Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

9. Thế nào là tướng thông phân biệt của vọng tưởng tự tánh?

03/05/201119:55(Xem: 5956)
9. Thế nào là tướng thông phân biệt của vọng tưởng tự tánh?

KINHLĂNG GIÀ
LĂNGGIÀA BẠT ĐA LA BỬU KINH
PhápSư Tam Tạng Ấn Độ Cầu Na Bạt Đà La dịch từ Phạn sangHán đời nhà Tống.
ViệtDịch: Tỳ Kheo Thích Duy Lực

PHẨMNHẤT THIẾT PHẬT NGỮ TÂM
(Phần 2)
QUYỂNTHỨ NHÌ

- Lạinữa, Đại Huệ! Nay ta sẽ thuyết tướng thông phân biệtcủa vọng tưởng tự tánh. Nếu đối với tướng thông phânbiệt của vọng tưởng tự tánh mà khéo phân biệt, thì ngươivà các Đại Bồ Tát được lìa vọng tưởng, đến chỗ Tựgiác Thánh Trí, chẳng còn vọng tưởng thì mỗi mỗi tướngvà hành duyên khởi từ vọng tưởng tự tánh và năng nhiếpsở nhiếp đều đoạn dứt, cũng là giác được kiến chấpthần thông của ngoại đạo.

-Đại Huệ! Thế nào là tướng thông phân biệt của vọngtưởng tự tánh? Là gồm ngôn thuyết vọng tưởng, sở thuyếtsự vọng tưởng, tướng vọng tưởng, lợi vọng tưởng,tự tánh vọng tưởng, nhân vọng tưởng, kiến vọng tưởng,thành vọng tưởng, sanh vọng tưởng, bất sanh vọng tưởng,tương tục vọng tưởng, phược bất phược (trói chẳngtrói) vọng tưởng, ấy gọi là tướng thông phân biệt củavọng tưởng tự tánh.

- ĐạiHuệ! Thế nào là NGÔN THUYẾT vọng tưởng? Là chấp đủthứ điệu âm nhạc, cho là vui thú, gọi là Ngôn Thuyết vọngtưởng.

- Thếnào là Sở THUYẾT Sự vọng tưởng? Là nói có sự sở thuyếtcủa tự tánh, do Thánh Trí hiểu biết, theo đó mà sanh ngônthuyết vọng tưởng, gọi là Sở Thuyết Sự vọng tưởng.

- Thếnào là TƯỚNG vọng tưởng? Là ngay nơi sự sở thuyết kia,như nai đang khát, tưởng dương diệm là nước, mỗi mỗichẳng thật mà chấp là thật, nói tướng của tứ đại,tất cả tánh đều thuộc vọng tưởng, gọi là Tướng vọngtưởng.

- Thếnào là LợI vọng tưởng? Nói ham thích đủ thứ vàng bạcchâu báu, gọi là Lợi vọng tưởng.

- Thếnào là Tự TÁNH vọng tưởng? Nói tự tánh có sự thật chấptrì như thế, chẳng khác với vọng tưởng ác kiến, gọilà Tự Tánh vọng tưởng.

- Thếnào là NHÂN vọng tưởng? Nói hoặc nhân hoặc duyên để phânbiệt hữu và vô thì tướng nhân sanh, gọi là Nhân vọng tưởng.

- Thếnào là KIẾN vọng tưởng? Là đối với hữu, vô, nhất, dị,đồng, chẳng đồng, những vọng tưởng ác kiến của ngoạiđạo, nổi vọng tưởng chấp trước, gọi là Kiến vọngtưởng.

- Thếnào là THàNH vọng tưởng? Là đối với tư tưởng ngã vàngã sở, lập thành luận quyết định, gọi là Thành vọngtưởng.

- Thếnào là SANH vọng tưởng? Nói duyên theo tánh hữu và vô, sanhkhởi chấp trước, gọi là Sanh vọng tưởng.

- Thếnào là BẤT SANH vọng tưởng? Là nói tất cả tánh vốn vôsanh vô chủng, do nhân duyên sanh cái thân vô nhân (chẳng cócái nhân bắt đầu), gọi là Bất Sanh vọng tưởng.

