống đây phải được bình an, cho nên phải bảo vệ đoàn thể tăng già cho được hòa hợp an vui và ai nấy đều sáng tỏ chánh pháp và hưởng niềm vui niết bàn.

Như vậy, chúng ta đừng có đem giáo lý của Phật ra để làm binh khí xoay sở nhau để bài bác chống trái nhau mà ngược lại đem những lời Phật mà sáng tỏ cho nhau để cùng nhau hưởng an vui niết bàn, nghĩa là cùng nhau tiêu trừ những sai quấy lầm mê, để cùng hưởng cảnh thánh hiền an vui. Đó là mục đích của Phật khi giảng pháp và cũng là mục đích của liệt vị tổ sư đã tận tình truyền bá Phật pháp cho tới ngày hôm nay. Đức Phật đã nói những lời này và các tổ viết lại cho chúng ta, chỉ cốt cho chúng ta được hưởng an vui niết bàn.

vii. Xuất gia

Chúng ta xứng lượng quan sát nghĩa của chữ ‘Xuất gia’. Xuất là ra, gia là nhà. Chúng ta phải khéo léo thọ trì hai chữ xuất gia, phải tinh thông ý nghĩa của hai chữ xuất gia xem nó còn có nghĩa gì nữa. Nói đủ, xuất gia là xuất thế tục gia, xuất phiền não gia và xuất tam giới gia.

a. Xuất gia là xuất thế tục gia

Xuất gia là rời cha mẹ, gia đình, thân tộc và nhà cửa để vào chùa. Mặc dù ra khỏi nhà rồi, Phật còn thêm một sự tướng để dễ phân biệt với người thế tục là cạo đầu. Phủi những tóc trên đầu đi tức là phủi những phiền não ở trong tâm mình, phủi những dòng suy nghĩ hư vọng. Đừng nhận là tôi thích cái này, tôi yêu cái kia, tôi ghét cái nọ, suốt ngày trói buộc chúng ta tạo nghiệp. Bây giờ dừng lại, tự khép mình trong chốn thiền môn để học nếp sống nghiêm tịnh giải thoát.

Thân này rồi sẽ long rụng mủn tàn trả về cho đất, bởi vì nó vốn là đất. Giá trị của thân cũng chỉ có thế thôi, thế cho nên phát nguyện xuất gia giữ các giới của Đức Phật, không tham đắm ngũ dục (tài sắc danh lợi thực thùy) của thế gian, không mong để vơ về cho thân mình thọ hưởng. Dù thọ hưởng sung sướng đến đâu thì mai đây cũng đem chôn xuống đất, cũng không đưa ta về giải thoát được. Đó là xứng lượng quan sát nghĩa ra khỏi nhà thế gian.

b. Xuất gia là xuất phiền não gia

Chúng ta ở nhà, ở gia đình quyến thuộc của chúng ta, rồi bây giờ xuất gia ra khỏi nhà là một việc. Chúng ta còn có căn nhà tệ nữa mà chúng ta cần phải ra khỏi là ngục tù vô minh phiền não. Như chúng ta nghe nói người ta mang dâu cho tằm ăn để nó kéo kén, tự nó nhả tơ rồi tự nó kéo kén để bọc trùm thân nó kín mít ở trong cái kén ấy. Vì tơ tốt lắm, nên người ta muốn lấy tơ dệt vải. Muốn lấy tơ thì cái kén có con tằm nằm ở trong đó, rồi người ta bỏ kén vào nước sôi để luộc và lấy tơ dệt áo. Đời tằm vẫn cứ như thế từ kiếp này sang kiếp khác và cho tới bây giờ. Vậy thì con tằm là khôn hay dại? Kén của con tằm thì chúng ta có thể trông thấy rõ, còn chính bản thân chúng ta cũng cứ nhả tơ, kéo kén suốt ngày. Tâm của chúng ta cứ nghĩ yêu, thương, mừng, giận, hờn, đủ chuyện lủng củng suốt ngày từ sáng đến tối, không có giờ phút nào ngưng. Chúng ta cứ như con tằm suốt ngày nhả tơ để tự cuốn mình, bọc kín mình trong cái kén phiền não. Con tằm người ta bỏ vào nước sôi, luộc chín thì nó chỉ chết có một cái thân ấy thôi. Còn chúng ta suốt ngày ở trong cái kén vô minh từ vô thủy ấy thì nó dẫn chúng ta nhiều đời đọa lạc trong sáu đạo. Cứ suốt ngày nghĩ những tham sân si, những chuyện tầm phào không đâu, không đầu không đuôi gì cả, chúng ta cho là vui nhưng Đức Phật gọi là phiền não, là khổ, bởi vì toàn là những não loạn khiến chúng ta không tỉnh được ra. Cứ ở trong đường mê như thế, kéo cái kén vô minh nên hết thân này đến thân kia rồi lại vào địa ngục.

