Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cảm niệm Tri Ân Sư Phụ Thích Nguyên Tạng đã ban hơn 200 bài pháp thoại trong mùa Đại Dịch Covid-19 (bài của Phật tử Quảng Tịnh Tâm từ Montreal, Canada, do Phật tử Nguyên Như đọc)

30/12/202005:14(Xem: 14384)
Cảm niệm Tri Ân Sư Phụ Thích Nguyên Tạng đã ban hơn 200 bài pháp thoại trong mùa Đại Dịch Covid-19 (bài của Phật tử Quảng Tịnh Tâm từ Montreal, Canada, do Phật tử Nguyên Như đọc)

le man khoa lop giao ly online
quang tinh tamquang tinh tam

Cảm niệm Tri Ân
Sư Phụ Thích Nguyên Tạng đã ban hơn

200 bài pháp thoại trong mùa Đại Dịch Covid-19
(bài của Phật tử Quảng Tịnh Tâm từ Montreal, Canada)



Do Phật tử Nguyên Như (đọc thay thế tác giả)



Nam mô A Di Đà Phật

Kính bạch Sư Phụ,

 

Hôm nay là ngày cuối tháng 12-2020, chúng con những Phật tử hữu duyên phước báu từ lâu đời, trong mùa cách ly vì đại dịch Covid 19, khắp nơi trên thế giới chao đảo, tang thương, bao nhiêu gia đình bị ảnh hưởng nặng nề về mọi mặt không thể kể xiết, mà chúng con được bình an, tận hưởng những năm tháng qua, ngày ngày bình an thọ hưởng pháp Phật sâu mầu, một gia tài tâm linh vô giá cho chúng con.

Bạch Sư Phụ, thiện duyên lớn lao này chúng con có được do từ Tâm lượng lớn lao của Sư Phụ khởi phát trao truyền cho hàng Phật tử sơ cơ bước chân chập chững e dè vào chốn thiền tự uy nghi.

Sư Phụ đã dẫn dắt từng nghi lễ tiếng chuông, tiếng trống, tiếng mõ...Sư Phụ giải thích ý nghĩa của từng tôn tượng oai nghi, những bài kinh căn bản, 48 đại nguyện của Đức Phật A Di Đà. Chừng bao nhiêu hiểu biết này giúp cho chúng con hãnh diện tự tại bước chân đến chùa có đủ tư lương hoa trái trong giỏ, hạnh phúc trong niềm tôn kính chắp tay khiêm cung từng bước hiểu và hạnh hài hoà trong ngôi nhà chung thiêng liêng Phật đạo.

 

Bước đầu lợi lạc cho kiến thức khi về Chùa, thiên tai Covid vẫn còn leo thang, Sư Phụ vẫn an nhiên theo thời, hết lòng biên soạn trao truyền kế tiếp giáo pháp của Đức Thế Tôn. Suối nguồn pháp của Phật được tuôn chảy từ ngày thành đạo sau 49 ngày tọa thiền dưới cội Bồ Đề thiêng liêng.

Khởi phát cho Ngài Sơ Tổ Ca Diếp. Nguồn suối pháp được chảy dài xuyên suốt khắp quê hương Phật, qua đến Trung Hoa theo đường bộ của Tổ Bồ Đề Đạt Ma, theo đường biển đến Việt Nam, Đại Hàn, Nhật...cho đến ngày hôm nay chưa hề bị gián đoạn. Trên quả địa cầu này, dòng suối pháp luôn được gia trì của mười phương chư Phật trên kia qua sự thị hiện ra đời của các vị Tổ.

 

Trên hư không bao la trùm khắp vẫn còn mười phương Chư Phật, Chư Bồ Tát đủ uy lực, thần lực, tha lực, đại trí lực luôn hộ độ cho chúng sanh sáu cõi trầm luân còn u mê chìm trong biển khổ luân hồi sớm biết tu sửa.

Những vị Tổ Sư, Thiền Sư, Đại Hoà Thượng, Thượng Toạ...chân tu, là cánh tay nối dài của Chư Phật trên cõi hư không thiêng liêng của vũ trụ.

