Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

“Hãy để lòng tĩnh lặng sau mỗi lần cho Bài học suy ngẫm về “Từ thiện “và “Việc làm từ thiện “

17/05/202516:53(Xem: 1302)
“Hãy để lòng tĩnh lặng sau mỗi lần cho Bài học suy ngẫm về “Từ thiện “và “Việc làm từ thiện “
tt nguyen tang-00tt nguyen tang-27

“Hãy để lòng tĩnh lặng sau mỗi lần cho
Bài học suy ngẫm về “Từ thiện “và “Việc  làm từ thiện “ sau buổi pháp đàm trên hệ thống Zoom online của ban hoằng pháp Âu Châu ngày 15/5/2025.


Nằm trong chủ đề “ BỒ ĐỀ TÂM” trong năm 2025 của ban Truyền bá giáo lý Âu Châu qua hệ thống online,  sau khi tham dự trực tiếp và chú tâm theo dõi buổi pháp đàm Ý NGHĨA TỪ THIỆN VÀ VIỆC LÀM TỪ THIỆN từ  TT Thích Nguyên Tạng ngày 16/5/25.( theo giờ Úc châu 4:00 am và tại Việt Nam 1:00 am). Dựa vào những câu hỏi của MC Huệ Sơn và hai đạo hữu Thị Hiên Nguyễn Hữu Lộc ( Đức) và Giác Danh Như (Áo) kính xin cảm nhận và chia sẻ những gì đã thu thập và tổng kết lại những lời truyền trao đầy chân tình trước một vấn đề rất thiết yếu trong đời sống tâm linh của người Phật tử khi thực hành thiện lành sau tất cả những suy tư về  hành động từ thiện đã tham gia đồng thời để hiểu rõ  thêm giá trị tinh thần và đạo lý của hành động mình làm.khi đối diện những hỗn độn sau những thiên tai xảy ra trên thế giới : Động đất, lũ lụt, cháy rừng, cơn bão dữ dội …Phải chăng cũng là chìa khóa để mở cánh cửa khác nhằm mục đích biến việc thiện thành Phước, và từ Phước ấy mới nở ra Trí, và cả Đạo.

Để thấy rằng “Thiên tai có thể phá vỡ đất trời, nhưng cũng đánh thức lòng người và mỗi khi chúng ta  làm việc từ  thiện không phải để thấy ngay kết quả, mà để giữ mình không bị chai đá trước nỗi đau của nhân loạikhông ai  có thể ngăn được bão, động đất, nhưng có thể gieo những hạt tỉnh thức và từ bi, để khi sóng gió nổi lên, con người còn biết nắm tay nhau..

Thật tuyệt vời khi MC Huệ Sơn dẫn nhập chương trình với  câu tục ngữ Việt Nam: "Dù xây chín bậc phù đồ, không bằng làm phúc cứu cho một người" , nhờ đó mà chúng ta mới biết : Phù đồ hay Phật đồ là phiên âm của Stupa (Sanscrit), Hán và Việt dịch đồng nghĩa là tháp. Ở Ấn Độ, rất nhiều bảo tháp được dựng lên để tôn thờ xá lợi của Phật và các bậc Thánh A la hán. Ngoài ra còn có tháp được xây dựng để kỷ niệm các Thánh tích trong đạo Phật như Đại Tháp tại Bồ Đề đạo tràng (Bodhgaya), nơi đức Phật thành đạo; tháp tại Lâm Tỳ Ni (Lumbini), kỷ niệm nơi Phật đản sanh…Ở Việt Nam, ngoài tháp Phật, phần lớn tháp là mộ phần của các cao tăng hoặc trụ trì, thường được xây bằng gạch và có nhiều tầng và Chín bậc, hay là chín tầng là biểu  trưng cho “Cửu phẩm liên hoa” trong Phật giáo vậy.

Những bảo tháp nổi tiếng nhất ở Việt Nam như tháp chùa Linh Mụ, chùa Vĩnh Nghiêm ….Như vậy có thể nói ý nghĩa trong câu tục ngữ này  “Trong các việc làm để vun bồi phước đức thì cứu người là việc làm có phước đức lớn nhất”.