Như có một vị Tam tạng pháp sư phải chịu năm trăm đời làm con chó chỉ vì do chê một thầy tỳ kheo già rằng: “Thầy tụng kinh như chó sủa”. Bởi vì tâm nghĩ vị sư đó tụng kinh ngồ ngộ, âm thanh không có trang nghiêm thì liền tưởng nghĩ đến giống như tiếng chó sủa. Tâm vừa nghĩ tiếng chó sủa là miệng nói ra lời giống như chó, thế là 500 đời làm thân chó. Tâm suy nghĩ của chúng ta cứ nghĩ hết chuyện này đến chuyện kia giống như con tằm kéo kén để giam hãm mình vào ngục tù vô minh, cho nên xuất gia là ra khỏi ngục tù vô minh đó. Vì vậy, Đức Phật đặt ra phương pháp dễ dàng là chúng ta quán Tứ niệm xứ để tập ra khỏi cái kén, để dừng những dòng suy nghĩ suốt ngày hết ngày này qua tháng khác. Chúng ta xuất gia rời gia đình để tập ra khỏi những nhà vô minh, những kén phiền não, những sự lầm mê. Ai không học Phật thì sẽ không biết những suy nghĩ đó không phải mình. Đây là điều lầm mê mà chúng ta cần phải ra khỏi. Cho nên tới chùa học Tứ niệm xứ, Đức Phật mới dạy quán thân, quán thọ, quán tâm, quán pháp, tức quán thấy những cái đó là hư vọng, không nhận nó làm mình. Biết là huyễn thì nó tự tan, chỉ tại mình cứ nắm lấy nó mà tính toán suy nghĩ, cho nên thành ra chúng ta ở trong căn nhà phiền não vô minh.

Ra khỏi phiền não là ra khỏi căn nhà vô minh, ra khỏi cái kén con tằm phiền não. Chúng ta phải tỉnh ra, phải học Tứ Niệm Xứ, thực hành mỗi ngày mỗi quán chiếu đi sâu, bởi vì kén vô minh phiền não này đáng sợ lắm. Chúng ta đã cuốn nó, đã nhả tơ phiền não trong kén vô minh này từ vô thủy đến giờ, nhận nó làm mình. Cho nên bây giờ muốn xả được là phải học bộ Tứ Niệm Xứ để cắt những sợi tơ ràng buộc, để thoát khỏi căn nhà vô minh phiền não. Đây là việc chúng ta đang làm để hy vọng ngày mai sáng tỏ chánh pháp. Nếu đi đúng đường, khéo léo thọ trì, tinh thông nghĩa lý, phải xứng lượng mà quan sát thì sẽ sáng tỏ được chánh pháp.

