- ĐạiHuệ! Nói sơ lược có bảy thứ không là: Tướng không, tựtánh không, hành không, vô hành không, tất cả pháp lìa ngônthuyết không, Đệ Nhất Nghĩa Thánh Trí Đại không và Bỉbỉ không.
- Thếnào là TƯỚNG KHÔNG? ấy là tự tướng cộng tướng củatất cả pháp không, vì tướng tự tha và cộng đều chẳngthể sanh, do vọng tưởng phân biệt đối đãi với nhau tíchtụ mới có. Nếu quán sát phân tích thì cứu cánh là vô tánh.Vì vô tánh nên tánh chẳng trụ, nên nói tất cả tánh tướngkhông, gọi là Tướng Không.
- Thếnào là TÁNH TỰ TÁNH KHÔNG? Ấy là tự tánh của chính mìnhvốn Vô Sanh, tức là tự tánh của tất cả pháp không, nênnói Tánh của Tự Tánh Không.
- Thếnào là HÀNH KHÔNG? Ấy là hành ấm lìa ngã, Ngã sở, do tácnghiệp sở thành, nghĩa là từ nhân duyên hòa hợp mà sanh,ấy gọi là Hành Không.
- Thếnào là VÔ HÀNH KHÔNG? Duyên nhau sanh khởi theo Hành Không nhưthế này, tự tánh vốn vô tánh, ấy gọi là Vô Hành Không.
- Thếnào là TẤT CẢ PHÁP LÌA NGÔN THUYẾT KHÔNG? Vì vọng tưởngtự tánh chẳng có ngôn thuyết, nên tất cả pháp lìa ngônthuyết, ấy gọi là Tất Cả Pháp Lìa Ngôn Thuyết Không.
- Thếnào là TẤT CẢ PHÁP ĐỆ NHẤT NGHĨA THÁNH TRÍ ĐẠI KHÔNG?Vì người đắc Tự Giác Thánh Trí thì tất cả kiến chấptập khí đều không, ấy gọi là Tất Cả Pháp Đệ NhấtNghĩa Thánh Trí Đại Không.
- Thếnào BỈ BỈ KHÔNG? Nghĩa là ở nơi kia chẳng có cái không kia,gọi là Bỉ Bỉ Không. Đại Huệ! Ví như người mẹ củaLộc Tử là nữ cư sĩ Tỳ Xá, vì xây dựng Tịnh xá cho TỳKheo ở, chẳng nuôi voi, ngựa, trâu, dê v.v... Nay nói Bỉ Không,chẳng phải nơi kia không có chúng Tỳ Kheo, cũng chẳng phảiTịnh xá trống rỗng không, cũng chẳng phải Tỳ Kheo tánhkhông, cũng chẳng phải chỗ khác không có voi, ngựa, nghĩalà tự tướng của tất cả pháp, cái kia, ở nơi kia chẳngcó cái kia, ấy gọi là Bỉ Bỉ Không. nói chung trong bảy thứKhông, Bỉ Bỉ Không là cái không rất thô, ngươi nên xa lìa.
- ĐạiHuệ! Nói CHẲNG TỰ SANH chẳng phải Vô Sanh, ngoài trụ chánhđịnh ra, gọi là Vô sanh, nghĩa là lìa tự tánh tức là VôSanh. Sự lưu chú tương tục từng sát na vốn lìa tự tánhvà tánh dị thục (lúc sau chín mùi) hiện ra tất cả tánhđều lìa tự tánh, cho nên nói tất cả tánh lìa lự tánh.
- Saonói BẤT NHỊ? Vì tất cả pháp như âm, dương, dài, ngắn,trắng, đen v.v... đều là nhị, vì các tướng làm nhân vớinhau mới có, chẳng phải ngoài Niết Bàn có sanh tử, chẳngphải ngoài sanh tử có Niết Bàn, sanh tử Niết Bàn chẳngcó tướng trái nhau: tất cả pháp cũng như thế, nên gọilà Bất Nhị. Cho nên pháp Không, pháp Vô Sanh, pháp Bất Nhị,pháp lìa tướng tự tánh cần nên tu học.
Khiấy, Thế Tôn muốn lặp lại nghĩa này mà thuyết kệ rằng:
Tathường nói pháp Không,Xalìa nơi đoạn thường.
Sanhtử như mộng huyễn,
Mànghiệp tánh chẳng hoại.
Hưkhông và Niết Bàn,
Tịchdiệt cũng như thế.
Phàmphu chấp vọng tưởng,
BậcThánh lìa hữu vô.
Khi ấy,Thế Tôn lại bảo Đại Huệ rằng:- ĐạiHuệ! pháp Không, pháp Vô Sanh, pháp Bất Nhị, pháp lìa tựtánh v.v... đều có ghi vào kinh giáo của Phật, tất cả kinhđiển đều thuyết nghĩa này. Vì tùy thuận tâm hy vọng củachúng sanh mà phương tiện phân biệt thuyết để hiển bàynghĩa lý chẳng phải ở nơi ngôn thuyết có sự chơn thật.Như bầy nai khát nước, mê hoặc đuổi theo dương diệm (ánh nắng mặt trời phản chiếu) cho là nước, nhưng dươngdiệm chẳng phải nước thật. Các pháp sở thuyết của Phậtghi trong kinh điển cũng như thế. Vì muốn khiến phàm phu pháttâm hoan hỷ, tinh tấn tu hành, chẳng phải có Thánh Trí thậtở nơi ngôn thuyết. Cho nên phải nương theo nghĩa, chớ chấpngôn thuyết.
QUYỂNMỘT HẾT