Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

7. Thế nào Là Ngữ, Thế Nào Là Nghĩa

03/05/201119:55(Xem: 5562)
7. Thế nào Là Ngữ, Thế Nào Là Nghĩa

KINHLĂNG GIÀ
LĂNGGIÀA BẠT ĐA LA BỬU KINH
PhápSư Tam Tạng Ấn Độ Cầu Na Bạt Đà La dịch từ Phạn sangHán đời nhà Tống.
ViệtDịch: Tỳ Kheo Thích Duy Lực

QUYỂNTHỨ BA
Khiấy, Đại Huệ Bồ Tát bạch Phật rằng :

- ThếTôn! Như Thế Tôn sở thuyết, Đại Bồ Tát nên thấu ngữnghĩa. Thế nào là Bồ Tát khéo thấu ngữ nghĩa? Thế nàolà ngữ?

Thếnào là nghĩa?

Phậtbảo Đại Huệ

- Hãychú ý nghe, Ta sẽ vì ngươi mà thuyết.

ĐạiHuệ Bồ Tát bạch Phật rằng :

- Lànhthay, Thế Tôn! Cúi xin thọ giáo.

Phậtbảo Đại Huệ :

- Thếnào là NGỮ? Là nói nương theo cổ họng, môi, lưỡi, răng,nướu, cằm, hòa hợp vọng tưởng, sanh ra văn tự ngôn thuyết,do đó tập khí chấp trước sanh khởi, ấy gọi là Ngữ.

- Thếnào là NGHĨA? Là nói lìa tất cả tướng vọng tưởng vàngôn thuyết mà hiển bày tánh nghĩa, ấy gọi Nghĩa. ĐạiHuệ! Đại Bồ Tát ở nơi tĩnh lặng, dùng huệ Văn, Tư, Tu,quán theo nghĩa này thì được duyên tự giác liễu, hướngvào thành Niết Bàn, cho đến thân tập khí chuyển biến rồithì chứng cảnh giới tự giác, khéo quán tướng Nghĩa ThắngTiến từ Sơ Địa đến Thập Địa, ấy gọi là Đại BồTát khéo thông tướng Nghĩa.

- Lạinữa, nói ĐẠI BỔ TÁT KHÉO THÔNG NGỮ NGHĨA, là quán ngữvà nghĩa chẳng phải khác, chẳng phải không khác; quán nghĩavà ngữ cũng như thế. Nếu ngữ khác với nghĩa thì chẳngdo ngữ mà hiểu nghĩa, thật thì do ngữ vào nghĩa, cũng nhưngọn đèn chiếu soi mà hiện sắc tướng vậy.

- Lạinữa, Đại Huệ! Tự tánh Niết Bàn bất sanh bất diệt, TamThừa, Nhất Thừa, tâm và tự tánh vốn Bình đẳng. Nếu duyêntheo nghĩa ngôn thuyết chấp trước, thì đọa kiến chấp phủnhận và kiến lập, cho có kiến lập khác biệt và vọng tưởngkhác biệt, hiện mỗi mỗi vọng tưởng như huyễn. Ví nhưmỗi mỗi tướng huyễn, chúng sanh ngu si cho là vọng tưởngcó khác biệt, chẳng phải Thánh Hiền vậy.

Khiấy, Thế Tôn muốn lặp lại nghĩa này mà thuyết kệ rằng:

Theovọng tưởng ngôn thuyết,

Kiếnlập nơi các pháp.

Dolỗi kiến lập ấy,

Chếtrồi đọa địa ngục.

Trongấm chẳng có ngã,

Ấmtức chẳng phải ngã.

Cũngchẳng phải Vô Ngã,

Chẳngnhư vọng tưởng kia.

Chấptất cả có tánh,

Làvọng tưởng phàm phu.

Nếunhư kiến chấp họ,

Tấtcả thành Chơn Đế.

Tấtcả pháp Vô Tánh,

Dơsạch thảy đều lìa.

Kiếnchấp họ chẳng thật,

Cũngchẳng phải đoạn diệt.

Lạinữa, Đại Huệ! Nay ta sẽ thuyết tướng Trí Thức, nếu ngươivà các Bồ Tát khéo phân biệt được tướng Trí Thức, tứclà thông đạt tướng Trí Thức, sẽ chóng đắc Vô ThượngChánh Đẳng Chánh Giác. Đại Huệ! Có ba thứ trí là : Thếgian trí, xuất thế gian trí và xuất thế gian thượng thượngtrí. Thế nào là THẾ GIAN TRÍ? Là nói tất cả phàm phu ngoạiđạo chấp trước hữu và vô. Thế nào là XUẤT THẾ GIANTRÍ? Là nói tất cả Thanh Văn, Duyên Giác do chấp trước hyvọng chứng quả Niết Bàn, đọa tự tướng sở chứng cholà cộng tướng. Thế nào là XUẤT THẾ GIAN THỰƠNG TRÍ? Tanói chư Phật Bồ Tát quán pháp Vô Sanh, thấy bất sanh bấtdiệt, lìa pháp hữu và vô, duyên Vô Sư Trí, tự chứng đắcnhơn pháp Vô Ngã của địa vị Như Lai.