Lại thêm 1 câu hỏi khác từ MC Huệ Sơn để phân biệt giữa Từ Thiện và Thiện nguyện, theo đó chúng ta đã hiểu rõ như sau:

-)Từ thiện là các hoạt động nhằm cải thiện hỗ trợ, giúp đỡ bạn dưới hình thức phi lợi nhuận như  cứu tế, lạc quyên

-) Thiện  nguyện là hành động tự nguyện và không có lợi ích về mặt tài chính hay vật chất, thực hiện với tâm huyết và ý chí giúp đỡ người khác hoặc cộng đồng. Hoạt động thiện nguyện thường được thực hiện với tinh thần tự nguyện, không ép buộc của một cá nhân.


 

Sau đó là những câu hỏi xoay quanh :

1. Về tinh thần Phước thiện khi có thiên tai:

Lòng từ bi và hành động thiện nguyện xuất phát từ trái tim luôn là một ánh sáng trong nhân loại. Khi xảy ra thiên tai như động đất ở Myanmar, sự chia sẻ dù là nhỏ nhất cũng là một dòng nước lành giữa sa mạc. Không phải ai cũng có điều kiện để đi tận nơi giúp đỡ, nhưng tấm lòng được chuyển hóa thành hành động cụ thể – dù là qua tiền bạc, lời cầu nguyện, hay hành động – đều là quý báu.

2. Về sự nghi ngờ việc “tiền có đến tay nạn nhân hay không”: Qua những chuyện rất đáng tiếc  xảy ra từ một cá nhân được nêu đích danh và có bằng chứng khiến người muốn đóng góp cũng phải ngao ngán ?

Giảng sư đã công nhận rằng không ngoại trừ tại VN mà  thế giới từng chứng kiến không ít tổ chức thiếu minh bạch, và sự mất lòng tin là điều dễ hiểu.Đây là điều rất chính đáng. Tuy nhiên, sự nghi ngờ không nên giết chết lòng thiện, mà nên hướng ta đến sự chọn lọc khôn ngoan. Ta có thể

--)) Chọn các tổ chức uy tín quốc tế hoặc địa phương có minh bạch tài chính và đã có thành tích lâu năm (như Hội Chữ Thập Đỏ, UNICEF,  hay các tổ chức từ thiện Phật giáo,  có kỷ cương đạo hạnh rõ ràng).

-)) Xem báo cáo hoạt động và phản hồi từ cộng đồng, không ngại hỏi thẳng khi cần.

-))Đóng góp bằng cách khác ngoài tiền, như quyên góp vật phẩm cần thiết, chia sẻ thông tin xác thực, hoặc gửi lời cầu nguyện chân thành – năng lượng đó cũng không hề vô hình.

Và nhân tiện đó vì là Tổng thư ký của GHPGVNTN Hải ngoại tại Úc Châu và Tân Tây Lan nên để trả lời câu hỏi của MC  Huệ Sơn về “Phật Giáo có nguyên tắc gì không ? Để không rơi vào lỗi tai  tiếng này “ GS đã cho biết rằng tại Hải ngoại , mỗi Hội đồng GHPGVNTN đều có một Tổng vụ Từ Thiện đảm nhiệm các công việc như sau : ( tổ chức lạc quyên bằng các tiệc gây quỷ cứu trợ thiên tai - thăm viếng, ủy lạo người neo đơn , cần giúp đỡ, hà tình thương v, v…, thực hiện kế hoạch cho nhiều việc phải đối phó khẩn cấp, nhưng điều quan trọng nhất là mỗi việc trước, sau phải có báo cáo , thống kê. Như vậy, cách là của Giáo hội Phật Giáo rất rõ ràng, có nội quy, có tổ chức và có nhân sự thích hợp với vai trò.

