Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

3. Lý Luận Về sừng Thỏ

03/05/201119:55(Xem: 5838)
3. Lý Luận Về sừng Thỏ

KINHLĂNG GIÀ
LĂNGGIÀA BẠT ĐA LA BỬU KINH
PhápSư Tam Tạng Ấn Độ Cầu Na Bạt Đà La dịch từ Phạn sangHán đời nhà Tống.
ViệtDịch: Tỳ Kheo Thích Duy Lực

PHẨMNHẤT THIẾT PHẬT NGỮ TÂM
(Phần1)
QUYỂNTHỨ NHẤT

Khiấy, Đại Huệ Bồ Tát biết tâm niệm của chúng Đại BồTát đang nghĩ tên Kinh Thánh Trí Phân Biệt Tự Tánh, nên thừasức oai thần của tất cả Phật, bạch rằng :

- ThếTôn! Cúi xin Phật thuyết kinh Thánh Trí Phân Biệt Tự Tánh,y theo Như Lai Ứng Cúng Đẳng Chánh Giác, phân biệt nghĩa mộttrăm lẻ tám câu, theo đó thuyết Đại Bồ Tát vào tự tướngvà cộng tướng của vọng tưởng tự tánh. Vì phân biệtthuyết tự tánh vọng tưởng thì được khéo quan sát nhơnpháp Vô ngã, tẩy sạch vọng tưởng, soi sáng chư Địa, siêuviệt tất cả Thanh Văn, Duyên Giác và thiền định của ngoạiđạo, biết khắp cảnh giới sở hành bất khả tư nghì củaNhư Lai, lìa bỏ năm pháp tự tánh. Dùng pháp thân trí huệcủa chư Phật Như Lai khéo tự trang nghiêm, khởi cảnh giớihuyễn, lên Đâu Suất Thiên Cung, Sắc Cứu Cánh Thiên Cung trongtất cả cõi Phật, cho đến được Pháp thân thường trụcủa Như Lai (như Phật Thích Ca từ Đâu Suất Thiên Cung giángsinh thành Phật).

Phậtbảo Đại Huệ :

- Cómột thứ ngoại đạo, khởi vọng tưởng chấp trước đoạndiệt, xóa hết cái nhân giác tri, cho tất cả hư vô như thỏkhông sừng, cho tất cả pháp cũng như thế. Ngoài ra còn cóngoại đạo căn cứ theo chỗ vi tế của Đà La Phiếu (chơnlý), vọng chấp các pháp mỗi mỗi sai biệt, sanh kiến chấpấy, cho là không có sừng thỏ, thì lại nghĩ tưởng phảicó sừng trâu. Đại Huệ! Họ rơi vào nhị kiến HỮU và VÔ,chẳng rõ cảnh giới tâm lượng của tự tâm, vọng tự thêmbớt, kiến lập thân thọ dụng, vọng tưởng có căn cứ sốlượng. Đại Huệ! Tất cả pháp tánh cũng như thế, lìa hữulìa vô, chẳng nên suy tưởng cho là thật có hay thật không.

- ĐạiHuệ! Nếu lìa hữu, vô mà cho thỏ không sừng là tưởng thậtkhông, cho trâu có sừng là tưởng thật có, đều gọi làtà tưởng. Đại Huệ! Theo cảnh giới Thánh trí, nên lìa nhịkiến đối đãi.

Khiấy, Đại Huệ Bồ Tát bạch Phật rằng :

- ThếTôn! Người chẳng vọng tưởng thấy tướng vô sanh rồi,theo đó suy nghĩ quán xét, chẳng sanh vọng tưởng, nói làVÔ ư?

Phậtbảo Đại Huệ :

- Chẳngphải quán xét chẳng sanh vọng tưởng mà nói VÔ. Tại sao?Vì vọng tưởng do chấp thật mà sanh; như theo chấp thậtcó và không sừng mà sanh ra vọng tưởng. Nếu chẳng chấpthật thì lìa hai tướng tương đối. Do quán HỮU nên nóithỏ không sừng, do quán VÔ nên nói trâu có sừng. Đại Huệ!Vì pháp tương đối chẳng phải chánh nhân, nên nói hữu nóivô, cả hai đều chẳng thành. Nói THÀNH là do chấp pháp tươngđối mà thành.