ĐạiHuệ! Sanh diệt là Thức, bất sanh bất diệt là Trí. Lạinữa đọa tướng vô tướng và đọa mỗi mỗi nhân tướnghữu và vô là Thức, siêu việt tướng hữu vô là Trí. Lạinữa, nuôi dưỡng tướng là Thức, chẳng nuôi dưỡng tướnglà Trí. Lại nữa, có ba thứ trí : Là biết sanh diệt, biếttự cộng tướng, biết bất sanh bất diệt. Lại nữa, tướngvô ngại là Trí, mỗi mỗi cảnh giới tướng ngại là Thức.Lại nữa, chấp ba sự hòa hợp (1) sanh tướng phương tiệnlà Thức, tướng tự tánh chẳng nhờ sự phương tiện làTrí. Lại nữa, đắc tướng là Thức, chẳng đắc tướnglà Trí. Vì cảnh giới Tự Giác Thánh Trí chẳng xuất chẳngnhập, như bóng trăng trong nước, chẳng thể đắc vậy.

(1)BA SỰ HÒA HỢP : 1.- Căn bản duyên của thức thứ tám. 2.-Tác ý, tức tự thể của thức thứ sáu. 3.- Chủng tử, tứcdo thức thứ sáu huân tập mà thành.

Khiấy, Thế Tôn muốn lập lại nghĩa này mà thuyết kệ rằng:

Tíchtụ nghiệp là Thức,

Chẳngtích tụ là Trí.

Quánsát tất cả pháp,

Thôngđạt nghĩa Vô Sanh.

Khiđắc sức tự tại,

Thìgọi là trí huệ.

Tâmlìa cảnh giới trói,

Trígiác tưởng liền khởi.

Chođến tướng Thắng Diệu,

Đạitrí huệ tự sanh.

Xalìa tư duy tưởng,

Tâm,ý, và ý thức.

BồTát Vô phân biệt

ThanhVăn chẳng thể đến.

Tịchtịnh thắng tiến nhẫn (1)

TríNhư Lai trong sạch.

Khéosanh Thắng Nghĩa Đế,

Sởhành thảy xa lìa.

Tathuyết ba thứ trí,

Mởmang tánh chơn thật.

Nhịthừa có chứng đắc,

Chấptrước nơi tự tánh.

Nơitưởng tư duy kia,

Nhiếpthọ tất cả tướng.

ThànhThanh Văn, Duyên Giác.

Bậctrí lìa chư hữu,

Siêuviệt những tâm lượng,

Làthanh tịnh Như Lai.

(1)TịCH TịNH THẮNG TIẾN NHẪN : Trong Kinh Nhơn Vương nói nămthứ nhẫn là : Điều phục nhẫn, Tín nhẫn, Thuận nhẫn,Vô Sanh nhẫn và Tịch diệt nhẫn.

-Lại nữa, Đại Huệ! Ngoại đạo có chín thứ Chuyển BiếnLuận (1) sanh kiến chấp chuyển biến của ngoại đạo, ấylà : Hình Xứ chuyển biến, Tướng chuyển biến, Nhân chuyểnbiến, Thành chuyển biến, Kiến chuyển biến, Tánh chuyểnbiến, Duyên Phân Minh chuyển biến, Sở Tác Phân Minh chuyểnbiến, Sự chuyển biến, gọi là chín thứ kiến chấp chuyểnbiến.

(1)CHÍN THỨ CHUYỂN BIẾN LUẬN CỦA NGOẠI ĐẠO :

1.-HÌNH XỨ chuyển biến : Là nói chúng sanh luân hồi trong lụcđạo, mỗi mỗi hình tướng và vứ sở chuyển biến chẳngđồng.
2.-TƯỚNG chuyển biến : Là tướng của tứ đại ngũ ấm sanh,trụ, diệt chuyển biến chẳng đồng.

3.-NHÂN chuyển biến : Do chủng tử làm nhân, nhân diệt thì quảsanh, chuyển biến chẳng đồng.

4.-THÀNH chuyển biến : Là nói do nhân duyên thành tựu các pháp,có thành có hoại, chuyển biến chẳng đồng.

5.-KIẾN chuyển biến : Nói các pháp tùy thời gian biến đổi,trước thấy thì đúng, sau thấy thì sai, chuyển biến chẳngđồng.

6.-TÁNH chuyển biến : Nói các pháp chuyển lạ thành quen, chuyểnđắng thành ngọt, chuyển biến chẳng đồng.

7.-DUYÊN PHÂN MINH chuyển biến : Nói mười hai nhân duyên sanhdiệt chẳng ngừng, phân minh chuyển biến chẳng đồng.

