Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

8. Thánh chủng tánh

03/05/201119:55(Xem: 5225)
8. Thánh chủng tánh

KINHLĂNG GIÀ
LĂNGGIÀA BẠT ĐA LA BỬU KINH
PhápSư Tam Tạng Ấn Độ Cầu Na Bạt Đà La dịch từ Phạn sangHán đời nhà Tống.
ViệtDịch: Tỳ Kheo Thích Duy Lực

PHẨMNHẤT THIẾT PHẬT NGỮ TÂM
(Phần 2)
QUYỂNTHỨ NHÌ

-THÁNH CHỦNG TÁNH: Chia làm ba loại: Thanh Văn Thừa, DuyênGiác Thừa, và Phật Thừa. Nếu Phàm phu vọng tưởng thì sanhThanh Văn Thừa Chủng Tánh, vì chấp trước tự tướng cộngtướng, nên gọi là do vọng tưởng sanh khởi Thanh Văn ThừaChủng Tánh. Đại Huệ! Cũng theo vọng tưởng mê hoặc kiamà sanh khởi Duyên Giác Thừa Chủng Tánh, nghĩa là ngay nơimê hoặc tự tướng cộng tướng kia chẳng tự chấp trướcmà khởi Duyên Giác Thừa Chủng Tánh. Tại sao người trí cũngtheo sự mê hoặc kia mà khởi Phật Thừa Chủng Tánh? Vì giácđược tự tâm hiện lượng ngoài tánh phi tánh, chẳng cótướng vọng tưởng, nên sanh khởi Phật Thừa Chủng Tánh,ấy gọi là ngay nơi mê hoặc kia mà khởi Phật Thừa ChủngTánh.

- Lạiđối với mỗi mỗi sự và tánh, phàm phu khởi vọng tưởngthì sanh phàm phu chủng tánh. Cái nghĩa gọi là chủng tánhchẳng phải hữu sự, cũng chẳng phải vô sự Đại Huệ!Ngay sự mê hoặc chẳng vọng tưởng kia, những tâm, ý, ýthức, lỗi tập khí, pháp tự tánh, pháp chuyển biến v.v...của bậc Thánh đều gọi là NHƯ, cho nên nói NHƯ lìa tâm.Ta nói câu này là hiển thị lìa tưởng, tức là cái thuyếtlìa tất cả tư tưởng.

LƯợCGIẢI :

Tưtưởng có hai thứ: Thế lưu bố tưởng và chấp trước tưởng.Phàm phu ở nơi tướng mê hoặc của Thế lưu bốt tưởngsanh khởi chấp trước tưởng, thì thành điên đảo tưởng.Bậc Thánh ngay nơi tướng mê hoặc của Thế lưu bố tưởngmà chẳng khởi chấp trước tưởng, nên không có điên đảotưởng. Cho nên nói tướng mê hoặc là "THƯỜNG", cũng là"NHƯ", đều thuộc nghĩa này vậy.

Lượcgiải hết

CHÁNHVĂN :

ĐạiHuệ Bồ Tát bạch Phật rằng :

- ThếTôn! Mê hoặc là hữu hay vô?

Phậtbảo Đại Huệ :

- Phápnhư huyễn chẳng có tướng chấp trước. Nếu mê hoặc cótướng chấp trước thì tánh chấp trước chẳng thể diệt.Pháp duyên khởi của ta thuyết, ắt đồng như pháp Nhân DuyênSanh của ngoại đạo.

ĐạiHuệ Bồ Tát bạch Phật rằng :

- ThếTôn! Nếu mê hoặc như huyễn thì phải làm nhân cho mê hoặckhác?

Phậtbảo Đại Huệ :

- Chẳngphải nhân duyên mê hoặc nên chẳng có lỗi. Đại Huệ! Huyễnchẳng sanh lỗi, vì chẳng có vọng tưởng. Đại Huệ! Huyễntừ chỗ minh liễu sanh khởi, chẳng từ chỗ lỗi tập khívọng tưởng của chính mình sanh khởi, cho nên chẳng có lỗi.Đại Huệ! Ấy là do tâm mê hoặc của phàm phu chấp trước,chẳng phải Thánh Hiền vậy.

Khiấy, Thế Tôn muốn lặp lại nghĩa này mà thuyết kệ rằng:

Thánhchẳng thấy mê hoặc,

Trongđó cũng chẳng thật.

Trongđó nếu chơn thật,

Mêhoặc tức chơn thật.

Xalìa tất cả mê,

Nếucòn có tướng sanh,

Ấycũng là mê hoặc,

Bấttịnh như bệnh nhặm.

- Lạinữa, Đại Huệ! Đã nói mê hoặc tức chơn thật, thì nhưhuyễn tức phi huyễn, phi huyễn tức như huyễn. Chơn thểcủa phi huyễn chẳng có tương tự, nay nói phi huyễn, chẳngphải không thấy tất cả pháp như huyễn.

