Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Sự thật về Con đường (Marga-satya)

19/02/201108:10(Xem: 5142)
Sự thật về Con đường (Marga-satya)

PHẬT PHÁPCĂN BẢN
ThíchĐứcThắng
BanTuThư Phật Học 2006

BỐNSỰ THẬT
(catur-vidhaṃsatyam)

IV-SỰ THẬT VỀ CON ĐƯỜNG (Marga-satya):

Sựthật thứ tư là con đường trực tiếp đưa đến sự giảithoát chấm dứt khổ đau. Sự thật này là tác nhân giảithoát hiện tại đưa đến chấm dứt quả khổ gần hay xatrong tương lai theo luật tắc nhân quả biến dịch hay phânđoạn của xuất thế gian. Là con đường Trung Đạo (Madhyamā-Paratipad),tránh xa hai cực đoan tà chấp là chạy theo tìm kiếm hạnhphúc qua khoái lạc giác quan vật chất thấp hèn, thường nghiệm,không mang lại bất cứ lợi ích nào trong hiện tại cũng nhưtương lai sau đó, và tìm kiếm hạnh phúc qua hình thức khổhạnh tự ép xác dưới nhiều hình thức khác nhau, vì sựtìm kiếm này cuối cùng cũng không thấy hạnh phúc đâu màchỉ mang lại thân tàn ma dại, ảnh hưởng trực tiếp lêntinh thần buồn khổ chán chê mất tính tự chủ sáng suốt.Theo giáo thuyết A-hàm mà nói thì nhờ vào thực tiễn củacon đường này mà chính đức Đạo sư đã xa lìa chủ nghĩakhoái lạc và khổ hạnh trong thực hành trước khi Ngài thànhđạo. Đức Đạo sư với kinh nghiệm của chính mình, Ngàiđã tìm ra Trung Đạo và nhờ vào chính nó mà hoàn thành trítuệ giải thoát đưa đến Bồ-đề Niết-bàn. Đó chính làcon đường trung đạo tám ngành, hay nói một cách chính xáchơn thì chân lý mười hai nhân duyên, nếu đem lý giải thìchính nhờ vào nó mà đức Phật đã xa lìa chủ trương thườngkiến, chấp chặt vào ngã cho là một chủ thể sinh mệnh hữutình chúng sanh luôn tồn tại; cùng xa lìa chủ trương đoạnkiến cho rằng sau khi chết hữu tình chúng sanh sẽ vĩnh viễnmất luôn không còn tồn tại nữa; hay xa lìa lập trườngchủ trương tự nhiên trong những kiến giải của hữu kiếnthế gian, cùng chủ trương chủ nghĩa hư vô cho rằng tấtcả đều là không, không có gì hết của vô kiến mà tấtcả mọi người vào lúc bấy giờ dùng bốn cách nhìn thiênkiến sai lệch này đối với nhân sinh và vũ trụ, trong lúcNgài quán thuận và nghịch mười hai nhân duyên này. Đó gọilà chánh kiến của trung đạo quán. Trung Đạo này thườngđược diễn tả là Bát chánh đạo (āryāṣṭāṅgika-mārga):tám con đường chân chính, bởi vì nó gồm có tám ngành, cũngcó thể gọi là tám phạm trù:

1-Chánh kiến (samyag-dṛṣṭi): sự thấy biết chân chính, tứclà thấy khổ đau về vật chất cũng như tinh thần là khổđau, thấy sự tập khởi của khổ đau là sự tập khởi khổđau, thấy sự diệt tận của khổ đau là sự diệt tận khổđau, thấy con đường đưa đến sự diệt tận là con đườngđưa đến sự diệt tận khổ đau; có nghiệp thiện ác, cóquả báo nghiệp thiện ác, có đời này đời kia, có cha cómẹ, có chân nhơn đi đến nơi thiện, hướng thiện; đốiđời này đời kia có thể tự giác ngộ, tự thân tác chứngthành tựu đạo quả giải thoát.

2-Chánh tư duy (samyag-sankappa): suy nghĩ chân chính, tức là cóý chí đúng, phân biệt đâu đúng đâu sai, hiểu biết nhớnghĩ chính xác, tức là không có tham dục giác, sân nhuế giácvà hại giác.

3-Chánh ngữ (samyag-vāca): lời nói chân chính, tức là lời nóiđúng đắn, chân thật. Tức là không còn sử dụng nhữnglời nói dối, lời nói hai lưỡi đâm thọc gây chia rẽ, lờinói thô ác xấu xa, lời nói thêu dệt thêm bớt không chínhxác.

4-Chánh nghiệp (samyag-kammanta): còn gọi là chánh hạnh, là việclàm chân chính, tức là những hành động trong tạo tác đúngvới Chánh pháp, xa lìa sát sinh, không cho mà lấy, cho đếnviệc tà hạnh, những giới chúng ta đã phát nguyện thọ trì.

5-Chánh mạng (samyag-ājīva): sự sống chân chính, tức là chúngta bỏ lối sống mê tín sử dụng chú thuật cầu đảo…theo tà mạng. Phải như pháp mà cầu y phục đồ ăn thứcuống, giường nằm, thuốc men trị bệnh và tất cả nhữngphương tiện tùy thân khác trong sinh hoạt hằng ngày.