- ĐạiHuệ! Lại còn có ngoại đạo chấp trước việc sắc khôngsanh khởi kiến chấp, chẳng biết thực tế của hư không,nói lìa sắc lìa hư không, sanh khởi kiến chấp ngằn mé củavọng tưởng.

- ĐạiHuệ! Hư không là sắc, thuộc về sắc chủng. Sắc là hưkhông, do năng trì, sở trì mà kiến lập, phân biệt tánh sắctánh không. Đại Huệ! Phải biết tứ đại chủng sanh khởi,tự tướng riêng biệt, chẳng trụ hư không, nhưng không phảichẳng có hư không.

- Nhưthế Đại Huệ! Vì chấp pháp tương đối, quán trâu có sừngnên nói thỏ không sừng. Nếu đem sừng trâu phân tích thànhvi trần, lại phân tích vi trần cho đến cực vi thì sát nachẳng có sở trụ. Họ quán theo như thế nào mà nói là VÔư! Nếu quán vật khác thì pháp cũng như vậy.

Khiấy, Thế Tôn bảo Đại Huệ Bồ Tát rằng :

- Nênlìa sừng thỏ, sừng trâu, sắc tướng hư không, kiến chấpvọng tưởng. Các Đại Bồ Tát nên suy xét vọng tưởng dotự tâm hiện, Bồ Tát vào tất cả quốc độ, dùng phươngtiện của tự tâm dạy bảo chúng sanh.

Khiấy, Thế Tôn muốn lặp lại nghĩa này mà thuyết kệ rằng:

Tấtcả sắc và tâm,

Sanhkhởi từ nơi không.

Thânthọ dụng kiến lập,

Tạngthức hiện chúng sanh.

Tâm,ý và ý thức,

Pháptự tánh có năm (1).

Vôngã có hai thứ (2),

DoNhư Lai rộng thuyết.

Dài,ngắn, và có, không,

Lầnlượt sanh lẫn nhau.

VìKHÔNG lập nghĩa CÓ;

VìCÓ lập nghĩa KHÔNG.

Nếuphân biệt vi trần,

Vọngsắc chẳng thể sanh.

Chỗan lập tâm lượng,

Khôngnên có ác kiến

Phicảnh giới giác tưởng,

TưởngThanh Văn cũng thế,

Cảnhgiới của tự giác,

Cứuthế phương tiện thuyết.

1)NĂM PHÁP CỦA TỰ TÁNH : Tướng, danh, phân biệt, chánh trívà như như.

(2)HAI THỨ VÔ NGÃ : 1.- Nhân (người) vô ngã 2.- Pháp vô ngã.

Khiấy, Đại Huệ Bồ Tát vì trừ sạch dòng suối ý thức dotự tâm hiện, lại hỏi Như Lai rằng :

- BạchThế Tôn! Làm sao trừ sạch dòng suối ý thức do tự tâm hiệncủa tất cả chúng sanh? Ấy là pháp đốn hay tiệm ư?

Phậtbảo Đại Huệ :

- Phitiệm phi đốn, cũng tiệm cũng đốn. Nói TIệM, ví như tráiYêm Ma La tiệm chín mùi; như đại địa tiệm sanh vạn vật,Như Lại trừ sạch dòng suối ý thức do tự tâm hiện củatất cả chúng sanh cũng như thế, nói ĐỐN, ví như gươngsáng đốn hiện tất cả sắc tướng vô tướng; như ánh sángmặt trời đốn soi tất cả sắc tướng, Như Lai trừ sạchdòng suối ý thức do tự tâm hiện của tất cả chúng sanhcũng như thế.

- ĐạiHuệ! Pháp Y PHậT thuyết tất cả pháp vào tự tướng vàcộng tướng là tập khí do tự tâm hiện, vọng tưởng tươngtục do tự tâm so sánh chấp trước, mỗi mỗi không thậtnhư huyễn. Thật ra, mỗi mỗi so sánh chấp trước đều bấtkhả đắc.