ĐạiHuệ Bồ Tát bạch Phật rằng :

- ThếTôn! Vì chấp trước đủ thứ tướng huyễn nên nói tấtcả pháp như huyễn ư? Hoặc vì chấp trước đủ thứ tướngphi huyễn mà nói tất cả pháp như huyễn ư? Thế Tôn! Nếunhư huyễn và phi huyễn có tánh khác biệt, ắt phải có tánhchẳng như huyễn. Tại sao? Vì mỗi mỗi sắc tướng chẳngcó nhân. Thế Tôn! Nếu mỗi mỗi sắc tướng chẳng có nhânmà hiện tướng như huyễn, thì chẳng có đủ thứ tướnghuyễn để chấp trước, cho có tánh tương tự là như huyễn.

Phậtbảo Đại Huệ :

- Chẳngphải đủ thứ tướng huyễn chấp trước tương tự, nóitất cả pháp như huyễn. Vì tất cả pháp chẳng thật, chóngdiệt như điện, ấy là như huyễn. Ví như điện chớp hiệntrong sát na, mới hiện liền diệt. Tất cả tánh như thế,đều chẳng thuộc nơi hữu và vô, chỉ do tự tâm vọng tưởngchấp có tự tướng cộng tướng, nếu quán sát tất cả phápvô tánh, thì chẳng phải sự hiện sắc tướng chấp trướccủa phàm phu.

Khiấy, Thế Tôn muốn lặp lại nghĩa này mà thuyết kệ rằng:

Phihuyễn chẳng thể dụ,

Thuyếtpháp tánh như huyễn,

Chẳngthật như điện chớp,

Chonên nói như huyễn.

ĐạiHuệ Bồ Tát lại bạch Phật rằng:

- NhưThế Tôn sở thuyết, tất cả tánh Vô Sanh như huyễn, vậychẳng phải pháp sở thuyết của Thế Tôn trước sau tráinhau ư? Sao nói Vô Sanh tánh như huyễn?

Phậtbảo Đại Huệ :

- Chẳngphải ta nói "Vô Sanh tánh như huyễn" có lỗi trước sau tráinhau. Tại sao nói sanh mà vô sanh? Là dùng để giác hiện lượngnơi tự tâm, nói hữu phi hữu, ngoài tánh phi tánh, là phươngtiện để hiện pháp Vô Sanh, chẳng phải cái thuyết củata có lỗi trước sau trái nhau, vì bác bỏ cái thuyết nhânsanh của ngoại đạo, nên Ta thuyết tất cả tánh vô sanh.Đại Huệ! Ngoại đạo si mê, muốn cho hữu và vô hữu đềuthật, vì chẳng biết do tự tâm vọng tưởng chấp trướcđủ thứ nhân duyên mà sanh.

- ĐạiHuệ! Ta dùng cái thuyết Vô Sanh để thuyết, vì phá cái chấphữu và vô. Đại Huệ! Ta thuyết tánh âm thanh (thanh giáo), là vì đệ tử Ta tạo đủ thứ nghiệp mà nhiếp thọ sanhtử, và phá những người chấp vô kiến, đoạn kiến. ĐạiHuệ! Vì phàm phu đọa ác kiến hy vọng, chẳng biết tự tâmhiện lượng, vì khiến họ lìa các tướng tánh của tự tánh,nên thuyết tướng các pháp như huyễn; vì phá tướng chấptrước do nhân duyên sanh khởi của họ, nên nói tất cả pháptướng tự tánh như mộng huyễn, là khiến lìa bả chấp trướcác kiến hy vọng tất cả pháp tự và tha, được thấy chỗnhư thật, chẳng lập tà luận. Đại Huệ! Chỗ thấy tấtcả pháp như thật, là siêu việt tự tâm hiện lượng.

Khiấy, Thế Tôn muốn lặp lại nghĩa này mà thuyết kệ rằng:

Vôtác, tánh vô sanh,

Chấptánh nhiếp sanh tử.

Quánsát pháp như huyễn,

Nơitướng chẳng khởi vọng.

- Lạinữa, Đại Huệ! Đại Bồ Tát khéo quán danh thân, cú thân,hình thân. Vì Đại Bồ Tát khéo quán danh, cú, hình, nên thuyếttướng danh, cú, hình, theo đó vào nghĩa cú thân, hình thân,chóng đắc Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Tự giác nhưthế rồi, lại giác cho tất cả chúng sanh. Đại Huệ! Nói"DANH THÂN", là y sự lập danh, gọi là danh thân; nói "CÚTHÂN" là trong cú có nghĩa thân, để quyết định nghĩa cứucánh của tự tánh, gọi là cú thân. Nói "HÌNH THÂN" là hiểnthị nghĩa của danh cú, gọi là hình thân. Lại, nói HÌNH THÂN,còn có nghĩa là dài ngắn cao thấp; nói CÚ THÂN, còn có nghĩađường đi dấu vết, như đường đi dấu vết của voi, ngựa,người và thú v.v... Đại Huệ! Nói danh và hình, là dùng danhđể hiển bày bốn ấm Vô Sắc (thọ, tưởng, hành, thức) nên nói danh, vì hiện tự tướng nên nói hình, gọi chunglà danh cú thân hình. Đối với ngằn mé của tướng danh cúthân hình, cần nên tu học.