6.Chánh tinh tiến (samyag-vāyāma): cố gắng chân chính, tức làluôn cố gắng nỗ lực trong việc chuyển ác thành thiện đốivới cuộc sống: Nên phát nguyện đối với những điều ácđã phát sinh thì nên tìm cách tiêu diệt chúng, những điềuác chưa phát sinh thì không khiến chúng phát sinh, những điềuthiện chưa phát sinh thì nên tìm cách khiến cho nó phát sinhra, những điều thiện đã phát sinh rồi hãy tiếp tục làmchonó tăng trưởng nhiều hơn nữa.

7-Chánh niệm (samyag-satti): nhớ tưởng chân chính, là ý nhớnghĩ đến thân, thọ, tâm, pháp. Đó là bốn pháp mà chúngta cần phải nhớ nghĩ đến, còn gọi là bốn niệm xứ.

8-Chánh định (sammā samādhi): tập trung chân chính, tức là xalìa các pháp dục ác bất thiện để thành tựu bốn thiềntừ sơ thiền đến tứ thiền.

Trongcuộc đời thuyết pháp độ sinh của đức Đạo sư qua bốnmươi lăm năm, Ngài luôn luôn tùy thuộc vào căn cơ trình độhiểu biết của mọi chúng sinh hữu tình mà dùng con đườngđưa đến sự diệt khổ đau tám ngành này mà theo đó giảngdạy cho đồ chúng của mình. Ngài giảng dạy chúng bằng nhữngphương cách khác nhau và cách dùng dụng ngữ cũng khác nhaucho những người có trình độ hiểu biết cảm thụ khác nhau,tùy trình độ phát triển cho phù hợp với trình độ, mọitầng lớp trong xã hội vào lúc bấy giờ. Nhưng tinh túy nộidung tư tưởng giải thoát của nó vẫn nhất quán trong thuyếtgiáo của mình, hàng trăm ngàn bài thuyết giáo rải rác trongba tạng giáo điển của Ngài, được chúng ta tìm thấy đềunói lên nội dung tư tưởng giải thoát của Bát Chánh Đạo,qua sự hoàn thiện tam vô lậu học Giới-định-tuệ trong mụctiêu làm trong sạch ba độc tham-sân-si bằng vào thanh tịnhhóa ba nghiệp thân khẩu ý, qua tám phạm trù được thể hiệntrong cuộc sống.

Quatám phạm trù hay tám ngành này, được phân bố theo chứcnăng của ba học trong việc tu tập đối với kỷ luật tâmlinh những lời dạy của đức Phật. Như vậy, không nhấtthiết là phải theo thứ tự từ một cho đến tám trong việcáp dụng thực hành theo thứ tự như trên. Chúng phải đượcthực hành phát triển gần như cùng lúc với nhau, càng nhiềucàng tốt tùy theo khả năng căn cơ từng người một. Tấtcả tám phạm trù này, chúng liên kết nhau và mỗi phạm trùhỗ trợ cho sự đào luyện những phạm trù khác.

Támphạm trù này chúng được phân nhóm vào ba học Giới (Sila)Định (Samādhi) và Huệ (Pannā) thì chúng sẽ tùy thuộc vàođó mà mang ý nghĩa và giá trị của từng nhóm một.

Giới(sila) một kỷ luật phổ quát dành cho việc xây dựng tìnhyêu và tình thương xót đối với tất cả mọi sinh vật hữutình chúng sanh đang hiện hữu, theo ý nghĩa nền tảng cănbản của giáo lý đức Phật. Đức Phật ban bố giáo lý từbi của Ngài trong tu tập tự lợi và lợi tha như kinh ĐạiPhương Đẳng 24, T. 13, p. 0170b dạy: “Bồ-tát Ma-ha-tát nàomuốn thành tựu Chánh đẳng Chánh giác thì phải tu tập từbi.” Hay vì muốn lợi ích cho nhiều người, hạnh phúc chonhiều người, do từ bi đối với thế gian, trong kinh Ưu-bà-tắcgiới 7, T. 24, p. 1074c, đức Phật dạy: “Này Thiện nam! Ngườitrí nên phải quán sát như vầy: ‘Tất cả phiền não làoán lớn đối với ta. Vì sao vậy? Vì phiền não có khả năngtự phá mình và phá người. Vì nhân duyên này, nên ta phảitu tập tâm từ để vì lợi ích tất cả chúng sanh và vìmuốn được hoàn thiện vô lượng pháp. Nếu có người nàobảo lìa từ bi mà có được thiện pháp thì việc này khôngnơi nào có!”