c. Xuất tam giới gia

Tam giới gia là chúng ta ra khỏi ba nhà: dục giới, sắc giới và vô sắc giới. Nhờ lời Phật dạy, chúng ta biết cắt những sợi tơ vô minh phiền não, để ra khỏi nhà sanh tử, ra khỏi vòng luân hồi. Cao nhất của cõi dục giới là loài người, còn lại là địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, đừng vào trong cõi dục giới này nữa. Cao hơn cõi dục giới có cõi sắc giới và vô sắc giới, là cõi của các vị trời, còn từ các cõi trời trở xuống là dục giới. Dục giới là còn bị chi phối bởi sanh già bịnh chết. Cứ sanh ra có cái thân rồi bị già, rồi bịnh hoạn, rồi bỏ vào quan tài rồi lại đem chôn. Cứ tiếp diễn hết đời này đến đời kia, sanh ra rồi lại bỏ vào quan tài rồi đem chôn, lần lượt trả cho đất và khi đem chôn xuống đất như thế thì tâm chúng ta cứ mù mịt trong kén phiền não, không đủ sức sáng. Cho nên lại đâm đầu vào bào thai nào đó, rồi lại có thân rồi lại già lại bịnh, rồi lại bỏ vào quan tài lại đem chôn. Cứ như thế tái diễn từ vô thủy đến giờ, cứ tự dìm mình vào địa ngục, ngạ quỹ, bàng sanh. Bây giờ vâng lời Phật không tơ vương những phiền não, những yêu thích giận hờn, những hư vọng, cắt hết những cái ấy để ra khỏi ba cõi. Chúng ta phải tranh thủ thời gian quán chiếu trước khi vô thường già chết đến. Để ngày mai trả thân này lại cho vào quan tài rồi thì tinh thần của chúng ta phải sáng suốt, không đi theo những sự ưa thích, sự khổ vui, không nhận là nó, để không đâm đầu vào những bào thai con trâu, con bò hay vào bào thai con người, hay không sinh lên làm ông trời.

Chúng ta chỉ muốn phải ra khỏi căn nhà sanh tử, ra khỏi ba cõi luân hồi và nguyện từ cõi trời trở xuống chúng ta sẽ không có bén mãng. Hễ thoát được ba cõi thì hưởng sự an vui Niết bàn thì gọi là sáng tỏ chánh pháp để được an vui tịch diệt. Được sống trong cảnh an vui tịch diệt của Niết bàn thì chúng ta mới xong được mục đích của việc xuất gia của chúng ta.

d. Xuất Gia là Có Hiếu

Xuất gia không phải là người bất hiếu mà trái lại là rất có hiếu thảo. Cũng như người trồng cây xoài, nếu ra những trái xoài thật ngọt, thật thơm, thật ngon thì người bán sẽ được nhiều tiền. Nếu cũng trồng một cây nhưng nhằm hạt giống nó thành cây độc, quả nó thành trái độc. Chẳng những không lợi mà ai không may mà ăn phải trái ấy thì nguy hiểm. Kết quả trong hai người trồng cây thì ai có nhiều tiền? Người trồng được xoài ngọt thì được nhiều tiền. Cũng thế nuôi con lớn lên mà nó biết hiền thiện đạo đức, mỗi lời nói, mỗi ý nghĩa, việc làm đem lợi ích cho mọi người thì người trồng cây ấy có được phước không? Còn cũng nuôi một người con mà lớn lên nào tham sân, ăn trộm, nói láo, trộm cắp thế thì người ấy được lãi, được tiền gì không? Chẳng những không được lãi được tiền mà còn khốn khổ về đứa con. Nếu là cây độc thì thà đem chôn, đốt và vứt đi là xong việc, nhưng đứa con thì không phải mỗi một chốc lại đem bỏ và vứt đi. Cha mẹ phải chịu đựng những hư hỏng của đứa con mất dạy. Thế cho nên, nuôi một đứa con mà thành thánh hiền thì bố mẹ được hưởng phước không những trong một kiếp này mà còn mãi mãi về sau. Nếu đứa con mà giải thoát thì bố mẹ nhất định cũng được hưởng.

Trong kinh A-hàm, Đức Phật có nói đi nói lại, khi người con tu hành, không những đợi chứng quả, mà ngay lúc này hướng về trì giới, hướng về tiêu trừ ba độc tham sân si thì không những cha mẹ, ngay đến bà con họ hàng mà ngay cả đến trong bà con họ hàng ai nghĩ đến vị xuất gia đó đều được hưởng phước cả. Huống chi cha mẹ là gốc đã phát sanh ra đứa trẻ đó thì phước đức ngần nào. Đây Đức Phật nói nghĩ đến người ấy đã có phước rồi chứ khoan nói thật sự phước đức của người con tu tập, người con xuất gia ấy có phước đức đền ơn cha mẹ. Thế cho nên người xuất gia cũng giống như là quả xoài ngọt.

