Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

25. Tổ Bà-Xá-Tư-Đa (Basiasita) 🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼

10/01/202104:03(Xem: 8551)
25. Tổ Bà-Xá-Tư-Đa (Basiasita) 🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼



Nam mô A Di Đà Phật

Kính bạch Sư Phụ

Bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được học về Tổ thứ 25 Bà Xá Tư Đa. Ngài là con của một tỷ phú ở miền Tây Ấn Độ, nước Kế Tân (hiện này là Cashmere), là người con do cha mẹ cầu tự. Lúc sanh ra cho đến 20 tuổi, bàn tay trái luôn nắm chặc. Bố mẹ thỉnh hỏi Tổ Sư Tử để biết nguyên nhân vì sao ?

Tổ thứ 24 Sư Tử nhìn vào Tư Đa và bảo "hãy gởi lại viên Ngọc như ý cho ta". Tư Đa liền mở bàn tay ra và trao viên Ngọc cho Tổ Sư Tử.
Tổ Sư Tử giải thích, trong một tiền kiếp, Tổ và đệ tử Bà Xá (tên kiếp trước của Tư Đa) đến Long Cung được cúng dường viên Ngọc, Tổ Sư Tử đưa Bà Xá giữ dùm. Lúc về, Bà Xá đi lạc, rồi qua đời.

Tổ thứ 24 Sư Tử ấn chứng truyền thừa cho Tư Đa là Tổ thứ 25 và có tên ghép tên kiếp trước Bà Xá và tên kiếp này Tư Đa thành tên Bà Xá Tư Đa.

Tổ Sư Tử trao cho tổ Bà Xá Tư Đa một y Tăng Già Lê làm mạng mạch truyền thừa.

Tổ thứ 25 Bà Xá Tư Đa rời nước Kế Tân, đi vào miền trung Ấn để giáo hoá.
Vua nước nầy hiệu là Ca-Thắng ra đón tiếp Ngài.Trong nước nầy trước có chúng ngoại đạo giỏi pháp thuật, ỷ tài khinh chê Phật pháp, người cầm đầu tên Vô-Ngã. Vua thấy thế bất bình, muốn thỉnh Ngài đến để nhiếp phục chúng. Vua mở hội nghị luận, chính vua làm chủ tọa. Vô-Ngã đến hội đề xướng mặc luận, không dùng lời nói. Ngài bảo: "-Ngươi nói chính là danh không phải nghĩa, thì danh nầy là danh gì ? "

Ngoại đạo đáp: "Vì biện cái phi nghĩa nên không danh mà đặt danh "

Ngài bảo: "Danh đã phi danh thì nghĩa cũng phi nghĩa, người biện là ai và biện vật gì ? "

Hai bên bàn qua luận lại như thế đến hơn năm chục lần, ngoại đạo mới dứt lời và nể phục Tổ.

Bỗng lúc ấy trong vương cung có mùi hương lạ bay đến, Tổ chợt nói: " Đây là tin đưa đến, thầy ta đã viên tịch".
Tổ liền xây mặt về hướng Bắc chấp tay đảnh lễ. Lễ xong Tổ tạ từ nói với vua: "thầy dạy ta qua Nam-Ấn để giáo hoa, nay ở lại đây đã lâu là trái ý thầy, xin tạm biệt Đại-Vương sang nơi ấy. Vua và quần thần đồng tiển Ngài sang Nam-Ấn.


Vua nước Nam-Ấn hiệu là Thiên-Đức nghe tin Ngài sang cũng sửa sang xe giá ra đón tiếp, thỉnh Ngài về hoàng cung. Nhơn vua có hai Thái-tử, vị lớn là Đức-Thắng thì thân thể mạnh khỏe mà tánh tình hung bạo, còn em thì hiền lành mà bệnh hoạn liên miên, sẵn dịp vua hỏi Ngài.Vua hỏi:

-Con trai tôi kính thờ Phật pháp, ưa làm việc lành, mà sao lại mắc bệnh kinh niên, vậy lẽ báo ứng lành dữ như thế nào ?

Ngài đáp: Kinh đã nói: "Nếu phải chịu nghiệp báo trong ba đường ác, nguyện đời nầy trả xong, để khỏi vào đường ác".