- Thếnào là TƯƠNG TụC vọng tưởng? Là nói vật này vật kia liênhệ lẫn nhau, như kim và chỉ liền nhau mới có thể may vá,gọi là Tương Tục vọng tưởng.

- Thếnào là PHƯỢC BẤT PHƯỢC vọng tưởng? Nói trói chẳng tróilà do nhân duyên chấp trước, như phương tiện của sĩ phuhoặc trói hoặc mở trói, gọi là Phược Bất Phược vọngtưởng.

- ĐạiHuệ! Nơi tướng thông và phân biệt của vọng tưởng tựtánh này, tất cả phàm phu chấp trước cho là hữu và vô.Đại Huệ! Do duyên khởi mà chấp trước mỗi mỗi vọng tưởngcủa tự tánh chấp trước, hiện ra đủ thứ thân hình nhưhuyễn, phàm phu vọng tưởng, thấy mỗi thứ huyễn tướngkhác nhau. Đại Huệ! Mỗi thứ tướng huyễn chẳng phải khác,cũng chẳng phải không khác. Nếu nói "khác" thì huyễn chẳngphải nhân của mỗi thứ kia; nếu nói " chẳng khác " thì huyễnvà mỗi thứ kia chẳng sai biệt mà lại thấy sai biệt. Dođó, nói chẳng phải khác cũng chẳng phải không khác. Chonên, Đại Huệ! Ngươi và các Đại Bồ Tát, đối với vọngtưởng tự tánh, duyên khởi tướng như huyễn, khác hay chẳngkhác, hữu hay vô, chớ nên chấp trước.

Khiấy, Thế Tôn muốn lặp lại nghĩa này mà thuyết kệ rằng:

Tróitâm nơi cảnh giới,

Trígiác tưởng chuyển theo.

Thắnggiải Vô Sở trụ,

Tríhuệ bình đẳng sanh.

Vọngtưởng thì tánh hữu,

Nơiduyên khởi thì vô.

Vọngtưởng và nhiếp thọ,

Phivọng tưởng duyên khởi.

Mỗimỗi phân biệt sanh,

Nhưhuyễn lại chẳng thành.

Dùhiện đủ thứ tướng,

Vọngtưởng cũng chẳng thành.

Chấptrước là lỗi lầm,

Đềudo tâm trói sanh.

Vọngtưởng vốn vô tri,

Nơiduyên khởi vọng tưởng.

Tánhcác vọng tưởng này,

Tứclà duyên khởi kia.

Vọngtưởng có đủ thứ,

Nơiduyên khởi vọng tưởng.

TụcĐế Đệ Nhất Nghĩa,

Ngoạiđạo chấp thành ba (1).

Cholà vô nhân sanh,

Dứtvọng tưởng Tục Đế,

Làcảnh giới bậc Thánh.

Vínhư sự tu hành,

Mộtkhông (hư không) hiện nhiều mây.

Hưkhông vốn chẳng mây,

Lạihiện mây như thế.

Tâmcũng như hư không,

Vọngtưởng hiện nhiều sắc.

Doduyên khởi mà hiện,

Chẳngphải sắc phi sắc,

Vínhư luyện vàng ròng,

Lọcbỏ các tạp chất,

Vàngthiệt liền hiện ra.

Vọngtưởng sạch cũng vậy.

Tựtánh chẳng vọng tưởng,

Vìduyên khởi thành có.

Kiếnlập và phủ định,

Thảyđều do vọng tưởng.

Vọngtưởng nếu vô tánh,

Màcó tánh duyên khởi.

Vôtánh sanh hữu tánh,

Hữutánh sanh vô tánh,

Nươngnhau nơi vọng tưởng,

Màthành tướng duyên khởi.

Danhtướng thường theo nhau,

Màsanh các vọng tưởng,

Độthoát các vọng tưởng,

Rồithành trí trong sạch,

Gọilà Đệ Nhất Nghĩa.

Duyênkhởi có sáu thứ,

Vọngtưởng có mười hai.