8.-SỞ TÁC PHÂN MINH chuyển biến : Do duyên sở tác thành quả,có sanh rồi lại diệt, chuyển biến chẳng đồng.

9.-SỰ chuyển biến : Nói căn, thân, khí giới (vũ trụ vạn vật)các pháp hữu vi cuối cùng đều phải biến hoại.

Chínthứ chuyển biến này hoặc từ vô thành hữu, hoặc từ hữuthành vô, do đó vọng sanh phân biệt lập ra Chuyển Biến Luận.

- ĐạiHuệ! Tất cả ngoại đạo vì chấp hữu và vô, sanh khởiChuyển Biến Luận. Thế nào là HÌNH XỨ chuyển biến? Làthấy nhiều hình xứ khác nhau, ví như vàng ròng chuyển biếnthành các thứ đồ dùng thì có mỗi mỗi hình xứ hiển hiện,mà chẳng phải có tánh vàng chuyển biến. Tất cả chuyẻnbiến cũng như thế. Hoặc có ngoại đạo tự sanh vọng tưởngnhư thế; từ vọng tưởng HÌNH XỨ chuyển biến cho đếnSỰ chuyển biến, tất cả tánh của chín thứ chuyển biếnnhư thế, chẳng phải như vọng tưởng, cũng chẳng phải khácvới vọng tưởng. Nên biết vọng tưởng chuyển biến củangoại đạo, cũng như tô lạc, rượu, trái cây, v.v.. từ nhânban sơ chuyển biến thành quả chín mùi, hoặc có hoặc không,tất cả đều do tự tâm hiện, ngoài tánh phi tánh, thật ratự tâm chẳng có chuyển biến. Đại Huệ! Chúng sanh ngu sinhư thế, tự sanh vọng tưởng tu tập, thấy pháp hữu vôhoặc sanh hoặc diệt, như thấy sắc tướng sanh nơi mộnghuyễn vậy.

Khiấy, Thế Tôn muôn lặp lại nghĩa này mà thuyết kệ rằng:

Lúchình xứ chuyển biến,

Làtứ đại chuyển biến.

Trungấm (thân) chẳng tứ đại,

Cũngkhông ngoài hình xứ.

Chuyểnbiến thuộc vọng tưởng,

Chẳngphải bậc Minh trí.

Vậyduyên khởi thế gian,

Nhưthành Càn Thát Bà.

Khiấy, Đại Huệ Bồ Tát bạch Phật rằng :

- ThếTôn! Cúi xin vì đại chúng thuyết nghĩa tương tục và giảithoát của tất cả pháp. Nếu khéo phân biệt tướng củatất cả pháp tương tục hay chẳng tương tục, sẽ khiếncon và các Bồ Tát khéo hiểu tất cả phương tiện khéo léo,chẳng đọa nghĩa sở thuyết của ngoại đạo chấp trướctương tục. Đối với tướng tương tục, chẳng tương tụccủa tất cả các pháp, lìa vọng tưởng ngôn thuyết văn tựdạo qua tất cả cõi Phật, trước vô lượng đại chúng hiệnsức tự tại thần thông, Tổng trì Pháp ấn, đủ thứ biếnhóa, ánh sáng chiếu soi giác huệ, khéo dùng Thập Vô TậnCú, vô lượng phương tiện hạnh, cũng như nhựt nguyệt, châuMa Ni và tứ đại, nơi tất cả Địa, lìa tự tướng vọngtưởng mà hiện. Thấy tất cả pháp như mộng huyễn, vàođịa vị Phật nơi tất cả cõi chúng sanh, tùy cơ thích ứngmà thuyết pháp để dẫn dắt họ, khiến được an trụ tựtâm, lìa pháp hữu vô và vọng tưởng sanh diệt, tất cảcác pháp như mộng huyễn v.v.. Chuyển tướng Sở Y thành thânTối Thắng, khác với nghĩa ngôn thuyết của ngoại đạo.

Phậtbảo Đại Huệ :

- Lànhthay, lành thay! Hãy chú ý nghe và khéo ghi nhớ, Tà sẽ vì ngươimà thuyết.

ĐạiHuệ Bồ Tát bạch Phật rằng :

- Cúixin thọ giáo.

Phậtbảo Đại Huệ :

- Tấtcả các pháp vô lượng, như nghĩa sở thuyết chấp trướctương tục của ngoại đạo, ấy là : Tướng chấp trướctương tục, Duyên chấp trước tương tục, Tánh Phi Tánh chấptrước tương tục, vọng tưởng Sanh Bất Sanh chấp trướctương tục, vọng tưởng Diệt Bất Diệt chấp trước tươngtục, vọng tưởng Thừa Phi Thừa chấp trước tương tục,vọng tưởng Hữu Vi, Vô Vi chấp trước tương tục, vọngtưởng Địa Địa Tự Tướng chấp trước tương tục, vọngtưởng Tự Vô Gián chấp trước tương tục, vọng tưởngY Pháp Hữu Vô của ngoại đạo chấp trước tương tục, vọngtưởng Tam Thừa, Nhất Thừa Vô Gián chấp trước tương tục.