Theođức Đạo sư, mỗi người chúng ta muốn hoàn thiện cho chínhmình thì phải phát triển cả hai đức tính bi (karuṇā) vàtrí (jñāna) song song với nhau. Ở đây, ‘Bi’ tượng trưngcho trái tim biểu thị cho tình cảm, có nghĩa là chỉ cho lòngthương xót, yêu mến người và vật, sự tử tế với nhau,khoan dung độ lượng, nói chung chỉ cho lòng trắc ẩn đốivới cái khổ của người khác mà khởi tâm muốn cứu khổ,trong khi ‘Trí’ tượng trưng cho khối óc thuộc về khíacạnh tri thức hiểu biết, đối với đạo lý tất cả mọisự vật có khả năng đoán định phân biệt chuyện thị phi,chánh tà mà lựa chọn lấy bỏ, nên gọi là trí. Nếu chúngta chỉ phát triển phần tình cảm mà quên đi phần tri thứclý trí, thì chúng ta dễ trở thành những kẻ ngu si tốt bụngkhông biết phân biệt được đâu là tốt xấu, việc gì nênlàm và việc gì không nên làm! Trong khi nếu chúng ta chỉ pháttriển khía cạnh tri thức lý trí mà bỏ quên tình cảm thì,chúng ta sẽ dễ trở thành một người trí có tim sắt đákhông biết cảm thông thương xót rung động trước mọi ngườingoài ta ra. Vì vậy muốn hoàn thiện một con người, ngườita phải phát triển về cả hai mặt tình cảm và lý trí đồngđều. Đó là mục đích thăng hoa của lối sống theo đứcPhật qua luật tắc nhân quả thế gian; trong đó trí huệ vàtừ bi liên quan mật thiết với nhau như ta sẽ thấy sau nàyqua ba vô lậu học, trong tiến trình tu tập thực hành đưađến giải thoát đau khổ tùy theo trình độ căn cơ lệ thuộcvề nhân quả hay duyên khởi.

I -GIỚI: Trong Giới, theo chúng tôi thì bao gồm năm phạm trùchánh ngữ, chánh nghiệp và chánh mạng, chánh tinh tấn, chánhniệm. Trong năm phạm trù này thì ba phạm trù đầu thuộcvề điều thân nói chung, trong đó có thân và khẩu giới,nơi trực tiếp tạo ra nghiệp nhân để đưa đến kết quảbáo nghiệp sau đó thuộc hệ nhân quả, thuộc hành vi đạođức của lời nói và hành động, mà mọi người có thểnhận thấy được những hành vi cử chỉ cùng lời nói cóđạo đức hay không đạo đức được thể hiện ra một cáchrõ nét nhất, và cũng nhờ có những hành vi này mà chúng tacó thể đánh giá được ý hành của mỗi cá nhân đượcthể hiện qua chúng là thiện hay bất thiện, là đúng pháphay không đúng pháp. Còn hai phạm trù sau tức là Chánh tinhtấn, Chánh niệm thuộc về điều tâm (ý giới), trước khivào Định thật sự.

Theoba học thì chánh ngữ của khẩu thuộc về Giới, nếu miệngchúng ta không phát ra những lời nói dối trá; không phát ralời nói vu khống, hay nói những lời có thể gây thù hằn,ghét bỏ, bất hòa, hay gây gổ mạ lị giữa những cá nhânhay những nhóm người lẫn nhau; không nói lời thô lỗ, vôlễ, ác độc, thóa mạ; không nói lời mách lẻo, vô ích,xuẩn ngốc. Chúng ta cố gắng nhẫn nhịn, không nói nhữngthứ ngôn ngữ sai quấy và độc hại ấy đối với nhữngngườichung quanh chúng ta khi giao tiếp qua lời nói của cửa miệng,mà chúng ta chỉ dùng những thứ ngôn ngữ chân thật từ hòadịu dàng, những từ ngữ thân thiện, khoan hòa, êm ái vànhã nhặn mà thuật ngữ đức Phật gọi là ái ngữ, có ýnghĩa và lợi ích thì ngay lúc đó miệng chúng ta không nhữngtrở nên trong sạch mà còn tỏa ra hương vị của từ bi vàgiải thoát mà chính ý chúng ta cũng thể hiện được sựtrong sạch và hương từ bi thơm mát nữa. Từ đó khi chúngta giao tiếp với nhau, mọi người sẽ không còn nói năng bừabãi, cẩn thận đúng lúc và đúng chỗ. Trường hợp nếukhông thể nói được những lời nói lợi ích cho nhau thì,tốt hơn nên giữ sự im lặng. Đó chính là những thể hiệncủa chánh ngữ qua giới trong lúc hành giả tu tập.

Giớihọc này không chỉ được giới hạn qua miệng (khẩu) củalời nói mà còn được giới hạn qua mọi hành vi tạo táccủa thân nữa. Ở đây Chánh nghiệp thuộc về thân nhằmthể hiện những hành vi tạo tác tương ưng với đạo đức,khả kính và hòa nhã. Trong đó, đức Đạo sư khuyên chúngta nên từ bỏ sự sát hại sinh mạng, sự trộm cắp; có làmcó ăn bình đẳng trong sự nghiệp của mỗi người, tránhxa mọi sự tà dâm không có lợi cho chính gia đình mình vàgia đình người khác trong hạnh phúc, trong một cuộc sốnghòa nhã tương kính lẫn nhau trong một cộng đồng xã hộinhân bản. Khi mà thân chúng ta không hành động tạo tác nhữnghành vi có hại cho mình, cho người, cho xã hội thì chúng tanên tránh xa và ngược lại phóng sanh, giúp đỡ mọi ngườicả về vật chất lẫn tinh thần cùng tạo mọi sự an lạchạnh phúc cho chính mình và xã hội. Đó gọi là tu tập Chánhnghiệp qua những hành vi và mọi tạo tác do thân mang lạisự trong sạch hạnh phúc cho chính bản thân mình, mọi ngườicùng xã hội được thể hiện bên ngoài phát xuất từ ýchí thanh tịnh.

