ĐạiHuệ bồ tát bạch Phật rằng:
- ThếTôn! Tại sao Thế Tôn nơi đại chúng nói lời như thế: "Ta là tất cả Phật quá khứ và có đủ thứ thọ sanh. Xưakia Ta làm Mạn Đà Chuyển Luân Thánh Vương, voi lớn sáu ngàvà chim Anh Võ, Thích Đề Hoàn Nhân, Tiên nhơn Thiện Nhãn v.v... thuyếttrăm ngàn quyển Kinh Thọ Sanh" như thế?
- Dobốn thứ bình đẳng nên Như Lai Ưng Cúng Chánh Đẳng Giác,nơi đại chúng nói lời như thế : "Khi ấy Ta làm Phật CâuLưu Tôn, Phật Câu Na Hàm Mâu Ni, Phật Ca Diếp".
Thếnào là BỐN THỨ BÌNH ĐẲNG? Ấy là Tự đẳng, Ngữ đẳng,Pháp đẳng và Thân đẳng. Vì bốn thứ bình đẳng này, nênNhư Lai Ứng Cúng Đẳng Chánh Giác ở trong chúng nói lời nhưthế.
- Thếnào là TỰ ĐẲNG? Là danh tự xưng Ta là Phật, cũng xưng tấtcả chư Phật, mà tự tánh của danh tự chẳng có sai biệt,ấy gọi là Tự Đẳng.
- Thếnào là NGỮ ĐẲNG? Ta dùng sáu mươi bốn thứ Phạm âm hiểnbày tướng ngôn ngữ, các bậc Như Lai Ứng Cúng Đẳng ChánhGiác cũng dùng sáu mươi bốn thứ Phạm âm hiển bày tướngngôn ngữ như thế, chẳng thêm, chẳng bớt, chẳng có sai biệt.Tánh Phạm âm vi diệu như Ca Lăng Tần Già, gọi là Ngữ Đẳng.
- Thếnào là THÂN ĐẲNG? Nói thân Ta với pháp thân chư Phật, sắcthân và tướng tốt chẳng có sai biệt, trừ khi vì điềuphục các loại chúng sanh sai biệt, mới thị hiện mỗi mỗisắc thân sai biệt, ấy gọi là Thân Đẳng.
- Thếnào là PHÁP ĐẲNG? Nói Ta và chư Phật đều dùng Pháp BồĐề Phần ba mươi bảy Phẩm, lược thuyết trí vô chướngngại của Phật Pháp, gọi là Pháp Đẳng. Gọi chung là bốnthứ pháp bình đẳng. Cho nên Như Lai Ứng Cúng Đẳng ChánhGiác ở trong đại chúng nói lời như thế.
Khiấy, Thế Tôn muốn lặp lại nghĩa này mà thuyết kệ rằng:
CaDiếp, Câu Lưu Tôn,
CâuNa Hàm là Ta.
Dùngbốn pháp bình đẳng
Khiấy, Đại Huệ Bồ Tát lại bạch Thế Tôn rằng :
-Cúi xin Phật thuyết tướng nhân duyên của tất cả các pháp,do giác đựơc tướng nhân duyên, khiến con và các Bồ Tátđược lìa tất cả tánh của vọng kiến hữu vô, chẳng vọngchấp các pháp tiệm sanh, hoặc đốn sanh, hoặc tiệm đốncộng sanh.
Phậtbảo Đại Huệ :
- Tấtcả pháp có hai thứ duyên tướng, là ngoại duyên và nộiduyên. Ngoại Duyên là : Cục đất, cây cọc, bánh xe, sợidây, nước, gỗ, nhân công, các thứ phương tiện làm duyên,sanh ra cái bình như bình đất, còn các thứ tơ, lụa, látchiếu, giống mầm, tô lạc v.v... do ngoại duyên phương tiệnsanh ra cũng như thế. Ấy gọi là tướng Ngoại Duyên.
- Thếnào là Nội Duyên? Vì có vô minh ái nghiệp các pháp hòa hợpgọi là năng duyên, từ đó sanh khởi các pháp ấm, giới,nhập, gọi là sở duyên. Các pháp do tự tâm sở hiện vốnchẳng sai biệt, mà phàm phu vọng chấp, thành có sai biệt,ấy gọi là pháp Nội Duyên.
- ĐạiHuệ! Nói về Nhân gồm có sáu thứ, ấy là : Đương hữunhân, Tương tục nhân, Tướng nhân, Tác nhân, Hiển thị nhân,Đối đãi nhân.