- Lạinữa, Đại Huệ! Đây là những chúng sanh ngu si tự sanh vọngtưởng tương tục. Phàm phu vọng tưởng, đem những tươngtục này, như con tằm nhả tơ làm kén, dùng tơ vọng tưởngtự trói trói người, tương tục chấp trước tướng có vàkhông có.

- Lạinữa, Đại Huệ! Trong đó thật chẳng có tướng tương tụcvà bất tương tục. Nếu quán tất cả pháp tịch tịnh thìvọng tưởng chẳng sanh, nên Đại Bồ Tát phải quán tấtcả pháp tịch tịnh.

- Lạinữa, Đại Huệ! Giác được ngoài tánh phi tánh thì tướngtự tâm hiện lượng chẳng có, thuận theo sự quán sát tựtâm hiện lượng chẳng có thì tất cả tánh hữu và vô đềuvô tướng. Vì tương tục tịch tịnh, nên nơi tất cả phápchẳng có tướng Tương tục và bất Tương tục.

- Lạinữa, Đại Huệ! Trong đó chẳng có trói hay mở, cũng chẳngđọa tri kiến ỏỏ không thật không như thật ỏỏ cho làcó trói có mở. Tại sao? Vì tất cả pháp hữu và vô đềubất khả đắc. Nếu thấy có tất cả pháp để Không làchưa thể quên nơi pháp; thấy có tất cả chúng sanh để độthì chưa thể quên nơi chúng sanh, dù nói mở trói, nhưng chưalìa trói, chẳng th gọi là cảnh giới chơn như thật tế.

- Nếugiác ngộ như thật tế, đối với tất cả pháp chẳng thấycó tất cả pháp để Không tức là nơi pháp mà lìa pháp;độ tất cả chúng sanh chẳng thấy có tất cả chúng sanhđể độ, tức là nơi chúng sanh mà lìa chúng sanh, vì tấtcả pháp và tất cả chúng sanh đều bất khả đắc vậy.

- Lạinữa, Đại Huệ! Phàm phu có ba thứ tương tục (là nguồngốc của mười một thứ tương tục kể trên) ấy là : Tham,sân, si, nghiệp ái và tham ái của kiếp sau. Từ tham, sân,si sanh ra nghiệp ái và tham ái kiếp sau, do ba thứ tương tụcnày, khiến chúng sanh tương tục luân hồi trong lục đạo.Đại Huệ! Nếu tương tục đoạn dứt thì chẳng có tươngtục và bất tương tục.

- Lạinữa, Đại Huệ! Chấp trước ba duyên hòa hợp (1) làm phươngtiện thì sanh thức ấm tương tục chẳng ngừng, vì chấptrước phương tiện nên có tương tục. Nếu ba duyên hòa hợpvà thức ấm đoạn dứt thì thấy được ba giải thoát, tấtcả tương tục đều chẳng sanh.

(1)BA DUYÊN HÒA HỢP : Tức là căn, cảnh, thức. Căn là lục căn,cảnh là lục trần. Thức là lục thức. Tất cả pháp đềudo ba thứ nhân duyên này hòa hợp sanh khởi.

Khiấy, Thế Tôn muốn lặp lại nghĩa này mà thuyết kệ rằng:

Vọngtưởng chẳng chơn thật,

Nóilà tướng tương tục.

Nếuliễu tri chơn thật,

Thìlưới tương tục dứt.

Vìchúng sanh vô tri,

Tùyngôn thuyết nhiếp thọ.

Vínhư con tằm kia,

Nhảtơ để tự trói.

Vọngtrói của phàm phu,

Tươngtục cũng như thế.

ĐạiHuệ Bồ Tát bạch Phật rằng :

- NhưThế Tôn sở thuyết, vì chấp trước mỗi mỗi nghĩa, mỗimỗi vọng tưởng chẳng thật mà vọng tưởng sanh. Thế thìmỗi mỗi vọng tưởng phân biệt, mỗi mỗi các pháp vốnchẳng thật tánh, chỉ là hư vọng phân biệt mà thôi. ThếTôn! Nếu chỉ có vọng tưởng tự tánh chẳng phải có pháptự tánh khác làm đối đãi mà khởi thì các pháp đều chẳngtự tánh. Há chẳng phải Thế Tôn nói "Tập khí phiền nãovới thanh tịnh Niết Bàn thảy đều vô tánh ư?". Nếu nhiễmtịnh đều hoại, há chẳng phải có cái lỗi các pháp đoạndiệt ư? Tại sao Thế Tôn nói tất cả pháp chỉ là tự tánhvọng tưởng, là phi tánh, chẳng có thật thể? Há chẳng phảithành kiến chấp đoạn diệt ư?

