- Lạinữa, Đại Huệ! Đại Bồ Tátphải thấu hiểu ba thứ tự tánh. Thế nào là ba thứ tựtánh (1)? Ấy là: Vọng tưởng tự tánh (Biến kế sở chấp), nhân duyên tự tánh (Y tha khởi) và thành tựu tự tánh(Viên thành thật). Vọng tưởng tự tánh do chấp trướctướng sanh.
(1)BA THỨ TỰ TÁNH : Có hai thứ : A. Là ba tánh : Thiện, ác, vôký (thuộc về danh số). B. Là ba tánh : Biến kế sở chấp,Y tha khởi và Viên thành thật (thuộc về thuật ngữ).
GHICHÚ :
A.Tánh THIỆN, ÁC, VÔ KÝ :
1.-Tánh THIỆN : Là làm những việc có lợi ích cho bản thânvà người khác nơi đời hiện tại và vị lai, tin tưởngtâm thiện là do chủng tử thiện căn sở tạo tất cả việcthiện, cũng gọi là thiện nghiệp.
2.-Tánh ÁC : Do ác tâm tham dục sanh khởi, tạo tất cả nghiệp,vì phạm tổn hại đến mình hoặc người khác nơi đời hiệntại và vị lai, thuộc về tánh ác, cũng gọi là ác nghiệp.
3.-Tánh VÔ KÝ: Là pháp phi thiện phi ác, chẳng có chút niệmnào dính mắc sự lợi ích hay tổn hại, chẳng thể ghi rađể phân biệt. Trong Duy Thức có hai thứ Vô Ký: Vô Ký cóche lấp và Vô ký chẳng che lấp. Nói "Vô Ký có che lấp" làcó tác dụng rất yếu của mê vọng, dù chẳng có sức đểlợi ích hay tổn hại mình và người, nhưng có cái thể mêvọng che lấp Thánh đạo, những sự vật đồng như chướngnày đều thuộc Vô Ký có che lấp, như thức thứ bảy. Nói"Vô Ký chẳng che lấp" là bản thể chẳng phải mê vọng,tự tánh rất yếu, chẳng có chút sức để lợi ích hay tổnhại cho mình và người, gọi là Vô Ký chẳng che lấp, nhưthức thứ tám và nội căn ngoại khí v.v... Đồng như tánhnày đều thuộc Vô Ký chẳng che lấp. Gọi chung là tánh VôKý.
B.Tánh BIẾN, Y, VIÊN :
1.-Tánh BIẾN KẾ SỞ CHẤP : Do tập khí vọng tưởng của phàmphu có tánh chấp thật, so sánh chấp trước tất cả phápgọi là BIẾN KẾ. Vì vọng tưởng biến kế mê chấp, chấptất cả tánh thật có hay thật không, như thấy sợi dây lầmtưởng cho là con rắn, nhưng thật thì chẳng có bản thểcủa rắn, chỉ là vọng tình mê chấp cho là rắn thôi, ấygọi là Biến Kế Sở Chấp.
2.-Tánh Y THA KHỞI : Là y theo nhân duyên mà sanh khởi tất cảvạn pháp. Chữ THA thay cho nhân duyên, do chủng tử của thứcthứ tám làm đệ nhất nhân, đồng thời nhờ mỗi mỗi trợduyên khác mà sanh khởi các tướng, lìa vọng tưởng mà tựtồn tại, cũng như sợi dây do bố gai, công cụ, nhân cônglàm nhân duyên mà sanh khởi, gọi là tánh Y Tha Khởi.
3.-Tánh VIÊN THàNH THẬT : Nghĩa là viên mãn thành tựu tánh chơnthật, cũng gọi là pháp tánh, cũng gọi là như như, tức làthể tánh của tất cả pháp Vô Vi. Pháp tánh ở đây có hainghĩa : Nói "Pháp Tánh tùy duyên" là tánh Y Tha Khởi, thuộcnghĩa thật của Đại thữa; hoặc nói "Pháp tánh là Sở Y"do tánh Y tha mà kiến lập, thuộc nghĩa quyền của Đại thừa( phương tiện sở lập ).
Nhưngtrong ba thứ tánh nầy, tánh Biến Kế Sở Chấp là vọng hữu,tánh Y Tha Khởi là giả hữu, tánh Viên Thành Thật là thậthữu. Còn nói ngược lại, tánh Biến Kế Sở Chấp là thậtvô, tánh Y Tha Khởi là tương tự hữu, tánh Viên Thành Thậtlà chơn hữu, ba tánh này đầy đủ trong mọi sự vật. Nhưpháp quá khứ, vị lai, lông rùa sừng thỏ, cho là thật thìthuộc tánh Biến Kế Sở Chấp v.v... Nói tóm lại, pháp VôVi thuộc tánh Viên Thành Thật, ví như bông hoa, do vọng tưởngmê chấp cho là có tướng hoa thật, là tánh Biến Kế SởChấp, biết là từ nhân duyên sanh khởi, giả hiện tướnghoa, là tánh Y Tha Khởi, ngộ được thật tế của hoa, ngoàitánh và phi tánh, là tánh Viên Thành Thật vậy.
Ghichú hết
ĐạiHuệ Bồ Tát bạch Phật rằng :
- Saonói vọng tưởng tự tánh từ tướng sanh?
Phậtbảo Đại Huệ :
- Sựtướng của duyên khởi tự tánh, do tướng hành hiển bàytướng sự, đối với tướng so đo chấp trước, thành cóhai tướng vọng tưởng tự tánh, do Như Lai Ứng Cúng ĐẳngChánh Giác phương tiện kiến lập, gọi là danh tướng chấptrước tướng và sự tướng chấp trước tướng. Nói DANHTƯỚNG CHẤP TRƯỚC TƯỚNG là chấp trước các pháp trongngoài; Sự TƯỚNG CHẤP TRƯỚC TƯỚNG là theo việc trong ngoàicủa tự tướng cộng tướng sanh khởi chấp trước như thế.Ấy gọi là tướng của hai thứ vọng tưởng tự tánh, vìnương theo nhân duyên mà sanh nên gọi là duyên khởi tự tánh.
- Thếnào là THàNH TỰU TỰ TÁNH? Ấy là lìa vọng tưởng của haithứ danh tướng và sự tướng, tức là cảnh giới sở hànhcủa Tự Giác Thánh Trí do Thánh Trí sở chứng đắc, ấy gọilà Thành Tựu Tự Tánh, cũng gọi là Tâm Như Lai Tạng.
Khiấy, Thế Tôn muốn lặp lại nghĩa này mà thuyết kệ rằng:
Danhtướng và phân biệt,Vớihai thứ tự tánh.
Chánhtrí và Như như,
Thànhtựu năm pháp tướng.
- ĐạiHuệ! Ấy gọi là Quán Sát Ngũ Pháp Tự Tánh Tướng Kinh. Cảnhgiới sở hành của Kinh này là ý thú Tự Giác Thánh Trí, chúngĐại Bồ Tát cần phải tu học.