Ngoàinhững hành vi tạo tác do thân trực tiếp tạo ra như giếthại, trộm cắp, tà dâm của nghiệp, còn có những nghề nghiệpcũng từ tự thân mỗi người mang lại sự thiệt hại chongười khác, cho xã hội như sống bằng những nghề mê tínphù phép chú thuật, buôn bán khí giới, nước uống say sưa,độc dược, ma túy, giết hại súc vật, lừa dối v.v… màđức Đạo sư gọi là lối sống theo tà mạng cũng đượcNgài nhắc đến trong tám phạm trù đó là Chánh mạng. Ởđây, chúng ta phải sinh sống bằng một nghề nghiệp chínhđáng, không tạo ra tội cho chính mình và không có hại chongười, vật.

Baphạm trù này (Chánh ngữ, Chánh nghiệp và Chánh mạng) củaBát chánh đạo thiết lập hành vi đạo đức cho mọi chúngsanh hữu tình trong việc thể hiện trực tiếp thanh tịnh hóahai nghiệp thân khẩu. Ở đây, nếu nói theo ý nghĩa của thiềnđịnh trong mọi lúc mọi nơi thì ba phạm trù này thuộc điềuthân trong mọi sự sinh hoạt, hoạt động hằng ngày mà giớilà hình thức để chúng ta thể hiện hành vi đạo đức vàluân lý trong Phật học, cốt khiến cho cuộc sống cá nhânvà xã hội đầy hạnh phúc an lạc. Vì vậy, không thể cósự phát triển tâm linh sâu xa nào, nếu không có căn bảnđạo đức này. Đó gọi là ba phạm trù thể hiện đạo đứctrong việc thanh tịnh hai nghiệp thân khẩu của luật học,mà trong thiền học thì gọi là điều thân.

Kếđến là Kỷ luật Tâm linh (luật học) tức là phương phápđiều tâm (ý) (thiền học), trong đó bao gồm hai phạm trùChánh tinh tiến, và Chánh niệm. Trong hai phạm trù này thuộcphạm vi ý chí tạo ra nghiệp nhân để dẫn đến nghiệp quảcủa chúng ta, tức chỉ cho đầu mối trực tiếp cho mọi sựtái sinh trong ba cõi luân hồi. Ở đây nói đến phạm vi nỗlực của ý chí trong cả hai lãnh vực chỉ ác hành thiện.Chính Chánh tinh tiến là ý chí mạnh mẽ để ngăn ngừa nhữngđiều xấu ác chưa phát sinh thì không cho chúng phát sinh; trừbỏ những điều xấu ác đã phát sinh; làm phát sinh nhữngđiều thiện chưa được phát sinh và nuôi dưỡng làm tăngtrưởng những điều thiện đã phát sinh chính ngay trong cuộcsống của mỗi người trong chúng ta (phần này sẽ trình bàytrong phần Tứ chánh cần). Để rồi từ đó chúng ta khôngnhững chỉ kiểm soát điều tâm ý của mình thôi mà còn tiếnxa hơn nữa trong việc kiểm soát mọi hoạt động của thânqua những cảm giác và cảm thọ trong việc để ý, chú ýđến từng ý niệm.

Ởđây, Chánh niệm luôn luôn làm việc này, là lúc nào cũngbiết rõ, ý thức một cách đầy đủ và chú ý về nhữnghoạt động của thân xác (kàya); những hoạt động tâm ý(citta); những ý tưởng, tư tưởng, quan niệm về nhữngsự vật (dhamma) và những cảm giác hay cảm thọ (vedanā) củachúng ta.

Đốivới những họat động của thân xác, chúng ta phải nhậnthức một cách rõ ràng về bất tịnh cùng sự hiện hữuvà biến dịch của chúng theo nhân duyên trong cuộc sống củamỗi người.

Đốivới những hoạt động của tâm thức, chúng ta phải ý thứcvà nhận thức rõ xem tâm mình có tham dục hay không, có thùhận hay không, có vọng tưởng si mê hay không, tâm ý chúngta hiện đang phân tán hay tập trung v.v… phải biết rõ ràngvà chính xác như chính nó. Với cách thức như vậy, chúngta bất cứ lúc nào cũng phải luôn có ý thức về mọi độngtác của tâm ý, xem sự sinh và diệt của chúng như thế nào.

Đốivới những ý nghĩ hay tư tưởng, quan niệm và các pháp ngườita cần phải biết tính chất của chúng, chúng sinh diệt rasao, phát triển như thế nào và bị tiêu diệt ra làm sao v.v…

Đốivới những cảm giác, cảm thọ, chúng ta phải ý thức rõràng về tất cả những hình thái của chúng, nào là vui, khổ,hoặc không vui không khổ, chúng đã hiện hữu và biến dịchnhư thế nào theo định luật vô thường chi phối ở trongmỗi chúng ta (phần này sẽ được trình bày trong Tứ niệmxứ).

Đólà hai phạm trù điều tâm của Bát chánh đạo được phốihợp với Giới trong ba vô lậu học, trước khi đưa đếnĐịnh của ba vô lậu học của phạm trù Chánh định trongBát chánh đạo.

