Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

08. Ngôn từ sắc pháp thế gian (Thích Phổ Huân)

17/06/201403:35(Xem: 17497)
08. Ngôn từ sắc pháp thế gian (Thích Phổ Huân)

blank







Nói theo thế gian, sống phải tùy thuận theo dòng chảy cuộc đời, sống phải biết sống với tình cảm, với tình thâm đạo đức và với quy ước xã hội hiến pháp quốc gia. Hiểu biết sống như vậy cho nên văn hóa trở thành đặc thù, đa thù, trở thành màu sắc riêng biệt ở biên giới đất nước này biên giới đất nước kia. Từ đó cũng không tránh được những văn hóa kỳ đặc dị kỳ mà các nước khác phê bình lên án. Nhưng tất cả đều theo dòng sống theo cái ý thức chấp thủ và địa dư truyền thống của mỗi dân tộc. Như thế mà dòng chảy cuộc đời hiện ra ở mỗi nơi vẫn tồn tại, không thể nào đồng nhất được.

Về ngôn ngữ diễn đạt, trên thế giới có vài trăm tiếng nói khác nhau; trong đó có vài ngôn ngữ phổ thông được nhiều người xử dụng, nhưng dù phổ thông hay không chung quy cũng chỉ làm sao diễn đạt hiểu nhau để sống, để trao đổi tồn tại cho xứ sở mình cho quốc gia dân tộc.

Tuy nhiên do ý thức sống quá mãnh liệt của mỗi con người, mỗi dân tộc, nên ngôn ngữ diễn đạt cũng hóa thành sâu sắc tinh tế và phức tạp. Từ đây ngôn ngữ trở thành quan trọng cho hết mọi vấn đề, vì nó mang lại tình cảm, cũng mang lại hận thù.

Vài ý niệm như trên đối với đạo Phật, gọi là hiện ảnh của sắc pháp, là phương tiện theo lý duyên sinh, vì Phật dạy: Hễ cái này có thì cái kia có, cái này không thì cái kia không, và cái này diệt thì cái kia diệt. Như vậy không thể trách cứ phê bình văn hóa này sao lại như vậy, văn hóa kia sao lại như thế… Tất cả đều do ý thức, ý thức đó chính là quả hiện tại của nhân thiện ác từ bao đời quá khứ mà ra.

Về ngôn ngữ trong giáo lý đạo Phật lại càng thấy rõ, như ngày nay Phật tử khắp nơi trên thế giới học giáo lý giải thoát từ ngôn ngữ địa phương của mình, chứ không cần phải tìm hiểu học ngôn ngữ tiếng Pali, Sanskrit mới hiểu được lời Phật dạy. Nhờ vậy ai cũng hiểu lịch sử và giáo lý của Ngài. Như vậy ngôn ngữ để hiểu đạo giải thoát là phương tiện; hay nói rằng mọi thứ trên đời này đều là phương tiện. Nói theo thuật ngữ của Duy Thức Học là những sắc pháp, pháp trần đã và đang tương ưng với con người để sống còn tồn tại. Và thật may cho người học Phật hiểu được điều này, nên tâm niệm rằng mọi thứ diễn ra trên đời này tuyệt đối là phương tiện sống, phương tiện tu, sao cho hiện thực được ngày giải thoát mau chóng.

Vậy thì ở đời sự khen sự chê đều trống rỗng chẳng có gì là thực thể chân thật bất hư, duy chỉ là những sắc pháp ngôn từ chảy mãi theo nghiệp thức hình thành từ những chủng tử thiện ác. Giờ này ngồi viết ít lời theo nhã ý của Thầy, chúng con cũng không ngoài những ngôn từ xuôi theo dòng chảy giữa đời và đạo. Nhưng đời thì có thể khen tặng, phê bình, còn đạo thì không nên khen, càng không thể chê được.

