Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 7: Thánh Đế Và Niết-Bàn

31/03/201104:31(Xem: 5438)
Chương 7: Thánh Đế Và Niết-Bàn

THẮNGMANGIẢNG LUẬN
Śrīmālā-siṃhanāda-sūtra-vyākhyā
TuệSỹdịch và giảng

PHẦNMỘT
GIẢNGLUẬN

CHƯƠNGVII:
THÁNHĐẾ VÀ NIẾT-BÀN

I.VÔBIÊN THÁNH ĐẾ

ThiệnTài đi về phương Nam, được giới thiệu đến một ngườitên là Tự Tại Chủ,[157] ở tại một nơi được gọi là«Diễn đàn tri thức.»[158] Khi đến nơi, Thiện Tài đượccho biết là Tự Tại Chủ cùng với bọn trẻ nhỏ đang chơingoài bờ sông. Thiện Tài đến đó, gặp Tự Tại Chủ. NguyênTự Tại Chủ là một chú bé; lúc bấy giờ đang vọc cát,chơi với các trẻ nhỏ khác. Thiện Tài bước tới, sụp xuốnglạy và thưa:

«BạchThánh giả, tôi đã phát bồ đề tâm. Nay muốn học cái hànhcủa Bồ tát; muốn biết cái đạo của Bồ tát.»

TựTại Chủ nói:

«Trướcđây tôi có học toán pháp với Ngài Văn-thù. Nhờ tinh thôngtoán pháp, tôi có thể thâm nhập các môn khác như âm thanhhọc, luận lý học, y học và cả kiến trúc nữa. Nay đangbằng phép toán của Bồ tát về chuỗi số vô hạn, tôi cóthể dễ dàng tính được có bao nhiêu hạt cát trên các bãibiển. Còn hơn thế nữa, tôi có thể tính toán biết đượcở phương Đông tồn tại bao nhiêu thế giới; tuổi thọ củamỗi thế giới đó dài ngắn như thế nào; trong đó có baonhiêu Phật đã thành, bao nhiêu Bồ tát đang hành đạo, vàsố lượng chúng sinh nhiều ít. Rồi phương Nam, cho đến cảmười phương, tôi đều có thể tính toán ra được cả.»

Bằngkhả năng toán học, điều mà Tự Tại Chủ nói không phảilà không tưởng. Nhưng biết nhiều như thế để làm gì?

Thếgiới lớn hay nhỏ, rộng hay hẹp, không do cái nhìn đượckhuếch đại nhờ vào các công cụ hay các phương pháp tínhtoán. Thế giới này lớn hay nhỏ, vũ trụ này hữu biên hayvô biên, tất cả chỉ có ý nghĩa trong tương đối với tồntại của con người, lớn theo chiều kích của tâm người.Với những ai tâm tư nhỏ hẹp, thì cái nhà của nó là cảmột thế giới bao la. Với những tâm hồn vĩ đại thì vũtrụ không lớn hơn một hạt cải.

Nhữngđiều được nói như thế không hoàn toàn chỉ là tượnghình, hay những ví dụ xa vời thực tế. Không gian và thờigian vốn là những khái niệm tương đối.

Chonên, Tôn giả Xá-lợi-phất lấy làm lạ tại sao cõi Phậtcủa đức Thích Tôn lại xấu xa, uế trược đến như thế;phải chăng khi hành Bồ tát đạo, tâm tư Ngài không rộnglớn, không thanh tịnh?[159]

Cácnhà Đại thừa đặt câu hỏi: với đức từ bi vô lượng,với tâm tư rộng lớn bao trùm cả hư không vô biên, khônglẽ đức Phật thực tế chỉ dạy cho đệ tử con đườngnhanh chóng đạt đến Niết-bàn trong hiện tại, chứ khônggiảng con đường dẫn đến chứng quả Bồ-đề như Phật?[160]Có những con người như thế, và có những câu hỏi như thế.Tuy cũng nhận thức được thực tế khổ đau của bản thân,và cũng muốn tìm con đường giải thoát nhanh chóng, nhưngvì tâm tư khác biệt, xu hướng khác biệt, đã không đoạntuyệt hẳn mọi ràng buộc với thế gian để một mình thênhthang trên con đường xuất thế. Và những vị ấy suy tư,chiêm nghiệm, phát hiện trong những lời dạy của Phật cảmột kho tàng chân lý bao la. Rồi họ thử làm phép toán. Họtính toán được phương Đông, rồi phương Nam, cho đến cảmười phương, tồn tại vô số thế giới, vô hạn chúng sinh.Và như thế cũng có nghĩa là nỗi khổ chúng sinh thật vôcùng tận.

ThắngMan phu nhân, mà cuộc đời có lẽ ít bị bức bách bởi nhữngthống khổ của nhân sinh, nhưng khi vừa phát Bồ-đề tâm,vừa mở rộng tấm lòng của Bồ tát, đã nhận thấy ngaytrong giáo lý của Phật có phần hữu hạn, có phần vô hạn;có Thánh đế có hạn lượng, và cũng có Thánh đế vô biên.

Nộidung và ý nghĩa của bốn Thanh đế không phải là những chânlý cao xa, vượt ngoài khả năng nhận thức của người thường.Đó không phải là chân lý siêu nghiệm, đạt được bằngnhững quá trình tư duy rắc rối. Bốn Thánh đế, trước hết,là những hiện thực của tồn tại, của nhân sinh. Hơn thếnữa, đó là phương pháp luận, là cách nhìn để đánh giásự thực. Khi nếm vị ngọt của cuộc đời, người có trítrước hết biết rõ bản chất của vị ngọt, những nguyênnhân và những yếu tố cấu tạo thành vị ngọt, những nguyhiểm mà vị ngọt ấy sẽ dẫn đến và con đường thoátly những nguy hiểm ấy. Cũng như một y sỹ;[161] trước khichữa trị bịnh, cần biết rõ thực trạng và triệu chứngcủa bịnh; nguyên nhân và yếu tố gây bịnh; trạng thái lànhmạnh, không bịnh là thế nào; và sau cùng là cần phải điềutrị bằng phương pháp nào.

Doý nghĩa đó, bốn Thánh đế vừa là phương pháp luận, màđồng thời cũng là nhận thức luận, và cũng là bản thểluận. Vì những gì đức Phật nói, không thể trái với bảnchất hay tự tính của tồn tại.

BốnThánh đế là nội dung của giáo pháp không chỉ riêng biệtcủa Thanh văn hay Duyên giác thừa, mà chung cho cả ba thừa.[162]Tùy theo trình độ nhận thức mà ý nghĩa của bốn Thánh đếcó nội dung khác nhau. Như sự khẳng định của kinh ĐạiBát-nhã[163] về tự tính của Bốn Thánh đế. Tu-bồ-đềhỏi Phật:

«Thếnào là bốn Thánh đế bình đẳng?»