 

Kính Bạch Sư Phụ, thời cách ly do đại dịch Covid, thế giới bất an, trong cái rủi có cái may, hệ thống truyền thông hiện đại, Sư Phụ ngồi một chỗ trong phòng trao truyền giáo pháp của Như Lai, tất cả năm châu đều có thể nhìn thấy và lắng nghe, con là một con kiến bé nhỏ lỗi thời mà cũng có được phương tiện thần thông nhìn thấy và nghe SP giảng pháp Phật, thật là tuyệt vời diệu dụng.

Bạch Sư Phụ, với điều kiện tuyệt diệu này, Sư Phụ đã lần lượt trao truyền dòng suối pháp Phật từ Ấn Độ, đến Trung Hoa, Nhật, Việt Nam...qua các sự chứng đắc của những Thiền Sư. Tới nay, chúng con được học hơn trăm vị Thiền Sư. Mỗi vị Thiền Sư biểu hiện hoàn cảnh, hình thức chứng đắc khác nhau, nhưng cùng một cứu cánh là hiển lộ Tâm Phật là thật có, thường hằng trong tất cả chúng sanh vạn loại, con sâu, con kiến, ngạ quỷ, con người...đều có tánh Phật như nhau.

Man khoa lop giao ly online-covid (30)Man khoa lop giao ly online-covid (31)



 

Bạch Sư Phụ, sau hơn hai trăm bài giảng dày công biên soạn trao truyền sự chứng đắc Phật tánh của hơn trăm vị Thiền Sư, và nhờ con say mê sự chứng đắc này như là thần thông có chứng cớ hiện thực, con ghi chép, kính trình SP, ngày hôm nay con đã được một món quà trân quý vô giá cho con. Con kính xin khoe với Sư Phụ, tâm con như trưởng thành, pháp thực thắm vào con, một niềm tin tâm Phật trong con, con tĩnh lặng hơn, bảo trì tâm Phật như viên Ngọc sáng, luôn cố gắng, cố gắng chiếu soi từng cảm thọ tạp khí lâu đời, cạo gột tạp khí này như lời của HT ( trên núi ở Cali),  như cạo bò hóng trên bếp, thì mới được về cõi Phật.

 

Bạch Sư Phụ, nhờ thắm nhuận pháp Phật do SP hết lòng biên soạn trao truyền, tâm con như được trưởng thành, con biết lắng yên tri ơn tất cả những điều con được học hỏi từ Sư Phụ, từ lòng từ bi của SP chỉnh sửa sự sai sót của con rất nhiều và rất nhiều. Con không biết thưa trình sao cho hết, con chỉ biết kính xin ghi tạc lòng tri ân vô vàn mãi mãi của con đối với tâm lượng rộng lớn của Sư Phụ.

 