Tuy rằng bây giờ là rời cha mẹ, chúng ta thiếu bổn phận hầu hạ cơm ngon canh ngọt cho cha mẹ. Tuy không đền ơn thường thân cận phụng dưỡng, nhưng không có mình cũng có người khác trong gia đình mà cha mẹ cũng tự lập được, không đến nổi nào mà trong thời gian ấy, chúng ta tu tập ra khỏi được vô minh phiền não, lên được thánh địa, ở địa vị thánh hiền thì phước ấy toả khắp chúng sanh thì chính cha mẹ chúng ta cũng được hưởng.

Những lời Đức Phật nói trong Kinh Thanh Tịnh (Trường A Hàm, số 17) là để tán thán công đức của các bậc cha mẹ có con xuất gia. Cho nên cha mẹ nên xem kinh Thanh Tịnh này để cho các bậc cha mẹ biết phước đức khi cho con rời gia đình, ra khỏi vòng tay âu yếm của cha mẹ để xuất gia, bởi vì tình thương của cha mẹ như biển hồ lai láng. Nhưng chính biển hồ lai láng là chỗ trầm luân, vì mở rộng về vô minh và đắm chìm trong tham sân si. Thế cho nên từ biệt cha mẹ ra khỏi nhà thế tục, nghĩa là ra khỏi các thứ gì mà gọi là thế tục, để được ra vào trong cửa Phật. Chúng ta được học lời Đức Phật dạy trong A-hàm và thực hiện Tứ Niệm Xứ để chúng ta thoát ly khỏi cái kén của con tằm, thoát ly khỏi sự nhả tơ phiền não trong căn nhà tam giới vô minh như thế và xuất gia là thắng duyên lớn giúp ta toàn tâm, toàn trí bước ra khỏi lửa tam giới này.

Khi đã xuất gia rồi thì cố gắng tu tập, nhất là những thanh niên tuổi trẻ còn tràn trề sức khỏe tu học, còn có khả năng để thiền tọa, lễ lạy bái sám, chứ còn già nua lụm cụm thì chỉ ngồi đó thôi, cho nên khi còn trẻ phải tranh thủ cố gắng tu. Tu để giải thoát kiếp sau đừng có vướng vào bất cứ thân của loài nào trong sáu cõi. Hễ mất thân bằng cơm bằng gạo này lại lãnh thân khác, lại lần lượt vào quan tài và đem chôn thì khổ lắm. Chúng ta học bài kinh Thanh tịnh này để tâm hồn chúng ta trong trẽo sạch sẽ. Sạch nghĩa là bỏ hết những lầm mê của người thế gian, cho nên trở thành sạch sẽ. Khéo léo thọ trì thấm nhuần ý vị của bài kinh Thanh tịnh.

Những bậc xuất gia đã rời bỏ gia đình xã hội, không có làm một nghề gì để kiếm ra tiền bạc; ăn uống, y phục, hoàn toàn là trông cậy vào lòng tốt của thập phương tín thí. Những người thế gian phải cày ruộng để có gạo cho chúng ta. Người ta trồng cây vất vả, cả nhà thức khuya dậy sớm, mới có rau, khoai, gạo, sắn mang lên chùa cho chúng ta. Người ta lao lực cực khổ mới có tiền mua vải cho chúng ta. Thức khuya, dậy sớm, chịu nắng mưa giải dầu, vất vả để kinh doanh xoay sở, mới ra các vật dụng. Chúng ta ngồi không mà hưởng những sự vất vả nhọc nhằn của thí chủ, ngồi mát trong chùa mà hưởng các công lao của thí chủ, vậy mà mình lại phung phí, còn xe xua, áo đẹp thì như thế chúng ta là những người không biết nghĩ, không biết lẽ phải.