Khen chê của thế gian rồi cũng im lặng biến mất theo thời gian, dù khen chê để sống, để khích lệ hoặc cảnh tỉnh người; nhưng rồi cũng lại thăng trầm mãi mãi. Lịch sử đã ghi lại bao nhiêu anh hùng của các dân tộc khác nhau; nhưng anh hùng của dân tộc này lại là kẻ thù không đội trời chung của các nước láng giềng. Thậm chí không phải các nước khác, mà ngay trong một nước, anh hùng chỉ vang bóng một thời, một triều đại nào đó, qua triều đại khác vị anh hùng kia lại là kẻ thù bị lên án không tiếc thương. Thế gian bao giờ còn chúng sanh thì còn ấu đả tranh nhau để sống; và chúng sanh thông minh nhất như là loài người, thì sự tranh sống, khen chê còn khủng khiếp hơn và mãi mãi không bao giờ chấm dứt.

Thế thì không phải lỗi tại ai, duy lỗi tại còn phàm phu còn chưa chứng Thánh quả. Chỉ có chứng quả giải thoát, thì mọi khen chê bình phẩm sẽ không còn ảnh hưởng nữa đến bậc giải thoát.

Kể về Thầy hay nói về kỷ niệm hoặc nhận xét về Thầy cũng chỉ là những nhân duyên theo duyên nghiệp của một lúc, một thời, hay đã từ lâu, lâu nhất có thể từ quá khứ kiếp. Bởi vì ai mà không có quá khứ kiếp chung sống với nhau. Tình bạn, tình Thầy trò, tình yêu, tình thương giữa con cái cha mẹ. Hết thảy tình thương mến nhau này bắt nguồn từ quá khứ, và hiện thời tiếp tục; nó sẽ tiếp tục hoài cho đến khi gặp đạo giải thoát. Gặp đạo rồi nó sẽ giảm dần, và chỉ giảm chứ chưa thể dứt trừ, vì ngay trong đạo vẫn còn tình huynh đệ, Thầy trò; mối tình này dù đã gieo mầm chủng tử giác ngộ, nhưng vẫn phải đợi chứng đạo mới thôi. Cho nên Thầy trò của kiếp này không phải chỉ có đời này, mà có thể đã từng là Thầy trò trong quá khứ; có khi ngược lại Thầy làm trò, trò làm Thầy cũng không biết được.

Truyền sử Phật Giáo không hiếm vài câu chuyện Thầy trò có duyên nghiệp hoằng đạo khác nhau. Chẳng hạn có chuyện, Thầy thì lịch lãm am hiểu truyền thống Phật Giáo nguyên thủy một cách sâu sắc, có thể giảng dạy hướng dẫn vị đệ tử không sai lạc chân nghĩa giáo lý giải thoát. Ngược lại trò quá am tường tính khai phóng phương tiện nhập đạo vào đời một cách tinh tế sâu nhiệm, mà khiến vị Thầy Bổn Sư phải khâm phục, và nhìn nhận về mặt giáo lý thậm thâm uyên uyên của đạo giải thoát hướng ngoại độ sanh, thì phải chịu làm đệ tử của đệ tử mình. Như vậy chẳng có gì là ngoài duyên nghiệp với nhau.

Nói đúng hơn hễ còn chưa chứng quả thì vòng lẩn quẩn sinh tử vẫn còn hoài, dù có sống trong đạo vàng bao nhiêu kiếp. Cho nên tình Thầy trò chỉ nên hiểu biết tương kính nhau, tất nhiên trò phải kính Thầy trước hết, vì đó là nhân duyên vào đạo hiện đời; và làm Thầy cũng phải hiểu, phải có tâm xem trọng học trò mình.

Giáo lý giải thoát đã quá rõ ràng qua Tứ Trọng Ân: ân cha mẹ, ân quốc gia, ân Thầy bạn và ân Tam Bảo. Không ai qua khỏi Tứ Ân này, nghĩa là không ai lại không là đệ tử, không là Thầy với nhau, trừ Đấng Thế Tôn và chư Thánh Tăng chứng đạo. Đấng Thế Tôn chỉ có học đạo, chỉ làm đệ tử khi đang tìm đạo mà thôi, nhưng khi thật sự tìm và được đạo giải thoát, thì không một ai có thể chỉ dạy Ngài. Từ đó Ngài là vị Phật được nhân thiên ca tụng là bậc Thầy của tất cả.