- Lạinữa, Đại Huệ! Vì so sánh chấp trước duyên khởi tự tánh,sanh ra tướng vọng tưởng của tự tánh. Đại Huệ! Như nhàảo thuật, nương cỏ cây, ngói đá làm ra đủ thứ cảnhvật huyễn hóa, do đó sanh khởi bao nhiêu hình sắc, sanh khởiđủ thứ vọng tưởng, những vọng tưởng kia vốn chẳngchơn thật.

- Nhưthế, Đại Huệ! Y theo tánh duyên khởi sanh khởi vọng tưởng,y mỗi mỗi vọng tưởng hình thành mỗi mỗi sự vật hiệnhành, ấy gọi là Y PHậT thuyết pháp.

- ĐạiHuệ! Nói HÓA PHậT là bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinhtấn, thiền định và trí huệ, lìa ấm, giới, nhập, giảithoát, thức tướng phân biệt, là do quán xét kiến lập, siêuviệt kiến chấp ngoại đạo và kiến chấp cõi Vô Sắc.

- ĐạiHuệ! Nói PHÁP PHậT, là lìa phan duyên, lìa tất cả sở tác,tướng căn và số lượng đều diệt, chẳng phải tướngngã chấp và cảnh giới sở chấp của phàm phu, Thanh Văn,Duyên Giác và ngoại đạo. Ấy là do tướng cứu cánh sai biệtcủa Tự Giác Thánh Trí kiến lập. Cho nên, Đại Huệ! Tướngcứu cánh sai biệt của Tự Giác Thánh trí nên siêng tu học,và kiến chấp do tự tâm hiện cần phải diệt trừ.

- Lạinữa, Đại Huệ! Có hai thứ tướng phân biệt thông với thừaThanh Văn, ấy là : Chấp tướng Đắc Tự Giác Thánh Sai Biệtvà tướng so sánh chấp trước tánh vọng tưởng của tựtánh.

- Thếnào là tánh "Đắc Tự Giác Thánh Sai Biệt" của Thanh Văn?Ấy là cảnh giới Chơn Đế, vô thường, khổ, không, vô ngã,lìa dục tịch diệt, dứt ấm, giới, nhập, tự cộng tướng,ngoài bất hoại tướng, như thật biết tâm được tịch lặng.Tâm tịch lặng xong, được Thiền định giải thoát Tam muộiđạo quả. Nhưng chánh thọ giải thoát ấy chẳng lìa tậpkhí biến dịch sanh tử bất tư nghì, đắc tự giác Thánh,ham trụ thừa Thanh Văn, ấy gọi là tướng Đắc Tự GiácThánh Sai Biệt của Thanh Văn.

- ĐạiHuệ! Ham trụ Đắc Tự Giác Thánh Sai Biệt của Đại BồTát, chẳng phải ham pháp môn diệt và ham chánh định, chỉvì thương xót chúng sanh, và theo đúng bản nguyện mà khôngthủ chứng. Đại Huệ! Đại Bồ Tát đối với các tướngĐắc Tự Giác Thánh Sai Biệt của thừa Thanh Văn ham thích,chẳng nên tu học.

- ĐạiHuệ! Thế nào là so sánh chấp trước tánh vọng tưởng tựtánh của thừa Thanh Văn? Ấy là đại chủng xanh, vàng, đỏ,trắng, địa, thủy, hỏa, phong, chẳng do tạo tác mà sanh tựtướng, cộng tướng, chỉ là cái phương tiện của Phậtthuyết. Người Thanh Văn do đó khởi tự tánh vọng tưởng,Đại Bồ Tát đối với pháp ấy nên biết nên xả, liềnnhập pháp Vô Ngã tướng và diệt nhơn Vô Ngã tướng, lầnlượt tiến đến chư Địa, ấy gọi là tướng so sánh chấptrước tánh vọng tưởng tự tánh của thừa Thanh Văn.

Khiấy, Đại Huệ Bồ Tát bạch Phật rằng :

- ThếTôn! Thế Tôn sở thuyết cảnh giới thường bất tư nghìcủa Đệ Nhất Thánh Trí và cảnh giới Đệ Nhất Nghĩa, chẳngphải những ngoại đạo sở thuyết nhân duyên thường bấttư nghì ư?