Chúng ta tạm mượn tứ sự cúng dường của đàn na tín thí, tạm dùng để tu để học đạo. Tín thí trông mong ngày mai chúng ta đắc đạo để họ được hưởng phước do sự đền ơn đáp nghĩa của chúng ta, cho nên ngay hiện tại chúng ta phải như pháp, như luật, như lời Phật dạy mà tu tập. Chúng ta học, chúng ta tu, đem công đức này hồi hướng cho các thí chủ. Đây là chúng ta vay và chúng ta phải có công đức để trả. Vậy hãy xét xem công đức mình có đủ để trả cho người ta chưa? Mà còn xe xua tham mặc những áo đẹp, đòi thứ này muốn thứ khác. Đó là tướng mạo của người không biết nghĩ. Rồi xét đức hạnh của mình có xứng đáng thọ tín thí không? Của thập phương đây nếu chúng ta học đạo mà không thông lý thì mai sau mang thân ra để đền ơn tín thí.

“Học đạo mà không thông lý thì mai sau mang thân ra đền ơn tín thí”: đây là điều chúng ta phải nhớ trọn đời, phải thực hành mỗi ngày khi ăn cơm, mỗi khi thọ dụng. Hễ còn dùng của tín thí thì còn phải nhớ, phải thực tập. Phần nhiều số đông loại vật mà nuôi ở trong nhà, là do thiếu nợ tín thí. Trả nợ bằng cách làm con chó giữ nhà, giữ của cải; làm con mèo để canh gát những con chuột để nó không đến phá đồ đạc áo quần của chủ nhà; làm con trâu để kéo cày trả nợ; cứ làm đủ loại thân bàng sanh để đền nợ. Thế cho nên người tu làm thế nào để đừng nợ ai cả mà lại còn dư phước để ban bố cho những người xung quanh mình thì như thế mới được. Người bán chim lồng, cá chậu vì con chim, con cá nợ tiền người bán hàng, cho nên nó phải đem thân nó để đền nợ đó. Nợ là cái khổ, là đọa lạc cho nên những bậc xuất gia thanh tịnh, vâng lời Phật không có cầu những vật dụng dư thừa. Sống vừa đủ gọi là ít muốn biết đủ, cho nên người muốn thanh tịnh là người chỉ mặc những áo thô xấu, những vải tầm thường không có giá trị, tuy nhiên chúng ta phải chỉnh tề, sạch sẽ tươm tất, nề nếp, đứng đắn, nghiêm trang. Như thế là góp phần cho chúng ta thành những người trong sạch thanh tịnh.

“Này các tỳ kheo, ăn uống ta cho hai việc: tự đi khất thực hoặc cư sĩ cúng dường là để được thanh tịnh”: Khất là xin, thực là ăn. Đi xin để ăn hoặc do cư sĩ tự ý mang đến chùa cho mình. Tại sao Đức Phật không dạy chúng ta tự lập tự cường, tự nuôi sống lấy mình mà lại đi nhờ vả đàn na tín thí như thế? Làm sao đi xin ăn, quấy rày thiên hạ mà lại bảo là chúng ta được thanh tịnh? Vì khi đi xin ăn như vậy, chúng ta sẽ xả được ngã ái, ngã chấp của mình. Ngã ái, ngã chấp là gốc của tất cả tham sân si. Bởi vì si nên mới tham mà tham không được thì sân, cho nên nếu xả được ngả ái thì chúng ta sẽ được thanh tịnh. Chúng ta càng hạ mình, càng khiêm tốn, càng nhún nhường, càng nhẫn hòa bao nhiêu thì tâm đức của mình càng cao bấy nhiêu. Người càng tự hạ mình bao nhiêu thì người ấy đạo đức càng cao bấy nhiêu, còn người vênh váo cậy mình bao nhiêu thì là người ấy càng thấp bấy nhiêu. Đức Phật tìm nhiều phương pháp để chỉ dạy cho chúng ta tiêu trừ thói cống cao, kiêu mạn cho đến ngã ái, ngã chấp cũng phải đào bới cho sạch đi, thế thì chúng ta mới thanh tịnh được.