Khiấy, Thế Tôn muốn lặp lại nghĩa này mà thuyết kệ rằng:

Danhthân với cú thân,

Vàhình thân sai biệt,

Phàmphu vọng chấp trước,

Nhưvoi mắc đầm lầy.

- Lạinữa, Đại Huệ! Người trí đời vị lai thông đạt nghĩatathuyết, dùng nghĩa lìa kiến chấp tướng nhất, dị, đồng,chẳng đồng v.v... hỏi người vô trí, thì họ đáp rằng: "Sự hỏi này chẳng đúng. Nói các sắc tướng thườnghay vô thường, khác hay chẳng khác, ấy là chư hạnh củaNiết Bàn, lập tướng sở tướng, y sở y, kiến sở kiến,tạo sở tạo, trần và vi trần, tu và kẻ tu v.v... là tướnglần lượt so sánh". Thật ra, những câu của người trí hỏikể trên, là vô ký và chỉ hý luận của Phật thuyết, cónghĩa thâm sâu, người si mê như họ chẳng thể biết, vìhọ không đủ trí huệ nghe pháp vậy. Như Lai Ứng Cúng ĐẳngChánh Giác, vì khiến họ lìa sự kinh sợ, nên nói pháp VôKý và Chỉ Ký, cũng vì phá nhị kiến luận của ngoại đạo,chứ chẳng phải không thuyết.

- ĐạiHuệ! Cái thuyết của ngoại đạo, nói mạng tức là thân,những lời nói như thế mới là Vô Ký luận. Đại Huệ! Cácngoại đạo ngu si, nơi nhân lập Vô Ký Luận, chứ chẳng phảisở thuyết của Ta. Đại Huệ! Sở thuyết của Ta lìa năngnhiếp, sở nhiếp, chẳng sanh vọng tưởng, chỉ để phá nhữngkiến chấp của họ. Đại Huệ! Vì họ chấp trước năngnhiếp, sở nhiếp, chẳng biết tự tâm hiện lượng, nên phásự chấp trước của họ. Đại Huệ! Như Lai Ứng Cúng ĐảngChánh Giác, dùng bốn thứ ký luận vì chúng sanh thuyết pháp.Đại Huệ! Ta thường thuyết Chỉ Ký Luận, là vì ngườicăn chưa thuần thục mà thuyết, chẳng phải vì người cănđã thuần thục thuyết.

- Lạinữa, Đại Huệ! Tất cả pháp lìa nhân duyên sở tác, nghĩalà Vô Sanh, vì chẳng có kẻ tác, nên tất cả pháp Vô Sanh.Đại Huệ! Tại sao tất cả pháp lìa tự tánh? Vì lúc tựkhởi giác quán, thấy tướng của tự tánh cộng tánh đềubất khả đắc, nên nói tất cả pháp Vô Sanh. Tại sao tấtcả pháp chẳng thể đem lại, chẳng thể đem đi? Vì tự tướngcộng tướng bất khả đắc, nên muốn đem lại không có gìđể đem lại, muốn đem đi không có gì để đem đi, nên nóitất cả pháp lìa đem lại đem đi. Đại Huệ! Tại sao tấtcả pháp chẳng diệt? Vì chẳng có tánh tướng của tự tánh,thì tất cả pháp bất khả đắc, nên tất cả pháp chẳngdiệt. Đại Huệ! Tại sao tất cả pháp vô thường? Vì tướngsanh khởi chẳng có tánh thường, nên nói tất cả pháp vôthường. Tại sao nói tất cả pháp thường? Vì tánh vô sanhchẳng có tướng sanh khởi, nên vô thường là thường, nênnói tất cả pháp thường.

Khiấy, Thế Tôn muốn lặp lại nghĩa này mà thuyết kệ rằng:

Kýluận có bốn thứ (1):

Nhấthướng, phản cật vấn.

Phânbiệt và chỉ luận,

Đểđối trị ngoại đạo.

ThầySố Luận (2)

ThắngLuận Hiển thị như thế này :

Pháphữu và phi hữu,

Tấtcả đều vô ký.

Nếuchánh giác phân biệt,

Tựtánh bất khả đắc.

Vìlìa nơi ngôn thuyết,

Nênnói lìa tự tánh.

(1)KÝ LUẬN CÓ BỐN THỨ: Phật Thích Ca vì phá chấp của ngoạiđạo, có bốn cách đáp sự vấn nạn họ :

1.-Nhất Hướng : Khẳng định đáp.
2.-Phản Cật Vấn : Hỏi ngược lại.

3.-Phân biệt : Bất định đáp (đáp cả hai mặt).

4.-Chỉ Luận : Tức là lương cửu, im lặng đáp.

(2)SỐ LUẬN : Do môn đồ của Ngoại Đạo Tóc Vàng kiến lập,nói SỐ là số lượng để đo lường trí huệ, từ số màsanh khởi Luận, luận cũng hay sanh ra số, nên gọi là SốLuận. Người tạo ra Số Luận và người học Số Luận gọilà Số Luận Sư.