Tựgiác và nhĩ diệm,

Vốnchẳng có sai biệt.

Nămpháp đều chân thật,

Tựtánh có ba thứ.

Tuhành thấu nghĩa này,

Chẳngngoài nơi như như.

Cáctướng và duyên khởi,

Đềugọi "khởi vọng tưởng".

Cáctướng vọng tưởng kia,

Từduyên khởi mà sanh.

Giáchuệ khéo quán sát,

Vôduyên vô vọng tưởng.

Thànhtựu tánh vô sanh,

Thếnào giác vọng tưởng.

Dotự giác vọng tưởng,

Kiếnlập hai tự tánh :

Làhiện cảnh vọng tưởng,

Vàcảnh giới bậc Thánh.

Vọngtưởng như tranh vẽ,

Duyênkhởi tức vọng tưởng.

Nếunói khác vọng tưởng,

Làluận của ngoại đạo.

Donhị kiến hòa hợp,

Sanhnăng tưởng, sở tưởng.

Lìahai năng, sở ấy,

Thànhtrí huệ bình đẳng.

(1)TỤC ĐẾ ĐỆ NHẤT NGHĨA, NGOẠI ĐẠO CHẤP THÀNH BA: ngoạiđạo nói Đệ Nhất là từ ban sơ sanh giác, Đệ Nhị từgiác sanh ngã tâm, Đệ Tam từ ngã tâm sanh ngũ trần sắc,thanh, hương, vị, xúc, chẳng biết căn bản của duyên khởi,lại cho là Vô Nhân sanh, thành ra ở ngoài Nhị đế chơn vàtục.

ĐạiHuệ bồ tát lại bạch Phật rằng:

-ThếTôn! Cúi xin vì đại chúng thuyết tướng Tự Giác Thánh Trívà Nhất Thừa, khiến con và các bồ tát khéo tự giác, chẳngnhờ người khác mà thông đạt Phật pháp.

Phậtbảo Đại Huệ:

- Hãychú ý nghe và khéo ghi nhớ, ta sẽ vì ngươi mà thuyết.

ĐạiHuệ bồ tát bạch Phật rằng:

- Cúixin thọ giáo.

Phậtbảo Đại Huệ:

- Theosở tri của bậc thánh xưa là vọng tưởng vô tánh, từngđời truyền thọ nhau, nghĩa là đại bồ tát tự ở nơi thanhtịnh quán sát tự giác, chẳng do người khác mà được lìakiến chấp vọng tưởng. Dần dần tiến lên, vào địa vịNhư Lai, ấy gọi là TƯỚNG TỰ GIÁC THÁNH TRÍ.

- ĐạiHuệ! Thế nào là TƯỚNG NHẤT THỪA? Ấy là giác được đạoNhất Thừa, ta nói là Nhất Thừa. Thế nào là giác đượcđạo Nhất Thừa? Là nói nhiếp sở nhiếp của vọng tưởng,chỗ như thật thì chẳng sanh vọng tưởng, gọi là Nhất ThừaGiác. Đại Huệ! Nói NHẤT THỪA GIÁC, trừ Như Lai ra, chẳngphải hàng ngoại đạo, Thanh Văn, Duyên Giác và vua Phạm Thiêncó thể giác được, nên gọi là Nhất Thừa.

ĐạiHuệ bồ tát bạch Phật rằng :

- ThếTôn! Tại sao nói Tam Thừa mà chẳng nói Nhất Thừa?

Phậtbảo Đại Huệ :

- Vìtất cả Thanh Văn, Duyên Giác đối với pháp Niết Bàn chẳngthể tự chứng, nên chẳng nói Nhất Thừa. Do Như Lai muốnđiều phục tất cả Thanh Văn, Duyên Giác, truyền thọ pháptịch tịnh, bậc họ nhờ phương tiện mà đắc giải thoát,chẳng phải do sức của chính mình chứng đắc, nên chẳngnói Nhất Thừa.