Phậtbảo Đại Huệ :

- Chẳngphải nhân duyên đắc thường bất tư nghì của ngoại đạo.Tại sao? Thường bất tư nghì của những ngoại đạo, chẳngdo tự tướng thành. Nếu thường bất tư nghì chẳng do tựtướng thành thì cớ sao được hiển hiện thường bất tưnghì? Lại nữa, Đại Huệ! Bất tư nghì nếu do tự tướngthành thì ắt phải là pháp thường, nếu do người làm rathì chẳng thể thành thường bất tư nghì, vì do làm mớicó, chẳng phải thường có vậy.

- ĐạiHuệ! Ta nói Đệ Nhất Nghĩa thường bất tư nghì, tướngnhân thành Đệ Nhất Nghĩa là lìa tánh phi tánh, nên đắctướng tự giác mà vô tướng. Cái nhân của Đệ Nhất NghĩaTrí, vì có cái nhân lìa tánh phi tánh, ví như hư không vôtác, Niết Bàn tận diệt, nên chính pháp ấy tự thường,chẳng do tạo tác thành thường. Như thế, chẳng đồng vớiđịnh luận thường bất tư nghì của ngoại đạo.

- ĐạiHuệ! Thường bất tư nghì này do chư Như Lai Tự Giác ThánhTrí chứng đắc, nên thường bất tư nghì của Tự Giác ThánhTrí, cần phải tu học.

- Lạinữa, Đại Huệ! Pháp thường bất tư nghì của ngoại đạochẳng có tánh thường, vì có cái nhân của tướng khác, chẳngphải cái nhân của sức tướng tự thành. Lại nữa, ĐạiHuệ! Pháp thường bất tư nghì của ngoại đạo có sở tác,tánh phi tánh vô thường, theo kiến chấp suy tư tự cho làthường.

- ĐạiHuệ! Pháp ta cũng dùng nhân duyên như thế, vì tánh phi tánh,chẳng lập sở tác, chẳng có thường kiến, nơi cảnh giớiTự Giác Thánh Trí, nói cái thường ấy tự vô nhân (chẳngcó sự bắt đầu). Đại Huệ! Nếu các ngoại đạo lậpcái nhân tướng thành thường bất tư nghì, lập cái nhâncủa tự tướng, nói tánh phi tánh, thì đồng như sừng thỏ,vì pháp thường bất tư nghì của họ chỉ có ngôn thuyếtvọng tưởng. Bọn ngoại đạo có cái lỗi như thế. Tạisao? Vì chỉ có ngôn thuyết vọng tưởng, đồng như sừngthỏ, chẳng phải do tự tướng vốn saün đầy đủ.

- ĐạiHuệ! Pháp thường bất tư nghì của Ta do tướng tự giácchứng đắc, lìa sở tác, tánh phi tánh, nên tự vốn là thường,chẳng phải ngoài tánh phi tánh, suy nghĩ pháp vô thường cholà thường. Đại Huệ! Nếu ngoài tánh phi tánh, pháp vô thườngsuy nghĩ cho là thường, là cái thuyết thường bất tư nghìcủa ngoại đạo. Vì họ chẳng biết cái tướng của tựnhân thường bất tư nghì vốn sẵn đầy đủ, nên xa cáchvới tướng cảnh giới đắc Tự Giác Thánh Trí, họ chẳngnên thuyết.

- Lạinữa, Đại Huệ! Các Thanh Văn sợ cái khổ của vọng tưởngsanh tử mà cầu Niết Bàn, chẳng biết tất cả tánh sai biệtcủa sanh tử Niết Bàn là vọng tưởng phi tánh, do cảnh giớicác căn thôi nghĩ, cho là Niết Bàn, chẳng phải chuyển Tạngthức thành Tự Giác Thánh Trí vậy.

- Thếnên, Phật đối với phàm phu nói có Tam thừa, nói những tâmlượng vốn chẳng thật có, họ chẳng biết cảnh giới tựtâm hiện của chư Như Lai nơi quá khứ, hiện tại, vị lai,mà so sánh chấp trước cảnh giới ngoài tâm hiện, nên thườnglưu chuyển trong vòng sanh tử.

