Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Viếng chùa Bửu Long, ngỡ lạc giữa... châu Âu.

26/02/201506:08(Xem: 9680)
Viếng chùa Bửu Long, ngỡ lạc giữa... châu Âu.
GNO - Tọa lạc tại số 81 đường Nguyễn Xiển, P.Long Bình, Q. 9, TP.HCM, chùa Bửu Long, có khuôn viên rộng hơn 11 hecta, nằm trên ngọn đồi phía Tây ngạn sông Đồng Nai.
Buu Long Q9 (1).jpg

Tháp chùa Bửu Long - nhìn từ xa, như một tòa lâu đài ẩn mình trong tán cây xanh mát

Chùa cách trung tâm TP.HCM hơn 20km - là một không gian vừa để tham quan du lịch, vừa là chốn tâm linh Phật giáo bình an, tĩnh lặng.
Chùa Bửu Long thành lập năm 1942, đến năm 2007 chùa được trùng tu và xây dựng thêm. Toàn bộ chánh điện và khuôn viên xung quanh chùa được thiết kế theo bản vẽ của HT.Thích Viên Minh, trụ trì. Sau khi hoàn thành chánh điện, Bửu Long tự giống như một tòa lâu đài sừng sững, oai nghiêm giữa đất trời.
Chùa thuộc Hệ phái Phật giáo Nguyên thủy (Nam tông) do cư sĩ Võ Hà Thuật thành lập năm 1942, đến năm 1958, ông dâng cúng cho thiền sư Hộ Tông, vị Tăng thống đầu tiên của Phật giáo Nguyên thủy Việt Nam, lập thành thiền viện Bửu Long và ông xuất gia với pháp danh Lão Tâm.
Chùa Bửu Long được xây dựng theo nét kiến trúc các chùa ở Đông Nam Á như Thái Lan, Ấn Độ… kết hợp cùng nét kiến trúc các chùa thời Nguyễn - tạo cho chùa Bửu Long có vẻ đẹp rất riêng và độc đáo.
Năm 1961, ngài Narada Mahàthera, Đức Tăng thống Phật giáo Sri Lanka tặng thiền viện một cây bồ-đề chiết từ cây mẹ tại Bồ Đề Đạo Tràng (Ấn Độ), được đem trồng trong khuôn viên chùa, nay đã được tôn tạo thành Bồ-đề Phật cảnh.
Buu Long Q9 (12).jpg

Và nhìn từ phía sau
Buu Long Q9 (10).jpg

Được biết, ngôi tháp là nơi tôn trí xá-lợi Phật, Thánh Tăng để Phật tử xa gần chiêm bái, đảnh lễ
Kiến trúc chùa theo văn hóa Phật giáo cổ đại và liên tục được trùng tu tôn tạo gồm chánh điện, Tăng xá, trai đường, khách đường, tổ đường, thiền thất của chư Tăng, Ni viện, Ni xá và am thất của Tu nữ, tịnh nhân.
Ngoài ra còn có một động khổ hạnh tưởng niệm 6 năm Bồ-tát Tất-đạt-đa tu khổ hạnh và một tượng Phật nằm (tạc từ đá granite dài 8m, nặng trên 50 tấn), xung quanh trang trí 10 trụ đèn cũng bằng đá granite, điêu khắc theo mẫu trụ đá vua Asoka (A Dục) tại các Phật tích Ấn Độ.
Chính điện ngày nay được trùng tu từ di tích cũ - nơi Tổ sư và Đại đức Lão Tâm để lại, chủ yếu là tôn tạo cho khang trang và tiện nghi hơn, nhưng vẫn giữ lại hình dáng như cũ, chỉ thêm phần tiền đường và một vài chi tiết phối hợp giữa kiến trúc Phật giáo Đông Nam Á với kiến trúc triều đại nhà Nguyễn.
Tọa lạc trên một ngọn đồi nên không khí nơi đây mát mẻ quanh năm, kết hợp với khuôn viên rộng rãi, cây xanh phủ bóng làm cho du khách cảm thấy tâm hồn thanh tịnh dịu dàng khi bước chân đến nơi này.
Buu Long Q9 (14).jpg

Ngắm ngôi tháp trong một cự ly gần qua ống kính của PV Giác Ngộ
Buu Long Q9 (18).jpg

