Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

23. Hãy luôn luôn hành động theo ba nguyên lý căn bản

12/01/201103:53(Xem: 3899)
23. Hãy luôn luôn hành động theo ba nguyên lý căn bản

CON ĐƯỜNG CĂN BẢN ĐẾN GIÁC NGỘ
Bản Văn Bảy Điểm Tu Tâm của phái Kadam
Nguyên tác: Training the Mind and Cultivating Loving-Kindness by Chošgyam Trungpa
Nhà xuất bản Shambhala, 1993
Việt dịch: Trùng Hưng - Nhà xuất bản Thiện Tri Thức, 2001
 
ĐIỂM SÁU
NHỮNG KỶ LUẬT TU TÂM

ĐIỂM SÁU VÀ BÁT NHÃ BA LA MẬT

23

Hãy luôn luôn hành động theo ba nguyên lý căn bản

Châm ngôn này là một diễn tả tổng quát làm sao chúng ta có thể thực hành Phật pháp theo ba nguyên lý căn bản của tiểu thừa, đại thừa và kim cương thừa. Nó nối kết với một cảm thức giữ gìn và kỷ luật của tất cả ba thừa – sự thực hành chánh niệm của tiểu thừa, nhân đức từ tâm của đại thừa, và trí-huệ-điên-cuồng của kim cương thừa – tất cả đồng thời.

Chúng ta có thể bắt đầu xử sự theo một kiểu điên cuồng vô căn cứ trong truyền thống riêng biệt nào đó và không ngó ngàng gì đến giá trị của những truyền thống khác, phá vỡ toàn bộ những cấu tạo xã hội được đặt nền trên những truyền thống tôn giáo như vậy. Điều ấy không nên xảy ra. Chúng ta có thể thực sự giải thoát mình khỏi những việc phù phiếm như vậy. Đặt nền cho sự thực hành tâm linh của chúng ta trên những sự tự thoải mái và tự thích thú riêng rẽ như vậy có vẻ là một trong những việc nguy hiểm nhất. Chúng ta có một cuộc du hành cùng nhau : triết học của chúng ta thỏa đáng, những trích dẫn của chúng ta đúng thời ; chúng ta có văn phạm và ngôn ngữ của chúng ta đã thành tựu – nhưng sau mọi điều đó, chúng ta không muốn từ bỏ bản ngã của chúng ta. Chúng ta có một loại nền tảng để đi trên đó, và chúng ta không muốn buông bỏ sở hữu thiêng liêng và bí mật nhất của chúng ta. Điều này trở thành vấn đề, chúng ta không thực sự theo cuộc du hành một cách thích đáng. Bản văn nói rằng pháp không nên bị thoái hóa trên nền của hạnh phúc, trong trường hợp này nó là một loại tà kiến trong lãnh vực chánh pháp.

Ba nguyên lý căn bản cũng được diễn tả là (1) giữ gìn hai nguyện (2) tự chế với hành động quá đáng, và (3) phát triển nhẫn nhục.

Cái thứ nhất là giữ gìn những lời hứa bạn đã nguyện khi bạn quy y và những lời nguyện bồ tát, giữ chúng một cách trọn vẹn. Cái thứ nhất này hoàn toàn thẳng thắn, trực tiếp.

Cái thứ hai là tự chế với hành động quá đáng. Khi bạn bắt đầu thực hành lojong, bạn nhận thức rằng bạn không nên có bất kỳ quan tâm nào đến chính bạn ; bởi thế, bạn cố gắng hành động trong một cách thức tự hy sinh. Nhưng thường việc thử biểu lộ tính vô ngã của bạn trở thành tính cách triển lãm. Bạn để cho mình bị ném vào tù hay bị đóng đinh trên thập tự giá. Bạn biểu lộ những hành động vô ngã bởi vì những quan niệm vững chắc của bạn – những cái gọi là quan niệm vững chắc của bạn trong trường hợp này – nhưng những hành động của bạn vẫn còn đặt nền trên ý niệm của bạn là một người đàng hoàng đứng đắn. Bạn có thể hành động dựa trên một ý thích tùy hứng hay trở nên rất điên, dấn thân vào một sự phô trương vô ngã đủ mọi loại, như tuyệt thực lâu ngày hay nằm dài trên đường phố nhân danh sự thực hành bồ tát. Nhiều bạn hữu Hoa Kỳ của chúng ta đã làm những việc ấy. Tuy nhiên, cách tiếp cận này cần được xem như sự phô trương thuần túy hơn là sự thành tựu hành động bồ tát.

