Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ý Nghĩa Mâm Ngũ Quả

19/01/201209:13(Xem: 7318)
Ý Nghĩa Mâm Ngũ Quả

Ý nghĩa mâm ngũ quả

nguqua
Ngày Tết trên bàn thờ luôn bày trái cây để cúng ông bà gọi là mâm ngũ quả. Ở Trung bộ gọi là mâm quả tử, lưu ý đến hạt/tử hay nói rõ là quả có hạt, hơn là quả nói chung, ám chỉ tín lý phồn thực: cầu mong sự sinh sản, gieo một hạt được trăm hạt, nhất bản vạn lợi.

Tập quán bày ngũ quả không quy định là những thứ quả gì mà dường như tùy địa phương, tùy sự được mùa quả từng năm mà người ta chọn mua hay hái để dâng cúng tổ tiên. Tiêu chuẩn lý tưởng là quả tốt, có màu sắc đẹp và càng có giá trị là các loại quả quý hiếm. Điều kiêng kị là các loại quả có tên gọi đồng âm với từ có nghĩa xấu theo đó, cá biệt có nơingười ta kị cam (cam chụi), chuối (chúi: chúi đầu, chúi mũi; tức vất vả)… Ngược lại, cũng theo tên gọi, các loại trái ở Nam bộ, người ta thích thơm (thơm tho, thơm danh), sung (sung túc); đủ một câu thể hiện sự mong ước khiêm tốn gồm mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài (cầu vừa đủ xài); quá mức đầy đủ một bậc mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung (cầu vừa đủ xài sung)…

Nói chung, mâm ngũ quả như vậy là một biến thái mà xu hướng chủ đạo là theo vần theo âm.

Số Năm - Ngũ

Truy nguyên cội nguồn của mâm ngũ quả buộc chúng ta phải xem xét đến hai thành tố của tên gọi: ngũ (số 5) và quả (trái cây), rồi sau đó mới nói đến ngũ quả.

Theo quan niệm cổ đại phổ biến trong khu vực chịu ảnh hưởng văn hoá Trung Quốc, các quy luật phổ biến đều gộp vào con số 5: ngũ sắc, ngũ vị, ngũ âm, ngũ tạng, ngũ kim, ngũ quan, ngũ luân, ngũ cốc… Như vậy, số5 là biểu hiện chung của sự sống và ở đây ngũ quả tự nó biểu trưng mộthợp thành được coi là đầy đủ của loại lễ vật dâng cúng là quả.

Đối với cư dân nông nghiệp ngũ cốc (đạo/nếp hương, lương/gạo, thúc/đậu, mạch/ lúa mì, tắc/kê) là lương thực chủ đạo và ngũ quả (trái cây nói chung) là thứ yếu. Theo sự xác tín đã trở thành tập tục phổ biến trong dân gian nên có thể “ngũ quả” nêu trên là “chuẩn” của năm thứ quả dùng làm lễ vật bởi lẽ việc dâng lễ vật nào đều có thể là cách biểu thị sự cầu mong của người dâng lễ. Ở đây, đối với người nông dân thời cổ thì điều cầu mong lớn nhất là được mùa ngũ cốc.

Quả - Trái

Quả hay trái cây là thứ lễ vật xuất hiện khá sớm trong việc cúng bái bên cạnh các loài thú hiến tế (heo, bò, dê: tam sinh; hoặc bình dân hơn: gà, vịt, tôm, cua, cá). Theo khoa nghi nhà Phật, trong danh mục lễvật lục cúng hay thập cúng có hương (nhang), đăng (đèn), hoa, trà, quả, thực… Tuy nhiên, nghi lễ nhà Phật cũng không quy định rõ là quả gì.