Phậtnói:

«Nếukhông tồn tại sự khổ, không tồn tại nhận thức về khổ;không tồn tại nguyên nhân tập khởi của khổ cũng khôngtồn tại nhận thức về nguyên nhân tập khởi của khổ;không tồn tại sự diệt khổ cũng không tồn tại nhận thứcvề sự diệt khổ; không tồn tại con đường dẫn đến diệtkhổ, cũng không tồn tại nhận thức về con đường dẫnđến diệt khổ. Đó gọi là bốn Thánh đế bình đẳng.»

«Lạinữa, Tu-bồ đề, bốn Thánh đế ấy là như như, là khôngdị biệt, là pháp tướng, là pháp tính, là pháp trụ, làpháp vị, là thật tế. Vì rằng, có Phật hay không có Phật,pháp tướng là thường trụ, không hư dối, không biến thái.»[164]

Đốivới các nhà tư tưởng Tiểu thừa, bốn Thánh đế là trậttự hiện quán.[165] Nghĩa là bắt đầu từ sự thực hiểnnhiên nhất mà lần tìm ra nguyên nhân sinh khởi của nó, vàcuối cùng xác định con đường chân chính để thoát ly. NhưngThắng Man phu nhân nói: Trong thực tính, không có sự tiếpcận để quán sát bốn Thánh đế theo trật tự tiệm tiến.Cũng không có nhận thức về bốn Thánh đế theo thứ tựtiệm tiến.

ĐiềuPhu nhân nói, gọi là bốn duyên tiệm chí và bốn trí tiệmchí, có ý nghĩa như sau. Trong sự tu tập quán sát về bốnThánh đế, sự tiếp cận diễn tiến theo thứ tự, từ Khổđế cho đến Đạo đế. Đó gọi là thứ tự hiện quán Thánhđế. Nói cụ thể, chúng ta hãy dẫn điển hình về thứ tựhiện quán theo các nhà Nhất thiết hữu bộ.[166] Khổ quánsát về Khổ Thánh đế, không thể quán sát một cách mônglung, mà cần tập trung trên những tính chất cơ bản củahiện tượng, gọi là dấu ấn của hiện thực. Do đó, đểquán sát bốn Thánh đế, hành giả trước hết lấy ngay bảnthân thuộc Dục giới này làm đối tượng, và quán sát cácdấu ấn hiện thực của nó: vô thường, khổ, không và vôngã. Quán sát này diễn theo thứ tự. Những gì vô thườngnhất định dẫn đến khổ. Những gì là khổ chứng tỏ khôngcó thực chất. Những gì không thực chất chứng tỏ khôngcó tự thể vĩnh hằng. Tiếp theo, phân tích các nguyên nhânlàm phát sinh những hiện thực với những dấu ấn như vậy.Theo thứ tự, các nguyên nhân này diễn ra với bốn đặc tính:nhân, tập, duyên, sinh. Về Diệt đế, hành giả thứ tự quánsát bốn đặc tính: diệt, tịnh, diệu, ly. Cuối cùng, vớiĐạo đế, cũng thứ tự với bốn đặc tính: đạo, như,hành, xuất.

Mộtvòng như vậy gọi là thứ tự mười sáu hành tướng củabốn Thánh đế. Hành giả sẽ giảm dần trong sự tu quán.Giảm từ đặc tính «xuất» trong đạo đế, lần lượt giảmcho đến khi hoàn toàn tập trung vào một dấu ấn duy nhất;đó là vô thường. Từ vô thường, hành giả chứng ngộ đượcchân lý thứ nhất, gọi là khổ pháp trí nhận, chấp nhậnkhổ là sự thực. Trực tiếp sau đó, nhận thức khởi lên,nhận thấy một cách chính xác về khổ đế. Bấy giờ gọilà đạt được khổ pháp trí. Lần lượt quán bốn Thánhđế với bốn nhẫn và bốn trí như vậy. Đấy là quá trìnhquán sát lấy hiện thực Dục giới làm đối tượng. Sau đó,hành giả suy luận lên các cõi trên, nhận ra Khổ đế trongSắc và Vô sắc giới. Như vậy gọi là khổ loại trí nhẫnvà khổ loại trí. Tức là nhận thức có được do phươngpháp loại suy. Với tám nhẫn và tám trí liên tục và thứtự phát sinh, vào giai đoạn cuối cùng, hành giả nhập kiếnđạo, tức thấy nhận thức được bốn Thánh đế một cáchtoàn diện.

Nhưng,Thắng Man phu nhân nói, không có bốn duyên tiệm chí, và khôngcó bốn trí tiệm chí. Điều đó có nghĩa là, trong tự tínhbình đẳng, khi nhận thức được bản chất của sự khổ,thì cũng đồng thời nhận ra ba sự thật còn lại. Đó chínhlà tự tính bình đẳng của bốn Thánh đế.

Chonên, như kinh Hoa nghiêm nói, để tu tập bốn Thánh đế, Bồtát trước hết cần phải vận dụng mười tâm thanh tịnhbình đẳng: 1. Thanh tịnh bình đẳng với Pháp của Phật quákhứ; 2. Thanh tịnh bình đẳng với Pháp của Phật vị lai;3. Thanh tịnh bình đẳng với Pháp của Phật hiện tại; 4.Thanh tịnh bình đẳng về giới; 5. Thanh tịnh bình đẳng vềTâm; 6. Thanh tịnh bình đẳng về sự thanh tịnh do diệt trừcác quan điểm, sự nghi ngờ và do dự; 7. Thanh tịnh bình đẳngvề nhận thức đạo và phi đạo; 8. Thanh tịnh bình đẳngvề tu hành trí và kiến; 9. Thanh tịnh bình đẳng về sựquán sát càng lúc càng cao về các pháp bồ-đề phần; 10.Thanh tịnh bình đẳng về sự giáo hóa hết thảy chúng sinh.[167]

Nhưvậy, sự tu tập bốn Thánh đế của Bồ tát không chỉ lấyhiện thực trong thế giới hiện tại, vốn là hiện thựcđặc thù, cá biệt trong thời gian và không gian. Bốn Thánhđế được nhận thức với dấu ấn phổ quát, không bịhạn chế thời gian và không gian. Tuy nhiên, thời và khônggian có hạn chế hay không hạn chế, không phải là sự thựccố định. Tùy theo phong cách tư duy; và cũng tùy theo tậpquán tồn tại của mỗi cá thể. Cho nên, mặc dù có sự khácbiệt trong nhận thức và trong phương pháp, tự tính của bốnThánh đế vốn bình đẳng cho cả Tiểu thừa hay trong Đạithừa. Do điều này, Phu nhân nói: «Vì pháp không hơn kém màchứng đắc Niết-bàn. Vì trí tuệ bình đẳng mà chứng đắcNiết-bàn. Vì giải thoát bình đẳng mà chứng đắc Niết-bàn.Vì thanh tịnh bình đẳng mà chứng đắc Niết-bàn. Cho nên,Niết-bàn chỉ có một vị, vị bình đẳng, là vị giải thoát.»