1.Đương Hữu Nhân : Vì thức thứ tám từ vô thỉ đến nayhay làm nhân cho tất cả pháp, từ nhân sanh quả, bất khảtư nghì, đương lúc đó làm nhân, nên gọi là Đương HữuNhân.
2.Tương Tục Nhân : Vì bên trong nương thức thứ tám và thứcthứ sáu, phan duyên ngoại cảnh, từ đó pháp trong ngoài làmnhân sanh quả như ngũ ấm chủng tử v.v... do hiện hành huântập chủng tử, lại do chủng tử huân tập hiện hành, màquả nhiễm tịnh theo đó liên tục sanh khởi chẳng dừng,nên gọi là Tương Tục Nhân.
3.Tướng Nhân : Do cái đẳng Vô Gián Duyên ( duyên chẳng giánđoạn ) làm ra tướng Vô Gián, sanh ra quả tương tục. Nơitương tục có tướng Vô Gián đã lìa nơi nhân mà chưa đếnnơi quả, vì nó chẳng gián đoạn cho nên tương tục. Vì ởnơi chính giữa của nhân và quả mà có tướng,, nên gọilà Tướng Nhân.
4.Tác Nhân : Tức là tăng thượng duyên, ấy là tạo nghiệptăng thượng mà sanh ra quả, cũng như Chuyển Luân Vương, dothân thể chứng đắc Luân Vương làm bản nhân mà bánh xeThất Bửu từ hư không bay đến, ấy là sự tăng thượng.Vì cảnh chẳng thể sanh quả, phải nhờ tâm làm tăng thượng,Luân Vương mới có thể làm ra thắng nhân. Vì tâm làm tăngthượng duyên cho cảnh ( bánh xe bay ), nên gọi là Tác Nhân.
5.Hiển Thị Nhân : Sự vọng tưởng sanh rồi thì hiện cái tướngnăng tác, sở tác, như cây đèn chiếu soi hiển thị sắc tướngv. v... gọi là Hiển Thị Nhân.
6.Đối Đãi Nhân : Là lúc pháp diệt thì sự tương tục đoạnđứt, mà ngay đó tánh ''chẳng vọng tướng'' sanh khởi. ĐạiHuệ! Tự tướng vọng tưởng của phàm phu chẳng lần lượtsanh, chẳng cùng chúng sanh. Tại sao? Nếu cùng lúc sanh thìchẳng phân biệt được năng tác, sở tác, vì chẳng có tướngnhân. Nếu lần lượt sanh thì chẳng có tự tướng, cho nênchẳng thể có lần lượt sanh, như chẳng sanh con thì khôngđược gọi là cha. Đại Huệ! Vì cha với con làm nhân đốiđãi với nhau, không có cha thì không sanh được con, khôngcó con thì không được gọi là cha; cha con đối đãi nhau màsanh, nên gọi là Đối Đãi Nhân.
- ĐạiHuệ! nói tóm lại, các thứ tướng sanh đều do các thứ nhâncủa tự tánh vọng tưởng chấp tướng mà sanh. Vì tự tâmhiện ra thọ dụng mà có tự tướng, cộng tướng, ngoạitánh, phi tánh; thực ra Lần Lượt Sanh và Cùng Lúc Sanh haithứ đều chẳng thể sanh. Cho nên phải lìa hai thứ kiếnchấp đó.
Khiấy, Thế Tôn muốn lặp lại nghĩa này mà thuyết kệ rằng:
Tấtcả đều Vô sanh,Cũngkhông nhân duyên diệt.
Ởnơi tướng sanh diệt,
Màkhởi nhân duyên tưởng.
Phápdiệt rồi lại sanh,
Donhân duyên tương tục.
Vìđoạn dứt si mê,
Củatất cả chúng sanh.
Nênthuyết pháp duyên khởi,
Cácpháp thật Vô Sanh.
Dotập khí mê hoặc,
Từđó hiện tam giới.
Duyênthật vốn Vô Sanh,
Lạicũng chẳng có diệt.
Tấtcả pháp hữu vi,
Nhưhoa đốm trên không.
Nếulìa bỏ kiến chấp,
Năngnhiếp và sở nhiếp.
Chẳngcó Vô nhân sanh,
Vàđã sanh, sẽ sanh.
Sựsanh vốn chẳng có,
Thảychỉ là ngôn thuyết.