- Lạinữa, Đại Huệ! Tất cả pháp vốn vô sanh, ấy là quá khứ,hiện tại, vị lai chư Phật sở thuyết. Tại sao? Nói TựTÂM HIỆN, là tánh phi tánh, lìa hữu phi hữu mà sanh. ĐạiHuệ! Tất cả tánh vô sanh thì tất cả pháp như sừng thỏ,mà phàm phu ngu si, vì tự tánh vọng tưởng chấp cho là thật.

- ĐạiHuệ! Tất cả pháp Vô Sanh, là cảnh giới của Tự Giác ThánhTrí, tất cả tướng tự tánh của tất cả tánh vốn vô sanh,chẳng phải hai thứ cảnh giới vọng tưởng nhị kiến củaphàm phu, kiến lập tướng tự tánh của sắc thân và tài(sở hữu của thân). Đại Huệ! Chuyển cái tướng năngnhiếp, sở nhiếp của Tạng thức mà phàm phu đọa vào nhịkiến của sanh, trụ, diệt, hy vọng tất cả tánh có sanh,sanh những vọng tưởng hữu và phi hữu, chẳng phải ThánhHiền vậy.

- Lạinữa, Đại Huệ! Có năm thứ chủng tánh Vô gián. Thế nàolà năm? Ấy là: Thanh Văn thừa Vô gián chủng tánh, DuyênGiác thừa Vô gián chủng tánh, Như Lai thừa Vô gián chủngtánh, Bất định chủng tánh và Các biệt chủng tánh (ngoạiđạo chủng tánh).

- Thếnào là THANH VĂN THỪA VÔ GIÁN CHỦNG TÁNH? Nếu có ngườinghe nói đến ấm, giới, nhập, tự cộng tướng, lúc ấylỗ chân lông toàn thân cảm thấy nhẹ nhàng yên vui và hamtu trí tướng, chẳng tu tướng duyên khởi phát ngộ, khởitâm đoạn dứt tập khí phiền não, nhưng chẳng đoạn, chẳngđộ bất tư nghì biến dịch sanh tử, chỉ độ phần đoạnsanh tử, cho là sanh tử của ta đã hết, phạm hạnh đã lập,sau này chẳng thọ sanh nữa, như thật biết tu tập nhân vôngã, cho đến chứng đắc Niết Bàn của Thanh Văn, ấy gọilà Thanh Văn Thừa Vô Gián Chủng Tánh.

- ĐạiHuệ! Thế nào là DUYÊN GIÁC THỪA VÔ GIÁN CHỦNG TÁNH? Nếucó người nghe nói những khác biệt của nhân duyên Vô Gián,toàn thân lông dựng lên, rơi lệ dầm dề, đối với nhữngtướng chẳng phải mười hai nhân duyên thì cảm thấy khôngthích, mỗi mỗi tự thân mỗi mỗi thần thông, hoặc lìa hoặchợp, đủ thứ biến hóa, lúc nghe thuyết này, tâm liền ngộnhập. Nếu biết họ thuộc về Duyên Giác Thừa Vô Gián chủngtánh rồi, tùy thuận căn tánh của họ mà vì họ thuyết phápDuyên Giác Thừa, ấy gọi là tướng Duyên Giác Thừa Vô GiánChủng Tánh.

- ĐạiHuệ! NHƯ LAI THỪA VÔ GIÁN CHỦNG TÁNH có bốn thứ : 1.- Tựtánh pháp Vô Gián chủng tánh. 2.- Lìa tự tánh pháp Vô Giánchủng tánh. 3.- Đắc tự giác Thánh Vô Gián chủng tánh. 4.-Ngoài sát thù thắng (ngoài quốc độ thù thắng, có nghĩalà Vô sở trụ) Vô Gián chủng tánh. Đại Huệ! Nếu ngườinghe thuyết bốn việc này, và lúc nghe thuyết cảnh giới bấttư nghì thân tài (ngã và ngã sở) kiến lập do tự tâm hiện,tâm chẳng kinh sợ, ấy gọi là tướng Như Lai Thừa Vô GiánChủng Tánh.