II- ĐỊNH: Phạm trù thứ tám của Bát chánh đạo là Chánh định,phạm trù này đưa đến bốn Thiền-na (dhyānā). Trong sơ thiền,tất cả những pháp ác bất thiện của dục giới tuy đãlìa bỏ được không còn hiện hữu nữa, nhưng những cảmthọ hoan hỷ (hỷ) hạnh phúc (lạc) của dục giới, có giáccó quán (có tầm có từ) cùng với vài hoạt động tâm lýphân biệt thô tế vẫn còn được duy trì trong đối trị.Cho đến nhị thiền thì giác và quán đã được đoạn trừ,tín căn được hình thành và tất cả mọi hoạt động trithức đều bị loại bỏ, bên trong sự trong sạch, sự an tĩnhvà nhất tâm được phát triển, chỉ có những cảm giác hoanhỷ (hỷ) hạnh phúc (lạc) vẫn còn được giữ lại. Đếntam thiền thì cảm giác hoan hỷ hoạt động cùng hạnh phúc(lạc) ở nhị thiền biến mất, chỉ còn lại duy nhất cócảm giác hạnh phúc (lạc) vẫn tồn tại, trụ vào cảnh giới‘hành xả’ không khổ không vui, cộng với sự khinh an thanhthoát của ý thức xuất hiện nhờ chánh niệm chánh tri. Chođến tứ thiền thì cảm giác hạnh phúc khinh an không cònnữa, mọi cảm giác đều tan biến; chỉ còn lại ý niệmthuần tịnh.

Trongphạm trù này, tâm được huấn luyện, khép vào kỷ luậtvà phát triển nhờ bốn thiền-na của Chánh định mà có đượctánh cảnh nhất tâm thuần tịnh.

III- TUỆ: Hai phạm trù còn lại Chánh tư duy và Chánh kiến biểuthị cho Trí huệ, sau khi đã nhờ điều hòa thanh lọc thân-tâmvà nhờ bốn thiền-na đạt được tánh cảnh nhất như thanhtịnh như trên, chúng tôi đã trình bày theo phương pháp thanhlọc điều thân-tâm của hệ thống nhân quả, để rồi chúngsanh hữu tình chúng ta có được kết quả trí tuệ phát sinhnhờ vào những nhân tố tạo tác trước đó qua kỷ luậtthanh lọc đào luyện tâm linh mà đức Đạo sư đã chỉ dạy.Ở đây Chánh kiến, chánh tư duy là hai phạm trù biểu thịcho lãnh vực trí tuệ.

Chánhkiến là sự thấy biết mọi sự đúng như thật, và chỉcó Tứ đế mới giải thích sự vật đúng như thật. Bởivậy Chánh kiến là thấy, hiểu Tứ đế. Sự hiểu biết nàyphát xuất từ trí huệ cao cả nhất, thấy được thực tạitối hậu. Theo Phật giáo có hai thứ hiểu biết: Cái gì chúngta thường hiểu biết thì cái hiểu biết đó gọi là tri thức,một trí nhớ nhờ vào tích trữ kinh nghiệm, một sự lãnhhội của tri thức về vấn đề nào đó tùy thuộc vào mộtvài chi tiết đã cho. Đấy gọi là “cái hiểu biết tùy thuộc”(anubodha). Nó chỉ là một cái hiểu biết cạn cợt trên mặthiện tượng chứ không phải bản chất, không sâu sắc lắm.Sự hiểu biết sâu sắc thực sự đó chính là sự thâm nhập(pativedha), thấy biết sự vật ngay từ trong bản chất củanó mà không cần tên gọi hay nhãn hiệu, sự thâm nhập nàychỉ có được khi tâm đã sạch mọi pháp ác bất thiện cấubẩn và hoàn toàn phát triển nhờ thiền định mà có được.

Chánhtư duy chỉ những tư tưởng khước từ những vị kỷ xấuxa của chấp ngã chấp pháp ràng buộc, hay giải thoát tấtcả những khổ đau từ thân miệng ý phát sinh, để hình thànhbình đẳng tánh tướng trong ý tưởng về tình thương yêuvô ngã, và về bất bạo động, dàn trải ra khắp cả muônloài. Những ý tưởng về sự giải thoát, tình yêu vô ngãvà bất bạo động được nhóm họp và phát sinh về phíatrí huệ. Điều đó chứng tỏ rằng trong trí huệ chân thậtvốn có những đức tính cao cả này, và mọi tư tưởng vềtham dục, sân hận, si mê, bạo động nói chung là các phápác bất thiện đều phát xuất và có mặt từ sự thiếu tríhuệ trong mọi lãnh vực của đời sống như cá nhân và, xãhội, nên từ đó cá nhân, xã hội trở thành bất an, khổđau xuất hiện.

Từsự miêu tả sơ lược về Bát chánh đạo, ta có thể thấyrằng đấy là một lối sống phải được mỗi người tuântheo, thực hành và phát triển trong sự phối hợp với ba vôlậu học. Nó là tự-kỷ-luật điều thân xác, điều lờinói và điều tâm (ý nghĩ), tự phát triển và tự thanh lọcđể trở thành thanh tịnh. Sự phối hợp ở trên, chúng tôicăn cứ vào luật tắc nhân quả để hình thành nên có sựphối hợp sắp xếp có trước có sau như vậy; nhưng nếuđứng về mặt duyên khởi thì đúng là không có phạm trùnào hay ba vô lậu học có trước có sau, hay theo bất cứ mộtthứ tự sắp xếp nào hết, mà chúng tùy thuộc vào sự hiệnhữu hiện quán mà trong cuộc sống và căn cơ của chúng tamà hình thành và ở trong nhau. Ở đây, không dính líu gì đếnđức tin, cầu nguyện, thờ phụng hay nghi lễ. Theo nghĩa nàythì, không có gì có thể gọi là có tính cách tôn giáo thôngthường mà nó là một phương pháp rèn luyện điều tiếtthanh lọc thân tâm. Nó là con đường đưa chúng ta đến sựthực chứng chân lý rốt ráo tối hậu, dẫn đến mọi sựtự do hoàn toàn, hạnh phúc và bình an sau khi hoàn thiện tâmlinh nhân bản về mặt đức và trí.