Khiấy Đại Huệ Bồ Tát lại bạch Phật rằng :

- ThếTôn! Cúi xin vì đại chúng thuyết Tứ quả, Tứ hướng củathừa Thanh Văn về tướng thông nhau và sai biệt. Nếu ĐạiBồ Tát khéo biết tướng thông và sai biệt của Tứ quả,Tứ hướng, thì có nhiều phương tiện vì chúng sanh thuyếtpháp, khiến chúng sanh thông đạt cứu cánh, như hai thứ tướngvô ngã và trừ sạch hai thứ phiền não và sở tri chướng,trải qua tướng chư Địa, đến cảnh giới cứu cánh bấttư nghì của Như Lai. Giống như hạt châu Ma Ni tùy sắc, khéodùng tất cả pháp cảnh giới vô tận thân tài để nhiếpthọ, lợi ích tất cả chúng sanh.

Phậtbảo Đại Huệ :

- Hãychú ý nghe và khéo ghi nhớ, nay Ta vì ngươi thuyết.

ĐạiHuệ Bồ Tát bạch Phật rằng :

- Lànhthay Thế Tôn! Con xin thọ giáo.

Phậtbảo Đại Huệ :

- Cóba thứ Tu Đà Hoàn, Tu Đà Hoàn quả sai biệt. Thế nào làba? Nghĩa là hạ, trung, thượng. Hạ đó, bảy đời sanh mớivào Niết Bàn; Trung đó, ba hoặc năm đời mới vào Niết Bàn;Thượng đó, ngay đời ấy liền vào Niết Bàn. Ba hạng nàycòn tam kết hạ, trung, thượng, ấy là : Thân kiến, nghi kiếnvà giới thủ kiến, đó là tam kế sai biệt, dần dần tiếnlên thì đắc quả A La Hán.

THÂNKIếN có hai thứ: Là Câu Sanh (mới sanh đã sẵn có) vàvọng tưởng, như duyên khởi vọng tưởng, tự tánh vọngtưởng, là nương theo duyên khởi tự tánh thì các thứ vọngtưởng tự tánh chấp trước sanh khởi. Vì tướng vọng tưởngchẳng thật, phi hữu phi vô, cũng chẳng phải hữu và vô màphàm phu vọng tưởng chấp trước mỗi mỗi tự tánh vọngtưởng, như con nai đang khát tưởng dương diệm là nước,đó là thân kiến vọng tưởng của Tu Đà Hoàn. Bậc này tutheo nhơn (người) vô ngã, nhiếp thọ pháp vô tánh, dứttrừ vô tri chấp trước lâu đời.

- ĐạiHuệ! Câu sanh là thân kiến của Tu Đà Hoàn, chấp có tựthân tha thân v.v... Vì có tướng bốn ấm Vô Sắc, có năngtạo và sở tạo lần lượt làm nhơn tướng mà sanh ra sắc.Vì đại chủng và sắc chẳng phải một, nên Tu Đà Hoàn quánpháp hữu và vô chẳng hiện thì thân kiến liền đoạn. Thânkiến đoạn thì tham dục chẳng sanh, ấy gọi là tướng thânkiến hết.

- ĐạiHuệ! TƯớNG NGHI là tướng thấy được các pháp thiện (tức là đắc nhơn vô ngã thì lý nghi dứt) và hai thứ vọngtưởng thân kiến ở trên đã dứt, thì pháp nghi chẳng sanh.Không ở nơi khác khởi kiến chấp nghi bậc Sư là tịnh haylà bất tịnh thì nghi Sư (Thầy) dứt. Đến đây, nghi lý,nghi pháp, nghi Sư đều hết, ấy gọi là tướng Nghi của TuĐà Hoàn đoạn dứt.

- ĐạiHuệ! Thế nào là GIớI THỦ KIếN? Tu Đà Hoàn chẳng thủgiới, vì thấy rõ tướng khổ nơi vị lai thọ sanh nên chẳngthủ. Đại Huệ! Nói THỦ, là sự quyết định thực tậpkhổ hạnh tinh tấn của phàm phu, cầu sanh cảnh giới thúvui của cõi Trời. Bậc họ chẳng thủ, là hồi hướng chỗtối thắng tự giác, vốn lìa vọng tưởng, tu pháp Vô Lậu,hành tướng phương tiện, dù chẳng thủ, nhưng cũng thọ trìgiới chi (Giới phần Vô Lậu), ấy gọi là đoạn dứt tướnggiới thủ của Tu Đà Hoàn. Tu Đà Hoàn đoạn dứt tam kết,tham si chẳng sanh, nếu Tu Đà Hoàn nghĩ như thế, nói "Ta chẳngthành tựu các kết này", ắt có hai lỗi: Đọa thân kiếnvà các kết chẳng dứt.

ĐạiHuệ Bồ Tát bạch Phật rằng :

- ThếTôn! Phật nói nhiều tham dục, vậy họ đoạn dứt tham dụcgì?

