VÌ SAO TÔI KHỔ
Nguyên Minh
Khi tham ái chưa hoàn toàn bị dứt trừ mà chỉ tạm thời được kiềm chế, giảm bớt, thì tất yếu là khổ đau vẫn còn nhưng cũng sẽ được kiềm chế, giảm nhẹ.
Thực hành chân lý thứ ba trong Tứ diệu đế là nhận rõ sự diệt mất của khổ đau diễn ra song hành với sự kiềm chế và trừ bỏ lòng tham ái. Cũng tương tự như việc rút củi ra hoặc thêm củi vào sẽ làm cho bếp lửa tàn lụi đi hoặc cháy bừng lên, quá trình kiềm chế hoặc nuôi dưỡng lòng tham ái sẽ làm cho những khổ đau trong cuộc sống của chúng ta giảm nhẹ đi hoặc trở nên nặng nề hơn.
Khi quán xét sâu xa sự diệt mất của khổ đau, ta sẽ nhận ra một sự thật là sự thực hành của chúng ta dù nỗ lực đến đâu cũng không thể nhất thời dứt sạch mọi khổ đau. Điều này cũng không có gì khó hiểu. Vì tập khí tham ái vốn đã có từ lâu đời, không thể trong một sớm một chiều có thể dứt hết. Đức Phật đã chỉ rõ rằng, người tu tập theo Tứ diệu đế phải đạt đến thánh quả A-la-hán (阿羅漢, tiếng Phạn là Arhat) mới thật sự trừ dứt hết mọi khổ đau trong vòng luân hồi sinh tử. Vì thế, thánh quả này còn có những tên gọi khác như là Sát tặc (vị đã diệt sạch giặc tham ái), Ứng cúng (vị xứng đáng nhận sự cung kính cúng dường của người khác), Bất sanh hay Vô sanh, nghĩa là không còn rơi trở vào vòng luân hồi sanh tử nữa.
Tuy nhiên, như đã nói trên, sự thực hành Tứ diệu đế có ý nghĩa thiết thực giống như người rút dần củi khô ra khỏi bếp lửa đang cháy. Tuy chưa thể dập tắt hoàn toàn, nhưng ngay khi bắt tay vào việc là đã có thể khống chế được ngọn lửa, làm cho nó không còn hung hãn như trước nữa và từ đó ngày càng tắt dần đi. Cũng vậy, ngay khi chúng ta bắt đầu thực hành Tứ diệu đế, chúng ta có thể cảm nhận sự giảm nhẹ của khổ đau trong đời sống, và điều đó mang lại cho ta sự an ổn, sáng suốt hơn trước kia. Vì thế, con đường tuy dài nhưng không phải đợi đến đích mới có thể chứng nghiệm được sự đúng đắn và lợi ích của nó.
Do đó, việc thực hành chân lý thứ ba trong Tứ diệu đế chính là luôn sáng suốt thấy rõ được sự diệt mất dần dần của những đau khổ trong ta như là kết quả tất yếu của việc tu tập, thực hành đúng chánh pháp.
Nguyên Minh
Thực hành chân lý thứ ba: Diệt đế
Khi một bếp lửa bị rút hết củi, nó sẽ dần dần tàn lụi vì không còn gì để cháy. Cũng vậy, khi tham ái bị dứt trừ, những nguyên nhân sinh khởi không còn nữa, và do đó điều tất yếu là khổ đau sẽ chấm dứt.Khi tham ái chưa hoàn toàn bị dứt trừ mà chỉ tạm thời được kiềm chế, giảm bớt, thì tất yếu là khổ đau vẫn còn nhưng cũng sẽ được kiềm chế, giảm nhẹ.
Thực hành chân lý thứ ba trong Tứ diệu đế là nhận rõ sự diệt mất của khổ đau diễn ra song hành với sự kiềm chế và trừ bỏ lòng tham ái. Cũng tương tự như việc rút củi ra hoặc thêm củi vào sẽ làm cho bếp lửa tàn lụi đi hoặc cháy bừng lên, quá trình kiềm chế hoặc nuôi dưỡng lòng tham ái sẽ làm cho những khổ đau trong cuộc sống của chúng ta giảm nhẹ đi hoặc trở nên nặng nề hơn.
Khi quán xét sâu xa sự diệt mất của khổ đau, ta sẽ nhận ra một sự thật là sự thực hành của chúng ta dù nỗ lực đến đâu cũng không thể nhất thời dứt sạch mọi khổ đau. Điều này cũng không có gì khó hiểu. Vì tập khí tham ái vốn đã có từ lâu đời, không thể trong một sớm một chiều có thể dứt hết. Đức Phật đã chỉ rõ rằng, người tu tập theo Tứ diệu đế phải đạt đến thánh quả A-la-hán (阿羅漢, tiếng Phạn là Arhat) mới thật sự trừ dứt hết mọi khổ đau trong vòng luân hồi sinh tử. Vì thế, thánh quả này còn có những tên gọi khác như là Sát tặc (vị đã diệt sạch giặc tham ái), Ứng cúng (vị xứng đáng nhận sự cung kính cúng dường của người khác), Bất sanh hay Vô sanh, nghĩa là không còn rơi trở vào vòng luân hồi sanh tử nữa.
Tuy nhiên, như đã nói trên, sự thực hành Tứ diệu đế có ý nghĩa thiết thực giống như người rút dần củi khô ra khỏi bếp lửa đang cháy. Tuy chưa thể dập tắt hoàn toàn, nhưng ngay khi bắt tay vào việc là đã có thể khống chế được ngọn lửa, làm cho nó không còn hung hãn như trước nữa và từ đó ngày càng tắt dần đi. Cũng vậy, ngay khi chúng ta bắt đầu thực hành Tứ diệu đế, chúng ta có thể cảm nhận sự giảm nhẹ của khổ đau trong đời sống, và điều đó mang lại cho ta sự an ổn, sáng suốt hơn trước kia. Vì thế, con đường tuy dài nhưng không phải đợi đến đích mới có thể chứng nghiệm được sự đúng đắn và lợi ích của nó.
Do đó, việc thực hành chân lý thứ ba trong Tứ diệu đế chính là luôn sáng suốt thấy rõ được sự diệt mất dần dần của những đau khổ trong ta như là kết quả tất yếu của việc tu tập, thực hành đúng chánh pháp.
Gửi ý kiến của bạn