Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Màu Sắc Pháp Phục Phật Giáo Việt Nam

19/10/201002:12(Xem: 5478)
Màu Sắc Pháp Phục Phật Giáo Việt Nam

MẤU SẮC PHÁP PHỤC PHẬT GIÁO VIỆT NAM
 

Phật giáo được truyền vào Việt Nam bằng hai con đường là từ Ấn Độ và từ Trung Quốc truyền sang. Vì vậy, Phật giáo Việt Nam chịu ảnh hưởng của hai nền tư tưởng lớn của Phật giáo Ấn Độ và Phật giáo Trung Quốc.

Phật giáo được truyền vào Việt Nam bằng hai con đường là từ Ấn Độ và từ Trung Quốc truyền sang. Vì vậy, Phật giáo Việt Nam chịu ảnh hưởng của hai nền tư tưởng lớn của Phật giáo Ấn Độ và Phật giáo Trung Quốc.

Riêng về pháp phục đầu tiên của tu sĩ Phật giáo Việt Nam do các nhà truyền giáo Ấn Độ mang tới theo hình thức Nam truyền Phật giáo là ba y và một bình bát.

Đến khi đất nước Việt Nam bị Trung Hoa đô hộ và chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa, bấy giờ người Việt Nam phải có y phục theo kiểu của người Trung Hoa.

Nhưng đến khi đất nước chúng ta được độc lập, thoát khỏi sự thống trị của Trung Hoa, thì đến thời Đinh, pháp phục của tu sĩ Việt Nam mới được chế định. Và đến đỉnh cao của Phật giáo đời Lý Trần, áo mão của Tăng sĩ do vua ban tặng theo phẩm bậc của triều đình. Tuy nhiên, các nhà sư dân dã vẫn mặc y phục theo người dân Việt Nam. Truyền thống này vẫn còn tồn tại ở Phật giáo miền Bắc nước ta dưới hình thức chít khăn đen và áo nhuộm màu bằng vỏ cây, cũng như tu sĩ được thí chủ cúng dường vải màu nào thì may y màu đó. Vì vậy, có thể nói pháp phục của tu sĩ nước ta không đồng màu, không đồng loại vải, không đồng hình thức.

Cho đến năm 1952, khi Tổng hội Phật giáo Việt Nam ra đời mới quy định lại vấn đề pháp phục như sau: Đối với cư sĩ thì mặc áo tràng năm thân màu lam. Sa di thì mặc áo nhật bình màu lam. Tỳ kheo mặc áo tràng màu nâu. Tỳ kheo Ni mặc áo tràng màu lam. Và khi làm lễ, để phân biệt Tăng Ni, chư Tăng mặc y hậu màu vàng và chư Ni mặc y vàng, hậu màu lam. Tuy quy định y màu vàng, nhưng người mặc y màu vàng chanh, người mặc y màu vàng nghệ, thành ra có nhiều y màu vàng khác nhau.

Đến năm 2005, trước sự khác biệt nhiều y màu vàng như vậy, Thành hội Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh đã khởi xướng Tăng Ni nên mặc y cùng một màu là màu vàng hoại sắc, thì kể từ đây mới có màu y thống nhất cho Tăng Ni. Và hiện nay, 80 phần trăm Tăng Ni của các tỉnh thành đã hưởng ứng việc thống nhất mặc màu y vàng hoại sắc.


phapphuc-001

Tuy nhiên, Phật giáo Việt Nam còn có hệ Nam tông vẫn mặc y theo truyền thống Nguyên thủy và Phật giáo Khất sĩ mặc pháp phục riêng, nhưng cũng chọn màu vàng hoại sắc theo chủ trương của Giáo hội chúng ta.

Chúng tôi kêu gọi chư tôn đức Tăng Ni nên mặc màu y thống nhất là màu vàng hoại sắc để chẳng những nói lên rằng Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã thống nhất tổ chức, thống nhất ý chí, thống nhất hành động, mà còn thống nhất về pháp phục, một hệ quả tất yếu của quá trình gần 30 năm hoạt động thành công trong lòng dân tộc Việt Nam. Ngoài ra, màu y vàng hoại sắc của Tăng Ni Việt Nam đồng bộ thể hiện nét đẹp hòa hợp của giới Phật giáo chúng ta, sẽ tô đậm thêm sự hiện hữu vững mạnh của Phật giáo Việt Nam trong đất nước này dưới mắt của bạn bè thế giới đến thăm chúng ta.