Đối với phàm phu đương trong lúc học đạo thường phải nhớ Tứ Trọng Ân; và tốt hơn lại phải tự xem mình lúc nào cũng học hỏi, lúc nào cũng là người đang cần đến mọi người, huống chi đó là sự thật. Vì hết thảy sự sống đều tương quan nối kết, hỗ tương nhau mới tồn tại. Sự sinh tồn mỗi bản thân chúng ta thôi, chưa nói đến xã hội quốc gia, mà chỉ ngay phạm vi gia đình, ngôi nhà, Tự Viện, Chùa Chiền, Tịnh Xá, ta đã trở thành bất lực nếu không có một đến hai người giúp đỡ, nhưng sự thật thì ta đã nhờ và nương vào hàng trăm hàng ngàn người để sống. Cho nên giáo lý nhân duyên nhà Phật, đã trở thành nền tảng cốt lõi không thể không hiểu biết đối với người Phật tử.

Dài dòng đôi lời gởi đến Thầy, trước để thấy thâm tình giữa Thầy với chúng con có thế nào cũng chỉ là nhân duyên như bao nhiêu nhân duyên khác, và sau để học hỏi ở Thầy một vài Phật sự mà mỗi một vị Thầy có thể học được.

Hình ảnh hơn mười năm qua, kéo dài cho đến gần nhất cách đây hai năm, thời gian dài đó Thầy đã đến với chùa Pháp Bảo, tịnh tu tại Tu Viện Đa Bảo. Mỗi lần như vậy chùa cũng thấy vui, cái vui chung chung có một vị Tăng gần gũi, vừa gần gũi huyết thống huynh đệ với Thầy Bổn Sư, vừa gần gũi kỷ niệm là vị Thầy chứng minh trong ngày chúng con thọ giới Sa Di cách nay đã 20 năm.

Cứ mỗi lần đến Úc tịnh tu, Thầy thường dẫn theo một vài huynh đệ, duy chỉ có một lần sau này vị thị giả của Thầy là cư sĩ. Các vị đệ tử học trò đi với Thầy lại càng làm bầu không khí Pháp Bảo đạo tình hơn. Có thể nói Thầy có cái duyên may mắn! Nói may mắn tuy không đúng với đạo Phật, nhưng thôi đã nói là ngôn từ sắc pháp thế gian tạm mượn diễn bày. Thầy thường sắm vai người chủ động, người được ân lớn với một số người, nên chi thường tới lui qua lại nhiều nơi trên thế giới. Tới đâu cũng có người đoái hoài chiếu cố. Cũng không ít một số Tăng sĩ du học Ấn Độ, Nhật Bản, Đài Loan, Hoa Kỳ… thế mà Thầy là một trong số rất ít được ưu ái nhân duyên này. Đi nhiều nơi tất nhiên phải biết nhiều, lại có khiếu văn chương, trí nhớ, nên cũng không uổng tiếc khi ghi lại điều học hỏi đã qua.
blank

(Hình chụp khoảng gần 10 năm trước, tại Tu Viện Đa Bảo cũ vùng Campbelltown – Sydney)

Điều quan trọng hơn Thầy là vị tu sĩ Việt Nam ở hải ngoại, gần như đều đặn không ngừng việc công phu sáng, dù đang Phật sự ở bất cứ chùa nào. Có lẽ cũng do tâm tha thiết với Tam Bảo, với ân nghĩa của Phật Đà, nên Thầy phải ý thức như vậy. Vì người Tăng sĩ Phật Giáo sống chỉ nhờ đàn na tín thí, nên những công phu thiền tọa kinh kệ tuyệt đối phải thường xuyên. Có vị Đại sư thuyết pháp cảnh báo cho hàng Phật tử xuất gia, đại khái như vầy: hãy tự thầm tính toán việc tu hành của mình xem lỗ hay lời. Cứ một ngày công phu thì tự cho mình được bao nhiều tiền! Nếu không công phu thì hôm ấy sẽ mất bao nhiêu! Vì tiền phòng, tiền điện, tiền nước mình xử dụng, phải tính xem công phu hàng ngày có đủ trả hay không. Nếu công phu mà dư thì tốt, vậy sẽ có lời, ngược lại việc tu hành trở thành mắc nợ!

Ôi nghe vậy thấy mà lo!