Quả/trái cây nói chung là biểu tượng của sự sung túc, dồi dào. Vì quảthường chứa nhiều hạt được đồng nhất với quả trứng vũ trụ, biểu tượng cho mọi nguồn gốc, mọi sự khởi nguyên; biểu trưng quả (với hạt bên trong của nó) biểu thị cho sự phồn thực, sinh sôi và khao khát sự bất tử - hiểu theo nghĩa là sự nối truyền dòng giống miên viễn. Theo chiều hướng này, quả bao gồm cả ý nghĩa biểu trưng vượt lên trên nhịp điệu sinh tồn của vạn vật: sự xen kẽ luân hồi của sự sống và cái chết; giữa cuộc sống dưới đất (của hạt giống) và cuộc sống dương thế…

Trong văn hóa, cụ thể là trong văn học và nghệ thuật tạo hình, quả vừa là biểu trưng chung vừa là biểu trưng có ý nghĩa riêng - hoặc theo sự đồng âm của nó hoặc nó được xác định bởi các tình tiết văn học truyền kỳ, thần tiên… Lựu được biểu trưng cho sinh con (lựu khai bách tử), dưa hấu nhiều hạt cũng có ý nghĩa tương tự như lựu. Mơ, đào, bầu, phật thủ… đều có ý nghĩa biểu trưng riêng, song đều hội ý chúc tụng cáttường, như ý.