Vì sao nhận của thập phương tín thí cúng dường là chúng ta tu học được hạnh thanh tịnh? Vì chúng ta mong tu tập giỏi để đền ơn tín thí, sớm chiều chúng ta nhớ ơn lớn của các Phật tử cắt phần nhường bụng của con cháu trong nhà để cúng dường cho chúng ta. Khi chúng ta có tâm biết mang ơn và đền ơn tín thí như thế thì chúng ta không dám lơ là sự học và sự tu của mình. Chúng ta vâng lời răm rấp những gì Đức Phật dạy để chúng ta có được sự thanh tịnh. Có được sự thanh tịnh thì chúng ta mới đền ơn đáp nghĩa mười phương tín thí được. Thế cho nên việc Phật dạy chúng ta phải đi khất thực và sống hoàn toàn bằng sự cúng dường của thập phương, đây chính là một phương pháp để rửa sạch tâm hồn của chúng ta cho sạch sẽ. Như vậy, cũng mới xứng đáng nhận của tín thí và nếu chúng ta không chân thật tu hành như vậy thì thập phương sẽ không cúng dường nữa. Thập phương tín thí không sống chung với chúng ta nên người ta không biết, nhưng có Phật và bách thần trông thấy. Cho nên, chúng ta tu hành chân thật là chúng ta đáp ơn tín thí và vì biết ơn, đền ơn cho nên chúng ta luôn luôn giữ tâm thanh tịnh.

“Ăn để đỡ đói khát, bảo tồn tánh mạng, phải biết vừa đủ”: Chúng ta có hai sự khổ bức bách, cho nên bây giờ cần phải ăn và uống để hiện tại đỡ cái khổ đói khát. Nếu chúng ta ăn đủ no thì chúng ta mới sống được, gọi là bảo tồn tánh mạng, tức bảo tồn sự sống thì chúng ta mới còn thở để học, để tu. Nếu không ăn thì bây giờ thân thể đói khát mà rồi lại đưa đến bịnh hoạn ốm đau rồi phải chết vì thân của mình làm bằng đất, bằng nước cho nên bây giờ không đổ đất đổ nước vào thì nó phải chết. Nó không có chất liệu để nó sống thì nó phải chết. Cho nên ăn để đỡ đói khát, để bảo tồn tánh mạng. Thế thì chúng ta có nên ăn thật nhiều, chọn những đồ thật ngon, thật bổ để ăn, để bảo tồn tánh mạng sống thật lâu, có thể sống vài ba trăm năm? Thật ra, ăn nhiều thì vỡ bụng, vì bao tử của mình chỉ có thể chứa dung lượng vừa đủ. Thân của mình không phải đắp bồi bổ một lúc, ăn một hơi mà nó là một sự tiếp nối từ từ mỗi ngày, cho nên ngày nào cũng phải ăn, phải uống và phải thở. Chúng ta cần thở nhiều hơn, lúc nào cũng thở suốt ngày, suốt đêm, nhưng ăn thì mỗi ngày chỉ ăn vài bữa, uống thì khi nào khát mới uống. Chúng ta cần ở những nơi thoáng để thở không khí tốt lành vì hơi thở rất cần thiết, cho nên Đức Phật dạy chúng ta quán sổ tức, điều hòa hơi thở. Chúng ta trở về an định tinh thần theo hơi thở. Mỗi buổi sáng phải ra tập thể dục quán pháp từ bi, chúng ta vừa vận chuyển làm các động tác và vừa luyện hơi thở cho nó dài. Buổi sáng không khí trong sạch thì nó đem chất bổ vào thân để bảo vệ sức khoẻ cho chúng ta.Tránh những chỗ ngồi lâu nơi tụ hội, không có lợi. Cần phải ở chỗ mát khoẻ nên cần phải mở tung các cửa mà không nên đông người, chỉ nên vừa phải để lấy không khí vì nó là chất bổ cần yếu. Chúng ta thở suốt ngày, không khí không mất tiền mua, nên mỗi người tự lo tìm không khí trong sạch cho chính mình.