- ĐạiHuệ! BẤT ĐịNH CHỦNG TÁNH là: Khi người nghe thuyết bathứ chủng tánh kể trên, tùy theo lúc nghe chủng tánh nàothì ngộ nhập chủng tánh ấy, theo đó tu tập mà thành tựu.Như nghe thuyết thừa Thanh Văn thì thành chủng tánh Thanh Văn,nghe thuyết thừa Duyên Giác thì thành chủng tánh Duyên Giác,nghe thuyết thừa Như Lai thì thành chủng tánh Như La, ấy gọilà Bất Định Chủng Tánh.

- ĐạiHuệ! CÁC BIệT VÔ GIÁN là: Những chúng sanh còn chấp thậtkiến giác như ngã, nhơn, chúng sanh, thọ mạng, tăng trưởngthiện căn, sĩ phu v.v... mà cầu chứng Niết Bàn. Lại nghelời thuyết pháp của ngoại đạo, cho tất cả tánh đềucó kẻ tác, nói đó là Niết Bàn, cho như thế là giác ngộ,đối với pháp Vô Ngã chẳng có phần, nên họ không thểgiảithoát. Ấy là những người tu Thanh Văn thừa mà thuộc vềngoại đạo Vô Gián chủng tánh, chẳng xuất luân hồi màcho là xuất, ấy gọi là Các Biệt Vô Gián Chủng Tánh.

- ĐạiHuệ! Người sơ Trị Địa (1) nói kiến lập chủng tánh làvì muốn siêu nhập Vô Sở Hữu Địa, nên có sự kiến lậpnày. Người tự tu tự giác, phải dứt sạch tập khí phiềnnão, thấy pháp Vô Ngã, từ đắc Tam muội của Thanh Văn, chođến năm thứ chủng tánh kia, cuối cùng đều sẽ chứng đắcPháp Thân Tối Thắng của Như Lai.

Khiấy, Thế Tôn muốn lặp lại nghĩa này mà thuyết kệ rằng:

TuĐà Hoàn Nhập Lưu,

TưĐà Hàm Vãng Lai.

A NaHàm Bất Hoàn,

Đếnquả A La Hán.

Gọilà thừa Thanh Văn.

Tamthừa và Nhất Thừa,

Phithừa đúng ta thuyết.

Phàmphu kém trí huệ.

ChưThánh xa lìa tịch.

Phápmôn Đệ Nhất Nghĩa,

Xalìa giáo Nhị thừa,

Trụnơi Vô sở hữu.

Saolại lập Tam thừa.

Chưthiền pháp vô lượng,

VôSắc Tam Ma Đề,

Thọtưởng thảy tịch diệt.

Cũngchẳng có tâm lượng.

(1)TRI ĐIA : Trị tâm địa như khai thác đất hoang.

LượcGiải :

Bốncâu trước là tứ quả của Thanh Văn, PHI THỪA tức là TốiThượng Thừa, chẳng thuộc tam thừa và Nhất thừa, nên nóiPhi Thừa. TịCH đối với động, còn nằm trong tương đói,chư Thánh chẳng trụ nơi tịch, nên nói XA LÌA TịCH. TrụNơi Vô Sở Hữu là trụ nơi vô sở trụ, chứ chẳng phảichấp không. LẬP TAM THỪA là tạm thiết lập phương tiệnđể độ chúng sanh. Pháp Thiền Vô Lượng, chẳng thể kểxiết, như phàm phu thiền, ngoại đạo thiền, Tiểu thừa thiền,Đại thừa thiền, mỗi mỗi đều có nhiều thứ. Nay nói VÔSẮC, là gồm có bốn thứ thiền quán của Vô Sắc Giới.TAM MA ĐỀ là thay cho ba thứ thiền quán của giáo môn. Nóichung tất cả thiền đều muốn đối trị các bệnh chấpngũ uẩn. Hai thứ Thọ Tưởng là thay cho ngũ uẩn (Sắc, thọ,tưởng, hành, thức), nên nói Thọ Tưởng Thảy Đều Diệt.Tâm Lượng là chỉ số lượng của tâm, vì bản thể củatâm cùng khắp không gian và thời gian, chẳng có số lượng,nên nói Chẳng Có Tâm Lượng.

LượcGiải hết

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567