Vì vậy, quý Phật tử có phát tâm cúng dường y cho Tăng Ni, nên thỉnh y màu vàng hoại sắc như Giáo hội đã quy định, để tạo thêm nét hài hòa trong hàng tu sĩ Phật giáo Việt Nam.

HT.Thích Trí Quảng(Nguyệt San Giác Ngộ 171)


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/01/2011(Xem: 6843)
Các thể điệu hành trì của nghi lễ Phật giáo Việt nam rất phong phú, ở đây chúng ta chỉ lượt qua các thể điệu chính như: xướng, hô, kệ, thán, độc, tán, tụng, trì, niệm.
01/01/2011(Xem: 4009)
Lễ cung nghinh thỉnh rước của Phật Giáo có từ thời Đức Phật còn tại thế, thường thấy nghi chép trong các bộ kinh Đại thừa, khởi nguồn từ việc chư Thiên và các vị vua Ấn Độ...
30/12/2010(Xem: 3331)
Lễ tang là lễ đặt ra để tỏ lòng thương trọng và kính thờ người chết. Theo Khổng Tử thì trị thiên hạ "trọng nhứt là ba việc: ăn, tang và tế" (Sở trọng giả, thực tang tế).
23/12/2010(Xem: 4895)
Ở Việt Nam, những nghi lễ về cưới gả vốn của Trung Hoa truyền sang từ thời Bắc thuộc (111 trước D.L.) do hai quan thái thú Tích Quang và Nhâm Diên.
20/12/2010(Xem: 11272)
Lục căn thanh tịnh như cảo nhật dĩ đương không, Lục thức viên minh tợ thu hiềm như ảnh thủy. Lục xúc, lục thọ câu thời Bát nhã chi nhơn, Lục ái, lục trần dụng nhập viên minh chi quả. Phổ nguyện: Đồng minh Phật lý, đồng ngộ Phật tâm, Đồng nhập pháp môn, đồng thành Phật đạo.
18/12/2010(Xem: 4032)
Nhớ lại năm nào cũng độ này, Tôn sư quảy dép trở về Tây. Rồi từ đó: Ba nghìn thế giới mờ vang bóng Tám vạn trần lao hóa khói mây. Như thế, vì Người đã: Phật quốc hóa sanh nên ở đó; Nhưng hôm nay: Ta bà ứng cúng nguyện về đây, Giờ này nhớ lại ngày quy khứ, Đốt nén hương lòng hiến cúng Thầy.
17/12/2010(Xem: 5656)
.Thế là đại hạn đến rồi ! - Giường hạc canh thâu (1) phút mộng tàn, Nghìn thu vĩnh biệt nẻo nhơn gian ! .Thật vậy! - Hóa thân Báo xả siêu sinh tử, Chân tánh quang thu nhập Niết bàn. .Tuy nhiên - Chết chẳng sợ sa đường địa ngục Sống không ham đến ngõ Thiên đàng. Thế thì Người đi đâu ? - Cân bình nửa gánh về quê Phật, Để lại trần gian ngọn Pháp tràng !
17/12/2010(Xem: 3392)
Niết bàn một thuở ra đi, Cân bình nửa gánh, Tây qui nhẹ nhàng Rừng thiền vắng bóng hạc vàng, Biển trần vượt khỏi muôn ngàn phong ba. Người đi dấu vết chưa nhòa, Bát y truyền lại sương pha lạnh lùng, Tam sanh hẹn kiếp tao phùng, Tôn phong Tổ ấn gửi cùng non sông.
17/12/2010(Xem: 6869)
NGHI BÁO TIẾN CÚNG DƯỜNG HÚY KỴ HÒA THƯỢNG THÍCH GIÁC TÁNH TRỤ TRÌ TỔ ĐÌNH THIÊN ĐỨC (Mùng 04 - tháng Giêng - ÂL)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567