Chúng ta không thể ăn thật nhiều để kéo dài mạng sống đến vài ba trăm tuổi, bởi vì ăn uống phải điều hòa mỗi ngày một ít để bồi bổ vào những chỗ thiếu thốn của thân, chứ không có dồn vào thật nhiều được bởi lẽ “Hễ tham thì thâm, ông Bụt bảo rằng thì chớ có tham.” Ăn vừa phải, điều hòa, không những vừa đủ về phần lượng mà còn về phần phẩm chất. Không được chọn món ngon mình ăn, còn món dỡ thì đẩy cho người khác. Vì chúng ta biết chọn món ngon cho mình thì người khác cũng biết ưa thích cái ngon; chúng ta ghét món dỡ thì người khác cũng không ưa cái dỡ. Nếu bao nhiêu món dỡ chúng ta đẩy cho người khác thì đó là tướng mạo ích kỷ, vô lễ, không lịch sự, không biết lẽ phải. Phần của chúng ta thì chúng ta phải ăn, trong phần đó có ngon và dỡ. Nhiều khi món dỡ lại có đủ chất bổ, dù vị của nó không ngon, không hợp với lưỡi của mình. Cơ thể là một tạp hợp nhiều chất, nên thức ăn mỗi thứ có một chất bổ riêng của chất sắt, chất thiếc, chất đồng, chất vôi, để cung ứng vào sự thiếu thốn của cơ thể. Cho nên chúng ta ăn mỗi thứ một ít cho nó đủ các chất, không nên chọn thứ này, bỏ thứ kia, thành ra cơ thể chúng ta không đủ chất bổ. Đừng kén các thứ vừa ý mà bỏ cái thứ khác, như vậy tưởng mình khôn mà hóa ra là dại.

Bài kinh này là Thanh tịnh mà đây Đức Phật dạy chúng ta là ăn đừng cầu ngon, mặc đừng cầu đẹp, ở đừng cầu sang, miễn sao cho đỡ đói khát, đỡ nóng lạnh, che nắng mưa là được, bởi vì tâm chúng ta tuy không hình không tướng, nhưng sự thanh tịnh hay không thanh tịnh vẫn hiện hình tướng ở lời nói, hành vi, cử chỉ, cách ăn uống, đi đứng, nằm ngồi và nếp sống hàng ngày của chúng ta. Ăn uống là nguồn gốc của sự sống, nên người nào đã giác tỉnh biết thân mình bằng đất, biết thân này giả tạm, không hệ lụy, không nô lệ thân thì người ấy ăn chỉ đủ để khỏi đói. Tâm thanh tịnh xa lìa ba độc tham sân si, ăn uống đạm bạc, không quá nô lệ miếng ăn, không hệ lụy y phục quý giá, không ở chỗ cao sang, không đòi hỏi thuốc men loại tốt đắc tiền, miễn trị được bịnh là được. Đời sống an tịnh là đời sống đơn giản, không cầu những cái vui bên ngoài. Đừng tìm vui ở tiếng khen, đừng tìm ở danh giá, đừng tìm ở tiền bạc, đừng tìm ở ăn uống. Những cái hảo huyền bên ngoài không phải là cái vui thật. Chúng ta nên tìm cái vui ở ngay mình, bằng cách lìa bỏ tất cả không tham, không giận, không yêu, không ghét, không bận lòng cái gì cả, trở về nhất tâm. Trở về tâm của mình để ngày mai mình được tâm an lạc giải thoát. Đó là niềm vui thật sự là cái gốc để thành chứng A-la-hán và quả Phật trong tương lai.

