Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

21. Chùa Lương Hải, làng Cát Ném, thị trấn Vạn Giã, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.

15/03/202217:51(Xem: 3588)
21. Chùa Lương Hải, làng Cát Ném, thị trấn Vạn Giã, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.

            CHÙA LƯƠNG HẢI CÓ ĐỀN THỜ TỔNG TRẤN TRẦN ĐƯỜNG

 

            Chùa Lương Hải, còn được gọi là chùa Cát Ném vì toạ lạc ngay trong làng Cát Ném, nay thuộc Tổ dân phố 14, thị trấn Vạn Giã, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.

          Sở dĩ làng mang tên Cát Ném là vì vùng cát trắng ven biển này có mùa gió nổi tiếng là dữ dội và khắc nghiệt, gió từng cơn thổi cát như ném vào nhà, vào mặt cư dân.

         Láng Cát Ném xưa vốn hoang vu, chỉ toàn là cây cỏ dại, rồi người dân rủ nhau về đây khai khẩn, sinh cơ lập nghiệp thích hợp với nghề biển, lập nên thôn xóm vạn chài ngày càng đông đúc cư dân. Đến năm 1964, để đáp ứng nhu cầu lễ bái của đồng bào Phật tử địa phương, các vị hào lão trong làng đã họp bàn cùng nhau kiến lập một ngôi chùa nhỏ để thờ phụng. Ban đầu chùa làm bằng mái tranh, vách đất, sử dụng nguyên vật liệu tại chỗ để làng có nơi thờ tự cầu an cầu phước cho dân trong làng bình an. Bên cạnh đó, với ý thức Đạo pháp và Dân tộc không rời nhau, ngôi chùa làng được tạo lập nên còn có mục đích làm sơ sở liên lạc với quân kháng chiến thời kỳ chống Pháp.

         Chùa Lương Hải từ xưa đã có nhân duyên gắn bó với một nhân vật lịch sử mang danh Trần Đường. Vì vậy, ngày nay, khi vào bên trong khuôn viên chùa là cũng đã đến Đền Thờ Trần Đường.

          Danh nhân Trần Đường cùng với Trịnh Phong và Nguyễn Khanh đương thời được tôn xưng là “Khánh Hoà Tam Kiệt” đã tham gia phong trào Cần Vương kháng Pháp (1885 – 1888). Ông là người thông Hán văn, giỏi võ nghệ, từng làm quan dưới triều vua Tự Đức, khi tham gia “Bình Tây cứu quốc đoàn” với khẩu hiệu “Tiểu tặc trừ gian bình quốc loạn; Hưng binh ứng nghĩa phục giang san”, ông được phong làm Tổng trấn, phụ trách khu vực phía Bắc Khánh Hòa, đảm nhận vai trò Phó tướng cho “Bình Tây Đại Tướng” Trịnh Phong, đóng tổng hành dinh ở núi Phổ Đà. Ông bị giặc Pháp bắt và xử chém, bêu đầu 3 ngày tại chợ Hiền Lương (có tư liệu khác ghi là ở Dốc Thị, nơi ông đóng quân) vào năm 1886 để thị uy răn đe quần chúng. Dòng họ và nghĩa quân đã lén đem phần thân của Tổng trấn về chôn gấp gáp tại khu đất vườn kín đáo trong khuôn viên chùa Lương Hải. Sau khi tình hình căng thẳng đã nguôi ngoai, nghĩa quân và dòng họ mới đưa thủ cấp của ông về an táng sau, cạnh đó. Chính vì vậy mà ngày nay sẽ thấy bên trong khu mộ của vị anh hùng yêu nước có đến hai phần mộ riêng biệt an trí gần bên nhau. Lúc đầu, mộ chỉ được xếp bằng đá xung quanh. Năm 1964, bà con dòng tộc của Tổng trấn tôn tạo mộ, xây tường bao xung quanh. Năm 2002, khu mộ tiếp tục được tôn tạo. Năm 2018, với sự đồng thuận hoan hỷ của vị trụ trì, Trung tâm Bảo tồn Di tích tỉnh Khánh Hòa đã xây dựng thêm một đền thờ trong khuôn viên chùa để tri ân, tưởng nhớ đến công lao danh nhân Tổng Trấn Trần Đường.