Đólà nói về tự thể. Còn trong hiện tượng giới, với cáinhìn cá biệt của phàm phu, thì các Thánh giả của hai thừa,do cái nhìn hạn chế và cá biệt, ở đó những nỗi khổcủa sinh tử chỉ được chiêm nghiệm trong liên hệ với bảnthân cá biệt của mình, chỉ hướng đến ước vọng giảithoát cá biệt ấy, giải thoát khỏi những sợ hãi của sinhtử phần đoạn. Do đó, bốn Thánh đế trong giáo pháp củaTiểu thừa là những sự thực hữu hạn, là chân lý ướclệ. Bồ tát do nhìn nỗi khổ của bản thân trong mối quanhệ buộc ràng chặt chẽ với cả thế giới, cho nên chânlý được chứng nghiệm ở đây là chân lý toàn diện, phổquát, là sự thực không chỉ liên hệ đến bản thân cá biệtcủa mình. Đó là sự thực được chứng nghiệm do đã đoạntrừ được vô minh trụ địa. Như vậy, với Thắng Man cótất cả tám Thánh đế theo hai trình độ nhận thức về Thánhđế : Thánh đế hữu tác hay không toàn diện của hàng Thanhvăn và Duyên giác, Thánh đế vô tác hay toàn diện của Phật.Thánh đế này cũng được gọi là vô biên Thánh đế.

Nhưđoạn kinh Bát-nhã vừa dẫn trên cho thấy, có Phật xuấthiện hay không có Phật xuất hiện, pháp tính là như vậy,tự thể và quy luật của tồn tại vẫn là như vậy. Quảxoài trên cây, khi nào chín cũng vẫn rụng xuống đất. Quyluật là như vậy. Nhưng đã không có ai phát hiện ra ý nghĩacủa sự rơi ấy, không phát hiện ra quy luật của sự rơiấy. Các Thanh văn sau khi nghe đức Phật giảng giải cho cácchân lý về Khổ, Tập, Diệt, Đạo; bèn ý thức được nhữnggì đang ràng buộc mình, và nỗ lực tu tập để giải thoátkhỏi những sợi dây ràng buộc lôi kéo đến khổ đau ấy.Hiện thực là vô thường. Đó là chân lý hiển nhiên, khôngcần phải lý luận chứng minh. Nhưng làm sao để nhận thứcđược tất cả ý nghĩa vô thường ấy; không phải nhậnthức như là sự hiểu biết khoa học, hay kinh nghiệm đờithường. Đó là nhận thức vừa thường nghiệm, vừa siêunghiệm. Thường nghiệm, vì chỉ cần một con mắt thế tục,một tâm tư thế tục cũng đủ dễ dàng chấp nhận ý nghĩavô thường. Nhưng nhận thức ấy không đủ khả năng bứtcon ngừoi ra khỏi những trói buộc. Biết hay không biết hiệnthực là vô thường, cuộc đời nó vẫn muôn vàn hệ lụy,trước cũng như sau.

Chonên, sau khi nghe Phật giảng giải ý nghĩa vô thường, cácThanh văn khởi sự tập trung tư duy lên hiện tượng vô thường,của thân, của tâm, và có thể rộng ra là cả thế giới.Cho đến một lúc, dòng sông bỗng như con thác từ trên caođổ xuống ào ạt, chảy xiết, cuốn phăng tất cả. Vị Thanhvăn lúc ấy giác ngộ ra rằng, thân ta ư? Không tồn tại mộtcái gì gọi thân của ta. Tự ngã của ta ư? Không có gì nhưvậy tồn tại.

Quátrình tư duy, nhận thức, và chứng ngộ như vậy, là do đượchướng dẫn bởi Phật, chứ không phải do trí tự nhiên củamình. Cho nên, Thánh đế được chứng ngộ ấy Thắng Man phunhân gọi là Thánh đế hữu tác. Vì là hữu tác, cho nên khôngphải là vô biên.

Bởivì trí năng của chúng sinh vốn hữu hạn, mà tự tính củatồn tại thì bao la vô tận. Cho nên, những gì mà Phật chứngngộ, nhiều hơn số lá trong rừng simsapa.[168] Nhưng nhữnggì mà Ngài giảng dạy cho các đệ tử, chỉ như vài ngọnlá trong lòng tay. Do đó, Thánh đế mà Thanh văn chứng ngộ,là Thánh đế hữu tác, là hữu biên. Thắng Man phu nhân nói:

«BạchThế Tôn, địa vị mà vị ấy chứng đắc trước kia, khôngngu si đối với pháp, không do ai khác, và tự biết chỉ đạtđược địa vị hữu dư, rồi tất sẽ chứng đắc vô thượngchánh giác. Vì sao? Thanh văn và Duyên giác thừa đều quy vàoĐại thừa. Đại thừa ấy tức là Phật thừa.»

II.VÔ DƯ NIẾT-BÀN[169]

A-la-hánlà một trong mười hiệu của Phật. Những gì Phật đã thànhtựu về mặt đạo đức, A-la-hán cũng thành tựu. A-la-háncũng nhập vô dư Niết-bàn, không tái sinh đời sau nào nữa.

Vàđiều lạ lùng này có thể đã xảy ra. Khi Ngài Xá-lợi-phấttán thán những công đức kỳ diệu của Phật:

«Bằngtâm tư của mình, tôi biết một cách chắc trong quá khứ,trong hiện tại, cũng như trong vị lai, không có Sa-môn, Bà-la-mônnào có thể sánh với Như Lai, A-la-hán, Chánh đẳng giác, vềtrí tuệ, thần thông, năng lực.»[170]

Tấtnhiên là điều vô cùng ngạc nhiên, vì với tâm tư như Xá-lợi-phất,trí tuệ bậc nhất trong hàng Thanh văn, lại không bao giờtỏ ra ước ao một ngày nào đó mình sẽ là Phật, với trítuệ siêu việt như vậy, với năng lực tam muội như vậy.Lại càng đáng ngạc nhiên hơn nữa, với số chúng đệ tửđông đảo như thế, không có ai ước nguyện thành Phật,để tiếp nối sự nghiệp của Phật, làm con mắt cho thếgian. Không lẽ chúng đệ tử của Phật là tập hợp nhữngngười tự thấy mình thấp kém, không đủ ý chí hùng mạnhđể có thể đi con đường trải dài vô lượng kiếp nhưPhật.