Thật sự nhận xét, Thầy là vị Thầy nghiêm nghị chỉnh tề qua cách nói năng phục sức, dù vẫn không tránh được ít nhiều nặng phần hình thức; nhưng hình thức để mình không ra ngoài khuôn giới điều luật, giúp người tu có oai nghi có phẩm hạnh, thì hình thức cũng cần áp dụng. Tuy nhiên quan trọng hơn phải là bên trong tâm thức của mình. Bằng không như đã nói sắc pháp thế gian, ngôn từ diễn đạt hay ca tụng, cả đến ca tụng Thế Tôn, và sắc pháp là Tượng ảnh của Ngài cũng không làm người ta giác ngộ chứng đạo được.

blank

(Hình chụp khóa tu học tại Tu Viện Đa Bảo mới – vùng Clarence, Blue Mountains)

Trong đời tu chúng con, ngoài Thầy Bổn Sư và các huynh đệ chùa Pháp Bảo thì Thầy là vị Thầy có kỷ niệm và thật gần gũi. Do đó khi chia xẻ thưa chuyện với Thầy chúng con cảm thấy hài lòng nói ra những điều muốn nói, và mong rằng Thầy hiểu.

blank


(Hình chụp chung với Thầy, gần nhất trong dịp Lễ Hiệp Kỵ tại Úc 2012)

Hiện nay Thầy đã ngoài sáu mươi, chỉ còn vài năm nữa Thầy đến tuổi thất thập rồi, tuổi ngoài đời gọi là tuổi thọ, tuổi hiếm của một đời người. Hơn thế nữa tuổi như vậy lại là tu sĩ có quá khứ xuất gia từ nhỏ; cho nên phải hiểu nhiều về đạo lẫn đời. Về đạo Thầy đã chứng kiến nhiều huynh đệ ra đi, đi trước tuổi Thầy, chẳng hạn Thượng Tọa Thiện Thông, vị Thầy mà Thầy vừa mến vừa phục, từ tài năng pháp học đến hạnh phẩm người tu. Và một Thầy nữa, vị nầy gần gũi thân thiết nhất, có thể nói còn hơn cả bào huynh của Thầy, đó là Hòa Thượng Minh Tâm. Sự ra đi của Hòa Thượng đã làm Thầy bàng hoàng xúc động, như bị khuyết mất một tình thương cao quý khó diễn tả được. Một loại tình không giống thế gian, nhưng cũng không đơn thuần gọi là pháp lữ… bởi duyên sự, Phật sự, việc làm, buồn vui thăng trầm của hai Thầy có hơn ba mươi năm qua từ khi biết nhau ở Nhật, rồi trải dài đến vùng trời Âu, đã kết chặt thâm tình sâu đậm khó diễn bày. Thế mà từ đây không còn nữa.

Còn ngoài đời, thì Thầy đủ kiến thức, tri nhận chứng kiến bao thăng trầm, và sự sinh tử của không biết nhiêu người thân sơ. Vì đơn giản là Thầy tu, là nơi mọi người tìm đến xin cố vấn tinh thần vấn đề tử biệt. Cho nên tư duy về đạo về đời đối với Thầy bây giờ, thiết nghĩ đã quá rõ ràng. Nghĩa là Thầy không còn một chút nghi ngờ gì nữa sự vô thường sinh tử; không còn vướng bận gì nữa chuyện sắc pháp trần gian. Và ngôn từ thế nào của văn chương bóng bảy, xưng tụng, ghét chê đều như ánh chớp, đều văng vẳng như tiếng gió rền giữa đêm tối. Chúng con mong rằng Thầy sẽ đạt được, sẽ còn nữa bước đường dài tư duy quán chiếu, không những đời này mà tiếp nối đời sau, nếu hạnh nguyện Bồ Tát mà Thầy đang hành đang tập.

Cầu nguyện ngôn từ sắc pháp trần gian từ thô đến tế sẽ luôn đem lại cho Thầy nhiều bài Pháp học, để ngày ra đi Thầy sẽ mĩm cười, sẽ như ý muốn của người Tăng sĩ cầu mong chứng đạo giải thoát.