Và Giảng Sư đã trân trọng giới thiệu một tổ chức từ thiện Phật Giáo nổi tiếng trên thế giới do Sư Bà Chứng Nghiêm ( đệ tử của Đại  Sư Ấn Thuận  ) đề xướng từ năm 1966 sau khi gặp một sản phụ neo đơn v những chúng sinh khổ đau do bịnh tật  nên Sư Bà phát đại bi tâm khởi xây các bịnh viện

. Đó là Hội Từ Thiện Từ Tế (Tzu Chi) :

Tzu Chi Foundation, U.S.A. ( miền nam California)

206 E. Palm Ave.,-Monrovia, CA 91016.

Tel: 626-305-1188---Tel: (909) 447-4477

 

Hoặc Tzu Chi Foundation, U.S.A. (Miền Bắc  California)

175 Dempsey Rd.---Milpitas, CA 95035

Tel: (408) 262-3389 Trang Internet: www.tzuchi.org/global ( trích tài liệu trangnhaquangduc)

Nào hãy cùng nhau nhỏ một giọt thiện tâm

Giọt nước nhỏ rơi giữa cơn hạn cháy,

Không làm trổ hoa – nhưng giữ mầm cây.

Bàn tay nhẹ – trao một chút chia tay,

Cũng đủ sưởi một ngày lòng người lạnh.

Người cho đúng – không mong lời báo lại,

Lặng như sao rơi xuống đáy sông ngầm.

Người cho sai – dẫu đầy tay của cải,

Cũng chẳng gieo được ánh sáng vào tâm.

Một chiếc áo – trao trong mùa đông rét,

Là yêu thương – chứ không phải bố thí.

Một lời hỏi han – trong phút chia ly,

Là ân nghĩa – nối người cùng nhân loại.

Xin giữ mãi – trong lòng ta tĩnh lặng,

Một giọt thiện tâm – giữa biển ngờ vực.

Cho đi đúng – là hạt giống chân thực,

Gieo hôm nay – xanh rì mai hậu thế…

( sưu tầm đã lâu và không biết tác giả )

3-Làm sao để “tin” rằng hành động của mình là đúng?

Niềm tin không phải là “tin mù quáng”, mà là “tin có trí tuệ” – tức là cân bằng giữa trực giác, lý trí, và thiện tâm. Mỗi người đều tự giác rằng “Mỗi ác nghiệp là một tờ giấy nợ mà mình hoặc phải trả cho hiện đời hoặc về sau đúng theo luật Nhân Quả không bao giờ  sai sót” Nhưng mãi mãi từ ngàn xưa cho đến nghìn sau Túi tham của con người đều không đáy , than ôi!

MC Huệ Sơn  tiếp theo “ vẫn biết đồng tiền đôi khi làm mờ con mắt , vậy thì  nếu Phật tử sợ nhân quả phải giữ tâm thế nào để không say đắm vật chất “

Đáp từ GS :

-)) Luôn Chánh niệm tỉnh giác , biết rõ mục tiêu tại sao mình làm việc từ thiện này

 -) Luôn tự hỏi:- Hành động này có làm tâm mình rộng mở, nhẹ nhàng không? Có làm vơi bớt khổ cho người không ? Có xâm phạm vào ngân quỹ chung hay chỉ vì lợi ích riêng tư nào mà sau đó sẽ tù tội, ra toà, bị tịch thu tài sản

-) Luôn suy tư “Mình đang gieo một hạt giống gì cho tương lai – cho chính mình và cho đời?”

 

Nhờ đạo hữu Thị Hiên Nguyễn Hữu Lộc chia sẻ thêm những vấn nạn về từ thiện tại trại tỵ nạn Sikew ( Thailand) chúng ta cũng biết thêm nhiều mặt trái của xã hội tuy nhiên vẫn còn các tổ chức cứu trợ rất uy tín , có hệ thống và có mối liên hệ sâu rộng với cộng đồng như : Hội bác sĩ không biên giới, the Salvation , ….

Phải chăng chỉ cần chúng ta làm việc thiện bằng tấm lòng trong sáng, dù tiền đó có đến tay nạn nhân trọn vẹn hay không, chúng ta  vẫn gieo một hạt giống của từ bi và tin cậy vào đời – hạt giống đó chắc chắn sẽ nảy nở, dù không đúng cách như ước  mong.