NhưngXá-lợi-phất xuất hiện trong Pháp hoa lại là một nhân cáchkhác hẳn thường thấy. Không chỉ Xá-lợi-phất, mà tấtcả các đại đệ tử, đều cho thấy tất cả đều là nhâncách đặc biệt, tất cả đều muốn thành Phật, với đứctừ bi và trí tuệ như Phật. Và như vậy, cái địa vị vôhọc của các Đại Thanh văn ấy không hoàn toàn có nghĩa làkhông còn gì phải tu và phải học nữa. Còn vô lượng sởtri chướng, chưa đoạn trừ. Còn vô lượng vô biên Phậtpháp cần phải học.

ThắngMan phu nhân hiểu rằng Phật không chỉ dạy đệ tử củaNgài ngang đó là hết. Cho nên, đối với Phu nhân, sự an lạcmà vị A-la-hán đạt được không phải là an lạc tuyệt đối;mặc dù có lẽ Phu nhân chưa hề có kinh nghiệm thực chứngvề trạng thái an lạc của một A-la-hán. Phu nhân nói: «A-la-hánvà Bích-chi-Phật không thành tựu hết thảy công đức; nóirằng chứng đắc Niết-bàn, đó là phương tiện của Phật.»

Điểmtrọng yếu trong trình bày của Thắng Man để nhận biết điềumà một vị Thanh văn phát biểu khi chứng quả A-la-hán rằng«sự sinh của ta đã hết…» không phải là phát biểu trọnvẹn, vì «A-la-hán còn có sinh pháp tàn dư chưa diệt tận,…; còn phải tái sinh nhiều đời nữa»; điểm trọng yếuđó là A-la-hán và Bích-chi-Phật còn có rất nhiều điềuchưa hiểu hết. Làm sao các vị này có thể có mười nănglực, bốn điều không do dự, ba niệm trụ bất cọng, vàmột tâm đại bi như các đức Phật Thế Tôn? Điều đó cónghĩa là tầm nhìn của các vị ấy vẫn đang bị bao phủ,ngăn che bởi một màn vô minh rất vi tế.

Tấtnhiên vô minh là chi được kể đầu tiên trong 12 chi duyênkhởi, và khi vị Thánh đệ tử chứng quả A-la-hán, đã dứtsạch cội nguồn sinh tử, thì vô minh không còn tồn tại.Nhưng vô minh là gì? Đó như là trường hợp một y sỹ khôngtinh thông y học. Vậy tại sao A-la-hán và Bích-chi-Phật đãđoạn trừ vô minh hữu lậu rồi mà lại còn nhiều điềuchưa biết đến thế? Nghĩa là, vẫn còn một lớp mờ vôminh đang bao che các vị ấy. Thắng Man phu nhân gọi đó làvô minh trụ địa; là mảnh đất được xông ướp bởi vôminh.

Phunhân nói:

«BạchThế Tôn, lại nữa, cũng như thủ là duyên, nghiệp hữu lậulà nhân sinh ra ba hữu; cũng vậy, vô minh trụ địa là duyên,nghiệp vô lậu là nhân sinh ra ba loại ý sinh thân của A-la-hán,Bích-chi-Phật, và Đại lực Bồ tát.»

Baloại ý sinh thân vừa dẫn trên được trình bày chi tiếtbởi Phật tính luận[171] như sau:

Bahàng Thánh nhân, Thanh văn, Độc giác và Đại lực Bồ tát,đã vượt ngoài tam giới, an trụ trong cảnh giới vô lậu,nhưng còn bốn thứ oán chướng chưa được giải quyết. Bốnoán chướng đó là:

1.Phương tiện sinh tử. Đó là vô minh trụ địa có khả nănglàm phát sinh nghiệp vô lậu mới. Vì không phát sinh kết quảđồng loại, nên gọi là phương tiện sinh tử. Tức là, tựthể của vô minh vốn bất tịnh nhưng nghiệp vô lậu lạitịnh.

2.Nhân duyên sinh tử. Đó là nghiệp vô lậu được phát sinhbởi vô minh trụ địa. Vì làm phát sinh kết quả đồng loạinên gọi là nhân duyên sinh tử.

Phươngtiện sinh tử được ví với địa vị phàm phu. Nhân duyênsinh tử được ví với địa vị Thánh giả Tu-đà-hoàn trởlên.

3.Hữu hữu sinh tử. Sinh tử với thân hậu hữu còn tồn tại.Đó là ý sinh thân của ba hạng Thánh nhân. Vì còn phải táisinh một đời nữa mới nhập Niết-bàn.

4.Vô hữu sinh tử. Vô hữu ở đây được hiểu là không tồntại thân hậu hữu. Đây là thân tối hậu của ba hạng Thánhnhân.

Chonên, vô minh trụ địa là mảnh đất y chỉ của tất cảphiền não. Vô minh là căn bản của mọi mê hoặc. Căn bảnchưa diệt sạch, còn bị xông ướp bởi mùi xú uế, cho nênA-la-hán, Bích-chi-Phật và Đại lực Bồ tát không thể đạtđến đại tịnh ba-la-mật không chút ô nhiễm.

Bốnhình thái sinh tử vừa dẫn trên cũng được giải thích chitiết hơn trong Nhiếp Đại thừa.[172]

Bồtát Sơ địa[173] đã diệt trừ được ba chướng ngại:[174]diệt trừ loại vô minh khiến phân biệt ngã và pháp; và vôminh gây hành nghiệp dẫn vào ác đạo; hai loại vô minh nàydẫn đến phương tiện sinh tử, gọi là thô trọng báo. Nhưngcòn có chướng ngại chưa vượt qua được; đó là chưa thểthông suốt hết những điều vi phạm giới luật vi tế trongBồ tát giới, nên hành vi còn có chỗ lỗi lầm. Ở đây cóhai loại vô minh. Một, vô minh chướng ngại nhận thức khiếnkhông thấy những sai phạm lỗi lầm vi tế. Hai, vô minh chướngngại nhận thức khiến tạo tác hành nghiệp với nhiều hìnhthái sai biệt. Hai loại vô minh trên đây dẫn đến phươngtiện sinh tử, được gọi là thô trọng báo, quả báo thôvà nặng. Nhờ nỗ lực không ngừng, Bồ tát Sơ địa cuốicùng vượt qua được các thứ chướng ngại này, chứng nhậpĐệ nhị địa.