Kính Thầy

Đệ tử Thích Phổ Huân

Chùa Pháp Bảo ngày 12.5.2014

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/10/2018(Xem: 8153)
Hình ảnh trong ngày:10/21/18, Lễ Mừng Chu Niên 10 Năm thành lập Hiền Như Tịnh Thất (2008-2018) và lễ Tưởng niệm Cố Sư Cô Thích Nữ Hiền Như, Người đã sáng lập Tịnh Thất cho đến ngày hôm nay . Chứng minh lễ , Đại Đức Thích Hạnh Tuệ , SC Trụ Trì Thích Nữ Thanh Diệu Pháp và SC Thích Nữ Hiền Thuận cùng quý Phật tử xa gần về tham dự. Đặc biệt tại Tịnh thất này là 3 thế hệ liên tục sống trong Chánh Pháp và thừa tự Chánh Pháp, là Bà Ngoại : cố sc TN Hiền Như; Mẹ : SC TN Hền Thuận, và con gái : SC trụ trì TN Thanh Diệu Pháp .
26/10/2018(Xem: 10683)
Khóa tu được tổ chức với ý nghĩa: - Cầu mong cho Thánh pháp của đấng Như Lai được Thường chuyển, Phật giáo Việt Nam được trường tồn và phát triển trên Mỹ quốc. - Mong muốn mang Phật Pháp, sự an lạc đến với tất cả mọi người không kể tuổi tác, sắc dân, tôn giáo. - Để cho thế hệ con em chúng ta lớn lên trên đất Mỹ gìn giữ và phát triển giáo pháp trong mai sau khi thế hệ chúng ta nằm xuống. Tu Viện Sơn Tùng, nơi tổ chức khóa tu do Hòa Thượng Thích Minh Dung khai sơn từ năm 2010, tọa lạc trên vùng đất cao 4000 Feet, thuộc thành phố Phelan cách Los Angeles khoảng hơn 1 giờ lái xe về hướng Đông Bắc, rộng 5 mẫu Tây. Tên Tu Viện được đặt theo đặc tính của loài tùng trên núi cao, đó là đặc nhẫn chịu mọi thời tiết khắc nghiệt như đức tính của người Tu, chịu đựng trước mọi thách đố để mang đạo Phật đến đất Mỹ trong năm mươi năm đầu du nhập.
22/10/2018(Xem: 9885)
Lễ An Vị Phật và Khai Mở Đạo Tràng (Grand Opening) Tu Viện Liên Hoa Sanh sẽ được long trọng chính thức diễn ra đúng vào lúc 10:30 AM, ngày Saturday November 17, 2018 (Vào dịp Lễ Tạ Ơn Tam Bảo 🙏 Thanksgivings) tại: 45564 Fourth Street, Big Bear City, CA 92324 Tel.: 626-377-1103 Thay mặt Ban tổ chức buổi lễ, Thầy kính mời tất cả quý Phật tử thập phương và quý Kim cang hữu khắp nơi dành thời gian về tham dự đông đủ và chung vui theo công đức cúng dường Tam Bảo và Đức Guru Padmasambhava trong ngày Đại Lễ thiêng liêng và lịch sử quan trọng này của Tu Viện Liên Hoa Sanh tại núi Đại Hùng, Big Bear City.
13/10/2018(Xem: 12547)
Ni viện Như Ý tọa lạc ở số 1919 Belcastro Street, thành phố Las Vegas, tiểu bang Nevada, Hoa Kỳ. Ni viện có số điện thoại: 1(702) 857-1735; email: niviennhuy@gmail.com và website: www.niviennhuy.com. Ni viện do Ni sư Thích Nữ Tâm Vân cùng một số Phật tử tại địa phương thành lập vào năm 2016 trên diện tích 1 mẫu tây. Ni viện có nhiều cây xanh, không khí trong lành, cảnh quan thanh tịnh.
08/10/2018(Xem: 6314)