- Lạinữa, Đại Huệ! Đối với người chẳng dứt tập khí nghiệpchướng phiền não, nên chẳng vì tất cả Thanh Văn, DuyênGiác nói Nhất Thừa. Đối với người chẳng dứt được

phápVô Ngã chẳng lìa phần đoạn sanh tử, nên thuyết Tam Thừa.Đại Huệ! Các bậc họ nếu dứt được lỗi tập khí vàgiác được pháp Vô Ngã, thì tất cả lỗi tập khí phiềnnão chẳng sanh khởi, đối với sự phi tánh chấp trước hamthích mùi vị của Tam-muội, bậc Vô lậu đã giác được,giác rồi lại ra vào thế gian, dần dần từ bậc Vô lậuđến chỗ Bồ Đề viên mãn, sẽ chứng đắc tự tại Phápthân bất tư nghì của Như Lai.

Khiấy, Thế Tôn muốn lặp lại nghĩa này mà thuyết kệ rằng:

ChưThiên và Phạm chúng,

ThừaThanh Văn, Duyên Giác.

ChưPhật Như Lai Thừa,

Tathuyết những thừa này.

Chođến tâm thức chuyển,

Cácthừa chẳng cứu cánh.

Nếutâm thức diệt sạch,

Thìchẳng thừa vô thừa.

Chẳngcó "Thừa" kiến lập,

Nênta nói Nhất Thừa.

Vìdẫn dắt chúng sanh,

Phânbiệt nói các thừa.

Giảithoát có ba thứ;

Nhân(người) và pháp Vô Ngã.

Phiềnnão sở tri chướng

Xalìa được giải thoát.

Nhưgỗ nổi mặt biển,

Tùylàn sóng xoay chuyển.

BậcThanh Văn cũng thế,

Bịtướng gió thổi trôi.

Tutập diệt phiền não,

Còntập khí sót lại.

Hammùi vị Tam muội,

Antrụ cõi Vô Lậu.

Chẳngđến chỗ cứu cánh,

Cũngchẳng có lui sụt.

Đắccác thân Tam muội,

Bấtgiác (uổng) qua nhiều kiếp.

Vínhư người say rượu,

Rượutiêu rồi mới tỉnh.

Pháp"giác" họ cũng thế,

Cuốicùng vẫn thành Phật.

QUYỂNNHÌ HẾT

Khiấy, Đại Huệ Bồ Tát lại bạch Thế Tôn rằng :

-Cúi xin Phật thuyết tướng nhân duyên của tất cả các pháp,do giác đựơc tướng nhân duyên, khiến con và các Bồ Tátđược lìa tất cả tánh của vọng kiến hữu vô, chẳng vọngchấp các pháp tiệm sanh, hoặc đốn sanh, hoặc tiệm đốncộng sanh.

Phậtbảo Đại Huệ :

- Tấtcả pháp có hai thứ duyên tướng, là ngoại duyên và nộiduyên. Ngoại Duyên là : Cục đất, cây cọc, bánh xe, sợidây, nước, gỗ, nhân công, các thứ phương tiện làm duyên,sanh ra cái bình như bình đất, còn các thứ tơ, lụa, látchiếu, giống mầm, tô lạc v.v... do ngoại duyên phương tiệnsanh ra cũng như thế. Ấy gọi là tướng Ngoại Duyên.

- Thếnào là Nội Duyên? Vì có vô minh ái nghiệp các pháp hòa hợpgọi là năng duyên, từ đó sanh khởi các pháp ấm, giới,nhập, gọi là sở duyên. Các pháp do tự tâm sở hiện vốnchẳng sai biệt, mà phàm phu vọng chấp, thành có sai biệt,ấy gọi là pháp Nội Duyên.

- ĐạiHuệ! Nói về Nhân gồm có sáu thứ, ấy là : Đương hữunhân, Tương tục nhân, Tướng nhân, Tác nhân, Hiển thị nhân,Đối đãi nhân.

1.Đương Hữu Nhân : Vì thức thứ tám từ vô thỉ đến nayhay làm nhân cho tất cả pháp, từ nhân sanh quả, bất khảtư nghì, đương lúc đó làm nhân, nên gọi là Đương HữuNhân.