Phậtbảo Đại Huệ :

- Họđoạn dứt những trói buộc như yêu thích người nữ, thamtrước đủ thứ phương tiện, tạo thân khẩu ác nghiệp,thọ sự vui trước mắt mà gieo khổ đời vị lai v.v... chẳngsanh tham dục kể trên. Tại sao? Vì họ đắc sự vui của Tammuội chánh thọ, nên họ đoạn dứt tham dục thế gian màchẳng phải đoạn dứt sự ham Niết Bàn.

- ĐạiHuệ! Thế nào là tướng Tư Đà Hàm? Ấy là đốn chiếu soisắc tướng vọng tưởng, chẳng sanh tướng thấy tướng sanh.Vì khéo thấy được tướng thiền hạnh, nền vãng lai thếgian này một lần, mong dứt sạch khổ để đắc Niết Bàn,nên gọi là Tư Đà Hàm.

- ĐạiHuệ! Thế nào là A Na Hàm? Nghĩa là đoạn dứt sự sanh kiếnchấp lỗi lầm của kết tập (tập khí phiền não), chẳngsanh vọng tưởng sắc tướng nơi quá khứ, vị lai, hiện tại,tánh phi tánh, gọi là A Na Hàm.

- ĐạiHuệ! Nói là A La Hán, là do sức sáng suốt giải thoát Tammuội của chư Thiền, dứt sạch tất cả khổ, phiền nãocủa vọng tưởng tánh phi tánh, nên gọi là A La Hán.

ĐạiHuệ bạch Phật rằng :

- ThếTôn! Phật thuyết ba hạng A La Hán, nói A La Hánh này là thuộchạng nào? Thế Tôn! Vì đắc tịch tịnh của đạo Nhất thừa,nên Đại Bồ Tát phương tiện thị hiện A La Hán để giúpPhật giáo hóa.

Phậtbảo Đại Huệ :

- Đắctịch tịnh là đạo Nhất thừa của Thanh Văn, chẳng phảithừa khác. Thừa khác là hành hạnh Bồ Tát, do phương tiệnkhéo léo của bốn nguyện, nên ở nơi chúng sanh thị hiệnthọ sanh và giúp Phật giáo hóa, cũng vì trang nghiêm quyếnthuộc của Phật vậy. Đại Huệ! Ở nơi vọng tưởng thuyếtđủ thứ pháp, nói đắc quả đắc thiền, thiền giả nhậpthiền, thảy đều xa lìa, thị hiện chứng đắc tự tâm hiệnlượng, đắc tướng quả, gọi là đắc quả. Lại nữa, ĐạiHuệ! Muốn siêu việt thiền của vô lượng Vô Sắc Giới,nên lìa tướng tự tâm hiện lượng. Đại Huệ! Nói chánhthọ, thọ tưởng, siêu việt tự tâm hiện lượng là chẳngđúng. Tại sao? Vì còn có tâm lượng vậy.

Khiấy, Thế Tôn muốn lặp lại nghĩa này mà thuyết kệ rằng:

Chưthiền Tứ Vô Lượng,

Vôsắc Tam Ma Đề.

Tấtcả thọ, tưởng diệt,

Tâmlượng vốn không có (1).

Sơquả và nhị quả,

Tamquả A Na Hàm.

Tứquả A La Hán,

Đềudứt tâm mê hoặc.

Thiềngiả duyên thiền định,

Đoạnchấp thấy Chơn Đế.

Dùvọng tưởng vô lượng,

Giácngộ liền giải thoát.

  1. BỐNCÂU TRƯỚC CỦA BÀI KỆ là chỉ các thứ thiền phàm phu, ngoạiđạo và Tiểu thừa, đã được giải ở trên.
- Lạinữa, Đại Huệ! Có hai thứ giác, là quán sát giác và Tướngvọng tưởng nhiếp thọ chấp trước kiến lập giác. ĐạiHuệ! Nói QUÁN SÁT GIÁC là tướng tự tánh của giác tánh,nếu quán sát sự phân biệt, lìa tứ cú bất khả đắc, ấygọi là quán sát giác. Đại Huệ! Nói TỨ CÚ là lìa nhất,dị, đồng, chẳng đồng, hữu vô, phi hữu phi vô, thường,vô thường gọi là tứ cú. Đại Huệ! Lìa tứ cú này gọilà Nhất Thiết Pháp. Tứ cú quán sát Nhất Thiết Pháp nàycần nên tu học.

- ĐạiHuệ! Thế nào là TƯớNG VọNG TƯởNG NHIếP THọ CHẤP TRƯớCKIếN LậP GIÁC? Là nói tướng vọng tưởng nhiếp thọ chấptrước, tướng vọng tưởng chẳng thật, như điạ, thủy,hỏa, phong; tứ đại chủng và tướng tông, nhơn, thí dụ,giác được chỗ kiến lập chẳng thật mà chấp trước kiếnlập, ấy gọi là tướng vọng tưởng nhiếp thọ chấp trướckiến lập giác.