Bồtát Đệ nhị địa[175] thành tựu tám phẩm chất thanh tịnh:1. thanh tịnh do đức tin; 2. thanh tịnh do tâm; 3. thanh tịnhdo ba-la-mật; 4. thanh tịnh do từ bi; 5. thanh tịnh do thấy Phật,phụng sự Phật; 6. thanh tịnh do thành thục chúng sinh; 7. thanhtịnh do thọ sinh; 8. thanh tịnh do uy đức. Sau đó càng tiếptục tu tập lên cao trên các địa cao hơn, thì tám phẩm chấtnày càng trở nên thù thắng. Nhưng Bồ tát Đệ nhị địacòn tồn tại những chướng ngại cần phải vượt qua. Đólà chưa thể hoàn toàn chứng đắc các loại thiền địnhthuộc thế gian, và cũng thiếu năng lực nghe và ghi nhớ đầyđủ các đà-la-ni. Do hai loại vô minh. Một, dục ái vô minh,khiến còn khát vọng tái sinh Dục giới. Hai, vô minh gây chướngngại không thể nghe và ghi nhớ đầy đủ hết thảy các đà-la-ni.Hai loại vô minh này dẫn đến phương tiện sinh tử, đượcgọi là thô trọng báo. Vượt qua ba chướng ngại này, Bồtát chứng nhập Đệ tam địa.

Bồtát Đệ tam địa[176] đã có thể chứng đắc đầy đủ cácloại thiền định thế gian, cho đến có thể thông đạt ýnghĩa thắng lưu của pháp giới.[177] Nhưng còn bị chướngngại để không thể một cách như ý an trụ lâu trong cácphẩm trợ đạo[178] vừa chứng được; cũng không thể dẹpbỏ tâm còn ưa lạc thú trong các thiền định, các đẳngtrì và đẳng chí. Đó là do vô minh gây ái lạc đối vớicác loại thiền định hay định lạc vô minh, và vô minh khiếnái lạc đối với các pháp đang được thực hành hay phápái vô minh. Hai loại vô minh này dẫn đến phương tiện sinhtử, gọi là thô trọng báo. Vượt qua những chướng ngạinày, nhập Đệ tứ địa.

Bồtát Đệ tứ địa[179] đã có thể an trụ như ý các phẩmtrợ đạo thông đạt ý nghĩa vô nhiếp của pháp giới.[180]Chướng ngại ở đây là, Bồ tát chính thức tu quán bốnThánh đế, đối với sinh tử - Niết-bàn mà chưa thể xảly, tâm một mực trực hướng, nhất quyết xả ly sinh tử,trực nhập Niết-bàn, chưa được tu tập các đạo phẩm củaBồ tát được bao gồm trong bốn thứ phương tiện.[181] Đâylà do hai loại vô minh: trực hướng vô minh, và chướng đạophẩm vô mimh. Hai loại vô minh này dẫn đến nhân duyên sinhtử, gọi là thô trọng báo.

Đệngũ địa,[182] đã xả ly tâm trực hướng, thông đạt ý nghĩatương tục bất dị của pháp giới. Trong địa này, Bồ tátchưa có khả năng chứng nhập một cách như lý dòng tươngtục sinh khởi của các hành pháp, còn xu hướng tu tập nhiềuvề nhàm tởm các dấu hiệu của pháp hữu vi, và cũng chưathể an trụ lâu dài một cách tùy ý trong tư duy vô tướng.Đó là do vô minh về dòng tương tục sinh khởi của các hànhpháp, và vô minh về khởi động thường xuyên các ý tưởnghữu tướng. Hai loại vô minh này đưa đến nhân duyên sinhtử, gọi là thô trọng báo. Diệt được ba chướng này, nhậpđịa thứ sáu.

Đệlục địa,[183] thông đạt ý nghĩa pháp giới vô nhiễm tịnh.[184]Nhưng còn ba chướng ngại khác cần diệt trừ. Do còn có vôminh gây chướng ngại cho sự thoát ly hiện khởi hiện hànhcác dấu hiệu vi tế của các pháp hữu vi. Do còn vô minh gâychướng ngại cho sự an trụ lâu dài tùy ý trong tư duy vôtướng, vô lậu, vô ngại. Hai vô minh này dẫn đến nhân duyênsinh tử. Vượt qua ba chướng ngại này, chứng nhập địathứ bảy.

Đệthất địa, Bồ tát thông đạt ý nghĩa vô sai biệt của cácchủng loại pháp của pháp giới. Nhưng chưa thể rời bỏtâm gia công tích cực mà vẫn an trụ trong sự tu tập vô tướng.Cũng chưa thể đạt đến trình độ tự tại của tâm trongcác dấu hiệu tự lợi, lợi tha. Hai loại vô minh này dẫnđến hữu hữu sinh tử.

Đệbát địa, có thể an trụ trong sự tu vô tướng mà không cầndụng công, cho đến, thông đạt ý nghĩa không tăng không giảmcủa pháp giới. Nhưng còn vô minh khiến không thể ngay tronglúc đang thuyết pháp bằng vô lượng danh từ, cú pháp, vănnghĩa mà khéo léo giải đáp, giải thích một cách tự tạicác đà-la-ni; và còn loại vô minh gây chướng ngại cho giảiđáp quyết nghi dựa trên bốn vô ngại giải. Hai vô minh nàydẫn đến hữu hữu sinh tử.

Đệcửu địa,[185] thành tựu tất cả biện tài vô ngại, chođến, thông đạt ý nghĩa y chỉ trí một cách tự tại.[186]Trong địa này, Bồ tát còn bị chướng ngại bởi hai loạivô minh: vô minh che lấp trí tuệ thực hiện sáu thần thôngvà vô minh cản trở sự thâm nhập vi tế bí mật Phật pháp.Hai vô minh này dẫn đến hữu hữu sinh tử.

Đệthập địa,[187] với tám công đức thanh tịnh[188] liên tụcphát triển qua các địa cho đến bây giờ, do diệt trừ cácvô minh ở địa thứ chín nên có thể thuyết trình một cáchchính xác về Pháp thân viên mãn, và cũng phát triển đầyđủ trí tuệ thực hiện sáu loại thần thông, thông đạtý nghĩa y chỉ nghiệp một cách tự tại.[189] Ở đây, do vitế trước vô minh đối với sở tri cảnh cho nên Bồ tátchưa có trí kiến vô ngại để có thể nhận thức tất cảmọi cảnh giới sở tri. Và do vi tế ngại vô minh đối vớihết thảy cảnh giới sở tri nên chưa thể chứng đắc Phápthân viên mãn thanh tịnh. Hai loại vô minh này dẫn đến vôhữu sinh tử.