         

         Để có đủ diện tích đất có vị trí đẹp xây dựng đền thờ, chùa Lương Hải đã phải di dời một số công trình phụ, đáp ứng được nguyện vọng của đại chúng. Đền thờ có diện tích trên 50m2, được khởi công xây dựng vào tháng 7-2018 với tổng mức đầu tư hơn 2 tỷ đồng, với kiến trúc dựa theo mẫu của ngôi chánh điện chùa Lương Hải để phù hợp với cảnh quan xung quanh. Ngôi đền gồm 2 lầu 8 mái, xung quanh hành lang là dãy trụ tròn, mái đền lợp ngói âm dương, khoảng giữa các lầu có hình vẽ mô phỏng câu chuyện liên quan đến danh nhân Trần Đường. Bên cạnh đó, dự án còn tiến hành tôn tạo, duy tu mộ phần của danh nhân Trần Đường và nền sân xung quanh.

         * Truyền thừa:

- Khai sơn lập tự do các vị hào lão và Phật tử làng Cát Ném.

- Hoà thượng Thích Toàn Thiện về Lương Hải trụ trì trong 2 năm 1971-1972, trùng tu Đài Quán Thế Âm & Chánh điện, lập đạo tràng và hướng dẫn Phật tử tu tập, dưới sự chứng minh của Hoà thượng Tâm Thanh - Tịch Tràng (Đệ thất Tổ Tổ Đình Linh Sơn, thôn Hiền Lương).

- Sau 1975 là Thầy Thích Thiện Quán.

- Kế tiếp là Thầy Thích Thông Đạt.

- Tiếp theo là Thầy Đồng Liên (sau đi lên Lâm Đồng trụ trì một ngôi chùa lớn). - Ni sư Thích Nữ Huệ Tâm, trụ trì từ năm 1995 đến năm 2008. - Sư cô Thích Nữ Từ Minh trụ trì từ năm 2008 đến nay 2022.




        Chùa Lương Hải nằm trên vùng đất có diện tích khoảng 3.500 m2, mang kiến trúc truyền thống chùa miền Trung với ngôi Chánh điện ở giữa, bên tả là Tây lang, bên hữu là Đông lang. Phía sau Chánh điện là Tổ đường, nhà Linh.

          Chánh điện có 3 gian thờ. Gian giữa có 4 trụ chạm trổ rồng tượng trưng cho Tứ Chúng, thờ Đức Phật Thích Ca, bộ Tam Thế Phật (Quá - Hiện- Vị Lai), ra trước gần cửa chính tôn thiết tượng Dược Sư Quang Như Lai. Hai gian hai bên thờ nhị vị Bồ tát Quán Thế Âm và Địa Tạng Vương. Bên trên các vách đều được trang trí phù điêu tranh ảnh về lịch sử Đức Phật Thích Ca rất công phu, thẩm mỹ.

          Ngoài sân, quanh khuôn viên chùa được tôn trí nhiều tượng Phật nhỏ (Phật Nhập Diệt, Phật Thành Đạo, Di Lặc Tôn Phật...) dưới những bóng mát cổ thụ, hài hoà giữa sắc màu tươi sáng của chậu kiểng, bụi hoa... Trên một ngọn giả sơn thật cao, thiết trí tượng đức Quán Thế Âm lộ thiên đứng trên chóp đỉnh. Hòn giả sơn này là nhân tạo, chính là bệ của Đài Quán Thế Âm, bên dưới có một hang động, trong đó thiết đặt tượng Phật Hài Nhi đản sanh, và Bảo Tháp 4 mặt điêu khắc chạm trổ hình tượng Tứ Đại Thiên Vương rất uy dũng. Cạnh kề Đài Quán Thế Âm là Tháp Chuông hai tầng mái, nơi treo quả đại hồng chung ngày đêm ngân vọng khắp thôn xóm gần xa...


Chua Luong Hai (1)Chua Luong Hai (2)Chua Luong Hai (3)Chua Luong Hai (4)Chua Luong Hai (5)Chua Luong Hai (6)Chua Luong Hai (7)Chua Luong Hai (8)Chua Luong Hai (10)Chua Luong Hai (11)Chua Luong Hai (12)Chua Luong Hai (13)Chua Luong Hai (14)Chua Luong Hai (15)Chua Luong Hai (16)Chua Luong Hai (17)Chua Luong Hai (18)Chua Luong Hai (19)Chua Luong Hai (20)Chua Luong Hai (21)Chua Luong Hai (22)Chua Luong Hai (23)Chua Luong Hai (24)Chua Luong Hai (25)Chua Luong Hai (26)Chua Luong Hai (27)Chua Luong Hai (28)Chua Luong Hai (29)Chua Luong Hai (30)Chua Luong Hai (31)Chua Luong Hai (32)Chua Luong Hai (33)Chua Luong Hai (34)Chua Luong Hai (35)Chua Luong Hai (36)Chua Luong Hai (37)Chua Luong Hai (38)Chua Luong Hai (39)Chua Luong Hai (40)Chua Luong Hai (41)Chua Luong Hai (42)Chua Luong Hai (43)Chua Luong Hai (44)Chua Luong Hai (45)Chua Luong Hai (46)Chua Luong Hai (47)Chua Luong Hai (48)Chua Luong Hai (49)Chua Luong Hai (50)