Vua Thiên-Đức tín nhận, càng phát tâm làm phước. Sau đó, Ngài từ giả nhà vua đi hoằng hóa nơi khác. Mười sáu năm sau, vua Thiên-Đức băng, Thái-tử Đức-Thắng lên nối ngôi.Vua Đức-Thắng tin theo ngoại đạo, chú thuật, nghe lời xúi dục của chúng, muốn làm khó Ngài.Thái-tử con vua Đức-Thắng tên Bất-Như-Mật-Đa biết được ác ý đó, liền đến can vua.

Thái-tử thưa:"Tôn-giả Bà-Xá-Tư-Đa xưa kia được ông nội kính trọng, nhiều người muốn hại còn không thể được, đạo đức của Ngài rất cao, xin phụ hoàng đừng làm khó Ngài".

Vua Đức-Thắng nổi giận cho Thái-tử theo phe Tôn-giả Bà-Xá-Tư-Đa liền bắt hạ ngục.
Sau vua cho thỉnh Ngài vào chánh điện.Vua cật vấn "Nước tôi không có pháp tà, thầy tu học về Tông phái nào ? "

Ngài đáp: "Tôi tu học theo tâm tông của Phật".

Vua hỏi: "Phật diệt độ đã một ngàn năm, thầy làm sao được tâm tông của Phật ?"

Ngài đáp:"Từ Phật truyền cho Tổ Ca-Diếp đã trải qua 24 đời đến thầy tôi là Tổ Sư-Tử, tôi được người truyền lại.

Vua hỏi: "Tôn-giả Sư-Tử đã bị giết, đâu thể đem pháp truyền cho thầy ? Nếu thầy thật được truyền thì lấy gì làm tin ? "

Ngài đáp: "Thầy tôi truyền bát và trao y Tăng-già-lê để làm tin, hiện nay vẫn còn." Ngài liền lấy y trình cho vua xem. Vua vẫn không tin bảo đem lửa đốt. Khi lửa cháy, y hiện năm sắc hào quang. Lửa tắt, y vẫn còn nguyên như cũ. Vua mới tin nhận, xin sám hối tạ tội. Đồng thời, vua truyền lệnh tha Thái-tử. Sau khi được thả, Thái-tử Bất-Như-Mật-Đa quyết chí xuất gia, xin phép vua cha được như nguyện.  Thái-tử đến yết kiến Tổ xin cho làm đệ tử xuất gia. Tổ hoan hỷ nhận thái tử làm đệ tử. Sau sáu năm, Ngài triệu thỉnh các vị thánh chúng vào vương cung truyền giới cho Bất-Như-Mật-Đa. Giờ truyền giới đó có nhiều điềm lành ứng hiện, toàn hội đều hoan hỷ.

Một hôm, Ngài gọi đệ tử Bất-Như-Mật-Đa Tổ Bà Xá Tư Đa ấn chứng trở thành Tổ thứ 26 qua bài kệ:

Thánh nhơn thuyết tri kiến,
Đương cảnh vô thị phi,
Ngã kim ngộ kỳ tánh,
Vô đạo diệc vô lý .

Dịch nghĩa:

Thánh nhơn nói tri kiến,
Ngay cảnh không phải quấy,
Nay ta ngộ tánh ấy,
Không đạo cũng không lý .
(Bản Việt dịch của HT Thích Thanh Từ)


Nói xong, Ngài thị hiện thần biến rồi vào Niết-bàn. Đồ chúng lượm xá-lợi xây tháp thờ.

Kính bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được Sư Phụ ban cho một bài pháp rất siêu mầu, chiếc Y Tăng Già Lê, một năng lực truyền thừa bất khả tư nghì của Đức Thế Tôn, hình ảnh chiếc “y”, một ấn chứng thiêng liêng cao cả tôn kính cho những tôn túc con Phật đầy đủ oai nghi tế hạnh mới được khoác lên. Hình ảnh chiếc Y vàng vẫn lưu truyền từ Đức Thế Tôn suốt hơn 25 thế kỷ tới nay vẫn tồn tại đầy siêu nhiên đặc thù của Phật giáo thế giới.


Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Cung kính và tri ơn Sư Phụ,
Đệ tử Quảng Tịnh Tâm
(Montréal, Canada).


25_TT Thich Nguyen Tang_To Ba Xa Tu Da



Phật tri kiến xuất hiện khi
“ĐƯƠNG CẢNH VÔ THỊ PHI “



Con kính dâng Thầy bài thơ trình pháp về Tổ thứ 25 khi được nghe bài pháp thoại quá tuyệt vời...
Trí Vô Sư của Thầy hiển lộ rõ bày nên chúng đệ tử chỉ
tâm tâm niệm niệm học theo ...Kính tri ân công đức vô lượng của Thầy,
kính chúc Thầy pháp thể khinh an , HH



Tổ Sư Tử kể nguyện nhân bàn tay nắm chặt ! 

Ngọc Minh Châu được hoàn trả  lại Thầy 

Túc duyên xuất gia , thọ giới ...chuẩn bị ngay,  

Y Tăng Già Lê , Ca Sa làm tin và truyền kệ :

           Chính khi nói tri kiến,

          Tri kiến đều là tâm,

           Chính tâm tức tri kiến,

           Tri kiến tức là hiện nay.

Lánh nạn du hoá,  nhiều vấn đề vi tế 

Muốn vào Nam Ấn phải xuyên qua Trung 

Năm chục lần biện luận danh và nghĩa ... KHÔNG TÂM 

Người biện là ai? Biện vật gì ...ngoại đạo nép phục ?

Vừa khi ấy mùi hương giới ... Thầy đã tịch ...quỳ lạy nghiêm túc !

Vâng ý Thầy tiến thẳng vào Nam 

Vua kính thờ Phật Pháp ..tham vấn hỏi han 

Con thứ....mãi bịnh hoạn dù luôn  phẩm đức ? 



Hiện nay có khổ nhỏ nhờ phát tâm làm Phước 

Sau này an ổn ... vì công đức phát sinh 

Hiện báo, sanh báo,  hậu báo phân minh 

 Hiện tại đời sống này còn có bao kiếp trước !!!



Mười sáu năm sau ...

 Thái Tử Đức Thắng theo Tà ngang  ngược, 

Chèn ép Phật Giáo ... Sư theo tông phái nào ? 

Nhắc về Ông Nội ...Bất Như Mật Đa bị tống giam 

Y Tăng Già Lê thần lực.... giải nạn oan 

Tìm được đệ tử nối truyền làm việc Phật !!

Bài pháp thoại, Giảng Sư truyền lẽ thật !

Tất cả danh tăng đời sau ...đã liễu tri ,

Phật tri kiến xuất hiện khi ĐƯƠNG CẢNH VÔ THỊ PHI .

Nên chúng đệ tử nhớ rằng : 

“Không đạo cũng không lý là NGỘ TÁNH “



Kính đảnh lễ Thầy : 

..”nghĩa còn phi nghĩa ... danh cũng phi danh! " 

Nam Mô Bốn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Huệ Hương 



youtube

 