Phậtbảo Đại Huệ :

- Đúngthế, đúng thế! Như ngươi sở thuyết, Đại Huệ! Như ThánhTrí có tánh của tự tánh là : Thánh tri, Thánh kiến, Thánhhuệ nhãn, như thế, tánh của tự tánh tự tri, chẳng nhưtánh chấp của phàm phu, cho vọng tưởng tự tánh là chơnthật. Cái vọng tưởng tự tánh này chẳng phải có tánh tướngcủa tự tánh vậy.

ĐạiHuệ Bồ Tát bạch Phật rằng :

- Gỉảsử bậc Thánh dùng Thánh tri, Thánh kiến, Thánh huệ nhãn tựtri, chẳng như Thiên nhãn và Nhục nhãn của phàm phu do vọngtưởng phân biệt mà tri. Thế thì vọng tưởng phân biệtchẳng thể kiến tánh đã rõ ràng, làm sao phàm phu đượclìa vọng tưởng này? Chỉ có cảnh giới giác tri đúng nhưthật của bậc Thánh mới chuyển được vọng thức, xa lìavọng tưởng phân biệt. Thế Tôn! Phàm phu hay phân biệt mỗimỗi pháp, chẳng phải điên đảo; nhưng chẳng thể lìa mỗimỗi phân biệt, cũng chẳng phải không điên đảo. Tại sao?Vì chẳng thể thấy cảnh giới như thật của bậc Thánh,và chẳng thấy tướng lìa hữu và vô.

- ThếTôn! Bậc Thánh cũng có phân biệt như thế, cũng thấy nhưsự vọng tưởng, do tưởng chẳng lìa sự, cũng là chấp tướng.Chấp tướng là cảnh giới của phàm phu, chẳng chấp tướngmới là cảnh giới tự sở hành của bậc Thánh. Bậc Thánhchẳng cho cảnh giới tự tướng là cảnh giới, do cảnh giớicủa phàm phu mà tự tâm thấy cảnh giới. Theo tướng duy nhấtlà Vô Tướng, Bản thể của Vô Tướng là Pháp Thể; bậcThánh cũng thấy có tướng tự tánh, cũng thấy có pháp thểnơi tự tánh, nơi tướng của tự tánh phân biệt pháp thểcũng giống như vọng tưởng của phàm phu. Hiển hiện tựtánh như thế, chỉ là chẳng nói hữu nhân mà gọi là H"U,chẳng nói vô nhân mà gọi là VÔ, cho nên chẳng nói hữu vô,vì nói hữu nói vô thì đọa kiến chấp tánh tướng củacác pháp. Nói bậc Thánh "chẳng đọa nơi hữu và vô" nhưthế này là chẳng đọa nơi tướng thấy là cảnh giới tựtướng, nên chẳng phải phàm phu có thể so bằng mà khác vớicảnh giới của phàm phu. Nhưng sự thấy của bậc Thánh hoặcthấy cho là hữu nhân thì đọa nơi hữu, hoặc thấy cho làvô nhân thì đọa nơi vô, theo những thuyết kể trên là córất nhiều lỗi. Tại sao? Vì chẳng biết tất cả pháp tướngvốn chẳng có tướng tự thể vậy.

- ThếTôn! Do vọng tưởng tự tánh phân biệt, chẳng thể thấyđược tánh tướng của tự tánh, vậy cái nào là vọng tưởng,cái nào chẳng phải vọng tưởng? Làm sao như thật mà biếtvọng tưởng? Thế Tôn! Tướng vọng tưởng và tướng tựtánh có khác hay chẳng khác? Nếu nói tướng vọng tưởngvà tướng tự tánh chẳng khác thì chẳng có cái nhân tươngtự, vậy tại sao phàm phu chẳng như thật biết chỗ chẳngvọng tưởng của các pháp? Nếu nói là chúng sanh lìa vọngtưởng, thì tướng vọng tưởng chẳng như thật mà có, vậytại sao Thế Tôn khiến chúng sanh lìa kiến chấp các pháphữu vô mà lại chấp trước có cảnh giới của bậc Thánh,đọa nơi hữu kiến? Sao chẳng nói pháp KHÔNG tịch tịnh phitánh, mà lại nói sự Thánh Trí tự tánh?

Phậtbảo Đại Huệ :

- Chẳngphải ta chẳng thuyết pháp KHÔNG phi tánh, cũng chẳng phảiđọa nơi hữu kiến, nói sự Thánh Trí tự tánh. Vì muốnkhiến chúng sanh lìa sự kinh sợ, do chúng sanh từ vô thỉđến nay chấp trước tánh tướng của tự tánh và sự ThánhTrí tự tánh, đã chấp thật có tướng, nếu nói pháp KHÔNGthì họ kinh sợ, nên ta chẳng nói tánh tướng của tự tánh.Nhưng ta trụ nơi pháp KHÔNG như thật đã tự chứng đắc,lìa tướng mê hoặc, lìa kiến chấp tánh phi tánh do sự tâmhiện đắc tâm giải thoát, đúng như pháp ấn thật tướngsở ấn, nơi tánh của tự tánh do tự giác quán sát, lìa tướngthấy hữu và vô.

