Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chớ Coi Thường Tụng Kinh, Niệm Phật, Nghe Pháp

10/02/202210:09(Xem: 7579)
Chớ Coi Thường Tụng Kinh, Niệm Phật, Nghe Pháp

Niem Phat

Chớ Coi Thường Tụng Kinh, Niệm Phật, Nghe Pháp
 

Hiện nay phong trào tu thiền nở rộ nhất là Thiền Chánh Niệm, Thiền Vipassana khiến cho một số người coi thường pháp môn tu tập có tính truyền thống. Thậm chí một số cho rằng lối tu truyền thống bao gồm tụng kinh, niệm Phật trở nên lỗi thời, chỉ có tu theo Thiền Chánh Niệm mới giải thoát mà thôi. Quan niệm đó hoàn toàn sai, trái với lời Phật dạy. Trong Kinh Kim Cang Đức Phật dạy rằng, “Pháp của ta không có thấp có cao”. Trong Bát Nhã Tâm Kinh, Đức Phật lại dạy rằng “vạn pháp bất tịnh, bất cấu, bất tăng, bất giảm” và diễn rộng là là “bất thấp, bất cao, bất đúng, bất sai”. Tất cả tùy căn cơ của mỗi chúng sinh mà thôi.

Ngoài ra, Đạo Phật khi vào bất cứ quốc gia nào cũng khế hợp với văn hóa truyền thống vốn có trước đó của dân tộc đó. Lối tu của Phật tử Việt Nam khác với lối tu của Phật tử tại các quốc gia theo Nam Tông như Tích Lan, Thái Lan, Miến Điện, Lào, Căm Bốt. Và hiển nhiên lối tu tập của Phật tử tại các quốc gia Phương Tây và Hoa Kỳ cũng khác với lối tu của Nam Tông và Bắc Tông. Điều đó không có gì xa lạ vì văn hóa, cuộc sống và lối suy nghĩ của họ khác với Đông Phương. Căn cơ của Tây Phương thích hợp với lối tu Thiền và Mật Tông điển hình là Đức Đạt Lai Lạt Ma.    

Tuy nhiên không phải tất cả người tu Thiền đều thành công. Cũng có nhiều vị tu thiền “tẩu hỏa nhập ma” tức mắc bệnh tâm thần. Nhưng có rất nhiều vị tu theo pháp môn tụng kinh, niệm Phật lại đắc quả. Xin nhớ cho có rất nhiều thiền sư lỗi lạc đắc đạo trong quá khứ đều tụng kinh, niệm Phật. Trong pháp hội ở Núi Kỳ Xà Quật, Đức Phật dạy Phật tử Diệu Nguyệt như sau:

Muốn hàng phục và chuyển biến cái sát-na tâm sanh diệt ấy, thì không có pháp nào hơn là pháp niệm Phật. Này Diệu Nguyệt cư sĩ, nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân nào, đủ lòng tin, thì chỉ cần chuyên nhất xưng niệm danh hiệu Nam Mô A Di Đà Phật, suốt cả sáu thời trong ngày và giữ trọn đời không thay đổi, thì hiện tiền chiêu cảm được y báo và chánh báo của Phật A-Di-Đà ở cõi Cưc Lạc.” Và Đức Phật nhấn mạnh thêm “Đây là môn tu Đại Oai Lực, Đại Phứơc Đức.” (2) Ngay các bậc thượng thủ như Bồ Tát Văn Thù, Bồ Tát Phổ Hiền cũng đều niệm Phật. Còn thiền sư Bách Trượng (720-814) cũng phải nhận định rằng “Tu hành, dùng pháp môn niệm Phật là vững vàng nhất.” 

Là người học Phật, tôi kính trọng pháp môn tu Thiền nhưng cũng rất tin tưởng vào pháp môn tụng kinh, niệm Phật và nghe pháp. Pháp môn tu hành truyền thống này của người Việt Nam đã có gần hai ngàn năm nay thật vi diệu. Dùng trí tuệ mà suy xét chúng ta thấy trong tụng kinh có cả Giới-Định- Huệ:

- Trước khi tụng kinh, chư tăng ni tại chùa hay Phật tử tại gia đều đánh răng súc miệng sạch sẽ, quần áo chỉnh tề, cử chỉ trang nghiêm cung kính. Mọi động tác đều nhẹ nhàng, không hấp tấp, vội vã. Nhang đèn được thắp lên tạo thành một không khí thật trang nghiêm. Theo tôi nghĩ đó là Giới. Giữ thân trang nghiêm là giữ giới. Và cử chỉ trang nghiêm chính là Giới.  