Ngoàira, lý Tứ đế còn phân ra làm ba giai đoạn, mỗi giai đoạncó bốn hành tướng gọi là tam chuyển thập nhị hành tướng:

a)Lần chuyển ban đầu gọi là Thị chuyển: “Đây là sự thậtvề Khổ, đây là sự thật về sự tập khởi khổ, đây làsự thật về diệt khổ, đây là sự thật về con đườngđưa đến sự diệt khổ.”

b)Lần chuyển thứ hai gọi là Khuyến chuyển: “Đây là sựthật về khổ chúng ta nên biết tất cả, đây là sự thậtvề sự tập khởi khổ chúng ta nên đoạn trừ, đây là sựthật về diệt khổ chúng ta nên chứng, đây là sự thậtvề con đường đưa đến diệt khổ chúng ta nên tu tập.”

c)Lần chuyển thứ ba gọi là Chứng chuyển: “Đây là sự thậtvề khổ Ta đã biết tất cả, đây là sự thật về sự tậpkhởi khổ Ta đã đoạn, đây là sự thật về diệt khổ Tađã chứng, đây là sự thật về con đường đưa đến sựdiệt khổ Ta đã tu tập.” Đó gọi là mười hai hành tướng.

Vànhư thế, cứ trong mỗi sự thật (đế) đều có ba lần chuyểnthành mười hai hành tướng. Như vậy tất cả cộng lại làmười hai lần chuyển thành bốn mươi tám hành tướng. Ởđây, chúng ta dùng sự thật về khổ mà nói thì: “Đây làsự thật về khổ” chỉ cho “Thị tướng chuyển”, và“Nên biết tất cả sự thật về khổ này” là chỉ cho“Chuyển tướng chuyển”, còn “Đã biết tất cả sự thậtvề khổ này” là chỉ cho “Chứng tướng chuyển”. Đólà ba lần đức Đạo sư nói về ba lần chuyển về sự thậtthứ nhất tức Khổ đế. Cũng vậy, trong ba đế còn lạinhư tập, diệt, đạo thì cũng lại chuyển mỗi đế cũngba lần như vậy, cộng tất cả lại thành bốn mươi tám hànhtướng. Trong ba lần chuyển này cứ theo thứ tự mà chúngta phối hợp đối với kiến đạo, tu đạo và vô học đạo.Trong mỗi một lần chuyển như vậy có đầy đủ sự hiệndiện bốn hành tướng của nhãn, trí, minh và giác. Như trongkinh Chuyển pháp luân của Luật tạng, Tứ phần quyển 32,đức Đạo sư đã dạy:

“BốnThánh đế. Thế nào gọi là Thánh đế? Là khổ Thánh đế,khổ tập Thánh đế, khổ tận Thánh đế, khổ xuất yếuThánh đế

Nhữnggì gọi là khổ Thánh đế?

Sanhkhổ, già khổ, bệnh khổ, chết khổ, thù ghét tụ hội khổ,ái biệt ly khổ, muốn điều gì không được là khổ. Nóimột cách ngắn gọn, năm thạnh ấm là khổ. Đó gọi là khổThánh đế. Lại nữa, khổ Thánh đế cần được biết thìTa đã biết. Đây nên tu đạo tám chánh: Chánh kiến, chánhnghiệp, chánh ngữ, chánh hạnh, chánh mạng, chánh phương tiện,chánh niệm và chánh định

Nhữnggì là khổ tập Thánh đế?

Áilạc vốn được phát sinh từ trước do duyên nơi ái và tươngưng với dục. Đó là khổ tập Thánh đế. Lại nữa, diệtkhổ tập Thánh đế cần diệt thì Ta đã diệt và tác chứng,nên tu tám chánh đạo: Chánh kiến, chánh nghiệp, chánh ngữ,chánh hạnh, chánh mạng, chánh phương tiện, chánh niệm vàchánh định.

Nhữnggì là khổ tận Thánh đế?

Áikia đã vĩnh viễn đoạn tận, vô dục, tịch diệt, xả, xuấtly, giải thoát, vĩnh viễn diệt tận, tịnh chỉ, không cònhang ổ. Đó gọi là khổ tận Thánh đế. Lại nữa, khổ tậnThánh đế cần được chứng đắc Ta đã tác chứng, nên tutám chánh đạo: Chánh kiến, chánh nghiệp, chánh ngữ, chánhhạnh, chánh mạng, chánh phương tiện, chánh niệm và chánhđịnh.

Nhữnggì là khổ xuất yếu Thánh đế?

Conđường của Hiền thánh có tám chánh này: chánh kiến, chánhnghiệp, chánh ngữ, chánh hạnh, chánh mạng, chánh phương tiện,chánh niệm và chánh định. Đó là khổ xuất yếu Thánh đế.Lại nữa, khổ xuất yếu Thánh đế này cần được tu tậpthì Ta đã tu tập.