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/04/2013(Xem: 5387)
Từ ngữ A-hàm (Àgama) nói theo nghĩa rộng là chỉ cho những giáo thuyết được truyền thừa, hoặc các Thánh điển do sưu tập các giáo thuyết ấy tạo thành. Do vậy, thông thường nói Kinh A-hàm tức chỉ cho 4 bộ hoặc 5 bộ Thánh điển của Phật giáo Nguyên thủy.
03/04/2013(Xem: 5307)
Kinh Duy Ma Cật xuất hiện vào thế kỷ thứ hai sau Tây lịch, nay không còn trọn nguyên văn chữ Phạn, dịch thuật chỉ dựa vào bản Hán và Tây Tạng. Trước có 6 bản dịch, nay còn chỉ 3 bản: 1. Phật thuyết Duy Ma Cật kinh, Chi Khiêm đời Ngô dịch, 2 quyển. 2. Duy Ma Cật Sở Thuyết kinh, do Cưu Ma La Thập dịch, gồm 3 quyển. 3. Thuyết Vô Cấu Xưng kinh, do Huyền Trang dịch, gồm 6 quyển.
03/04/2013(Xem: 4900)
Kinh tạng Nikàya, Pàli và A-hàm Hán tạng là những bộ kinh thuộc Phật giáo truyền thống, còn gọi là Kinh tạng Nguyên thủy. Đó là những bộ kinh chứa đựng những gì Đức Phật đã dạy suốt trong 45 năm truyền giáo, gồm những giáo lý căn bản như Tứ diệu đế, Duyên khởi, Vô ngã ...
03/04/2013(Xem: 5336)
Không bao lâu sau khi Đức Thế Tôn nhập Niết bàn, tôn giả Đại Ca Diếp tập họp 500 vị đại Tỳ kheo tại giảng đường Trùng Các, bên dòng sông Di Hầu, thành Tỳ Xá Ly, để chuẩn bị kết tập kinh luật. Trong số 500 Tỳ kheo này, 499 vị đã đắc quả A La Hán, chỉ trừ tôn giả A Nan.
03/04/2013(Xem: 4960)
Sau khi Phật Niết bàn độ 100 năm, các Tỳ kheo Bạt Kỳ ở Tỳ Xá Ly đề ra 10 điều phi pháp như sau: 1/ Tỳ kheo ăn muối gừng để dành qua đêm vẫn hợp pháp, 2/ Tỳ kheo ăn xong, nhận được thức ăn khác, dùng hai ngón tay cầm thức ăn để ăn vẫn hợp pháp, 3/ Tỳ kheo ăn xong, rời khỏi chỗ, rồi ngồi ăn lại vẫn hợp pháp, ...
03/04/2013(Xem: 4983)
Sau Phật Niết bàn 100 năm thì Đại hội kết tập Pháp Tạng lần thứ hai diễn ra, và sau lần kết tập lần thứ 2 đúng 118 năm lại diễn ra cuộc kết tập lần thứ 3. Như vậy lần kết tập này xảy ra sau Phật Niết bàn 218 năm, tức là 325 năm trước Tây lịch. Đại hội lần này do Hoàng đế A Dục (Asoka) đề xướng và bảo trợ .
03/04/2013(Xem: 8270)
Sau Phật Niết bàn khoảng 400 năm, tại nước Kiền Đà La (Gandhàra) có vua Ca Nị Sắc Ca (Kanishca) trị vì, đất nước phú cường, danh vang khắp nơi ,các nước xung quanh đều quy phục. Trong những lúc rảnh rỗi việc triều đình, nhà vua thường đọc kinh Phật. Mỗi ngày vua thỉnh một vị cao tăng vào cung thuyết pháp.
03/04/2013(Xem: 5098)
Sau lần kết tập pháp tạng thứ tư đúng 2015 năm thì đến lần kết tập pháp tạng thứ 5. Theo sự ghi chép của Pàli giáo sử chương 6 và sử Miến Điện; thì vào năm 1871, quốc vương Miến Điện là Mẫn Đông (Mindon - tại vị từ 1853 - 1878) đứng ra triệu tập 2400 vị cao tăng, cử hành kết tập Tam tạng giáo điển lần thứ 5, tại thủ đô Man-Đức -Lặc (Mandalay), chính quốc vương làm người hộ pháp.
03/04/2013(Xem: 6061)
Đại Tạng Kinh chữ Hán là một bộ tổng vựng các kinh sách Phật Giáo, nhưng bao gồm rất nhiều lĩnh vực như : triết học, lịch sử, ngôn ngữ, văn học, nghệ thuật, lịch toán, y dược, thiên văn... Đây là một kết tinh của văn hóa Trung Quốc và văn hóa nước ngoài có ảnh hưởng sâu xa đối với sự phát triển của văn hóa thế giới.
03/04/2013(Xem: 7476)
Kinh Tạp A Hàm là một trong tứ A Hàm. Sau khi Đức Thế Tôn nhập Niết bàn, năm trăm đại đệ tử kết tập kinh điển ở thành Diệp Quật, những kinh điển sau khi được thẩm định, mới chính thức trở thành chuẩn mực tu tập cho hàng Thánh chúng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567