- NếuĐại Bồ Tát thành tựu hai thứ giác tướng này, đến tướngcứu cánh của tướng Nhơn pháp Vô Ngã thì khéo biết phươngtiện Vô Sở Hữu giác, quán sát Hành Địa, đắc Sơ Địa,vào trăm Tam muội đắc sai biệt Tam muội, thị hiện trămPhật và trăm Bồ Tát, biết các việc trong trăm kiếp quákhứ và vị lai, ánh sáng tự tâm chiếu soi trăm quốc độ,biết tướng từng bậc của chư Địa Bồ Tát. Đại nguyệnthù thắng, thần lực tự tại, đến Pháp Vân Địa quán đảnh,sẽ chứng đắc Như Lai Tự Đắc Địa, khéo dùng tâm ThậpVô Tận Cú(1) để thành tựu cho chúng sanh, đủ thứ biếnhóa quang minh trang nghiêm, đắc Tự Giác Thánh Lạc Tam MuộiChánh Thọ.

(1)THẬP VÔ TẬN CÚ : Cũng là mười thứ bất nhị của Như Lai.Chư Phật có mười thứ quyét định bất nhị : 1.- Tất cảchư Phật khéo thuyết lời thọ ký bất nhị. 2.- Hay tùy thuậntâm niệm chúng sanh, khiến họ thỏa nguyện bất nhị. 3.-Khéo biết tam thế tất cả Phật và Phật sở giáo hóa tấtcả chúng sanh thể tánh bình đẳng bất nhị. 4.- Hay biếtthế pháp và pháp tánh của chư Phật chẳng sai biệt, quyếtđịnh bất nhị. 5.- Khéo biết tam thế chư Phật đồng mộtthiện căn bất nhị. 6.- Hay thấu rõ tất cả pháp, diễ thuyếtnghĩa lý bất nhị. 7.- Đầy đủ trí huệ của tam thế chưPhật bất nhị. 8.- Biết tất cả sát na nơi tam thế bấtnhị.

9.-Biết tam thế tất cả cõi Phật vào trong mộy cõi bất nhị.10.- Biết lời nói của tất cả tam thế chư Phật tức làlời nói của một Phật bất nhị.

- Lạinữa, Đại Huệ! Đại Bồ Tát nên khéo tạo sắc tứ đạichủng. Thế nào là Bồ Tát khéo tạo sắc tứ đại chủng?Đại Huệ! Đại Bồ Tát giác được chơn đế thì tứ đạichủng chẳng sanh, ở nơi tứ đại chẳng sanh mà quán sátnhư thế, quán sát rồi giác được ngằn mé danh tướng củavọng tưởng, ngằn mé của tự tâm hiện và ngoài tánh phitánh, gọi là tâm hiện vọng tưởng ngằn mé. Quán tam giớikia, tánh lìa tạo sắc của tứ đại chủng, thông đạt tứcú, lìa ngã, ngã sở, tự tướng như thật tướng và lìatrụ phần đoạn sanh tử, thành tựu tự tướng vô sanh.

- ĐạiHuệ! Tứ đại chủng kia làm sao sanh khởi tạo sắc? Là nóivọng tưởng thấm nhuần đại chủng, trước sanh nội, ngoạithủy giới, rồi cái năng sanh của vọng tưởng đại chủng,sanh nội, ngoại hỏa giới. Vọng tưởng đại chủng phiêuđộng, sanh nội, ngoại phong giới, vọng tưởng đại chủngngăn cách, sanh nội, ngoại địa giới. Do chấp sắc và hưkhông chấp trước lý tà thì có ngũ uẩn tập hợp, sự tạosắc của tứ đại chủng do đó sanh khởi.

- ĐạiHuệ! Nói THỨC ẤM là do ham thích đủ thứ sự thích cảnhgiới của lục trần dính mắc chẳng bỏ, nên phải tươngtục thọ sanh nơi các loài khác. Đại Huệ! Địa, thủy, hỏa,phong tứ đại chủng và sở tạo sắc pháp v.v... là do thứcấm duyên theo nghiệp mà sanh ra tứ đại, chẳng phải tứđại tự làm duyên mà sanh ra thức ấm. Tại sao? Vì hình tưởngtự tánh, chỗ sở tác chỉ là phương tiện vô tánh, nên đạichủng chẳng sanh. Đại Huệ! Hình tướng tự tánh là do chỗsở tác phương tiện hòa hợp mà sanh, chẳng phải vô hình.Cho nên tướng tứ đại tạo tác là vọng tưởng của ngoạiđạo, chẳng phải thuyết của Ta.

- Lạinữa, Đại Huệ! Nay sẽ thuyết tướng tự tánh của các ấm.Thế nào là tướng tự tánh của các ấm? Nói NGŨ ẤM làsắc, thọ, tưởng, hành, thức. Bốn ấm phi sắc là thọ,tưởng, hành, thức. Đại Huệ! Nói SẮC ẤM, là tứ đạivà tạo sắc mỗi mỗi có tướng riêng khác biệt. Đại Huệ!Bốn ấm vô sắc chẳng phải Vô Sắc mà có bốn số (thọ,tưởng, hành, thức) như hư không. Ví như hư không siêu việttướng số mà lìa nơi số, chẳng có số lượng mà vọngtưởng nói là một hư không. Đại Huệ! Như thế, bốn ấmVô Sắc cũng siêu việt tướng số mà lìa nơi số, lìa tánhphi tánh, lìa tứ cú. Nói TƯớNG Số là ngôn thuyết của phàmphu, chẳng phải Thánh Hiền vậy.