Từ bên trong bảo tháp nhìn ra là hồ bán nguyệt xanh thẳm
cùng không gian trong lành với cây xanh và nắng vàng của ngày cuối năm tĩnh lặng
Ngước mắt lên bầu trời xanh, ngắm nhìn tòa bảo tháp uy nghiêm lộng lẫy, văng vẳng bên tai là tiếng chuông gió phát ra từ trên đỉnh bảo tháp, một không gian lý tưởng để bạn gột rửa tâm hồn, tìm về chốn bình yên sau bao bộn bề của cuộc sống.
Về tới Bửu Long, ngoài việc được tìm về cội nguồn Phật giáo, Phật tử còn có dịp được chiêm bái xá-lợi Phật và Thánh Tăng. Lắng nghe tiếng giảng bài, đọc bài bằng tiếng Pali, ngôn ngữ từ thời Đức Phật - đang được chùa truyền lại cho các em nhỏ. Kết hợp với cây bồ-đề được chiết từ nhánh cây bồ-đề ở nơi Phật thành đạo tại Ấn Độ, sẽ giúp bạn tìm về một chút cội nguồn Phật giáo.
Buu Long Q9 (2).jpg

Những trụ đèn bằng đá quanh tháp tạo nên nét cổ kính, trang nghiêm
Buu Long Q9 (9).jpg

Nét kiến trúc đặc trưng của PG Nam tông trên các trụ đèn
Buu Long Q9 (4).jpg
Buu Long Q9 (3).jpg

Ngắm nhìn những tiểu tiết, những kiến trúc trong khuôn viên chùa
Buu Long Q9 (8).jpg

Con đường này, bạn có thể vừa đi vừa thở vào thở ra nhẹ nhàng, tĩnh lặng
Buu Long Q9 (6).jpg