          Những công trình phụ khác như nhà khách, nhà trù... đều khang trang rộng thoáng.

        Kề bên cổng tam quan, nơi dãy tường thành phía bên trái, nhà chùa đã mở thêm một cổng phụ rất rộng để thập phương bá tánh thuận tiện vào ra viếng mộ và dâng hương tại Đền Thờ Tổng Trấn Trần Đường. Vì vậy, chỉ cần bước qua cổng này là thấy ngay khu mộ của danh nhân lịch sử.

          Hàng năm, vào ngày mùng 10/6 (Âm lịch), chùa cùng với dòng tộc họ Trần, và bà con nhân nhân địa phương tổ chức cúng Giỗ Tổng Trấn Trần Đường để tri ân, tưởng nhớ đến vị anh hùng yêu nước thương dân.

          Riêng về Đền Thờ Trần Đường, Uỷ ban Nhân dân tỉnh Khánh Hòa ban hành Quyết định số 522/QĐ- CT.UBND, ngày 13/3/2020 xếp hạng là Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp Tỉnh.

 

                                                  Tâm Không Vĩnh Hữu

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/03/2022(Xem: 3118)
Nói đến chùa ở Huế thì không một người dân nào của đất cố đô lại không biết đến chùa Từ Hiếu, ngôi cổ tự sắc phong hùng vĩ tọa lạc tại núi Dương Xuân, xã Thủy Xuân, cách thành phố Huế 5km về phía tây nam với cảnh quan sơn thủy hữu tình giữa một không gian đầy an lạc và tĩnh lặng. Chùa quay mặt ra hướng đông nam lấy núi Ngự Bình làm tiền án và được thiết kế theo lối kiến trúc cổ lâu, mái cong nắp đắp hình rồng nổi.
20/03/2022(Xem: 3025)
Đất nước Việt Nam trải dài trên ba miền với hình cong chữ S thanh mảnh mà đoạn giữa như vòng eo con gái tuổi tròn trăng, trên địa hình thon hẹp đó có một nơi chốn được mang tên: Huế. Khi nói đến địa danh trên chúng ta thấy hiện ra trước mắt mình hai biểu tượng đẹp của xứ sở này là: Sông Hương và Núi Ngự. Hai cái tên ấy đã là một trong những điều kiện để cố đô Huế được công nhận là di sản văn hóa thế giới.
14/03/2022(Xem: 5830)
Chùa Tổ Đình Thiên Quang, thường ở gọi là chùa Thiên Quang, tọa lạc tại thôn Phú Lộc Tây yên tĩnh ven theo bờ sông Cái, thuộc Thị trấn Thành - Diên Khánh. Thôn Phú Lộc Tây từ hơn trăm năm trước nổi tiếng là làng nghề đúc đồng với những sản phẩm như lư hương, lục bình, chân đèn, đài đựng nước, cổ bồng và đồ dung kim khí sinh hoạt đời thường, nông cụ… Các vị bô lão cho hay là làng đã được vua Tự Đức triều Nguyễn ban sắc phong công nhận làng nghề truyền thống. Được xem là làng nghề lâu đời và có tiếng ở vùng Nam Trung bộ, sản phẩm đồng của Phú Lộc Tây không chỉ tiêu thụ ngay tại tỉnh nhà mà còn xuất bán đến nhiều tỉnh, thành miền Trung… Hiện còn khoảng trên 50 hộ còn gìn giữ và tiếp nối sự nghiệp của tiên tổ cha ông. Hằng năm, đến ngày 12 và 13 tháng Giêng âm lịch là ngày giỗ Tổ nghề đúc đồng của làng. Ngày nay, một con đường rộng lớn được mở rộng và tráng nhựa đi ngang qua bên dòng sông Cái trước làng nghề và chùa, nên chùa có địa chỉ mới nhất là 208 đườ
07/02/2022(Xem: 3820)