Điểm cuối cùng của bài kinh Thanh Tịnh là tìm cái vui hàng ngày ở tâm, đừng tìm cầu cái vui ở bên ngoài. Đức Phật dạy chúng ta tìm cái vui ở ngay nơi mình nghĩa là buông ra đừng cầu tìm một cái gì bên ngoài cả. Bỏ hết mà quay về mình quán Tứ niệm xứ sẽ từ từ chứng Tứ thiền. Sơ thiền là người mới nhập thiền thì bắt đầu lìa sáu trần bên ngoài, lìa thị phi nói chuyện, không ăn, không uống, không chơi, không múa không hát mà an tĩnh, chiếu soi hơi thở của mình. Khi buông hết những thứ bên ngoài thì tự nhiên tâm bình an. Buông hết, không tham, không giận, không đòi, không muốn gì cả thì một sự yên ổn hiện lên, sẽ thấy một sự vui vi diệu. Tất cả ai thực tập sẽ thấy lời Phật dạy không sai. Đức Phật cho chúng ta hưởng sự vui của sơ thiền, nhị thiền, tam thiền và tứ thiền này và niềm vui này không hệ lụy đến ai cả mà lại khiến mình thanh tịnh buông sạch hết các thứ trần lao. Chúng ta bỏ sạch, ngồi an định, trở về với mình. Sáng suốt thấy được mình bởi vì bản chất của chúng ta vốn là sự an vui của các thiền duyệt vi thực này.

Thiền duyệt nghĩa là sự an vui do thiền định sanh ra. Từ vô thủy đến giờ, chúng ta cứ dại vơ những cái bên ngoài vào để mà buồn vui. Chúng ta vui ở miếng ăn, ở đồng tiền, tiếng khen, y phục, bạn bè, tiệc tùng, nghĩa là cứ phải hệ lụy bên ngoài, hệ lụy người này, hệ lụy người kia, cho nên đấy Phật khuyên chúng ta không cầu những cái vui ấy mà nên quay về mình tìm cái vui ở ngay mình. Chúng ta cứ buông sạch niềm vui giả tạm, trở về với mình thì chúng ta sẽ hưởng sự vui lâu dài ở tâm an tịnh của mình. Niềm vui an định bên trong này chẳng hệ lụy tới ai mà là cái gốc để ngày mai chúng ta tiến lên ngôi hiền, ngôi thánh, thoát luân hồi, đó là niềm vui chân thật giải thoát. Việc này Đức Phật đã nói cách đây hai ngàn sáu trăm năm và liệt vị tổ sư đã truyền lại cho đến hôm nay chúng ta được nghe. Bây giờ ở nhiều nơi trên thế giới, các Phật tử đang tu tập theo lời Phật dạy là cũng đang bắt chước để hưởng thứ vui chân thật giải thoát này.

“Đức Phật chỉ giảng những gì đem lại lợi ích thiết thực”: Có ngoại đạo chê Sa môn Cồ Đàm không biết gì về thế giới cả. Thật ra, Đức Phật có nhất thiết trí biết hết tất cả những gì trên thế gian này, nhưng Đức Phật không trả lời những câu hỏi trừu tượng không thiết thực về thế giới vũ trụ bao la xung quanh mà ngài chỉ giảng về những gì thiết yếu và đem lại kết quả hiện tại và vị lai. Đức Phật chỉ giảng những pháp môn giải thoát, đem lại hạnh phúc, thoát khổ. Đây gọi là kiên thật, đúng nghĩa chứ không học bừa bãi. Kiên là kiên cố, thật là chân thật, học để nhận được sự chân thật bền vững của tâm giải thoát khỏi luân hồi sanh tử. Học những phương pháp để trở về nắm được những kết quả chân thật mà lâu bền, còn nếu học làm phước thì mai được làm ông vua hay có phước, có tiền nhiều, nhưng làm vua rồi mai chết cũng hết chuyện. Có tiền tiêu hết thì nó cũng hết hay được người ta quý trọng thì cũng thích nhưng những cái đó không bền lâu. Đức Phật không dạy chúng ta tìm cầu những quả báu ấy mà nên học phương pháp tu tập để sau này nhận lấy tâm an vui giải thoát của mình, cái ấy bền chắc, vĩnh viễn an vui, chứ không cầu phúc đức ngắn ngủi tạm thời. Học thì trạch pháp lựa những cái hư vọng bỏ đi, lấy những điều thiết thực đưa mình về cảnh giới chân thật yên vui để mình có khả năng thực sự, có khả năng cứu độ cho cha mẹ ông bà quyến thuộc quá vãng trong nhiều đời, có khả năng đạt được tâm an lạc giải thoát thanh tịnh khiến mình và người đều lợi lạc.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567