Nhưng thính giả cũng  vui mừng khi được biết GHPGVNTN Hải Ngoại tại Úc  đã có một phái đoàn 1 do HT Thích Quảng Ba và HT Thích Minh Hiếu đến Miến Điện để trao tay 300.000 Úc  kim , và lần 2 sẽ do TT Thích Nguyên Tạng và quý ni Sư để trao tay ngân quỹ vừa lạc quyên trên 200.000 Úc kim ,

Cũng theo Giảng Sư thật ra để tự mình làm từ thiện một cách khôn ngoan , trước hết mình phải tự mình chọn một tổ chức để tham gia  và đóng góp ( Trạch pháp ) nhưng một khi đã đóng góp rồi đừng ra ngoài thị phi, than phiền.

4-)) Bố thí Ba La Mật -“Tam luân không tịch” .

Quả lành sẽ đến mỗi khi mình có thể kiểm soát ba điều :

-Thân: Việc này có đem đến lợi ích thực tế cho người khổ không?

-Khẩu: Lời mình nói khi vận động, kêu gọi có từ bi, có khiêm cung không?

-Ý :Tâm mình có thật sự muốn chia sẻ, hay vẫn còn mong cầu phước báo, khen ngợi?

 

Và theo Giảng Sư Thích Nguyên Tạng, Bố thí Ba La Mật là hạnh đầu tiên của Lục Độ mà Phật giáo Đại thừa luôn nhắc đến nguyên tắc bố thí để trở thành sự bố thí tuyệt đối. Đó là “Tam luân không tịch”. Nghĩa là 3 đối tượng gồm người bố thí, người nhận bố thí và món quà bố thí phải nương tựa vào nhau thì mới thành lập được.(Người bố thí phải thấy cả vũ trụ trong họ cùng đang bố thí chứ không phải cái tôi biệt lập đang bố thí. Đặc biệt, nhờ có người đón nhận thì ta mới thực hiện được việc làm này, nên trước và sau khi bố thí, trong tâm không hề có sự thay đổi.-Thứ 2, người bố thí phải thấy món quà này cũng do sự góp mặt của vạn sự vạn vật mới làm ra được, nên không có thái độ lựa chọn giá trị cao thấp của món quà để bố thí.-Thứ 3, người bố thí không có sự phân biệt hay đòi hỏi gì nơi người nhận, chỉ một lòng vì họ.)

Cả 3 điều này xảy ra đầy đủ thì ta sẽ đạt tới đỉnh cao của sự bố thí - bố thí không điều kiện hay sự bố thí trong sạch, còn gọi là Bố thí Ba La Mật .

HH lại chợt nhớ lại một bài viết của Sư Thúc Hộ Pháp theo đó “Bố thí để tạo phước thiện là thí chủ sử dụng của cải tiền bạc... và cả sự hiểu biết của mình đem ban bố cho người khác với thiện tâm tế độ, mong mỏi sự lợi ích, sự tiến hoá, sự an lạc đến cho người khác, chúng sinh khác. Sự bố thí như vậy gọi là phước thiện bố thí nhưng nếu sự bố thí này trở thành bố thí ba la mật là 1 trong 10 pháp hạnh ba la mật, thì hỗ trợ cho các ba la mật khác, dẫn đến sự thành tựu siêu tam giới thiện pháp, đó là sự chứng đắc 4 Thánh Đạo liền cho quả là 4 Thánh Quả trở thành bậc Thánh A-ra-hán cao thượng.

 

Bố thí để trở thành pháp hạnh bố thí ba la mật, khi thí chủ bố thí, với thiện tâm hoàn toàn trong sạch, không bị ô nhiễm bởi tà kiến, tham ái, ngã mạn và hợp với tâm bi, đức tin, trí tuệ phát nguyện chỉ mong chứng ngộ Niết Bàn, mong trở thành bậc Chánh Đẳng Giác, hoặc Đức Phật Độc Giác, hoặc bậc Thánh Thanh Văn Giác trong hạng nào đó mà thôi. Ngoài ra không cầu mong trở thành phú hộ, vua chúa, chư thiên, vua trời.... Như vậy, sự bố thí ấy mới trở thành pháp hạnh bố thí ba la mật.