Cung kính và tri ơn Sư Phụ,

Đệ tử Quảng Tịnh Tâm
(từ Montreal, Canada)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/04/2013(Xem: 5596)
Kinh A Di Đà (Phạn: Sukhàvatyamrta-vỳuha) còn gọi là kinh Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm, kinh Chư Phật Sở Hộ Niệm, kinh Tiểu Vô Lượng Thọ, là một bản kinh ngắn của Phật giáo Bắc truyền, nhưng rất quan trọng đối với tín ngưỡng Tịnh độ, là một trong 3 bản kinh căn bản của tông Tịnh độ.
04/04/2013(Xem: 5444)
Từ ngữ A-hàm (Àgama) nói theo nghĩa rộng là chỉ cho những giáo thuyết được truyền thừa, hoặc các Thánh điển do sưu tập các giáo thuyết ấy tạo thành. Do vậy, thông thường nói Kinh A-hàm tức chỉ cho 4 bộ hoặc 5 bộ Thánh điển của Phật giáo Nguyên thủy.
03/04/2013(Xem: 5365)
Kinh Duy Ma Cật xuất hiện vào thế kỷ thứ hai sau Tây lịch, nay không còn trọn nguyên văn chữ Phạn, dịch thuật chỉ dựa vào bản Hán và Tây Tạng. Trước có 6 bản dịch, nay còn chỉ 3 bản: 1. Phật thuyết Duy Ma Cật kinh, Chi Khiêm đời Ngô dịch, 2 quyển. 2. Duy Ma Cật Sở Thuyết kinh, do Cưu Ma La Thập dịch, gồm 3 quyển. 3. Thuyết Vô Cấu Xưng kinh, do Huyền Trang dịch, gồm 6 quyển.
03/04/2013(Xem: 4902)
Kinh tạng Nikàya, Pàli và A-hàm Hán tạng là những bộ kinh thuộc Phật giáo truyền thống, còn gọi là Kinh tạng Nguyên thủy. Đó là những bộ kinh chứa đựng những gì Đức Phật đã dạy suốt trong 45 năm truyền giáo, gồm những giáo lý căn bản như Tứ diệu đế, Duyên khởi, Vô ngã ...
03/04/2013(Xem: 5400)
Không bao lâu sau khi Đức Thế Tôn nhập Niết bàn, tôn giả Đại Ca Diếp tập họp 500 vị đại Tỳ kheo tại giảng đường Trùng Các, bên dòng sông Di Hầu, thành Tỳ Xá Ly, để chuẩn bị kết tập kinh luật. Trong số 500 Tỳ kheo này, 499 vị đã đắc quả A La Hán, chỉ trừ tôn giả A Nan.
03/04/2013(Xem: 5017)
Sau khi Phật Niết bàn độ 100 năm, các Tỳ kheo Bạt Kỳ ở Tỳ Xá Ly đề ra 10 điều phi pháp như sau: 1/ Tỳ kheo ăn muối gừng để dành qua đêm vẫn hợp pháp, 2/ Tỳ kheo ăn xong, nhận được thức ăn khác, dùng hai ngón tay cầm thức ăn để ăn vẫn hợp pháp, 3/ Tỳ kheo ăn xong, rời khỏi chỗ, rồi ngồi ăn lại vẫn hợp pháp, ...
03/04/2013(Xem: 5040)
Sau Phật Niết bàn 100 năm thì Đại hội kết tập Pháp Tạng lần thứ hai diễn ra, và sau lần kết tập lần thứ 2 đúng 118 năm lại diễn ra cuộc kết tập lần thứ 3. Như vậy lần kết tập này xảy ra sau Phật Niết bàn 218 năm, tức là 325 năm trước Tây lịch. Đại hội lần này do Hoàng đế A Dục (Asoka) đề xướng và bảo trợ .
03/04/2013(Xem: 8335)
Sau Phật Niết bàn khoảng 400 năm, tại nước Kiền Đà La (Gandhàra) có vua Ca Nị Sắc Ca (Kanishca) trị vì, đất nước phú cường, danh vang khắp nơi ,các nước xung quanh đều quy phục. Trong những lúc rảnh rỗi việc triều đình, nhà vua thường đọc kinh Phật. Mỗi ngày vua thỉnh một vị cao tăng vào cung thuyết pháp.
03/04/2013(Xem: 5157)
Sau lần kết tập pháp tạng thứ tư đúng 2015 năm thì đến lần kết tập pháp tạng thứ 5. Theo sự ghi chép của Pàli giáo sử chương 6 và sử Miến Điện; thì vào năm 1871, quốc vương Miến Điện là Mẫn Đông (Mindon - tại vị từ 1853 - 1878) đứng ra triệu tập 2400 vị cao tăng, cử hành kết tập Tam tạng giáo điển lần thứ 5, tại thủ đô Man-Đức -Lặc (Mandalay), chính quốc vương làm người hộ pháp.
03/04/2013(Xem: 6119)
Đại Tạng Kinh chữ Hán là một bộ tổng vựng các kinh sách Phật Giáo, nhưng bao gồm rất nhiều lĩnh vực như : triết học, lịch sử, ngôn ngữ, văn học, nghệ thuật, lịch toán, y dược, thiên văn... Đây là một kết tinh của văn hóa Trung Quốc và văn hóa nước ngoài có ảnh hưởng sâu xa đối với sự phát triển của văn hóa thế giới.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567