Bốn ngày tu học khóa mùa Thu 2018 của thiền viện Diệu Nhân đang diễn ra trong hạnh phúc - nếu hạnh phúc được hiểu như một trạng thái thanh thoát, không vướng víu chuyện đời thường và được sống trong dòng suối an tịnh của năng lượng lành. Thân xác và ý nghĩ tạm gác lại bao nhiêu chuyện đời thường ở ngưỡng cửa trần gian để hành giã lên núi hay tìm về nơi vắng lặng để tu. Tu chỉ là một cố gắng trờ về mái nhà xưa mà ai cũng có sẵn ngay trong chính mình mà chữ nhà Phật thường chúc tụng là “thân tâm thường an lạc”. Tôi đi tu. Mỗi mùa một lần dăm ba ngày mà lên non chưa ngồi ấm bồ đoàn thì đã có chuyện reo đòi xuống núi. Như sáng nay, khi theo đoàn tu học thiền hành quanh khu đồi núi thuộc khuôn viên chùa do hai Ni sư Thuần Chánh và Thuần Tuệ hướng dẫn chưa trọn vòng thì Huy Hoàng và tôi đã tách. Chúng tôi ghé đến nơi có ghi dấu ngày lễ đặt đá xây dựng Thiền viện Diệu Nhân do Thiền sư Thích Thanh Từ chủ lễ ngày 16-11- 2002.
21/09/2018(Xem: 5316)
Đạo từ Lễ đặt đá xây dựng Chánh Điện Tu Viện Phổ Đà Sơn trong dịp “Lễ về nguồn lần thứ 10 và Hiệp kị Lịch đại Tổ Sư”, Trong những ngày qua, nhân Lễ về nguồn lần thứ 10 và Hiệp Kị Lịch Đại Tổ Sư, Chư Tôn Đức Tăng, Ni Hải ngoại đã hòa hợp trong sự thanh tịnh, để tổ chức Đại hội văn hóa giáo dục và Hoằng Pháp, Tụng Đại Thừa Giới, nhắc lại hành trang của GHPGVNTN và hành hoạt của Đức Đại Lão HT Thích Đôn Hậu – Đệ Tam Tăng Thống, để nêu cao tấm gương của Ngài, nhằm sách tấn tự thân cũng như sách tấn Đàn hậu học, tiến lên trên con đường tự giác và giác tha.
17/09/2018(Xem: 7789)
Giữa lòng Québec (Canada), một thiền viện thuộc hệ phái thiền Trúc Lâm do HT. Thích Thanh Từ sáng lập nằm êm đềm giữa một khung cảnh núi rừng xinh đẹp, đó là thiền viện Đạo Viên mang tên một vị thiền sư thuộc dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử do Sơ tổ Trúc Lâm Trần Nhân Tông sáng lập.
18/08/2018(Xem: 4739)
Viên thành đạo nghiệp Tây Âu quốc. Giác ngộ chúng sanh đạo lý truyền. Ai đã từng viếng thăm ngôi Chùa Việt Nam đầu tiên tại xứ Đức thuộc tỉnh Hannover, cách đây khoảng bốn chục năm, chắc chắn sẽ được đọc hai câu đối trên treo trong Chánh điện. Lúc ấy Chùa còn nhỏ lắm, phải gọi là Niệm Phật Đường thì đúng hơn! Và vị Trụ trì cũng còn trẻ lắm, mới là Đại Đức thôi, nhưng hạnh nguyện của vị Sư trẻ ấy to quá, muốn đem giáo pháp của Đức Phật truyền bá khắp Âu Châu, chẳng những cho người Việt lưu vong tại xứ người mà còn cho cả người bản xứ nữa. Câu đối phía dưới còn chấn động hơn nhiều, mong muốn cho chúng sanh ai ai cũng đều giác ngộ cả. Và hai chữ đầu tiên của câu đối ghép lại thành tên một ngôi chùa Viên Giác.
31/07/2018(Xem: 9887)
Vào sáng ngày 29 tháng 7 năm 2018, chùa Đức Viên tọa lạc tại thành phố San Jose đã tổ chức Lễ Tam bộ nhất bái cho 50 chư Tôn đức Ni, Ni chúng và hơn 300 thiện nam tín nữ Phật tử ở thành phố San Jose cùng nhiều thành phố lân cận. Nhân mùa Vu Lan báo hiếu năm 2018, noi gương hiếu hạnh của đức Mục Kiền Liên, chùa Đức Viên đã tổ chức lễ Tam bộ nhất bái để nguyện cầu Tam Bảo từ bi tiếp độ cha mẹ hiện tiền được tăng phước thọ, thâm tín Tam Bảo; siêu độ cho cha mẹ đã quá vãng cùng cửu huyền thất tổ và oan gia trái chủ được siêu sanh lạc quốc; đồng thời cầu nguyện thế giới hòa bình, chúng sanh an lạc.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567