\HH Xin kính dâng cảm niệm đến những ai muốn làm phước thiện bằng trái tim tỉnh thức bằng những minh triết sưu tầm :

1. Từ Kinh Pháp Cú (Dhammapada):

“Cho đi với tâm thanh tịnh, quả báo như suối tuôn tràn,

Dù là một nắm cơm nhỏ, nếu cho đúng lúc, đúng người – thì phước báo vô lượng.”

2. Đức Đạt Lai Lạt Ma: “Khi bạn trao tặng một điều gì, hãy chắc rằng bạn không lấy mất phẩm giá của người nhận.”

3. Khổng Tử: “Người quân tử giúp người khi khốn cùng, không lợi dụng lúc họ yếu thế.”

4. Rumi (thi sĩ Sufi):” Bàn tay bạn chỉ thật sự đầy khi bạn biết buông bỏ,và trái tim bạn chỉ mở ra khi bạn biết cho đi không cần lý do.”

5. Minh triết dân gian Việt Nam:”Của cho không bằng cách cho.”(Câu này thật ngắn gọn nhưng vô cùng sâu sắc: cái tâm, cái lễ độ, cái hiểu biết trong khi cho – mới là điều người ta ghi nhớ.)

Có phải chúng ta nên” Hãy để lòng mình tĩnh lặng sau mỗi lần cho đi,”như mặt hồ sau khi ném một viên sỏi, chỉ còn lại ánh trăng in rõ.

Và khi làm phước thiện, hãy làm như người gieo hạt trong mùa gió nhẹ.

Hãy

 -Gieo hạt mà không mong hái quả

,-Làm vì từ tâm chứ không vì thương hại-

 -Làm như chưa từng làm,(không giữ lại công đức trong tâm, không ghi chép lại trong sổ đời.)

- Chọn đúng nơi, đúng người, đúng lúc – bằng trí tuệ,(để phước thiện không rơi vào tay gian trá, mà hóa thành ánh sáng thật sự.

-Biết ơn người nhận, (vì họ đã cho ta cơ hội để trưởng thành trong từ bi và buông bỏ)


Cho như mây nhẹ trôi qua,

Không nhớ, không nghĩ đó là “ta cho.”

Không cần người nhận phải lo,

Cũng không mong ước một bờ phúc mang

Cho như gió lặng, mây tan

Mát lòng kẻ khát, vừa san sẻ mừng

Đừng khiến người phải nghĩ rằng

Từ nay như thể “mình mang ơn người

Cho – là phép nhiệm mầu thôi,

Đừng nên vội vã khoe “tôi “ai bì

 Chỉ cần mở rộng lòng đi

Ba la mật thì chẳng gì …phô trương.

Người thật sự biết yêu thương,

Việc nào chẳng hiện thiện lương xuất thần

Nụ cười thấu hiểu ân cần

Vòng tay ấm áp, dịu dàng sắc sâu

Cho như mây, nhẹ nhưng giàu

Lời hay lẽ đẹp, gộp thâu chân  tình

Ai ơi cùng kiếp nhân sinh

Gắng tu, thiện nguyện răn mình chớ quên

Niềm tin nhân quả – vững bền

Khi hạt giống thiện gieo .. liền trổ hoa

Ngày nào dong ruỗi Ta Bà 

Khiêm hạ bi, trí không … sa lửa ngầm

Cho như gió nhẹ âm thầm

Nào ngờ thiện nhỏ lại mầm Đức …cao

Ai ơi làm Phước nhiều nào

 “Tam luân không tịch” làm sao não phiền !