2.Tương Tục Nhân : Vì bên trong nương thức thứ tám và thứcthứ sáu, phan duyên ngoại cảnh, từ đó pháp trong ngoài làmnhân sanh quả như ngũ ấm chủng tử v.v... do hiện hành huântập chủng tử, lại do chủng tử huân tập hiện hành, màquả nhiễm tịnh theo đó liên tục sanh khởi chẳng dừng,nên gọi là Tương Tục Nhân.

3.Tướng Nhân : Do cái đẳng Vô Gián Duyên ( duyên chẳng giánđoạn ) làm ra tướng Vô Gián, sanh ra quả tương tục. Nơitương tục có tướng Vô Gián đã lìa nơi nhân mà chưa đếnnơi quả, vì nó chẳng gián đoạn cho nên tương tục. Vì ởnơi chính giữa của nhân và quả mà có tướng,, nên gọilà Tướng Nhân.

4.Tác Nhân : Tức là tăng thượng duyên, ấy là tạo nghiệptăng thượng mà sanh ra quả, cũng như Chuyển Luân Vương, dothân thể chứng đắc Luân Vương làm bản nhân mà bánh xeThất Bửu từ hư không bay đến, ấy là sự tăng thượng.Vì cảnh chẳng thể sanh quả, phải nhờ tâm làm tăng thượng,Luân Vương mới có thể làm ra thắng nhân. Vì tâm làm tăngthượng duyên cho cảnh ( bánh xe bay ), nên gọi là Tác Nhân.

5.Hiển Thị Nhân : Sự vọng tưởng sanh rồi thì hiện cái tướngnăng tác, sở tác, như cây đèn chiếu soi hiển thị sắc tướngv. v... gọi là Hiển Thị Nhân.

6.Đối Đãi Nhân : Là lúc pháp diệt thì sự tương tục đoạnđứt, mà ngay đó tánh ''chẳng vọng tướng'' sanh khởi. ĐạiHuệ! Tự tướng vọng tưởng của phàm phu chẳng lần lượtsanh, chẳng cùng chúng sanh. Tại sao? Nếu cùng lúc sanh thìchẳng phân biệt được năng tác, sở tác, vì chẳng có tướngnhân. Nếu lần lượt sanh thì chẳng có tự tướng, cho nênchẳng thể có lần lượt sanh, như chẳng sanh con thì khôngđược gọi là cha. Đại Huệ! Vì cha với con làm nhân đốiđãi với nhau, không có cha thì không sanh được con, khôngcó con thì không được gọi là cha; cha con đối đãi nhau màsanh, nên gọi là Đối Đãi Nhân.

- ĐạiHuệ! nói tóm lại, các thứ tướng sanh đều do các thứ nhâncủa tự tánh vọng tưởng chấp tướng mà sanh. Vì tự tâmhiện ra thọ dụng mà có tự tướng, cộng tướng, ngoạitánh, phi tánh; thực ra Lần Lượt Sanh và Cùng Lúc Sanh haithứ đều chẳng thể sanh. Cho nên phải lìa hai thứ kiếnchấp đó.

Khiấy, Thế Tôn muốn lặp lại nghĩa này mà thuyết kệ rằng:

Tấtcả đều Vô sanh,

Cũngkhông nhân duyên diệt.

Ởnơi tướng sanh diệt,

Màkhởi nhân duyên tưởng.

Phápdiệt rồi lại sanh,

Donhân duyên tương tục.

Vìđoạn dứt si mê,

Củatất cả chúng sanh.

Nênthuyết pháp duyên khởi,

Cácpháp thật Vô Sanh.

Dotập khí mê hoặc,

Từđó hiện tam giới.

Duyênthật vốn Vô Sanh,

Lạicũng chẳng có diệt.

Tấtcả pháp hữu vi,

Nhưhoa đốm trên không.

Nếulìa bỏ kiến chấp,

Năngnhiếp và sở nhiếp.

Chẳngcó Vô nhân sanh,

Vàđã sanh, sẽ sanh.

Sựsanh vốn chẳng có,

Thảychỉ là ngôn thuyết.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567