Bóng tháp soi xuống hồ bán nguyệt
Buu Long Q9 (15).jpg
Buu Long Q9 (16).jpg

Và ở góc này, bạn như đang lạc giữa Âu châu cổ kính
Bài, ảnh: Vũ Giang
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/05/2023(Xem: 127446)
Chết và tái sinh. Thích Nguyên Tạng (sách, tái bản 2007) Phật giáo khắp thế giới . Thích Nguyên Tạng (sách) Pháp Sư Tịnh Không, người truyền bá giáo lý Tịnh Độ (sách) Từ bi và nhân cách . Dalai Lama. Thích Nguyên Tạng dịch (sách) Pháp ngữ của Hòa Thượng Tịnh Không . T. Ng. Tạng dịch (sách) Hỏi hay đáp đúng . Ven. Dhammika. Thích Nguyên Tạng dịch (sách) Các Bộ Phái Phật Giáo ở Ấn Độ. Dr.Nalinaksha Dutt.T Ng. Tạng dịch (sách)
21/04/2023(Xem: 1821)
Chuông hay Đại hồng chung là một pháp bảo, pháp khí linh thiêng có sức lan tỏa rất lớn đến đời sống tâm linh của con người, mọi loài và mọi cảnh giới. Tiếng chuông chùa theo kinh điển, có thể thấu đến cõi địa ngục u ám, chúng sanh nào bị đọa nơi địa ngục nhờ nghe tiếng chuông này liền được giải thoát.
21/04/2023(Xem: 2835)
Vào lúc 09:30 sáng ngày 18/4/2023, Thiền viện Phước Sơn tọa lạc tại đồi Lá Giang, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai đã tổ chức Lễ ra mắt tác phẩm “Chùa Nam Tông người Việt” tập 1 nhân kỷ niệm khánh tuế lần thứ 65 Hòa thượng viện chủ thiền viện Thích Bửu Chánh.
13/04/2023(Xem: 6314)
Chùa Tây Tạng tọa lạc trên Samten Hill, Đơn Dương, Đà Lạt. Đây là công trình vĩ đại được tôn tạo nên bởi các vị Lạt Ma Tây Tạng. Lạt Ma Drubwang Sonam Jorfel, một vị Hòa Thượng đáng kính từ phố núi Lakdak, Ấn Độ, đã được quý Phật tử Việt Nam cung thỉnh Ngài đến để hướng dẫn, kiến tạo nên một Không gian Văn hóa Tâm linh này theo truyền thống Kim Cương Thừa (Drigung Kagyu Samten Ling in Vietnam). Nơi này được xem là trái tim của Khu du lịch Văn hoá tâm linh ở các vùng đất cao nguyên của VN. Chùa Tây Tạng Đà Lạt, không chỉ là nơi chiêm bái của người Phật tử mà còn là một điểm đến tham quan linh thiêng và yên bình của tất cả mọi người. Samten Hill, một nơi lý tưởng để chúng ta tìm lại sự cân bằng giữa thế giới hiện đại đầy biến động và lo âu.
09/04/2023(Xem: 2976)
Ngôi Chùa Linh Thiêng, Tổ Đình Linh Sơn Vạn Giã, Hiền Lương, Vạn Lương, Vạn Ninh, Khánh Hòa 🙏🙏🙏🌼🍁🌺🍀🌹🥀🌷🌸🏵️
18/03/2023(Xem: 1912)
Trên bước đường tu học và hoằng pháp, nhân duyên đã đưa đẩy Sư Cô Thích Nữ Huệ Lợi đến với mảnh đất miền Trung xưa nay vốn nhiều khó khăn khổ nhọc. Nhưng khi đến đây rồi, nhìn tận mắt con người miền Trung lam lũ vất vả, mùa nắng thì như lửa nung cháy da cháy thịt, mùa mưa thì tầm tã dầm dề ngập lụt, quanh năm với ruộng lúa, cuộc sống khó khăn, nên Sư Cô rất thương cảm và muốn cố gắng nhiều hơn nữa dành tình yêu thương chia sẻ trên mảnh đất này. Bà con phật-tử tuy còn nghèo còn khổ lắm, nhưng lòng quý kính Tam Bảo và sự hộ trì chánh pháp thì luôn luôn tín thành, mạnh mẽ.
12/03/2023(Xem: 2359)
Sáng ngày 9-3-2023 (nhằm ngày 18-2-Quý Mão), tại chùa Phổ Hoá (thôn Bình Thành, xã Ninh Bình, thị xã Ninh Hoà, tỉnh khánh Hoà) đã trang nghiêm tổ chức trai đàn Dược Sư thất châu kỳ an diên thọ, nhân dịp hướng đến lễ vía Bồ tát Quán Thế Âm 19/2 và kính mừng khánh tuế bát tuần Hoà thượng Thích Thiện Hạnh, viện chủ chùa Phổ Hóa.
27/02/2023(Xem: 2274)
7 giờ sáng hôm nay, 26-2 (7-2-Quý Mão), tại chùa Kim Ấn (thôn Phú Gia, xã Ninh An, thị xã Ninh Hoà, tỉnh Khánh Hoà), BTC tang lễ đã trang nghiêm cử hành lễ cung thỉnh nhục thân Hoà thượng Thích Tịnh Hậu, trụ trì chùa Kim Ấn tân viên tịch nhập kim quan. Do niên cao, lạp trưởng, Hoà thượng đã thu thần viên tịch vào lúc 19 giờ 45 phút ngày 24-2 (5-2-Quý Mão) tại chùa Kim Ấn, xã Ninh An, thị xã Ninh Hoà, tỉnh Khánh Hoà; trụ thế 81 năm, hạ lạp 47 năm. Tham dự hộ niệm có sự hiện diện của HT.Thích Trừng Giác, Chúng minh BTS GHPGVN tỉnh Khánh Hoà; chư tôn đức BTS GHPGVN thị xã Ninh Hoà, Tăng Ni các tự viện và Phật tử các giới.
24/02/2023(Xem: 1778)
Theo đó, Ni sư thế danh là Lê Thị Nhạn, sinh năm Nhâm Ngọ 1942 trong gia đình kính tín Tam bảo tại Phú Yên, năm 18 tuổi xuất gia tại Tổ đình Vạn Thạnh (thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) với cố Ni trưởng Thích nữ Như Hoa. Trên bước đường hành đạo, trong thời điểm đất nước còn khó khăn, cố Ni sư cùng với một số Tăng, Ni làm nước tương hiệu Lá Bồ Đề để có thêm tịnh tài nuôi học tăng đang tu học ở Viện Hải Đức Nha Trang, cố Ni sư đã hướng dẫn các cháu trong gia tộc bước vào lộ trình giải thoát, trong số này, hiện nay có Thượng toạ Thích Tâm Hòa trú xứ chùa Pháp Vân (Canada). Do bệnh duyên, cố Ni sư xả bỏ báo thân ngày 3-2-Kỷ Mùi (1999). Với 59 năm trụ thế, 28 năm hành đạo, cố Ni sư là bậc mô phạm của Ni chúng tỉnh Khánh Hoà.
06/01/2023(Xem: 1850)
Chùa Vạn Phước Di Đà tọa lạc trên đỉnh núi Bình An, đường Điện Biên Phủ, phường Trường An, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Chùa quay mặt hướng Tây Nam. Chùa nguyên là am Phổ Phúc do Thiền sư Hải Nhận hiệu Lương Tri dựng để tĩnh tu vào năm 1845. Được sự trợ duyên của Thượng thư Nguyễn Đình Hòe, vào năm 1847, thảo am trở thành chùa Phổ Phúc do Thiền sư Hải Mẫn hiệu Quang Đức trú trì; cụ Nguyễn Đình Hòe, pháp danh Trừng Phước làm Hội chủ. Trong thời gian này, chùa đã cung chú tượng đức Phật Thích Ca ngồi kiết già trên tòa sen, thủ ấn Cam lồ. Tượng cao 1,10m, tòa sen cao 0,75m. Tượng được tạo tác bằng nan tre, sơn son thếp vàng, là pho tượng Phật cổ và quý của Phật giáo cố đô Huế.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567