Trongcả bốn trường hợp, sự tái sinh từ phàm phu cho đến Thậpđịa thảy đều được tác động bởi hai yếu tố chính:vô minh và nghiệp. Nếu nhìn theo dòng thời gian tuyến tính,thì đó là hai chi tiếp nối trong quá khứ, vô minh và hành,dẫn đến các kết quả trong hiện tại. Nhưng nếu nhìn từquan điểm đồng thời thì một có tự thể là vô minh tứcphiền não và một có tự thể là nghiệp.

Bởivì, trước hết 12 chi duyên khởi được nhận thức từ thờigian tuyến tính, cho nên để cho cả 12 chi lần lượt pháthuy tác dụng, cần một thời hạn cực tiểu nào đó. Và đólà quá trình tạo ra sinh tử phần đoạn, từ sống cho đếnchết cần một khoảng cách thời gian tối thiểu.

Nhưngnếu, vô minh và nghiệp là yếu tố tác động đồng thời.Và như vậy chúng tạo ra một dòng sống chết liên tục trongtừng sát-na. Đó là sinh tử biến dịch bất tư nghị. Khôngthể hình tượng một cách hợp lý mà không vi phạm các quytắc của tư tưởng.

Tấtcả chúng sinh đều chịu cả hai trạng thái sinh tử cùng lúc.Nhưng chỉ có thể kinh nghiệm được sự sống và sự chếttrong một quảng hạn kỳ thời gian nào đó. Để chấm dứtnỗi sợ hãi, những đau khổ gây ra bởi sinh tử phần đoạn,Phật chỉ con đường dẫn đến Niết-bàn. Phải chăng Niết-bànnày thấp kém? Thắng Man phu nhân đã phát biểu: do pháp khôngcó hơn và kém mà chứng đắc Niết-bàn. Vậy ý nghĩa Niếtbàn chân thực, Niết-bàn vô dư là thế nào?

Bồtát đệ bát địa và A-la-hán cũng đồng chứng vô ngã, vàcùng trạng thái hay cảnh giới Niết-bàn. Nhưng Bồ tát đệbát địa không quên bản nguyện của mình, do đó không cóý hướng nhập Niết-bàn. Đối với vị ấy, khi phiền nãođược diệt tận, không thấy có gì giảm; khi trí Bồ-đềthành, không thấy có gì tăng. Ở địa vị hữu cấu mà khôngcảm thấy là bẩn; ở địa vị vô cấu mà không cảm thấylà sạch. Tất cả những sự thông đạt bất tăng bất giảmấy đều y trên đại nguyện. Và do đó, ở địa này, Bồtát thành tựu nguyện ba-la-mật.

Nhưvậy, A-la-hán, Bích-chi-Phật và Đại lực Bồ tát, nhìn từngoại hiện, mỗi vị theo một hướng đi riêng biệt, nhưngtrong thực chất, trong tự tính vô ngã, các Niết-bàn mà cácvị ấy chứng đắc đều đồng nhất. Vì sinh tử và Niết-bànkhông phải là hai cảnh giới riêng biệt. Kinh Lăng-già[190]nói: «Do sợ hãi về nỗi khổ vọng tưởng đối với sinhtử mà họ đi tìm kiếm Niết-bàn. Sinh tử và Niết-bàn vốnkhông sai biệt, vì tất cả tồn tại vốn hư vọng, phi hữu.Khi thấy các căn biến mất trong cảnh giới tương lai, nàyĐại Tuệ, chúng vọng tưởng là niết-bàn; nhưng không biếtrằng cái biến mất đó là A-lại-da, là kho tàng của nhậnthức nội tại, đã được chuyển y từ trước.»

ThắngMan phu nhân cũng nói:

«BạchThế Tôn, A-la-hán và Bích-chi Phật có sự sợ hãi; cho nênA-la-hán và Bích-chi-Phật vì còn sinh pháp tàn dư chưa diệttận nên còn có sự sinh; vì phạm hạnh dư tàn chưa thànhtựu nên không thuần nhất; vì phận sự không cứu cánh nêncòn có những điều cần làm; vì chưa vượt qua cái kia nêncòn có những cái phải đoạn trừ. Vì không đoạn trừ nêncác Niết-bàn giới còn xa. Vì sao vậy? Duy chỉ có đức NhưLai, Ứng cúng, Đẳng chánh giác mới chứng đắc Niết-bàn,vì đã thành tựu hết thảy công đức. A-la-hán và Bích-chiPhật không thành tựu hết thảy công đức; nói rằng chứngđắc Niết-bàn, đó là phương tiện của Phật.»

Đốivới tư tưởng Thắng Man, chỉ có một Thừa duy nhất chânthật, đó là Phật thừa; chỉ một Thánh đế duy nhất, đólà Diệt đế, tức Niết-bàn của Phật. Và do đó, cũng chỉcó một sở y duy nhất, một sự quy y duy nhất, đó là quyy Phật.

ThắngMan phu nhân nói:

Tấtnhiên, cả bốn Thánh đế đều là những sự thực tối thượng.Nhưng trong quan điểm của Thắng Man, chỉ có một Diệt đế,là chân lý về sự diệt tận đau khổ, diệt tận tất cảnguyên nhân thống khổ, mới là sự thật tuyệt đối, làchân lý của tất cả chân lý.

Từphương pháp luận, như đã biết, thì bốn Thánh đế luônluôn là bốn, và sự thực lúc nào cũng là bốn, có Phậthay không có Phật cũng không thể khác đi được. Nhưng, từgóc độ thời đại, từ cơ sở của triết lý hành động,thì đây là điểm xác nhận rằng tiêu chuẩn để đánh giásự thật phải là sự cảm nghiệm về hạnh phúc. Nói cáchkhác, chân lý chỉ được chấp nhận như là sự thực cógiá trị nếu nó đem lại cho con người và xã hội loài ngườinguồn hạnh phúc vô biên.

Vàcũng với ý nghĩa như vừa nói, cũng chỉ có một sở y duynhất mà thôi.

Trongbất cứ giới hạn nào của trình độ nhận thức, mục đíchcuối cùng trong đời sống của mọi chúng sinh là hạnh phúc.Quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng, là những hình thái thượngtầng của một động cơ duy nhất, đó là khát vọng hạnhphúc. Nhưng Thắng Man phu nhân nói: «Trên tất cả mọi sởy, sở y chân thật, tuyệt đối là diệt đế.» Đó cũng làDiệt đế.

Từsự xác định diệt đế vô tác là sự thật tuyệt đối,là sở y duy nhất, Thắng Man phu nhân khai triển bản chấthư ngụy của sinh tử. Theo đó, tất cả mọi hình thái đaukhổ của sanh tử chỉ là những bóng hư ngụy do tác độngcủa các ô nhiễm mà được phản chiếu từ Như Lai tạng.Cho dù hạnh phúc là sự thật tuyệt đối. Thắng Man phu nhânnói: «Như Lai tạng vốn đầy đủ tất cả Phật pháp, vốnkhông lìa, không đoạn, không thoát, không dị, không thể nghĩbàn.»