- Trong khi tụng kinh, khi chú tâm hết vào lời kinh, tiếng chuông, tiếng mõ thì không còn vọng niệm nảy sinh. Đó là Định.

- Tụng kinh và ghi nhớ lời kinh, kinh thấm vào đầu óc mình lúc nào không hay, nhờ đó trí tuệ mở mang. Đó là Huệ.

Vậy xin chớ coi thường việc tụng kinh.

- Còn công năng của niệm Phật xin đọc bài viết “Sự Màu Nhiệm và Nét Đẹp Của Niệm Phật” có đăng trên Thư Viện Hoa Sen.

- Còn về nghe thuyết pháp:

Trong rất nhiều pháp hội, nhiều vị chỉ nghe Phật thuyết pháp không thôi mà chứng quả. Nghe giảng sư chân chính thuyết pháp, giảng dạy cách tu tập hay những lời Phật dạy là phước báu vì chủng tử lành theo nhĩ căn thấm vào A Lại Da Thức lúc nào không hay. Ngoài công việc mưu sinh, trách nhiệm trong gia đình chu toàn. Nếu có thời giờ nên tham dự các buổi thuyết pháp thay vì tham gia vào các hoạt động vô bổ. Nghe pháp trên Youtube hay nghe băng cũng tốt nhưng không bằng trực tiếp nghe pháp trong các pháp hội. Bầu không khí trong các pháp hội khác hẳn nghe pháp bằng các cách nói trên. Sự đông đảo của đại chúng, sự chứng kiến hoặc chứng minh hộ trì của các tăng ni khiến cho buổi thuyết pháp long trọng khác thường. Nghe pháp là cơ hội tốt làm quen thiện tri thức hay các người cùng sở thích với mình. Bạn đạo rất quan trọng trong việc tu hành và giúp giữ gìn tâm Bồ Đề kiên cố.

Vậy xin quý đạo hữu nào đang tu hành theo pháp môn truyền thống của đạo Phật Việt Nam bao gồm tụng kinh, niệm Phật, nghe pháp xin chớ nao núng. Xin chớ ngã lòng hay “Đứng núi này trông núi nọ.” Trong Kinh Viên Giác, Đức Phật dạy các bồ tát rằng phải chọn pháp môn phù hợp với mình mà tu bởi vì căn cơ mỗi người mỗi khác và sở nguyện mỗi người mỗi khác.  Hãy chọn một pháp môn thích hợp và quyết tâm tu hành theo pháp môn đó, chắc chắn sẽ thành công. Hiện nay tại Trung Hoa có pháp môn tu hành rất khắt khe giống như Luật Tông. Ai dám đứng ra tuyên bố rằng tu Thiền Chánh Niệm chứng đắc, giải thoát hơn Luật Tông? Và ai dám nói pháp môn chẳng tu thiền gì cả mà chỉ “Đối cảnh vô tâm” (Ưng vô sở trụ) của Vua Trần Nhân Tông thua kém Thiền Chánh Niệm hay Thiền Vipassana? Theo tôi nghĩ, “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm” mà Đức Phật dạy Ngài Huệ Mạng Tu Bồ Đề trong Kinh Kim Cang chính là chỗ chứng đắc của “Như Lai tối thượng thừa thiền” mà không có bất thứ một thứ thiền nào qua nổi. Đối Cảnh Vô Tâm là tâm Phật, tâm như như bất động. Còn Thiền Chánh Niệm hiện đang phổ biến ở Hoa Kỳ và Tây Phương vẫn chỉ là thiền của chúng sinh còn ngụp lặn trong sinh tử luân hồi.