- ĐạiHuệ! Bậc Thánh như huyễn, mỗi mỗi sắc tướng lìa sựdựng lập, khác hay chẳng khác, cũng như thân bóng mộng củasĩ phu, lìa khác và chẳng khác. Đại Huệ! Nói Thánh Trí đồngnhư tướng vọng tưởng của ngũ ấm hiện, gọi là tướngtự tánh của các ấm, ngươi nên diệt trừ. Diệt rồi thuyếtpháp tịch tịnh, dứt tất cả kiến chấp của các ngoạiđạo nơi tất cả cõi Phật.

- ĐạiHuệ! Lúc nói tịch tịnh, là thấy pháp Vô Ngã tịnh, và vàoBất Động Địa ( Đệ Bát Địa ). Vào Bất Động Địa rồi,đắc vô lượng Tam muội tự tại và đắc ý sanh thân, đắcnhư huyễn Tam muội, thông đạt sự cứu cánh sáng tỏ tựtại, cứu giúp lợi ích tất cả chúng sanh, giống như đạiđịa nuôi dưỡng chúng sanh, Đại Bồ Tát phổ độ chúngsanh cũng như thế.

- Lạinữa, Đại Huệ! Các ngoại đạo có bốn thứ Niết Bàn. Thếnào là bốn? 1.- Tánh của tự tánh phi tánh Niết Bàn. 2.- Mỗimỗi tướng của tự tánh phi tánh Niết Bàn. 3. Tướng giáccủa tự tánh phi tánh Niết Bàn. 4.- Tương tục lưu chú củatự tướng cộng tướng nơi ngũ ấm đoạn dứt Niết Bàn.Ấy gọi là bốn thứ Niết Bàn của các ngoại đạo, chẳngphải pháp sở thuyết của Ta. Đại Huệ! Pháp của Ta thuyếtlà các thức của vọng tưởng diệt, gọi là Niết Bàn.

ĐạiHuệ Bồ Tát bạch Phật rằng :

- ThếTôn há chẳng kiến lập thức thứ tám ư?

Phậtđáp :

- Kiếnlập.

ĐạiHuệ Bồ Tát bạch Phật rằng :

- Nếukiến lập thì tại sao chỉ lìa ý thức (Thức thứ sáu)mà chẳng lìa thức thứ bảy?

Phậtbảo Đại Huệ :

- Vìlìa sự phan duyên của thức thứ sáu thì thức thứ bảy chẳngsanh. Ý thức là phân biệt cảnh giới phần đoạn của Tiềnngũ thức, đang lúc phân biệt, liền sanh khởi chấp trước,thì những tập khí nuôi dưỡng nơi tạng thức, khởi hiệnhành huân tập chủng tử, do thức thứ bảy truyền vào ýthức, tức là cùng trong thức thứ tám vậy. Chấp trướcngã và ngã sở thì nhân duyên tư duy sanh khởi, thân tướngchẳng hoại, tạng thức do ý thức phan duyên thì cảnh giớitự tâm hiện, tâm chấp trước liền sanh. Các thức lần lượtlàm nhân với nhau, cũng như làn sóng biển, do ngọn gió củacảnh giới tự tâm hiện thổi, làn sóng các thức hoặc sanhhoặc diệt cũng như thế. Cho nên, ý thức diệt thì thứcthứ bảy theo đó cũng diệt.

Khiấy, Thế Tôn muốn lập lại nghĩa này mà thuyết rằng :

Tachẳng trụ Niết Bàn.

Tướngnăng tác, sở tác.

TánhNiết Bàn ta thuyết,

Lìavọng tưởng nhĩ diệm.

Dothức phan duyên nhau,

Thànhđủ thứ thân hình.

Gốcnhân chính là tâm,

Nơinương tựa của thức.

Nhưdòng nước đã cạn,

Thìlàn sóng chẳng khởi.

Vậyý thức diệt rồi,

Thìcác thức chẳng sanh.

Khiấy, Đại Huệ Bồ Tát lại bạch Thế Tôn rằng :

-Cúi xin Phật thuyết tướng nhân duyên của tất cả các pháp,do giác đựơc tướng nhân duyên, khiến con và các Bồ Tátđược lìa tất cả tánh của vọng kiến hữu vô, chẳng vọngchấp các pháp tiệm sanh, hoặc đốn sanh, hoặc tiệm đốncộng sanh.

Phậtbảo Đại Huệ :

- Tấtcả pháp có hai thứ duyên tướng, là ngoại duyên và nộiduyên. Ngoại Duyên là : Cục đất, cây cọc, bánh xe, sợidây, nước, gỗ, nhân công, các thứ phương tiện làm duyên,sanh ra cái bình như bình đất, còn các thứ tơ, lụa, látchiếu, giống mầm, tô lạc v.v... do ngoại duyên phương tiệnsanh ra cũng như thế. Ấy gọi là tướng Ngoại Duyên.