-Lại nữa, Đại Huệ! Đại Bồ Tát chẳng nên lập "TẤT CẢPHÁP BẤT SANH" làm tông. Tại Sao? Vì tông của tất cả tánhđều phi tánh, do có nhân đối đãi sanh ra tướng, nên nóitất cả pháp chẳng thể lập tông, lập tông ắt phải hoại.Nói "Lập tông phải hoại" là vì tông ấy do sự đối đãimà lập. Nếu tất cả pháp chẳng lập tông thì tướng Vôsanh chẳng hoại, nên "Tất cả pháp chẳng th lập tông thìhoại". Đại Huệ! Hữu và vô chẳng sanh tông, vì đem tôngvào tất cả tánh thì tướng hữu vô bất khả đắc. ĐạiHuệ! Gỉa sử tông kia chẳng sanh, đem "tất cả tánh chẳngsanh" mà lập tông, thế thì tông kia phải hoại. Vì tánh tướnghữu và vô bất sanh, do đó chẳng nên lập tông; vì năm phầnluận (logic) có rất nhiều lỗi (Nhân Minh Nhập Chánh Lý Luậnghi có ba mươi lỗi), là do nhiều tướng khác biệt lần lượtlàm nhân lẫn nhau và có sở tác, dó đó chẳng nên lập tông.Nói tất cả pháp bất sanh thì tất cả pháp không, như thế,tất cả pháp không có tự tánh thì chẳng nên lập tông.

- ĐạiHuệ! Nhưng Đại Bồ Tát thuyết tất cả pháp như mộng huyễn,vì thấy tướng hiện hay chẳng hiện là do lỗi của sự thấybiết, nên nói tất cả pháp tánh như mộng huyễn. Đại Huệ!Vì phàm phu đọa kiến chấp hữu và vô, muốn lìa sự kinhsợ của họ phải tùy cơ thuyết pháp, chớ khiến họ sanhtâm khủng bố, xa lìa pháp Đại thừa.

Khiấy, Thế Tôn muốn lặp lại nghĩa nà mà thuyết kệ rằng:

Vôthuyết vô tự tánh,

Vôsự vô tương tục.

Phàmphu vọng chấp thật,

Nhưxác chết có giác.

Tấtcả pháp bất sanh,

Chẳngnhư tông ngoại đạo.

Cácpháp vốn Vô Sanh,

Donhân duyên thành tựu.

Tấtcả pháp bất sanh,

Bậctrí chẳng phân biệt.

Việcdo lập tông sanh,

Kẻgiác phải diệt trừ.

Vínhư mắt bệnh nhặm,

Vọngthấy tướng hoa đốm.

Tánhchấp trước cũng thế,

Dophàm phu vọng tưởng.

Phânbiệt hiện tam giới,

SựTự Tánh chẳng có,

Màlập sự tự tánh,

Vìtư duy khởi vọng,

Tùysự lập ngôn giáo,

Vọngtưởng rất lăng tăng.

Phậttử hãy siêu thoát,

Xalìa các vọng tưởng.

Phinước tưởng là nước,

Dokhát nước vọng sanh.

Phàmphu mê như thế,

BậcThánh chẳng thấy vậy.

BậcThánh thấy trong sạch,

Chánhđịnh tam giải thoát.

Xalìa nơi sanh diệt,

Dạođi cõi Vô Sanh.

Tuhành vô sở tu,

Cũngchẳng tánh phi tánh.

Tánhphi tánh bình đẳng,

Dođó sanh Thánh quả.

Thếnào tánh phi tánh?

Thếnào pháp bình đẳng?

Tâmtri tâm bất tri,

Trongngoài và động tịnh.

Nếungười được đoạn dứt,

Ắtthấy tâm bình đẳng.

Khiấy, Đại Huệ lại bạch Phật rằng :

- ThếTôn! Như Thế Tôn sở thuyết, trí huệ quán sát Tiền Cảnhphan duyên các pháp, chẳng thấy có một pháp để đắc, ấychỉ là giả lập phương tiện, sở nhiếp thọ và năng nhiếpthọ phi tánh thì cả hai đều không, thế thì trí cũng chẳngthể nhiếp thọ cái thuyết "Phân biệt bất sanh", ấy gọilà Trí. Vậy cái tên TRÍ này cũng là phương tiện giả lậpmà thôi. Thế nào? Thế Tôn! Vì chẳng giác được tánh củatự tướng cộng tướng khác hay chẳng khác nên chẳng đắctướng trí ư? Hoặc vì mỗi mỗi tánh tướng của tự tướngcộng tướng tự che khuất nên chẳng đắc tướng trí ư?Hoặc vì hòn núi vách đá địa, thủy, hỏa, phong làm chướngngại nên chẳng đắc tướng trí ư? Hoặc vì quá xa quá gầnnên chẳng đắc tướng trí ư? Hoặc vì quá già quá nhỏ,mù điếc, các căn chẳng đủ nên chẳng đắc tướng tríư?