  (thơ Huệ Hương)

5-)) Và câu hỏi sau cùng về pháp thí và tài thí của MC Huệ Sơn, đã được Giảng Sư giải đáp giữa tài thí ( tiền của , vật chất hiến dâng ) pháp thí ( dùng lời hay lẽ đẹp, , chân lý, giáo pháp làm thay đổi quan niệm sống trong dục tham, sân ) cho nên PHÁP THÍ có giá trị hơn tài thí , tuy nhiên người truyền trao pháp thí phải biểu hiện dược thân giáo, khẩu giáo và ý giáo, hơn thế nữa Pháp thí lại là điều mà mọi người cần nên làm

Lại còn một vấn đề tế nhị trong việc hồi hướng và cầu siêu cho người khuất núi sau mỗi đám tang, đừng lấy tiền phúng điếu để đi làm từ thiện mà hồi hướng cho người mất , đồng tiền đi làm từ thiện phái phát xuất từ chính vật chất của người ấy để lại hoặc của thân nhân liên hệ mà thôi ….và có thể  chúng ta lại chiêm nghiệm “thiên tai có thể phá vỡ đất trời, nhưng cũng đánh thức lòng người.” Mỗi khi sóng gió nổi lên, con người còn biết nắm tay nhau, con người– không thể ngăn được bão động đất, nhưng có thể gieo những hạt tỉnh thức và từ bi.

Kính trân trọng

Kính tặng  những tấm lòng biết cho đi bằng tình thương và trí tuệ!

Gieo một hạt, chớ mong ngày gặt,

Bởi phước lành nở giữa vô cầu.

\Bóng mình trong mắt kẻ  khổ đau.

Cách sống có đạo lý

“ Phải cho đi nếu muốn giữ nắm (1)

Cho như gió nhẹ qua vườn thắm,

Không mong hoa phải nở đền ơn.

Người và ta cùng sáng một hồn.

Chỉ mong đất được thêm phần dưỡng khí,

Phước không nằm  do tính toán trong trí

Mà lặng thầm như ánh trăng xa.

Mà chính là ta được lớn hơn mà.

Người nhận được chưa hẳn là kẻ thiếu

Chớ vì tiếng khen, tỏ ra mình trọng yếu

Ta làm thiện  vì lòng chẳng nỡ quay lưng.

Cũng chẳng mong,

một ngày quả hóa sáng vô cùng.

 Chỉ tâm nguyện

“Gieo một hạt trên cánh đồng tâm thức!

Nào  cùng phát khởi Bồ đề tâm lực !

Trên thực tế, thời gian không chờ đợi một ai

 Mọi thứ đang thay đổi, ta có hôm nay

Nếu không chia sẻ, đều mai một “rỉ sét và ẩm mốc!”

Với lòng tĩnh lăng, biết đâu là cành, gốc! ,’