Tổ Đình Sắc Tứ Liên Hoa Tự, thường được gọi là chùa Liên Hoa, tọa lạc tại thôn Xuân Lạc, xã Vĩnh Ngọc, là một ngôi chùa có xuất xứ lâu đời, khoảng 300 năm. Ngày nay, tên chùa được đặt cho tên con đường liên thôn xã, nên địa chỉ của chùa là: số 74 đường Liên Hoa. Xưa, chùa có tên là “Linh Phong Tự”, do Thiên sư Chân Hòa, thuộc dòng Lâm Tế khai sơn tạo dựng vào cuối thế kỷ XVII, nằm trên địa phận làng Xuân Phong, huyện Vĩnh Xương,
04/04/2021(Xem: 3990)
Chùa Trúc Lâm Trúc Lâm chùa ở chốn thần kinh. Phong cảnh nhìn xem thật hữu tình. Trước mặt bờ khe ùn cát trắng. Sau lưng, chòm núi lợp cây xanh. Gió Từ quét sạch rừng phiền não. Mưa Pháp trôi đùa áng lợi danh. Y bát mai sau truyền gốc đạo. Tre già măng mọc ngắm càng xinh. Đoàn Lục Quán
07/03/2021(Xem: 5401)
Huế, cố đô một thời, là thành phố nhỏ bé như vậy mà lại có nhiều chùa nhất so với các miền khác trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Bởi, nơi đây có chiều dài lịch sử lập quốc của nhà Nguyễn từ khi người đầu tiên khai mở là Nguyễn Hoàng, muốn tránh sự sát hại của người anh rể là Trịnh Kiểm nên xin đi xa vào Nam để khai khẩn đất hoang theo sự vấn kế của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua câu phán: “ Hoành sơn nhất đái, vạn đại dung thân.“ Và, Chùa Thiên Mụ danh Tự có từ đó. Đứng đầu bảng trong 10 ngôi chùa nổi tiếng tại Huế.
04/02/2021(Xem: 5105)
Hôm nay, ngày 3/2/2021 nhằm ngày 22/12 năm Canh Tý, Bổn tự Thanh Xuân chúng con đã thành tựu duyên lành; được Chư Tôn Đức thương tưởng quang lâm chú nguyện, quý thiện tín gần xa phát tâm tịnh tài trợ duyên cho Bổn tự chúng con tạo dựng những Pháp khí hồng gia trì cầu nguyện âm siêu dương thới, thế giới hòa bình, thiên tai dịch bệnh tiêu diệt, nhà nhà an vui, người người quý mến nhau... Chúng con thành kính đảnh lễ cảm tạ tri ân, nguyện sống theo chánh pháp, phụng sự Tam Bảo ngõ hầu báo đáp tứ ân. Chúng con kính chúc Chư Tôn Đức Pháp thể khinh an chúng sanh dị độ, mãi là ngọn hải đăng cho chúng con nương về. Mùa xuân chúc quý Phật tử, thiện nam tín nữ gần xa luôn bình an, bình an trong thời điểm khó khăn của mùa dịch bệnh, chúc quý vị sự nghiệp hanh thông, luôn lấy pháp như lai để hành điều thiện lành trong đời Nam Mô An Lạc Hạnh Bồ Tát.
17/11/2020(Xem: 4152)
Chùa Diên Khánh tọa lạc trên xã đảo Tam Hải, Núi Thành, tỉnh Quảng Nam là ngôi già lam hiếm hoi trên ốc đảo cách đất liền 10km đường chim bay, nên cũng là nơi đồng bào Phật tử hằng ngày hằng đêm tề tựu về nương nhờ hồng ân Tam Bảo để tụng niệm, tu học chánh pháp để vơi nhẹ những khổ đau trong cuộc sống nhọc nhằn bao năm qua… Từ một thảo am tịnh tu của những năm xa xưa, sau rất nhiều lần được tôn tạo tái thiết đã dần dần trở thành một ngôi chùa với hình vóc khiêm tốn, giản dị nhưng cũng viên toàn vẻ trang nghiêm ấm cúng để đón nhận đại chúng về nương tựa với tinh thần thiểu dục tri túc. Mùa mưa bão năm nay kéo dài, qua nhiều cơn bão đổ bộ vào Miền Trung với sức càn quét hung hãn đã gây thiệt hại rất nhiều cho nhân quần xã hội, và ngôi chùa Diên Khánh trên ốc đảo vắng vẻ xa xôi này cũng không thoát khỏi được sự tàn phá ghê gớm ấy.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567