KhổThánh đế này, đối với pháp trước đây chưa từng đượcnghe, làm phát sinh con mắt, phát sinh trí, phát sinh giác, phátsinh minh, phát sinh thông, phát sinh huệ, đắc chứng. Lại nữa,nên biết khổ Thánh đế này, đối với pháp trước đâychưa từng được nghe, làm phát sinh con mắt, cho đến phátsinh huệ. Lại nữa, Ta đã biết khổ Thánh đế, đối vớipháp trước đây chưa từng được nghe, làm phát sinh con mắt,phát sinh trí, phát sinh giác, phát sinh minh, phát sinh thông,phát sinh huệ. Đó gọi là khổ Thánh đế.

Khổtập Thánh đế đối với pháp trước đây chưa từng đượcnghe, làm phát sinh con mắt, phát sinh trí, phát sinh giác, phátsinh minh, phát sinh thông, phát sinh huệ. Lại nữa, nên diệtkhổ tập Thánh đế này, đối với pháp trước đây chưatừng được nghe, làm phát sinh con mắt, cho đến phát sinhhuệ. Lại nữa, Ta đã diệt khổ tập Thánh đế nầy, đốivới pháp trước đây chưa từng được nghe, làm phát sinhcon mắt, cho đến phát sinh huệ. Đó gọi là khổ tập Thánhđế.

Khổtận Thánh đế, đối với pháp trước đây chưa từng đượcnghe, làm phát sinh con mắt, cho đến phát sinh huệ. Lại nữa,nên tác chứng khổ tận Thánh đế nầy, đối với pháp trướcđây chưa từng được nghe, làm phát sinh con mắt, cho đếnphát sinh huệ. Lại nữa, Ta đã tác chứng, khổ tận Thánhđế này, đối với pháp trước đây chưa từng được nghe,làm phát sinh con mắt, cho đến phát sinh huệ.

Khổxuất yếu Thánh đế này, đối với pháp trước đây chưatừng được nghe, làm phát sinh con mắt, cho đến phát sinhhuệ. Lại nữa, nên tu khổ xuất yếu Thánh đế, đối vớipháp trước đây chưa từng được nghe, làm phát sinh con mắt,cho đến phát sinh huệ. Lại nữa, Ta đã tu khổ xuất yếuThánh đế, đối với pháp trước đây chưa từng được nghe,làm phát sinh con mắt, cho đến phát sinh huệ.

Đólà bốn Thánh đế. Nếu Ta không tu bốn Thánh đế nầy, vớiba lần chuyển thành mười hai hành tướng, mà không biếtnhư thật thì nay Ta không thành đạo Vô thượng chánh chơn.Song ta đối với bốn Thánh đế, với ba lần chuyển thànhmười hai hành tướng, như thật đã biết, nên nay Ta thànhđạo Vô thượng chánh chơn, không còn gì nghi ngờ.”

Tómlại, bốn sự thật mà đức Đạo sư đã từng kinh qua chứngđắc và đem nó ra để dạy lại cho đồ chúng đệ tử, nênthực hành như chính Ngài nếu muốn thoát khỏi khổ đau.

Sựthật thứ nhất là khổ đau, đó là kết quả bản chất củachính sự sống mà chúng sanh hữu tình đang gánh chịu, nỗikhổ đau này, những buồn vui của nó chính trong cuộc sốngcủa mỗi hữu tình chúng sanh về tâm và vật, chúng luôn luônmang bộ mặt bất toàn giả tạm và không làm vừa lòng mỗichúng ta, do vô thường và huyễn hóa. Về sự thật này, thìchúng ta phải hiểu và biết nó như một sự kiện như thật,một cách chính xác và đầy đủ (parrinneyya).

Sựthật thứ hai là Nguồn gốc tập khởi của khổ đau, tứcchỉ cho nguyên nhân mọi thứ dục vọng, mọi khát khao củaái, và tương ưng với tất cả những đam mê xấu xa bấttịnh khác câu hữu với vô minh, đưa chúng ta đến kết quảđau khổ, trôi lăn trong sinh tử luân hồi ba cõi. Ở đây,chúng ta không những chỉ hiểu sự kiện này một cách nhưthật chính nó thôi, mà chúng ta còn phải nỗ lực từ bỏ,loại bỏ nó, bằng cách diệt trừ và nhổ nó tận gốc rễ(pahàtabba) để nó không còn là nguyên nhân trực tiếp đưachúng ta đến hậu quả khổ đau, trong hiện tại và tươnglai nữa.

Sựthật thứ ba là sự Chấm dứt khổ đau, đạt Niết-bàn, chânlý tuyệt đối, hay là thực tại tối hậu, là kết quả saukhi chúng sanh hữu tình thực hiện con đường trung đạo. Ởđây, việc thực hành của chúng ta là phải thực chứng nó(sacchikàtabba), bằng vào những nỗ lực cả thân và tâm trongviệc thực hiện thanh tịnh hóa ba nghiệp.

Sựthật thứ tư là Con đường đưa đến thực chứng Niết-bàn.Ở đây, chúng ta nói đến vấn đề con đường đưa đếnthực chứng, tức là nói đến con đường thực hành qua Thánhđạo tám nghành, không chỉ hiểu biết về con đường, dùcó thấu triệt bao nhiêu đi chăng nữa thì cũng không ích lợigì. Trong trường hợp này, việc của chúng ta là phải đitheo con đường ấy và tuân giữ nó (bhàvetabba) về hai mặtthân và tâm, làm cho ba nghiệp thanh tịnh. Có như vậy, chúngta mới đạt được mọi sự an lạc ngay trong cuộc sống này,mà không cần tìm đâu xa ngoài thế gian này.