- ThếTôn! Nếu do chẳng giác được sự khác hay chẳng khác củatự tướng cộng tướng nên chẳng đắc tướng trí thì chẳngnên nói TRÍ, nên nói VÔ TRÍ, vì có sự "chẳng đắc" vậy.Nếu do mỗi mỗi tánh tướng của tự tướng cộng tướngtự che khuất nên chẳng đắc tướng trí thì cũng là Vô Trí,chẳng phải trí. Thế Tôn! Do có nhĩ diệm (mẹ của trí)nên trí sanh, chẳng phải vô tánh có thể hợp thành sở tricủa nhĩ diệm mà gọi là trí. Nếu do hòn núi vách đá địa,thủy, hỏa, phong, quá xa, quá gần, quá già, quá nhỏ, mù điếc,các căn chẳng đủ nên chẳng đắc tướng trí, vậy là vôtrí, cũng chẳng phải trí, vì sự "Có Trí" bất khả đắcvậy.

Phậtbảo Đại Huệ :

- Chẳngphải nghĩa VÔ TRÍ như ngươi nói mà cho là TRÍ. Ta chẳng nóisự phan duyên ẩn lấp như thế, trí huệ chẳng đắc tướng,là theo phương tiện kiến lập, giác được tự tâm hiệnlượng, hữu và vô hữu, ngoài tánh phi tánh, biết mà "SỰ"chẳng thể đắc. Vì chẳng đắc nên trí ở nơi "nhĩ diệm"chẳng sanh; nếu tùy thuận ba cửa giải thoát, trí cũng chẳngthể đắc. Nếu người chẳng vọng tưởng thì có cái tríliễu tri các tập khí hư ngụy tánh phi tánh từ vô thỉ, cáitri này phàm phu ngoại đạo chẳng thể tri. Do đó, phàm phuđối với sở ngoại cảnh, tánh tướng vô tánh, vọng tưởngchẳng dứt, vì chấp trước nhiếp thọ, kiến lập tự tâmhiện lượng nói có tướng ngã và ngã sở, mà chẳng biếttự tâm hiện lượng, nơi trí nhĩ diệm mà khởi vọng tưởng,vì vọng tưởng chẳng thể quán sát ngoài tánh phi tánh, lạidựa theo đoạn kiến của ngoại đạo.

Khiấy, Thế Tôn muốn lặp lại nghĩa này mà thuyết kệ rằng:

Chẳngtrụ sự phan duyên,

Vàtrí huệ quán sát,

Vôtrí tức Chánh Trí,

Vọngcho là phi trí.

Nơitánh tướng chẳng khác,

Nếuchấp theo quán sát,

Nhữngchướng ngại xa gần,

Ấygọi là tà trí.

Dolục căn chẳng đủ,

Nóitrí huệ chẳng sanh.

Thậtthì có nhĩ diệm,

Ấycũng gọi tà trí.

- Lạinữa, Đại Huệ! Phàm phu ngu si chẳng khéo liễu tri, chấptướng ngoài tánh tự tâm hiện, bị vọng tưởng tà ác hưngụy từ vô thỉ xoay chuyển. Lúc xoay chuyển thì chẳng thểđạt đến Tự Tông Thông và Thuyết Thông, nên chấp cái thuyếtphương tiện, mà chẳng khéo phân biệt tứ cú của Tự Tôngvà Tướng Thông trong sạch.

Khiấy, Đại Huệ Bồ Tát lại bạch Thế Tôn rằng :

-Cúi xin Phật thuyết tướng nhân duyên của tất cả các pháp,do giác đựơc tướng nhân duyên, khiến con và các Bồ Tátđược lìa tất cả tánh của vọng kiến hữu vô, chẳng vọngchấp các pháp tiệm sanh, hoặc đốn sanh, hoặc tiệm đốncộng sanh.

Phậtbảo Đại Huệ :

- Tấtcả pháp có hai thứ duyên tướng, là ngoại duyên và nộiduyên. Ngoại Duyên là : Cục đất, cây cọc, bánh xe, sợidây, nước, gỗ, nhân công, các thứ phương tiện làm duyên,sanh ra cái bình như bình đất, còn các thứ tơ, lụa, látchiếu, giống mầm, tô lạc v.v... do ngoại duyên phương tiệnsanh ra cũng như thế. Ấy gọi là tướng Ngoại Duyên.