***
facebook
youtube
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/12/2015(Xem: 39618)
Bạn đang cầm trong tay một cuốn cẩm nang hướng dẫn hành Thiền thật hữu ích và tinh tế, do một vị sư đầy kinh nghiệm tu tập uyên thâm trình bày. Ajahn Brahm là một trong những vị sư thuộc thế hệ mới của những tăng sĩ Tây phương đã tu học, thực hành và nắm vững giáo lý quan trọng của Đức Phật, và nay Sư cống hiến kinh nghiệm ấy cho các hành giả thành tâm trên khắp thế giới hiện đại.
31/10/2015(Xem: 12066)
rang mạng Buddhaline.net, một trang mạng Phật giáo rất uy tín vừa phổ biến lá thư số 139 (tháng 10/2015) với chủ đề "Thiền Định", nhằm đánh dấu 15 năm thành lập trang mạng này, và đồng thời kêu gọi những người Phật tử khắp nơi hãy hưởng ứng chương trình "24 giờ thiền định cho Địa cầu" ("24 heures de méditation pour la Terre") sắp được tổ chức trên toàn thế giới.
02/12/2014(Xem: 24220)
Bản dịch tiếng Việt Ba Trụ Thiền do chúng tôi thực hiện lần đầu tiên vào năm 1985 tại Sài gòn, Việt nam, và được nhà xuất bản Thanh Văn ấn hành lần đầu tiên vào năm 1991 tại California, Hoa kỳ đã được nhiều độc giả tiếng Việt hâm mộ. Chúng tôi chân thành cảm ơn tất cả quí độc giả và hành giả tu tập thiền nhiệt tình, và nhà xuất bản Thanh Văn.
03/10/2013(Xem: 12141)
Qua đề tài: “Sự tương quan giữa các pháp môn hành trì Thiền – Tịnh – Luật của người tu tập” mà chiều hôm nay sau hai tiếng đồng hồ với 11 ý kiến phát biểu, chia sẻ và cùng nhau thảo luận, chúng tôi hết sức hoan hỷ và trân trọng tinh thần tham gia đóng góp ý kiến của Đại chúng. Qua đó chúng tôi xin rút gọn lại và có mấy ý kiến đóng góp them để cùng nhau chia sẻ với Đại chúng như sau:
11/05/2013(Xem: 9510)
“Zen” là lối phát âm của Nhật Bản của danh từ Ch’an của Trung Hoa, mà từ này lại là lối phát âm theo từ Dhyana của Phạn ngữ có nghĩa là “thiền.” Điểm đặc biệt của công phu tu tập đạt đến giác ngộ của Đức Phật là quán chiếu nội tậm. Vì lý do nầy mà nhiều người tin rằng rằng họ thiền quán để thành Phật. Vâng, họ đúng. Mục tiêu cuối cùng của bất cứ người con Phật nào cũng là thành Phật; tuy nhiên, thiền tự nó không làm cho bất cứ chúng sanh nào thành Phật.
23/04/2013(Xem: 13013)
Trong thời đại của chúng ta hôm nay, thiền không phải chỉ là pháp môn tu tập để kiến tánh thành Phật, vốn được xem như là sắc thái đặc thù của chốn sơn môn, mà đã và đang trở thành những phương thức trị liệu đầy kiến hiệu trong các ngành tâm lý và xã hội. Ở cả Đông và Tây phương, con người càng ngày càng trực nhận ra được khả tính ưu việt và độc đáo của thiền trong việc giải thoát những khổ luỵ, những ưu phiền của đời sống cá nhân và xã hội.
23/04/2013(Xem: 4761)
Sách này được thực hiện để trước là báo tứ trọng ân, sau là giúp người sơ học. Bên cạnh các sách Thiền bằng Việt ngữ do các thiền phái sọan, dịch và xuất bản ở VN tương đối đã nhiều và đầy đủ, tuyển tập này hy vọng sẽ trình bày thêm một số thông tin khác, được nhìn từ nhiều hứơng khác nhau. Ba truyền thống chính trình bày trong sách này chỉ là vì tiện lợi. Mỗi bài đều tự hòan tất, và độc giả có thể đọc thẳng từ bất kỳ bài nào, không cần thứ tự.
23/04/2013(Xem: 8792)
Người ta không thể diễn tả vẻ tráng lệ của hoàng hôn cho một người mù bẩm sinh. Cũng thế, bậc thánh không thể mô tả trí tuệ thân chứng cho phàm phu tục tử. Nếu Ðạo nằm trong giáo lý, thì bất cứ ai cũng thành thánh được, sau khi đọc Chí Tôn Ca hay Ba Tạng Kinh điển. Nhưng sự thực là, người ta có thể suốt đời nghiên cứu kinh điển mà không minh triết hơn chút nào.
23/04/2013(Xem: 7616)
Ðây là một quyển sách căn bản dành cho người muốn tìm hạnh phúc và sự bình an trong cuộc đời qua con đường tâm linh. Con đường đạo của Ðức Phật rất đơn giản, thích hợp với mọi người. Bất cứ ai với lòng quyết tâm và thiện ý đều có thể đi trên con đường này để đạt được tự do, giải thoát cho thân tâm.
22/04/2013(Xem: 9581)
Ngày nay việc thực hành Thiền Quán đã được phổ biến rộng rãi khắp thế giới, tuy nhiên, để đạt được sự thành công như hiện nay, pháp hành này đã trải qua nhiều biến đổi tế nhị. Thay vì được giảng dạy như một phần chính yếu của con đường tu tập Phật giáo, bây giờ pháp hành này thường được trình bày như một môn học thế gian mà những kết quả đạt được thuộc về đời sống trong thế giới này hơn là sự giải thoát siêu thế gian.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567