Thứ ba là phát triển nhẫn nhục. Thường thường, có sự mù mờ cực kỳ về nhẫn nhục. Nghĩa là, bạn có thể nhẫn nhục với bạn bè của mình nhưng bạn không thể nhẫn nhục với kẻ thù của mình ; bạn có thể nhẫn nhục với người mà bạn đang gắng sức trau dồi cho họ hay với người bạn đang che chở, nhưng bạn không thể nhẫn nhục với những người ngoài vòng che chở của bạn. Loại cực đoan này thực sự là một hình thức tôn thờ cá nhân, sự tôn thờ bản thân bạn, nó không phải là một ý tốt. Thật vậy, phải nói rằng đó tuyệt đối không phải là một ý tốt.

Qua trí huệ bát nhã bạn nhận biết bạn đang cố gắng bao nhiêu để trở thành một cái gì đó. Đang trở thành một cái gì thành tựu trong thực hành lojong và trong thực tập tonglen, bạn có thể bắt đầu cảm thấy đã đến lúc cho bạn lập chi nhánh và trở thành một người lãnh đạo hay một anh hùng. Bạn cần đề phòng chuyện đó. Đây là một trong những điểm căn bản của hạnh kiểm hay giới luật. Nó nối kết với Bát nhã Ba la mật : bởi vì bạn bắt đầu phân biệt bạn là ai, là cái gì, bạn đang làm gì, bạn hãy coi chừng thường trực tất cả mọi cái ấy.

 


 