--------------------------------------------------------------------------------

[1]Anguttāra-nikāya (Colombo) 1929, p. 49




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
)
05/01/2011(Xem: 7132)
Giảithoát là một thắng đức trong ba đức của Phật: Pháp Thân,Bát Nhã, Giải thoát. Nếu như ba thắng đức ấy hoàn toànviên mãn thì gọi là Phật. Vậy nên giải thoát hoàn toànvà tuyệt đối là sự chung kết của Phật Đà, cũng là chỗxu hướng chung của mọi loài chúng sanh. Không những nhân loại mà loại nào cũng thế vì đang ở trong mê lầm đau khổ nênđều có quan niệm lánh khổ tìm vui, mong cầu giải thoát.Cũng vì vậy người đời thường gọi Đạo Phật là đạogiải thoát chung cho tất cả chúng sanh, hay gọi là tôn giáocủa chúng sanh đau khổ.
03/01/2011(Xem: 10807)
Thế nào gọi là Phật Lý Căn Bản? – Giáo lý chính yếu của Phật giáo, tóm lược các quan điểm trong ba tạng (Tripitaka).
11/12/2010(Xem: 12304)
Viết ra các bài Phật học thường thức này, chúng tôi không có tham vọng giới thiệu toàn bộ Phật pháp và chỉ cốt giúp cho các bạn sơ cơ hiểu được một cách đúng đắn, đạo lý năm thừa trong Phật giáo mà thôi.
13/11/2010(Xem: 3383)
ánh"không" (S. 'Suunyataa, P. Su~n~nataa) là một trong các học thuyếtquan trọng bậc nhất của Phật giáo và cũng là học thuyếtbị người khác đạo hiểu sai lầm nhiều nhất. Các tác giảchống Phật giáo thường không hiểu rõ hay ngộ nhận ý nghĩacủa hai chữ sắc và không trong đạo Phật. Họ lẫn lộnhoặc lợi dụng vào hiện tượng đồng âm dị tự trong tiếngViệt và Hán Việt, đánh đồng hai khái niệm hoàn toàn khácnội dung làm một, để bôi bác giáo lý của đạo Phật.
06/11/2010(Xem: 7581)
Bát Chánh Đạo rất dễ nhớ, nhưng ý nghĩa của chúng thâm sâu và đòi hỏi một sự hiểu biết về nhiều lãnh vực liên quan trong giáo lý của Đức Phật.
28/10/2010(Xem: 2726)
Hỏi:Một lần, tôi có đọc được một đoạn của bài viết trong báo Giác Ngộ như sau “Khi được hỏi con người ở thế giới này từ đâu có, trong một bản kinh Phật trả lời: có những vị Trời sắp hết phước, họ nhìn xuống thế giới này thấy có ánh sáng liền tìm đến. Tới nơi, họ ăn thử trái cây nơi đây thấy ngon, liền mất thần thông nên ở lại luôn, làm tổ tiên loài người…”. Xin cho biết xuất xứ của đoạn kinh trên và tóm tắt ý chính của kinh. Quan điểm của Phật giáo về nguồn gốc loài người có sự khác biệt như thế nào so với các lý thuyết khoa học đương đại?
23/10/2010(Xem: 8343)
Trên đời này có những người có chánh kiến, tin rằng sự bố thí cúng dường sẽ đem lại những kết quả tốt đẹp; các hành vi thiện ác đều dẫn đến quả báo; đồng thời cũng tin rằng có những người chân chánh hành trì Chánh pháp, tuyên bố những điều do tự mình thể nghiệm và chứng ngộ. Do nguyên nhân chánh kiến này mà một số loài hữu tình sau khi mệnh chung được sinh vào thiện thú, cõi đời này (Trung Bộ kinh I)
16/10/2010(Xem: 2841)
Đạo Phật tồn tại trên thế gian cách đây hơn 2.500 năm. Ngoài nền tảng giáo lý vượt thời gian và không gian, thích ứng với cuộc sống con người trong giai đoạn mới thì yếu tố để hình thành nên phẩm chất đạo đức con người chính là sự góp phần bằng Đạo hạnh của người tu sĩ, mà công hạnh ấy được xây dựng trên nền tảng căn bản của giới luật.
11/10/2010(Xem: 4787)
BA PHÁP ẤN - Edward CONZE - Bản dịch Hạnh viên
03/10/2010(Xem: 5289)
Bernard Glassman, Viện trưởng của Cộng đồng Thiền ở New York, và Trung tâm Thiền ở Los Angeles. Tốt nghiệp tiến sĩ Toán Ứng Dụng, ông là kỹ sư không gian của hãng McDonnell-Douglas, trong chương trình gửi người lên Mars những năm 1970. Khi tôi bắt đầu học Thiền, thầy tôi cho tôi một công án, một câu hỏi Thiền để tôi trả lời: “Làm sao đi xa hơn đầu ngọn cờ một trăm thước?” Ta không thể dùng lý trí để trả lời công án này hay bất cứ câu hỏi Thiền nào một cách logic. Tôi quán chiếu một thời gian dài, rồi thưa với thầy: “Câu trả lời là phải sống một cách trọn vẹn”.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
105,155,911