[157]Gaṇḍa, tr. 102ff.: Indriyeśvara-dāraka, Hán có bản đọc làIndreśvara-dāraka. Hoa nghiêm (Phật), Đại 9, tr. 704b 13ff: ThíchThiên Chủ (Skt. Indreśvara); Hoa nghiêm (Thật), Đại 10, tr. 350b18ff:Tự Tại Chủ (Skt. như bản 60); Hoa nghiêm (Bát), Đại 10, tr.704a 2: Căn Tự Tại (Skt. như Gaṇḍa)

[158]Gaṇḍa, tr. 102.6: śramaṇamaṇḍalejanapade sumukhaṃ nagaraṃ,thành phố Sumukha ở vương quốc Śramaṇamaṇḍala (các bảnHán đọc là Śravaṇamaṇḍala). Hoa nghiêm (Phật), Đại 9,tr. 704b13: Thâu-na quốc; Hoa nghiêm (Thật), Đại 10 tr. 350b18:Đa văn quốc; Hoa nghiêm (Bát), Đại 10, tr. 704a 1: Viên mãnđa văn quốc, Diệu môn thành.

[159]Duy-ma-cật «Phẩm Phật quốc» Đại 14, tr. 538c6.

[160]Sadd, tr. 32.25: mātsaryadoṣo hi mahyaṃ spṛśitva bodhiư virajāṃviśiṣṭàm/ yadi hīnayānasmi pratiṣṭhapeyam ekaṃ pi sattvaṃna mametu sādhu. «Sau khi chứng đắc trí giác tối thắng, siêuviệt, nếu Ta an lập dù chỉ một chúng sinh trong Tiểu thừa;Ta như vậy có khuyết điểm là keo kiệt.» Cf. Pháp hoa, «Phẩmphương tiện», Đại 9, tr. 8a25.

[161]Câu-xá luận, quyển 22, Đại 29, tr. 114a15.

[162]Đại trí độ 94, tr. 719a 1: «(Kinh Bát nhã nói) sau khi chứngđắc A-nậu-đa-la tam-miệu-tam-bồ-đề, vì chúng sinh mà thuyếtbốn Thánh đế… khai thị, phân biệt hết thảy thiện pháptrợ đạo, thảy đều nhập vào trong bốn Thánh đế.»

[163]Dẫn và giải bởi Đại trí độ 94, tr. 719a 14.

[164]Đại trí độ quyển 94, dẫn kinh văn và giải thích; Đại25, tr. 719a14.

[165]Câu-xá 23, tr. 121c9: «Lần lượt 16 tâm (tám nhẫn, kṣānti,và tám trí, jñāna, do quán bốn Thánh đế mà đạt được),gọi chung là Thánh đế hiện quán (satyābhisamaya)».

[166]Câu-xá luận, Đại 29, tr. 119b15.

[167]Hoa nghiêm (Phật), Đại 9, tr. 555c11; Hoa nghiêm (Thật), Đại10, tr. 191b13: Mười tâm thanh tịnh bình đẳng. Daśa, tr. 27.3:sa daśabhiś cittāśayaviśuddhisamantābhir avatarati (…) yaduta atītabuddha-dharma­viśuddhyāśayasamantayāca anāgata buddhadharma- viśuddhyā­śaya­saman-tayā ca pratyutpannabuddhadharma-viśuddhyāśayasamantayāca śīlaviśu­dhyā­śaya­samantayā ca citta-viśuddhyāśayasamantayāca dṛṣṭi­kāṅkṣā­vimati­vilekhāpanayana-viśud­dhyāśayasamantayāca mārgāmāgajñānaviśuddhy āśa­ya-samantayā ca pratipatprahāṇajñānaviśuddhyāśayasamantayā ca sarva­bo­dhipakṣyadharmottarottaravibhāvanaviśuddhyāśayasaman ayā ca sarva­sattvaparipācanaviśuddhy āśaya samantayā ca.

[168]Rừng cây Siṃsapā ở Kosambī. Cf. Samyutta, vol. v (PTS), tr. 437.

[169]Thành duy thức 10, tr. 54b7: «Niết bàn nghĩa có bốn thứ: 1.Bản lai tự tính thanh tịnh Niết bàn (prakṛti-svabhāva-pariśuddha-nirvāṇa),chỉ lý tính Chân như của tất cả mọi biểu hiện của pháp…ởđây, mọi tư duy đều bịt lối, mọi con đường ngôn ngữđều bị đđoạn tuyệt; duy chỉ là sở chứng nội tại củaChân Thánh giả; 2. Hữu dư y Niết-bàn (sopadhiśeṣa-nirvāṇa):Chân như (bhūtatathatā) đã xuất ly phiền não chướng, nhưngcòn sở y (upadhi) của khổ vi tế chưa được diệt trừ…;3. Vô dư y Niết-bàn (nir-upadhiśeṣa-nirvāṇa): Chân như đãthoát ly sinh tử, phiền não đã tận, dư y cũng diệt, mọinỗi khổ đều vắng bặt; 4. Vô trụ xứ Niết-bàn (apratiṣṭhita-nirvāṇa):Chân như xuất khỏi sở tri chướng (jñeyāvaraṇa), luôn luônvận chuyển với hai cánh đại bi và đại trí cho nên khôngchìm trong sinh tử cũng không an trụ Niết-bàn…»

[170]Trường «18. Kinh tự hoan hỷ»; Đại 1, tr. 76. Cf. D. 28 Sampadānīya;D.iii (PTS), tr. 99-116.

[171]Phật tính luận, quyển 2, Đại 31, tr. 799a6-b4. Tham khảo thêmSūtrālaṅ, tr. 169.14: catur vidhā bodhisattvānām upapattiḥ karmādhipatyenayādhimu-kticaryābhūmisthitānāṃ karma­va­śenā-bhipretasthànopapattiḥpraṇidhāna-vaśena yā bhūmipraviṣṭānāṃ sarvasattva­pari­pācanār­thaṃtirthagādihīna-sthānopapattiḥ/ samādhyādhipatyena yā dhyānānivyāvartya kāmadhātāv upapattiḥ/ vibhutvādhipatyena yā nirmāṇaistuṣitabhavanādy upattisaṃ-darśanāt, «Có bốn hình thái thọsinh khác nhau của Bồ Tát: 1. Do ảnh hưởng của nghiệp, nhữngvị thuộc tín hành địa thọ sinh tùy theo sự chi phối củanghiệp lực; 2. Tùy theo nguyện, những vị đã chứng nhậpBồ Tát địa nhưng vì muốn thành thục hết thảy chúng sinhnên thọ sinh vào các chỗ thấp kém như súc sinh; 3. Do nănglực thiền định, những vị sau khi xả các định thọ sinhxuống Dục giới; 4. Do uy lực thần thông, những vị do biếnhóa có thể xuất hiện thọ sinh những cõi như Đâu-suấtv.v…»

[172]Nhiếp luận thích (Chân) 10, Đại 31, tr. 225c23. (hai bản Hánkhác không có đoạn giải thích này).