- Thếnào là Nội Duyên? Vì có vô minh ái nghiệp các pháp hòa hợpgọi là năng duyên, từ đó sanh khởi các pháp ấm, giới,nhập, gọi là sở duyên. Các pháp do tự tâm sở hiện vốnchẳng sai biệt, mà phàm phu vọng chấp, thành có sai biệt,ấy gọi là pháp Nội Duyên.

- ĐạiHuệ! Nói về Nhân gồm có sáu thứ, ấy là : Đương hữunhân, Tương tục nhân, Tướng nhân, Tác nhân, Hiển thị nhân,Đối đãi nhân.

1.Đương Hữu Nhân : Vì thức thứ tám từ vô thỉ đến nayhay làm nhân cho tất cả pháp, từ nhân sanh quả, bất khảtư nghì, đương lúc đó làm nhân, nên gọi là Đương HữuNhân.

2.Tương Tục Nhân : Vì bên trong nương thức thứ tám và thứcthứ sáu, phan duyên ngoại cảnh, từ đó pháp trong ngoài làmnhân sanh quả như ngũ ấm chủng tử v.v... do hiện hành huântập chủng tử, lại do chủng tử huân tập hiện hành, màquả nhiễm tịnh theo đó liên tục sanh khởi chẳng dừng,nên gọi là Tương Tục Nhân.

3.Tướng Nhân : Do cái đẳng Vô Gián Duyên ( duyên chẳng giánđoạn ) làm ra tướng Vô Gián, sanh ra quả tương tục. Nơitương tục có tướng Vô Gián đã lìa nơi nhân mà chưa đếnnơi quả, vì nó chẳng gián đoạn cho nên tương tục. Vì ởnơi chính giữa của nhân và quả mà có tướng,, nên gọilà Tướng Nhân.

4.Tác Nhân : Tức là tăng thượng duyên, ấy là tạo nghiệptăng thượng mà sanh ra quả, cũng như Chuyển Luân Vương, dothân thể chứng đắc Luân Vương làm bản nhân mà bánh xeThất Bửu từ hư không bay đến, ấy là sự tăng thượng.Vì cảnh chẳng thể sanh quả, phải nhờ tâm làm tăng thượng,Luân Vương mới có thể làm ra thắng nhân. Vì tâm làm tăngthượng duyên cho cảnh ( bánh xe bay ), nên gọi là Tác Nhân.

5.Hiển Thị Nhân : Sự vọng tưởng sanh rồi thì hiện cái tướngnăng tác, sở tác, như cây đèn chiếu soi hiển thị sắc tướngv. v... gọi là Hiển Thị Nhân.

6.Đối Đãi Nhân : Là lúc pháp diệt thì sự tương tục đoạnđứt, mà ngay đó tánh ''chẳng vọng tướng'' sanh khởi. ĐạiHuệ! Tự tướng vọng tưởng của phàm phu chẳng lần lượtsanh, chẳng cùng chúng sanh. Tại sao? Nếu cùng lúc sanh thìchẳng phân biệt được năng tác, sở tác, vì chẳng có tướngnhân. Nếu lần lượt sanh thì chẳng có tự tướng, cho nênchẳng thể có lần lượt sanh, như chẳng sanh con thì khôngđược gọi là cha. Đại Huệ! Vì cha với con làm nhân đốiđãi với nhau, không có cha thì không sanh được con, khôngcó con thì không được gọi là cha; cha con đối đãi nhau màsanh, nên gọi là Đối Đãi Nhân.

- ĐạiHuệ! nói tóm lại, các thứ tướng sanh đều do các thứ nhâncủa tự tánh vọng tưởng chấp tướng mà sanh. Vì tự tâmhiện ra thọ dụng mà có tự tướng, cộng tướng, ngoạitánh, phi tánh; thực ra Lần Lượt Sanh và Cùng Lúc Sanh haithứ đều chẳng thể sanh. Cho nên phải lìa hai thứ kiếnchấp đó.

Khiấy, Thế Tôn muốn lặp lại nghĩa này mà thuyết kệ rằng:

Tấtcả đều Vô sanh,

Cũngkhông nhân duyên diệt.

Ởnơi tướng sanh diệt,

Màkhởi nhân duyên tưởng.

Phápdiệt rồi lại sanh,

Donhân duyên tương tục.

Vìđoạn dứt si mê,

Củatất cả chúng sanh.

Nênthuyết pháp duyên khởi,

Cácpháp thật Vô Sanh.

Dotập khí mê hoặc,

Từđó hiện tam giới.

Duyênthật vốn Vô Sanh,

Lạicũng chẳng có diệt.

Tấtcả pháp hữu vi,

Nhưhoa đốm trên không.

Nếulìa bỏ kiến chấp,

Năngnhiếp và sở nhiếp.

Chẳngcó Vô nhân sanh,

Vàđã sanh, sẽ sanh.

Sựsanh vốn chẳng có,

Thảychỉ là ngôn thuyết.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567