 Huệ Hương

____________________

(1) Theo Binh Pháp Tôn Tử: Nếu bạn muốn nắm giữ điều gì, trước tiên bạn phải cho đi điều đó. Đó mới là cách sống có đạo lí.Thế giới này sẽ không quá tốt, cũng không quá xấu đối với bạn. Nếu bạn sẵn sàng từ bỏ một số thứ, bạn sẽ nhận lại những điều khác, và mọi thứ sẽ luôn giữ ỏ một trạng thái tương đối cân bằng.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
31/05/2025(Xem: 901)
Thông Báo thay Thư Mời tham dự Tiệc Chay Gây Quỹ Hộ Trì Tam Bảo Tu Viện Quảng Đức, 12 giờ trưa Sunday 29/06/2025
20/02/2025(Xem: 17755)
Thưa quý Phật tử, Chư Tổ Sư đã dạy “Cần tu tập để giải thoát như cứu lửa đang cháy trên đầu”, vì thời gian trong đời mình còn lại quá ngắn ngũi, đừng hẹn đến ngày mai những gì mình có thể làm được hôm nay. Quý Ngài cũng nhắc nhở chúng ta “Thiên niên thiết thọ khai hoa dị, nhất thất nhơn thân tái phục nan”, có nghĩa là “Ngàn năm cây sắt ra hoa dễ, một khi mất thân người khó được lại thân”. Đối với người đệ tử Phật chúng ta, nếu ngày nay mình không phát tâm tu tập, thì đừng mong đời mình thăng tiến trên bước đường tâm linh. Mình tự hỏi chính mình là niềm tin của mình vào Chánh Pháp có vững chắc chưa, nội lực tu tập của mình đã được tăng tiến hay chưa? Nếu chưa được tăng tiến và viên mãn thì chúng ta hãy cố gắng phát nguyện, tinh tấn tu tập để sống trọn vẹn.
19/02/2025(Xem: 5909)
Quyết Định v/v Tổ Chức Khóa Tu Học Phật Pháp Úc Châu kỳ 23 cuối năm 2025 của Giáo Hội PGVNTN Hải Ngoại tại UĐL-TTL
15/06/2025(Xem: 124)
Tiệc Chay Gây Quỹ Hộ Trì Tam Bảo Tu Viện Quảng Đức, Sunday 29-06-2025
15/06/2025(Xem: 293)
Lễ Tang Cụ Bà Châu Thị Vỡ, pd: Diệu Phương (1941-2025) tại Vãng Sanh Đường Tu Viện Quảng Đức
26/05/2025(Xem: 2101)
Thuốc Phật dược,Tiên đơn,Thần Thánh vị Nhiều danh y, dược sĩ thuở nghìn xưa Đã ra tay,chữa trị cứu nhiều người Được thoát khỏi,tay tử thần sắp đến. Trị đơn giản,mà hay không tưởng tượng Nhiều bệnh nhân,chỉ chờ chết mà thôi Mầu nhiệm thay, thuốc Phật được uống rồi Trừ dứt tuyệt, trăm muôn ngàn chứng bệnh. Vì ích lợi, mọi người cần hiểu đến… Hãy đem ra cứu giúp kẻ lâm nguy Nhiều bệnh căn,thầy trị mạnh cấp kỳ Có hiệu quả,chính do tôi thực nghiệm. Và cũng có, Quý thầy cô chữa trị Nhiều bệnh lành, đã kết quả thành công Gởi tặng cho, những toa thuôc nằm lòng Hầu phổ biến, giúp bệnh nhân thống khổ.
30/04/2025(Xem: 402)
Thông Báo Thay Thư Mời tham dự Tiệc Chay Gây Quỹ Hộ Trì Tam Bảo Tu Viện Quảng Đức (Sunday 29/6/25)
14/01/2025(Xem: 1310)
Vào lúc 10 giờ sáng ngày Thứ Ba 14/01/2025, Hòa Thượng Viện Chủ Tu Viện Quảng Đức Thích Thông Mẫn cùng 2 Cư Sĩ Nguyên Thiện Bảo Steve Lowe (Thư ký tiếng Anh) và Cư Sĩ Quảng Tịnh Thiều Văn Bình (Thư Ký tiếng Việt) thuộc Tu Viện Quảng Đức và Hội Từ Thiện Tu Viện Quảng Đức đã đến thăm Royal Melbourne Children Hospital và trao tấm cheque $35,000 cho Ban Giám Đốc bệnh viện, bà Georgia Gribble, Điều phối viên gây quỹ của Royal Children's Hospital Foundation, thay mặt Ban Giám Đốc tiếp đoàn, nhận tịnh tài và ngỏ lời cảm ơn Hòa Thượng Viện Chủ, Phật tử Tu Viện Quảng Đức cùng quý Đồng hương Viêt Nam đã đóng góp số ngân quỹ này. Bà Georgia Gribble cho hay số tiền này sẽ giúp cho các dự án cứu sinh, chăm sóc tim mạch, sức khỏe tâm thần của trẻ em và những em mắc bệnh mãn tính của bệnh viện Nhi Đồng Hoàng Gia Úc. Nhân đây, xin chân thành tán dương công đức Đạo hữu Hạnh Kim cùng quý Phụ huynh Gia Đình PT Quảng Đức và 500 Đồng hương về tham dự, ủng hộ tiệc chay với số tiền gây quỹ được: $35,000 vào
07/01/2025(Xem: 3869)
Bản tin Mừng Xuân Ất Tỵ 2025 của Tu Viện Quảng Đức, Melbourne, Úc Châu
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com