[173]Cf. Sūtrālaṅ, tr. 174: paśyatāṃ bodhim āsannāṃ sattvārthasyaca sādhanaṃ/ tīvra upadyate modo muditā tena kathyate; «thấy rằngđang tiếp cận trí giác và đã thành tựu chúng sinh, mộtniềm hoan hỷ thâm sâu dấy lên; do đó được gọi là Hoanhỷ địa.»

[174]Đây gọi là ba chướng của Bồ Tát: hai loại vô minh đầutương đương hai chướng, theo thứ tự: phiền não chướng(kleśāvaraṇa), nghiệp chướng (karmāvaraṇa); thứ ba là báochướng (vipākāvaraṇa). Các chướng ngại này cản trở tutập Thánh đạo.

[175]Sūtrālaṅ, 174 : dauḥśīlyamalasyānyayānamanasikāramalasya cātikramādvimalety ucyate, «Do ly nhiễm đối với sự phạm giới và sựcó ý nghĩa sang Thừa khác nên được gọi là Ly cấu địa.»

[176]Sūtralaṅ, tr. 174: …samādhibalenàpramāṇadharmaparyeṣaṇadhāra-ṇātmahāntaṃ dharmā­vabhāsaṃ pareṣāṃ karoti (prabhākarī), «bằngnăng lực chánh định, tìm cầu đại pháp để rọi sáng nhữngngười khác (nên được gọi là Phát quang địa).»

[177]«Pháp giới thắng lưu nghĩa», Luận đoạn trước (Đại 31,tr. 222b3): «Do duyên Chân như mà khởi trí vô phân biệt. Vôphân biệt trí là dòng chảy phát xuất từ Chân như. Trí nàytối thắng trong các trí.»

[178]Chỉ 37 phẩm trợ đạo, tức các thành của Bồ-đề hay trígiác. Skt. saptatriṃśad bodhipākṣikā dharmāḥ.

[179]Sūtrālaṅ, xxi.34, tr. 174: arcir bhūtā yato dharmā bodhi-pakṣāḥ/arciṣmatīti tad yogāt sā bhūmir dvayadāhataḥ; «cái tia sángchân thật làm rực sáng các pháp bồ-đề phần, cái đó đượcgọi là ‹ánh lửa của tuệ› (arciṣmati: diệm tuệ). Vìvậy, địa này có hai sự cháy sáng.»

[180]Nhiếp luận thích, đã dẫn trên : «Bồ Tát tìm thấy ý nghĩavô nhiếp trong thắng Chân như và pháp được lưu xuất từChân như. Nghĩa là, pháp này không thuộc về ta, cũng khôngthuộc về kẻ khác. Vì sao? Tự, tha và pháp, cả ba ý nghĩanày đều bất khả đắc.» Bản Huyền Tráng, Đại 31, tr.358a2: «vô nhiếp thọ nghĩa.»

[181]Tứ phương tiện (Skt. prayoga), cũng thường dịch là gia hành,chỉ bốn dấu hiệu phát sinh khi dụng công thêm để bướcvào Thánh đạo: noãn (Skt. uṣma), hơi nóng của Thánh đạovô lậu phát sinh; đỉnh (Skt. mūrdha), phát triển cao độ nhưlên đến đỉnh đầu; nhẫn (kṣānti), khả năng chấp nhậncác dấu hiệu của Thánh đế; thế đệ nhất (Skt. agradharma),đỉnh cao nhất của thế gian- Kośa, kārikā vi. 17-20.

[182]Sūtrālaṅ, xxi.35, tr. 174: sattvānaṃ paripākaś svacittaysa carakṣaṇā dhīmadbhir jāyate duḥkhaṃ durjayā … «giáo hóachúng sinh và tự hộ tâm mình, bằng hiền trí mà chiến thắngđaukhổ, Nan thắng địa.»

[183]Sūtrālaṅ, xxi.36: ābhimukhyād dvyasyeha saṃsārasyāpi nirvṛteḥ/uktā hy abhimukhī bhūmiḥ prajñāpāramitāśrayāt. «Do năng lựcBát-nhã ba-la-mật mà sinh tử và niết bàn đều hiện tiềnnên gọi là Hiện tiền địa.»

[184]Nhiếp luận thích (Huyền), Đại 31, tr. 385b11: «Bản lai khôngtạp nhiễm, vì tự tính vốn vô nhiễm. Đã không nhiễm, tứccũng không thanh tịnh. Nhận thức được như vậy thì nhậpThất địa.»

[185]Sūtrālaṅ, xxi.38, tr. 174: pratisavinmatisādhutvāt bhūmiḥ sādhumatīmatā, «Do công năng của tuệ vô ngại mà địa này đượcgọi là Thiện tuệ địa.»

[186]Nhiếp luận thích (Huyền), Đại 31, tr. 385b22: «Ý nghĩa y chỉtrí tự tại, pháp giới này là sở y tự tại của trí vôngại biện (pratisaṃvin-mati).»

[187]Sūtrālaṅ, xxi.37, tr. 174: dharmameghà dvayavyāpter dharmā-kāśasyameghavat. «Do sung mãn cả hai (các tam-muội môn và đà-la-nimôn) như bầu trời pháp đầy mây, nên nói là Pháp vân địa.»

[188]Đã nói ở trên, trong đệ nhị địa.

[189]Nhiếp luận thích (Huyền), Đại 31, tr. 358b24: «…Pháp giớinày là sở y tự tại của nghiệp, và sở y tự tại củacác đà-la-ni, tam-ma-địa môn. Nhận thức được như vậy,vào Thập địa.»

[190]Laṅkā, 27.4: …saṃsāravikalpaduḥkhabhayabhītā nirvāṇam anveṣante/saṃsāranirvāṇayor aviṣeśajñāḥ sarvabhāvavikalpā-bhāvādindriyāṇām anāgataviṣayoparamāc ca mahāmate nirvāṇā-ṇaṃvikalpayanti naprat-yātmagati vijñānālayaṃ parāvṛtti-pūrvakaṃ…. Lăng-già, Đại 16, tr. 597a15.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567