 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/10/2010(Xem: 4603)
Tinh Yếu Lâm Tế Lục bình giảng
11/10/2010(Xem: 8166)
Ngày nay người ta đi hàng trăm ngàn dặm để được trông thấy các thiền sư, trực tiếp gặp họ để tham vấn. Nhưng rất ít người có dịp để đặt câu hỏi: tôi phải làm sao với những nỗi giận dữ, ghen tuông, thù ghét, sợ hãi, buồn sầu, tham vọng, si mê trong tôi - tất cả những rắc rối thường xâm chiếm tâm tư con người? Tôi phải cư xử với công việc, cha mẹ, con cái, vợ hoặc chồng, tôi tớ, xếp của tôi như thế nào, tất cả những tương giao làm nên đời sống ấy? Thiền có cách nào giúp tôi không?
08/10/2010(Xem: 12307)
Phật nói : Lấy Tâm làm Tông, lấy không cửa làm cửa Pháp. Đã không cửa làm sao đi qua ? Há chẳng nghe nói : “Từ cửa vào không phải là đồ quý trong nhà. Do duyên mà được, trước thì thành, sau thì hoại.” Nói như thế giống như không gió mà dậy sóng, khoét thịt lành làm thành vết thương. Huống hồ, chấp vào câu nói để tìm giải thích như khua gậy đánh trăng, gãi chân ngứa ngoài da giầy, có ăn nhằm gì ? Mùa hạ năm Thiệu Định, Mậu Tý, tại chùa Long Tường huyện Đông Gia, Huệ Khai là Thủ Chúng nhân chư tăng thỉnh ích bèn lấy công án của người xưa làm viên ngói gõ cửa, tùy cơ chỉ dẫn người học. Thoạt tiên không xếp đặt trước sau, cộng được 48 tắc gọi chung là “Cửa không cửa”. Nếu là kẻ dõng mãnh, không kể nguy vong, một dao vào thẳng, Na Tra tám tay giữ không được. Tây Thiên bốn bẩy (4x7=28) vị, Đông Độ hai ba (2x3=6) vị chỉ đành ngóng gió xin tha mạng. Nếu còn chần chờ thì giống như nhìn người cưỡi ngựa sau song cửa, chớp mắt đã vượt qua.
30/09/2010(Xem: 4183)
Để giúp cho đọc giả có thể nắm được sự khác biệt giữa thiền định (chỉ quán) và thiền Vipassana (tuệ quán), PTVN đã gặp sư Phước Nhân, một hành giả giỏi pháp hành của thiền viện Phước Sơn để xin sư nói rõ về thiền định, thiền Vipassana, sự khác biệt giữa hai phương pháp tập cũng như khái quát phương thức tu tập và kết quả mà mỗi phương thức tu tập đem lại.
29/09/2010(Xem: 6795)
Ðạo Phật có nhiều pháp môn để thích ứng với căn cơ từng người, mỗi pháp môn có mục đích và phương pháp khác biệt, vì vậy cần có sự phân biệt rõ ràng để giúp sự lựa chọn...
28/09/2010(Xem: 5161)
Theo Thiền sư Tôn Mật, đời Đường, thì có thể phân chia Thiền làm 5 loại, trong đó có 3 loại thực sự theo đúng đường lối tu hành của đạo Phật là : Thiền Nguyên thủy (Tiểu thừa ), Thiền Đại thừa, và Thiền Như Lai tối thượng. Thiền không những là một pháp môn chánh của Phật giáo, mà còn là cơ sở của tư tưởng Phật giáo. "Phật giáo ly khai Thiền quán thì Phật giáo sẽ mất hết sinh khí" (trích: Đại thừa Phật giáo Tư tưởng luận).
28/09/2010(Xem: 6791)
Như Lai Thiền trong kinh tạng Pàli, hay "Hành Thiền, một nếp sống lành mạnh trong sáng, một phương pháp giáo dục hướng thượng", là một công trình nghiên cứu chỉ đề cập đến Như Lai Thiền mà không đề cập đến Tổ Sư Thiền. Ở đây chúng tôi hạn chế trong Kinh Tạng Pàli mà không đề cập đến A-tỳ-đàm - Tạng Pàli, với chủ đích muốn giới thiệu cho các Phật tử hiểu rõ Thiền nguyên thủy là gì, trước hết là ngang qua kinh nghiệm bản thân của đức Phật khi ngài chưa thành Đạo, khi Ngài thành Đạo, trong suốt 45 năm thuyết pháp và cuối cùng khi Ngài nhập Niết-bàn.
23/09/2010(Xem: 13854)
Thực hành Phật giáo là tiến hành một cuộc chiến đấu giữa những thế lực tiêu cực và tích cực trong tâm bạn. Thiền giả nỗ lực làm tiêu mòn điều tiêu cực và phát triển, tăng trưởng điều tích cực. Những giáo lý trong quyển sách này là để chuyển hóa tâm thức; chỉ đọc hay nghe mỗi một đoạn thôi cũng có thể đem lại lợi lạc to lớn.
22/09/2010(Xem: 8232)
Tổ Hoàng Bá giữ một vai trò rất quan trọng trong lịch sử Thiền Tông vì đệ tử của tổ là tổ Lâm Tế, người đã sánglập ra tông Lâm Tế. Muốn hiểu rõ về tông Lâm Tế thì cần biết rõ về tổ Hoàng Bá là người đã đào tạo tổ LâmTế. Tại Trung Hoa, sau thời Lục Tổ thì Thiền Tông chia làm5 tông: Lâm Tế, Tào Động, Quy Nhưỡng, Vân Môn và Pháp Nhãn. Phần lớn các chùa tại Việt Nam trước đây đều thuộc tông Lâm Tế. Tại Nhật Bản thì hiện nay Zen (Thiền Tông)chỉ có hai tông được phát triển mạnh nhất là Lâm Tế (Nhật: Rinzai) và Tào Động (Nh: Soto)...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567