- Thếnào là Nội Duyên? Vì có vô minh ái nghiệp các pháp hòa hợpgọi là năng duyên, từ đó sanh khởi các pháp ấm, giới,nhập, gọi là sở duyên. Các pháp do tự tâm sở hiện vốnchẳng sai biệt, mà phàm phu vọng chấp, thành có sai biệt,ấy gọi là pháp Nội Duyên.

- ĐạiHuệ! Nói về Nhân gồm có sáu thứ, ấy là : Đương hữunhân, Tương tục nhân, Tướng nhân, Tác nhân, Hiển thị nhân,Đối đãi nhân.

1.Đương Hữu Nhân : Vì thức thứ tám từ vô thỉ đến nayhay làm nhân cho tất cả pháp, từ nhân sanh quả, bất khảtư nghì, đương lúc đó làm nhân, nên gọi là Đương HữuNhân.

2.Tương Tục Nhân : Vì bên trong nương thức thứ tám và thứcthứ sáu, phan duyên ngoại cảnh, từ đó pháp trong ngoài làmnhân sanh quả như ngũ ấm chủng tử v.v... do hiện hành huântập chủng tử, lại do chủng tử huân tập hiện hành, màquả nhiễm tịnh theo đó liên tục sanh khởi chẳng dừng,nên gọi là Tương Tục Nhân.

3.Tướng Nhân : Do cái đẳng Vô Gián Duyên ( duyên chẳng giánđoạn ) làm ra tướng Vô Gián, sanh ra quả tương tục. Nơitương tục có tướng Vô Gián đã lìa nơi nhân mà chưa đếnnơi quả, vì nó chẳng gián đoạn cho nên tương tục. Vì ởnơi chính giữa của nhân và quả mà có tướng,, nên gọilà Tướng Nhân.

4.Tác Nhân : Tức là tăng thượng duyên, ấy là tạo nghiệptăng thượng mà sanh ra quả, cũng như Chuyển Luân Vương, dothân thể chứng đắc Luân Vương làm bản nhân mà bánh xeThất Bửu từ hư không bay đến, ấy là sự tăng thượng.Vì cảnh chẳng thể sanh quả, phải nhờ tâm làm tăng thượng,Luân Vương mới có thể làm ra thắng nhân. Vì tâm làm tăngthượng duyên cho cảnh ( bánh xe bay ), nên gọi là Tác Nhân.

5.Hiển Thị Nhân : Sự vọng tưởng sanh rồi thì hiện cái tướngnăng tác, sở tác, như cây đèn chiếu soi hiển thị sắc tướngv. v... gọi là Hiển Thị Nhân.

6.Đối Đãi Nhân : Là lúc pháp diệt thì sự tương tục đoạnđứt, mà ngay đó tánh ''chẳng vọng tướng'' sanh khởi. ĐạiHuệ! Tự tướng vọng tưởng của phàm phu chẳng lần lượtsanh, chẳng cùng chúng sanh. Tại sao? Nếu cùng lúc sanh thìchẳng phân biệt được năng tác, sở tác, vì chẳng có tướngnhân. Nếu lần lượt sanh thì chẳng có tự tướng, cho nênchẳng thể có lần lượt sanh, như chẳng sanh con thì khôngđược gọi là cha. Đại Huệ! Vì cha với con làm nhân đốiđãi với nhau, không có cha thì không sanh được con, khôngcó con thì không được gọi là cha; cha con đối đãi nhau màsanh, nên gọi là Đối Đãi Nhân.

- ĐạiHuệ! nói tóm lại, các thứ tướng sanh đều do các thứ nhâncủa tự tánh vọng tưởng chấp tướng mà sanh. Vì tự tâmhiện ra thọ dụng mà có tự tướng, cộng tướng, ngoạitánh, phi tánh; thực ra Lần Lượt Sanh và Cùng Lúc Sanh haithứ đều chẳng thể sanh. Cho nên phải lìa hai thứ kiếnchấp đó.

Khiấy, Thế Tôn muốn lặp lại nghĩa này mà thuyết kệ rằng:

Tấtcả đều Vô sanh,

Cũngkhông nhân duyên diệt.

Ởnơi tướng sanh diệt,

Màkhởi nhân duyên tưởng.

Phápdiệt rồi lại sanh,

Donhân duyên tương tục.

Vìđoạn dứt si mê,

Củatất cả chúng sanh.

Nênthuyết pháp duyên khởi,

Cácpháp thật Vô Sanh.

Dotập khí mê hoặc,

Từđó hiện tam giới.

Duyênthật vốn Vô Sanh,

Lạicũng chẳng có diệt.

Tấtcả pháp hữu vi,

Nhưhoa đốm trên không.

Nếulìa bỏ kiến chấp,

Năngnhiếp và sở nhiếp.

Chẳngcó Vô nhân sanh,

Vàđã sanh, sẽ sanh.

Sựsanh vốn chẳng có,

Thảychỉ là ngôn thuyết.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567