Tóm lại, mâm ngũ quả trên bàn thờ ngày Tết của người Việt là một “sảnphẩm văn hóa” đã xác lập trong quá trình lịch sử lâu dài, được khuôn đúc theo quan niệm về “bộ ngũ hoàn hảo” và bắt nguồn từ cái nhìn liên tưởng mang tính chất trải nghiệm từ thực tế sinh trụ dị diệt của thực vật.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/12/2021(Xem: 4994)
Kiến Sơ chùa cổ bặt không ngôn Diện vách nhiều năm hướng nội tâm Cảm hoá thiền tăng trao kệ ngọc Thiền tông hưng khởi rạng trời Nam
11/12/2021(Xem: 12542)
Hương trầm thơm ngát cả rừng thiền, Vườn tuệ chiên đàn nguyện kết nên. Đao Giới vót thành hình núi thẳm, Lư lòng thắp sáng nguyện dâng lên.
03/09/2021(Xem: 30631)
(Thắp đèn đốt hương trầm xong, đứng ngay ngắn chắp tay để ngang ngực mật niệm) 1. TỊNH PHÁP GIỚI CHƠN NGÔN: Án, lam xóa ha. (3 lần) 2. TỊNH KHẨU NGHIỆP CHƠN NGÔN: Tu rị, Tu rị, Ma ha tu rị, Tu tu rị, Ta bà ha. (3 lần) 3. TỊNH TAM NGHIỆP CHƠN NGÔN Án, Ta phạ bà phạ thuật đà ta phạ, đạt ma ta phạ, bà phạ thuật độ hám. (3 lần) 4. PHỔ CÚNG DƯỜNG CHƠN NGÔN: Án, Nga nga nẵng tam bà, phạ phiệt nhựt ra hồng (3 lần) 5. AN THỔ ĐỊA CHƠN NGÔN: Nam mô tam mãn đa một đà nẫm, Án, độ rô độ rô, địa vỷ ta bà ha (3 lần) Hộ pháp, Vĩ Đà thị chứng minh Thân trụ Phật tiền Tâm Tư nguyện Tưởng bằng bí chú đắc oan linh Hà chơn bất thức trì niệm Luật Thiên kinh vạn quyển vô nhất tự Nẳng mô tô tất đế, đa rị, đa rị, mạn đà, mạn đà, ta bà ha (3 lần)
12/08/2021(Xem: 67918)
Trầm nhủ chiên đàn giá mật luân Hương yên tài nhiệt phúng tường vân Nhơn ôn biến triệt tam thiên giới Vi thoại vi tường đạt Thế Tôn.
10/08/2021(Xem: 4067)
Hiếu đồ cung tựu cảm buồn thương Thành kính dâng hương lễ cúng dường Tưởng niệm ân sư đền nghĩa cả Dốc lòng đảnh lễ thọ tâm tang
08/08/2021(Xem: 6702)
v Duy na xướng: Hiếu đồ tựu vị. Ai thành bài ban. Đảnh lễ tam bái – Quỳ – Phần hương – Thượng hương – Khởi thân đảnh lễ tam bái – Hồ quỳ. v Pháp ngữ vân: Ký tùy duyên nhi thuận tịch, nãi y pháp dĩ biếm truân. Cơ niên dư hoằng đạo chi xu, quy nhất lộ niết bàn chi cảnh. Ngưỡng lao đại chúng, đồng trợ chơn thuyên. v Cử tán: Tâm nhiên ngũ phận, Giới Định Tuệ hương. Giải thoát tri kiến chủ kiền thành, tịnh độ khởi căn nguyên. Diệp biến tam thiên, phụng hiến giác linh tiền. - Tiến Giác Linh Bồ Tát (tam xưng).
11/06/2021(Xem: 8856)
LỜI ĐẦU SÁCH Giáo pháp của Đức Phật đã được truyền đến khắp năm châu bốn bể và tại mỗi địa phương ngày nay, giáo lý ấy được dịch ra nhiều ngôn ngữ khác nhau, nhằm phổ biến đến những người tin Phật có cơ hội hiểu rõ và đúng với chân tinh thần của đạo Phật. Đức Phật vẫn luôn dạy đệ tử của Ngài rằng: “Các ngươi tin ta phải hiểu ta, nếu tin mà không hiểu ta, tức hủy báng ta vậy”. Lời dạy ấy rất sâu sắc và có giá trị muôn đời cho những ai tìm đến giáo lý đạo Phật. Một hệ thống giáo lý rất sáng ngời trong tình thương, trí tuệ và giải thoát. Giáo lý đạo Phật là chất liệu dưỡng sinh trong cuộc sống tinh thần của người Phật tử. Vì thế, trước khi tin vào giáo lý, thiết tưởng cần phải hiểu rõ giáo lý ấy có thể giúp ta được những gì. Nếu không hoặc chưa rõ mục đích, chúng ta có quyền chưa tin và cũng không nên tin vội. Dầu lời dạy ấy là của những người thông thái, của các vị Thiên Thần hay ngay cả của chính đức Phật.
05/06/2020(Xem: 4315)
Cúi đầu đảnh lễ Như Lai, Chứng minh đệ tử ngày nay phát nguyền. Con xin đem dạ chí thiền, Thành tâm sám hối nghiệp khiên đã làm. Bởi xưa chưa rõ dạ phàm, Nên chi kết tạo dây oan cõi trần,
12/05/2020(Xem: 15725)
Pháp Hồng Danh Sám Hối này cũng thuộc về sự, do Ngài Bất Động Pháp Sư đời Tống bên Trung Hoa soạn ra. Ngài rút 53 danh hiệu Phật trong Kinh "Ngũ Thập Tam Phật " tức là từ đức Phật Phổ Quang cho đến Phật Nhứt Thế Pháp Tràng Mãn Vương, và rút 35 hiệu Phật trong Kinh "Quán Dược Vương, Dược Thượng" với pháp thân đức Phật A Di Đà, sau thêm vào kệ Phổ Hiền Đại Nguyện, thành nghi sám hối này, tổng cộng là 108 lạy, để ám chỉ trừ 108 phiền não.
09/04/2020(Xem: 4758)
“Xây chùa, tạo tượng, đúc chuông, ba công đức ấy thập phương nên làm”, xây dựng ngôi Tam bảo, bao gồm hình thức và nội dung của cơ sở Tự viện, Tịnh xá, Tịnh thất, Niệm Phật đường. Qua đó, Trụ trì mới có cơ sở hành đạo, thi hành Phật sự, hóa độ chúng sanh, báo Phật ân đức.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567